BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73486)
(Xem: 62248)
(Xem: 39439)
(Xem: 31183)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bức thư một người lính

18 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 828)
Bức thư một người lính
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
“Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được... Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng.”

Đó là lời chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông cho sứ thần nhà Lê đàm phán các vấn đề lãnh thổ với sứ thần nhà Minh, Trung Quốc cách đây gần 600 năm.

Ngày nay, trong tuần lễ đầu của tháng Ba, năm thứ 9 của thế kỷ 21 này, khái niệm “thước núi, tấc sông” liên tục được nhắc lại, 2 lần trong 2 văn bản.

“Thước núi, tấc sông” được nhắc lần đầu vào ngày 2 tháng Ba, sau đó được loan truyền trên Internet, trên các blogs, trong bức thư của một người ký tên Phạm Đình Trọng, gởi cho thủ tướng chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.



Trong thư, ông Trọng cho biết, ông là nhà văn, là “công dân Việt Nam, đang sống trên dải đất gấm vóc Việt Nam.”

“Thước núi, tấc sông” được nhắc lần thứ nhì một tuần sau đó, trên báo Lao Động, trong một bài báo gây chú ý trong và ngoài Việt Nam. Bài viết có đoạn:

…Chúng ta đã tuyên truyền về biển đảo nhưng chưa thấm sâu vào hồn các thế hệ thanh niên học sinh, để toàn dân nhận thức về những mảnh đất tiền tiêu xa xôi đó là một phần máu thịt…

Tâm sự người lính

Hãy bắt đầu với tâm sự của nhà văn Phạm Đình Trọng khi tác giả nhắc đến “thước núi, tấc sông” trong vai trò một người lính:

…Tôi đã đi từ mảnh đất cực Bắc, Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đến mảnh đất cực Nam của đất nước, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu tỉnh Kiên Giang, tôi đã đi từ Trường Sơn đến Trường Sa. Dặm đường đất nước ấy đã cho tôi thấy đất nước Việt Nam thân yêu của tôi gấm vóc như thế nào…

Và đây, “thước núi, tấc sông” trong tâm khảm tác giả, qua vai trò một nhà báo, nhà văn quân đội:

Tôi cũng đã viết về những mất mát hi sinh đau lòng mà đồng đội thân yêu của tôi đã phải nhận lấy để giữ từng mỏm đất ở Vị Xuyên, Hà Giang, để giữ từng doi cát san hô ở Trường Sa ngòai biển đông. Sự hi sinh cao cả ấy, máu của nhân dân và đồng đội tôi hôm nay, máu của cha ông chúng ta đã đổ ra trong suốt chiều dài lịch sử giữ nước hôm qua đã cho tôi thấy từng nắm đất của Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng như thế nào !

Và rồi, người lính, nhà báo, nhà văn quân đội ấy nói thẳng nỗi lo âu của ông đối với tính toàn vẹn về lãnh thổ, chủ quyền và tài nguyên của đất nước:

Nhưng những diễn biến của những năm tháng lịch sử vừa qua lại cho tôi thấy những người có trách nhiệm quản lí đất nước của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không những đã không giữ được trọn vẹn dải đất Việt Nam gấm vóc và thiêng liêng mà cả đến việc khai thác tài nguyên đất nước dường như cũng không vì lợi ích của đất nước Việt Nam, không vì nhân dân Việt Nam !

Quyền và Trách nhiệm

Tác giả Phạm Đình Trọng bày tỏ, rằng “định mệnh đã đặt đất nước chúng ta cạnh nước lớn phương Bắc Trung Hoa,” vốn “từ xa xưa đến nay, tự huyễn hoặc là Thiên Tử… suốt quá trình lịch sử, thời nào, triều nào cũng lăm le lấn bờ, lấn cõi nước ta.”

Nhưng tác giả Phạm Đình Trọng cũng tự tin, rằng “Dải đất Việt Nam gấm vóc còn được dài rộng đến hôm nay là nhờ lòng yêu nước nồng nàn, nhờ ý thức dân tộc sâu đậm, nhờ nền văn hóa Lạc Việt đã tạo ra cho người Việt bản sắc riêng không thể bị đồng hóa…

Và điều quan trọng hàng đầu là nhờ người đứng đầu trăm họ đủ khôn khéo, tỉnh táo trong đối sách với mưu đồ lấn cõi, chiếm đất của phương Bắc, biết đặt lợi ích của dân tộc Việt Nam lên trên lợi ích riêng tư của vương triều.”

Từ lẽ ấy, tác giả tin rằng người Việt Nam “có quyền, và có trách nhiệm có tiếng nói” trong vấn đề lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Dân biết. Dân bàn. Dân làm. Dân kiểm tra. Đó là điều nhà nước ta vẫn thường nói, vẫn đề cao. Là công dân Việt Nam, tôi cần được bàn, được có ý kiến về vấn đề nghiêm trọng này. Là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền, tôi càng cần có trách nhiệm, có tiếng nói về việc vô cùng hệ trọng này.

Tác giả Phạm Đình Trọng viết rằng, “Lịch sử đã dạy cho những triều đại phương Bắc hiểu rằng chiếm đất bằng sức mạnh của đội quân khổng lồ và thiện chiến không khó nhưng không bền ! Vì đó là sự chiếm đọat phi pháp…

Tác giả khẳng định, lịch sử Việt Nam trong quá khứ đã chứng minh nguyên tắc này; và tác giả đặt câu hỏi: “chúng ta hôm nay thì sao ?

Ông viết tiếp, rằng lịch sử ông cha cũng đã dạy, “để dân tộc tồn tại, để đất nước vẹn tòan, phải đưa giá trị dân tộc lên trên hết.” Rồi ông khẳng định, “Đưa giá trị giai cấp lên trên giá trị dân tộc làm cho ý thức dân tộc phai nhạt đi.

Phạm Đình Trọng cũng ghi nhận và tỏ ra ngạc nhiên về thái độ của giới truyền thông đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ:

Phương Bắc gây sự lấn đất là việc thường ngày ở biên giới, tai mắt của các báo không thể không biết ! Báo chí ở trung ương đã im lặng, báo chí của các tỉnh biên giới cũng lặng thinh thì lạ quá ! Kẻ cướp xông vào tận nhà cướp bóc mà không bị chủ nhà hô hoán tố cáo thì kẻ cướp cứ làm tới, chiếm hết điểm cao này đến sườn núi khác !

Nhiều thế đất có giá trị chiến lược về quân sự và kinh tế chiếm được rồi, lúc đó họ mới hối thúc ta đàm phán kí kết hiệp ước biên giới để hợp pháp hóa những mảnh đất hiểm yếu đã chiếm được.

Từ những nhận định trên, người lính Phạm Đình Trọng nhắc lại những cuộc biểu tình của sinh viên, thanh niên Việt Nam hồi cuối năm 2007 liên quan đến chủ quyền lãnh thổ.

Ông viết, rằng “Ý thức dân tộc bị coi nhẹ đến đau lòng còn biểu hiện ra trong việc làm, trong hành xử của nhà nước với dân ! Thanh niên, sinh viên, học sinh tập hợp trước sứ quán Trung Hoa, ôn hòa phản đối Trung Hoa sát nhập quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa vào lãnh thổ Trung Hoa.

Đó là nền văn minh Lạc Việt lên tiếng, là ý thức dân tộc Việt Nam lên tiếng ! Nhà nước dùng công cụ bạo lực trấn áp tiếng nói chính đáng của nền văn minh Lạc Việt, trấn áp ý thức dân tộc chính đáng của nhân dân, tài sản vô giá làm nên sự trường tồn của non nước Việt Nam, đó là một cư xử thiếu văn minh với nền văn minh Lạc Việt, là chối bỏ ý thức dân tộc của nhân dân !

Tinh thần dân tộc

Những ý kiến của Phạm Đình Trọng không lạc lõng, những cuộc biểu tình hồi cuối năm 2007 đã và đang chứng tỏ tinh thần của họ bắt đầu được Chính Quyền thừa nhận.

Bài báo “Thước Núi, Tấc Sông” trên báo Lao Động ngày 9 tháng Ba là bằng chứng của sự thừa nhận ấy.

Bài báo cho biết, “ngày 4 tháng Ba, tại Hà Nội, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và Quân chủng Hải quân đã thống nhất các biện pháp tuyên truyền về biển, đảo tới các tầng lớp nhân dân.

Bài báo viết tiếp, rằng “Vùng biển rộng và hàng trăm hòn đảo lớn - nhỏ đã được cha ông khai phá. Quá trình dựng nước, mở nước và giữ nước hùng tráng đó đã được lịch sử ghi, chứng minh đầy đủ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam đối với biển đảo, trong đó có biển Đông, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bài báo cũng nhắc lại lời vua Lê Thánh Tông gần 600 năm trước: “Ta phải giữ cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy một phân núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại…

Một nhà báo trong nước nhận định lời viết trong bài báo đăng trên Lao Động, rằng “Lịch sử có máu xương, nước mắt mới có sức lay động lòng yêu nước, mới ghi lòng tạc dạ con cháu mai sau,” là lời kêu gọi có thể không mang sức thuyết phục cao.

Anh nói, là “hãy chứng tỏ sự thành tâm trong lời kêu gọi ấy, trước hết với những thanh niên đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên hồi năm 2007. Một lời xin lỗi đối với họ có thể mạnh hơn nhiều bài báo; thả Điếu Cày, một trong những người tham gia biểu tình mạnh mẽ và hiện đang bị cầm tù cũng là một minh chứng hoàn hảo cho sự thành tâm của chính quyền.

Trên đây là những ghi nhận từ các blog cá nhân liên quan đến một bức thư của một nhà văn, nhà báo quân đội đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Thiện Giao, phóng viên RFA
18/03/2009
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn