BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73502)
(Xem: 62250)
(Xem: 39442)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyến đi Biển Cổ Thạch - Tháng 5/2009

08 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 2471)
Chuyến đi Biển Cổ Thạch - Tháng 5/2009
58Vote
43Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.711
Cổ Thạch ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, dân dã. Nơi đây nổi tiếng với ngôi chùa Hang cổ có từ hơn 100 năm nay, bên cạnh những bãi đá bảy màu tuyệt đẹp.

Bãi biển Cổ Thạch cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km. Có hai hướng để đến nơi đây, một là từ Phan Thiết xuôi theo quốc lộ 1 đến Cổ Thạch. Hướng thứ hai từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn. Độ dài đường đi giữa hai hướng chênh lệch không nhiều, và đều ôm gọn những cung đường biển tuyệt đẹp, hay bức tranh đồi cát bao la.

Toạ lạc tại một nơi vắng vẻ, ít dịch vụ, biển Cổ Thạch rất vắng du khách. Điều đó cũng lý giải tại sao được đưa vào khai thác từ lâu, nơi này vẫn giữ nguyên nét hoang sơ. Như các bãi biển khác của "vùng đất Lửa" Bình Thuận, biển Cổ Thạch trong veo, xanh biếc, với lượng sóng vừa phải nhưng nhanh và mạnh. Cách tắm vui nhất không phải là nhảy lên cùng những đợt sóng, mà nhắm mắt, thả người thư giãn trên phao, nghe sóng dập dìu, gió mát rượi. Đừng sợ việc thư giãn trên phao sẽ khiến bạn trôi xa khỏi bờ, bởi những đợt sóng ở đây rất bất chợt. Lúc bạn tưởng như đang được nâng niu, thoải mái hoàn toàn, thì sẽ có một đợt sóng mạnh đến mức, dù cố giữ thăng bằng đến mấy, chiếc phao cũng lật úp, kéo theo bạn rơi xuống biển.



Chùa Hang

Chùa Hang tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) là một địa điểm di tích và du lịch bạn không nên bỏ qua mỗi khi có dịp ghé về Bình Thuận. Chùa có hơn 100 năm tuổi và là một di tích, thắng cảnh cấp quốc gia được công nhận năm 1993.

Chùa Cổ Thạch lọt thỏm giữa những hang động trên một ngọn đồi đá cao 64m so với mực nước biển. Từ xa đã có thể trông thấy những tháp cổ thấp thoáng trên nền trời. Cũng bởi vì được xây dựng trong các hang đá như vậy, nên Cổ Thạch còn có tên khác là “Chùa Hang” và được nhân dân Bình Thuận biết đến với cái tên Chùa Hang nhiều hơn là chùa Cổ Thạch.

Khu vực chùa được hình thành từ những tảng đá khổng lồ xếp, tự lên nhau tạo thành những hình thù kỳ lạ. Mỗi hang động được tạo thành từ những tảng đá xếp, chồng lên nhau như vậy thờ một vị thần, vị Phật hoặc một vị Bồ Tát nào đó (hay một vị sư đã tịch). Trên mỏm đá núi sát bờ biển là tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát uy nghi, tự tại đứng nhìn ra biển.



Đứng trên chùa , du khách có thể phóng xa tầm mắt chiêm ngưỡng cả vùng bãi biển mênh mông xanh biếc với rất nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều hình thù đẹp mắt. Chùa Hang là một hệ thống gồm nhiều hang thờ, nằm rải rác đan xen nhau.



Chùa được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ 19 . Nằm trên núi cao, chùa hướng thẳng ra biển với vẻ uy nghi cùng những đường nét kiến trúc hoa mỹ.



Khu vực Cổ Thạch vốn là một vùng núi đá rộng lớn với hàng vạn tảng đá nhiều hình thù kỳ lạ và nhiều hang động ăn sâu vào lòng núi. Phong cảnh thiên nhiên tĩnh mịch khiến ngôi chùa này trở thành nơi lập chùa và tu hành của các nhà sư từ 2 thế kỷ trước. Từ đó, chùa Hang đã được xây dựng với hàng chục công trình kiến trúc trải rộng trên khu vùng núi đá rộng 4ha.

Ngoài vẻ đẹp kiến trúc cùng cảnh sắc thiên nhiên ký thú, chùa Hang còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hoá giá trị như nhiều câu đối, hoành phi, những tài liệu có từ ngày tạo lập chùa, chiếc Đại Hồng chung và trống sấm có niên đại từ thế kỷ 19. Ngày nay chùa Hang là điểm du lịch quan trọng của tỉnh Bình Thuận, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, lễ bái mỗi năm.

Cách chùa Hang không xa là Hang Gió. Từ đây nhìn ra biển, bạn có thể thấy được bãi sỏi bảy màu (những viên sỏi trơn nhẵn có nhiều màu sắc khác nhau: từ trắng muốt, đen tuyền, xanh, vàng nhạt đến xám, nâu, rồi tím sẫm) uốn cong theo bờ biển xanh. Qua nhiều năm tháng, sóng biển đã bào mòn những tảng đá, tạo nên nhiều hình dạng kỳ lạ.



Lung linh bãi đá ở biển Cổ Thạch.

Trên cung đường biển dài hơn 1km, những bãi đá của biển Cổ Thạch cực kỳ ấn tượng với vẻ lung linh như những viên ngọc nhiều màu sắc, lúc lại xù xì như những con quái vật biển khổng lồ.

Ngoài tắm biển, du khách còn thích thú với những tảng đá to với nhiều hình dạng nằm co cụm thành nhóm gần bờ. Có tảng đá nhìn như con voi đang cong vòi phun nước, có tảng giống con đà điểu đang trầm mình thư giãn bên hồ nước sau một chuyến du hành, có tảng lại giống như bàn tay đang nắm lại, và chỉ về một nơi xa xăm trên biển. Người thích cảm giác mạnh thích khám phá các ngóc ngách bí ẩn giữa các tảng đá. Người thích tạo dáng, "lả lơi" bên những tảng đá, ghi lại những shoot hình ấn tượng. Trẻ em lại thích mò mẫm bắt những chú ốc đá xinh xắn, những chú cá nhiều màu bỏ vào chai làm kỷ niệm.



Rời bãi đá khổng lồ, men theo bờ biển khoảng 300m, du khách sẽ thấy một bãi đá quy tụ hàng trăm ngàn viên sỏi phong phú về hình dáng như vuông, tam giác, lục giác, đa giác, hình thoi... Không chỉ đa dạng về hình dáng, những viên sỏi ở đây có nhiều sắc màu khác nhau như trắng, đen, vàng, nâu, tím, xanh, lam, đỏ... với những đường vân rất đẹp. Dưới những đợt sóng và ánh nắng, cả bãi đá ánh lên những gam màu lung linh như những viên ngọc thuần khiết nhất.







Gành Son



Gành Son thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Mới nghe tên cũng đã gợi cho ta cảm giác cheo leo gập ghềnh với những dãy núi hang động mang nhiều hình thù lạ mắt. Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên gành, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đá, màu xanh của biển như hoà lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hoà vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực... Gành Son quả là một tặng vật của thiên tạo chưa được nhiều người biết đến.



Hướng dẫn đi:

Đến Cổ Thạch, rẽ phải qua khỏi làng cá Bình Thạnh men theo biển, khoảng 5km hỏi thăm đường vào Ghềnh Son (chưa đến Chí Công).

Đồi Cát



Đồi cát Cổ Thạch không bao la như Mũi Né nhưng ngồi trên ấy, chân vùi xuống cát lạnh ngắm biển ngắm trời cũng tuyệt lắm. Bạn cũng sẽ thấy những chú cá voi vui đùa ngoài kia, thỉnh thoảng phun lên những cột nước trắng xóa. Nơi đây cách biển Cổ Thạch gần 1km, có thể gọi là 1 tiểu sa mạc vì nó gồm những đồi cát cao thấp khác nhau.



- Lăng Ông Nam Hải (Lăng Cá Ông)

Thông tin:

Lăng ông Nam Hải (Tuy Phong, Bình Thuận) được xây dựng từ đời Vua Minh Mạng (1820-1840). Trải qua bao biến cố lịch sử, đến nay lăng vẫn còn giữ được nhiều giá trị văn hóa. Đặc sắc nhất là quần thể kiến trúc cung đình mà không phải nơi nào cũng có được.

Hướng dẫn đi:

Đồi Cát và lăng Ông Nam Hải (Lăng Cá Ông) là hai điểm tham quan nằm gần nhau. Du khách có thể đi bộ dọc bãi biển Cổ Thạch để tới 2 điểm tham quan này, tuy nhiên mất khá nhiều thời gian (nếu đi nên chọn thời gian đi là buổi sáng). Nếu không, du khách có thể đi xe ôm tới 2 điểm tham quan này (Khi thuê xe thì nhớ thỏa thuận giá cả, và nhớ nhắc tài xế chờ để chở du khách về lại khách sạn).

Đây là một trong ít lăng Ông còn giữ nguyên những kiến trúc cung đình ngày xưa. Trong lăng hiện lưu giữ một bộ xương cá Ông (cá voi) nặng hơn 60 tấn và một bộ xương cá Ông nhỏ (nặng hơn 20 tấn). Ngoài chiêm ngưỡng kiến trúc lăng, xương cá Ông, du khách còn nghe người giữ lăng kể những câu chuyện về việc cá Ông bảo vệ ngư dân trên biển khi có bão, việc ngư dân phát hiện xác cá tấp vào bờ. Nơi đây có tập tục ai phát hiện ra xác cá Ông thì phải để tang. Số năm đeo tang phụ thuộc vào độ lớn của “cá Ông” (thường là từ 2 đến 5 năm).









Một bãi đá nhỏ với rất nhiều màu sắc và hình thù khác nhau. Đặc biệt, bãi đá nằm bên cạnh 1 bãi tắm khá đẹp nhưng bãi tắm lại không hề có đá. Cứ như tạo hóa đã chia ra thành 2 khu riêng biệt. Ngoài ra, bên cạnh bãi tắm là những nhạc cụ từ đá được tự nhiên tạo ra với ca khúc là tiếng sóng biển vỗ vào bờ đã hát nên bài ca bất tận về biển. Đây cũng là nơi mình yêu thích nhất. Vì ngồi trên những mõm đá lớn, phóng tầm mắt ra biển, nghe tiếng sóng vỗ vào bờ đá và nhìn thấy những cột nước trắng xóa tung lên cao trong không trung với từng cơn gió mang vị mặn của biển thổi ùa vào cơ thể đem đến cho mình một cảm giác rất lạ và khó giải thích…

Dàn nhạc của biển











Và nếu như bạn đang đói sau một ngày du lịch mệt mỏi: hãy thử những món hải sản tươi sống ngon tuyệt vời được làm ngay tại chỗ với giá rẻ bất ngờ do những ngư dân quanh vùng mang lại. Tin đi. Không có hải sản ở đâu rẻ như vậy hết.





Đặc sản biển nơi này độc đáo nhất là sò Điệp bán ngay đường xuống biển hay khu chợ phía trên. Sau khi người bán làm sạch thì nướng chín bằng lửa than, quết mỡ hành, chấm muối tiêu chanh. Mèn ơi, nó lai dai mềm mềm ngọt thịt vị đặc trưng hải sản không thể lẫn lộn với đám nghêu sò ốc hến khác được. Nếu muốn mực thì có ngay: mực tẩm sa tế nướng sơ qua rồi chặt nhỏ bày trên đĩa; nhâm nhi với lon 333 nhìn biển bao la thật tuyệt cú mèo!

AnChu

06-03-2012
Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Tư 20127:00 SA
Khách
Đồng ý, Ăn đồ biển ở Cổ Thạch là rẻ nhứt Việt Nam luôn. Chẹp.... thèm quá Nhớ tới cái rổ sò ốc mới xách dưới biển lên nước chảy ròng ròng, luộc lên, nước lên ăn ngọt không tả nổi. Huhu em thèm quá rồi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn