BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73851)
(Xem: 62301)
(Xem: 39493)
(Xem: 31216)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đi gặp Mác-Ănghen hay lên thiên đàng?

07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 1981)
Đi gặp Mác-Ănghen hay lên thiên đàng?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Bác Hồ đi gặp “Bác Mác-Ănghen” hay Bác lên thiên đàng? Câu hỏi thật ngộ nghĩnh. Bác là Cộng sản vô thần, vì Bác là dân Cộng sản Việt Minh, Đảng của Cộng sản. Đảng dựa trên duy vật chủ nghĩa, làm gì có thần thánh. Không tin có thần thánh, hơn nữa đi phá tôn giáo là nhiệm vụ căn bản, là sách lược của Đảng. Theo họ, Đảng chỉ có thể tiến được khi nào loại trừ được tôn giáo. Tôn giáo là “thuốc phiện mê hoặc quần chúng” (lời của Mác); như thế cần thiết phải đánh đổ nó như người ta chống ma tuý và hơn thế nữa. Bao lâu còn có cái làm “mê hoặc”, thì không thể có giác ngộ, không thể có cách mạng. Và khi nói đến Cộng sản thì ai cũng nghĩ ngay đến phá đạo, cấm đạo, dù cấm đạo cách khoa học.



Không phải chỉ tôn giáo bị triệt hạ, hạ thấp khi chưa triệt hạ được. Mà cả cái gì là “tinh thần” cũng bị hạ thấp. Vì theo thuyết duy vật, thì vật chất đẻ ra tinh thần. Vật chất là hạ tầng cơ sở, là cái căn bản, còn tinh thần là thượng tầng cơ sở, cái phụ thuộc. Hạ tầng cơ sở biểu lộ ở kinh tế mà thay đổi, thì thượng tầng cơ sở là tinh thần cũng thay đổi. Bởi đó, không có chân lý bất biến, chỉ là tương đối, có thể nay thế này mai thế khác. Như vậy bảo là duy vật hay duy tâm? Tôn giáo được coi thuộc duy tâm. Bác có chủ trương chống duy tâm, và bắt mọi người theo Đảng, mà thành duy vật?

Kỳ Hội nghị Fontainbleau ở Pháp, Bác có mặt ở Pháp. Có người hỏi: “Ông có định lập nước Việt Nam thành Cộng sản?”. Ông đáp: “Chúa Giêsu giảng đạo hai ngàn năm nay mà người ta có theo đạo cả đâu”. Ngụ ý làm sao mà một sớm một chiều nước Việt Nam trở thành Cộng sản. Không phải là vì khiêm tốn mà nói thế. Trong đầu óc người Cộng sản lúc đó là, Cộng sản là chặng đường cuối cùng của thế giới. Thế giới đang thay đổi, nhưng đến Chủ nghĩa Cộng sản là chặng cuối cùng, không thể thay đổi nữa. Đảng Cộng Sản là tất thắng, không gì có thể cản nổi (xem ra lúc đó những người không Cộng sản cũng có thể tin như thế).

Bác có vẻ khiêm tốn, là vì Bác biết rằng, người Việt Nam không ưa, và vẫn sợ Cộng sản, nhất là Công giáo. Cho nên Bác phải úp úp mở mở. Cả đến cái tên Nguyễn Ái Quốc, tên mà ai cũng biết là người trong Quốc Tế Cộng Sản. Người ta không dám đồng hoá, cả chính Bác cũng còn ngại rằng đội tên đó.

Cho đến chết, cũng không có văn bia chính thức nào đồng hoá đồng chí Hồ Chí Minh với đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Vì sao? Vì Bác Hồ chưa dám công khai nhận là Cộng sản. Còn Nguyễn Ái Quốc thì ai cũng biết là Cộng sản.

Người ta thấy dân Việt Nam chưa thuận với Cộng sản, nên sau ngày Cách Mạng Tháng Tám, Đảng Cộng Sản giả vờ rút lui với danh hiệu Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-Lê. Sau hiệp định Geneve 1954, Đảng chắc chắn nắm quyền cai trị miền Bắc tiến tới thống nhất miền Nam, Đảng mới rụt rè ra mắt “Đảng Lao Động”.[1] Cho tới Việt Nam thống nhất hai miền Bắc Nam sau 1975, Đảng mới xuất đầu lộ diện nguyên hình Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thì Bác cũng xuất hiện mập mờ như người Cộng sản.

Có lời đồn Bác đã chịu phép rửa tội Công giáo, khi bị bắt ở Hồng Kông, lời đồn đó có thể đúng. Vì với những người Cộng sản, họ có kiêng nể sự gì đâu. Per fas et ne fas.[2] Đó là phương châm hành động của họ. Họ khai thác triệt để châm ngôn: “Mục đích biện minh cho phương tiện” (La fin justifie les moyens). Có thể làm bất cứ cái gì, chịu phép rửa tội đôi ba lần cũng được, miễn là đạt mục đích mong muốn. Chịu phép rửa tội để ra khỏi tù, chứ đâu là trở nên tín hữu Công giáo.

Đời ông không thấy nói đến phu nhân chủ tịch nào cả. Sau này, người ta đồn ông năm bảy vợ. Điều đó có gì ngạc nhiên. Nhà cách mạng như ông bôn ba khắp nơi mà không có vợ mới là điều ngạc nhiên (Sau này người ta đồn ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc Hội từ 1992-2001) là con của ông. Mọi giới đều im lặng, không một lời cải chính, không một phản ứng trái ngược bất cứ từ phía nào. Điều ngạc nhiên là trong tờ di chúc của ông, ông nói từ biệt nhân dân Việt Nam để đi gặp Bác Mác, Bác Lê. Thế hai Bác là đầu sỏ duy vật mà chết rồi vẫn “ngự” ở nơi nào đó. Và Bác Hồ, đồ đệ tích cực của hai Bác, cũng tin là mình chưa chết hết để còn đi gặp hai sư phụ.

Sau này, khi ông Nguyễn Văn Linh đưa ra phong trào “đổi mới” vào năm 1986, Đảng dám đưa ra xem xét lại bản di chúc, và dám “ấn định” lại ngày Bác đi về chầu Mác-Lê vào ngày 2-9-1969, ngày mà Đảng đã dịch sang 4-9-1969.[3] Ngày 2-9 là ngày Quốc Khánh, ngày Bác Hồ tuyên ngôn độc lập ở vườn hoa Ba Đình Hà Nội. Ngày 2-9-1945, thì oái oăm thay, Bác lại nhắm mắt lìa đời vào chính ngày 2-9, ngày Quốc Khánh. Ngày mà người ta cho là Bác đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Đảng vô thần, thế mà rất mê tín: Sợ sự trùng hợp đó là điềm gở, nên đã “tự tiện trái mệnh trời” dịch ngày tử của Bác sang ngày khác, lấy lý do là để nhân dân khỏi chịu tang vào hôm đó, và vui vẻ “ăn tết độc lập”. Lúc này nhân dân được “ưu ái” chăm sóc đến thế!

Cũng trong thời gian đó, nhân dân được nghe, được chứng kiến sự ngay thẳng, sự thành thật của Đảng, khi Đảng tự phê bình, đi “xưng tội” với nhân dân. Đảng cũng cởi mở ra mặt, khi cho xem xét những văn kiện vô cùng đáng kính của nước, có dị bản di chúc của Hồ Chủ Tịch. Bản di chúc đó có nhiều điều khác với bản di chúc Đảng đã đưa ra trước đây. Chẳng hạn, Bác chết rồi, thì đem xác đi thiêu và chia nắm tro tàn ra từng phần đem đi rắc ở Trung – Nam – Bắc. Cử chỉ thật đầy ý nghĩa và gắn bó với dân tộc, về thống nhất quốc gia. Thế mà Bác vừa khuất, chẳng biết xác có còn không, và hiện nay xây một cái lăng ở giữa thủ đô Hà Nội, để mọi người đến kính viếng. Liệu có đúng ý Bác, và nếu Bác trỗi dậy bây giờ, thì liệu Bác có tha thứ cho các đồ đệ của mình, đã đi ngược lại lòng “khiêm tốn” của Bác? Với cái lăng đồ sộ, được thêu dệt thêm bằng nhiều huyền thoại: nào râu Bác vẫn mọc lên, nào phải sửa móng tay cho Bác, v.v… Bác không thể tha thứ cho công việc làm của bọn đồ đệ. Vừa tốn kém, vừa nhiêu khê phức tạp, ngược với tôn chỉ của Đảng, hành động tập thể, không tôn sùng cá nhân. Đàng này dựng nên một cái xác chết (chẳng biết có thật là xác chết) để mà ngợi khen cầu khẩn: “Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc”.

Nhưng Đảng vẫn ngay thẳng cho xem bản di chúc, dù đây là không tuân theo. Các hội nghị còn được tổ chức trong đại bộ phận quần chúng nhân dân để học tập bản di chúc. Ở Mặt Trận Tổ Quốc Nam Định, trước cửa nhà thờ, có hội nghị của các linh mục tỉnh Hà Nam Ninh. Gần một trăm linh mục của ba địa phận: Bùi Chu, Phát Diệm, Hà Nội đến họp và đem bản di chúc ra xem lại, ca ngợi, “mổ xẻ”. Các linh mục cho nhiều ý kiến, thường là chung chung, không được lòng ai, mà cũng không mất lòng ai. Khi mọi người cho bản di chúc là đầy đủ, hoàn hảo, thì một cha già - Cha Phêrô Nguyễn Văn Huấn, lên tiếng cho rằng bản di chúc của Bác còn thiếu. Mọi người bỡ ngỡ hỏi: “Thiếu điều gì?”. Cha Huấn đáp: “Không thấy xin cầu nguyện”. Mọi người đều ngơ ngác, vừa cười một lời ngộ nghĩnh, ngược chiều, bởi một người có vẻ mát mát.

Một ông đứng đầu một nước Cộng sản, mà di chúc còn xin cầu nguyện làm sao? Thế nhưng trong di chúc Bác đi gặp Mác-Lê kia mà! Chứ có tin chết là hết chuyện đâu. Nếu đúng là Bác luôn luôn khiêm tốn giản dị, thì lời bổ sung của cha Huấn rất đúng. Khi chứng minh một điều hiển nhiên, thì người ta cho là dở hơi. Trong đầu óc cha Huấn, có lẽ vẫn có xác tín này: “Bác đã chịu phép rửa tội, Bác có đạo”. Thế thì xin cầu nguyện cho mình là phải lẽ quá rồi. Câu chuyện sau chứng minh điều đó.

Vào năm 1986, có cuộc họp của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Không hiểu sao cha Huấn cũng có mặt ở Hà Nội. Cha già Huấn là người già lão, đã trăm tuổi, mặc dù rất tinh khôn, nhưng người ta vẫn cho ngài là lẩm cẩm, lẩn thẩn, ngài lại hay đi sâu vào các vấn đề huyền bí. Những người đến hỏi về số phận người nhà đã qua đời, lên thiên đàng hay ở luyện ngục, thì ngài có câu trả lời ngay lập tức: thường là đang ở luyện ngục, và nói cả thời gian ở luyện ngục. Hỏi về người đi xa vắng, như bộ đội còn sống hay chết: ngài cũng chỉ cho họ biết người đó đang ở đâu, sắp về, v.v… Rất nhiều người đến xin khấn để tìm thấy của đã mất. Ngài cho biết hiện của lạc mất đang ở đâu.

Ở Hà Nội vào lúc gặp một số Giám Mục, trong đó có cả Đức Tổng Bình, ngài tuyên bố một cách rành rẽ, xác tín và đầy phấn khởi: “Các Đức Cha có biết Bác Hồ lên thiên đàng rồi không?”. Các Đức Cha nghe thế, đâu có ngỡ ngàng, vì đã biết cha già Huấn là người thế nào rồi. Cha rành mạch kể việc Bác lên thiên đàng:

“Một hôm, con làm lễ xong, ra đến đầu nhà thờ Kẻ Non (nơi ngài đang ở, vừa làm việc, vừa hưu) chợt thấy Bác Hồ hiện ra, nét mặt ủ rũ, nói với con: “Cụ quên tôi rồi à? Tôi là Hồ Chí Minh, tôi đã được rửa tội. Cụ không cầu nguyện cho tôi à?”. Sáng hôm sau, con làm lễ cho người. Lễ xong, ra đến đầu nhà thờ Kẻ Non, lại thấy Bác Hồ hiện ra, mặt mày vui vẻ, người sáng láng, cám ơn con rồi lên thiên đàng”.

Câu chuyện đúng là trong cái dòng tư tưởng của cha Huấn. Trước đó ngài đã bổ sung một điều thiếu sót trong di chúc: “Không thấy xin cầu nguyện”. Thì hôm nay Bác đến xin cha cầu nguyện thật.

Các Đức Cha nghe thấy cũng không tỏ vẻ phản ứng nào. Cho là câu chuyện tầm phào. Cha kể chuyện đó nhiều lần, với nhiều người khác nhau. Cũng không ai nói gì. Cả về phương diện chính trị cũng không thấy có phản ứng nào cả. Câu chuyện nếu mà chính xác, thì đáng được ghi vào câu chuyện thánh tích trong sách Tháng Các Linh Hồn Luyện Ngục. Nói Bác lên thiên đàng thì cũng là tốt. Chứ người Cộng sản thường có mặc cảm, cho rằng người ta cho bọn họ là quỉ, là satan. Vì thế mà mỗi khi nói đến quỉ, thì lại phải nói gốc tích ma quỉ, để cho biết ma quỉ là có thật, chứ không phải ám chỉ các ông ấy. Mỗi lần nhắc lại lời hứa bỏ satan, là phải giải thích trước satan là ai, kẻo họ cho rằng ám chỉ họ.

Cũng theo chiều hướng đó, mà nhiều lúc tránh được những khó khăn. Chẳng hạn làm lễ cho cụ Hồ khi cụ qua đời. Phải lý luận thế nào để không phải làm lễ. Người ta đòi chúng tôi làm lễ như bên Phật Giáo. Chúng tôi trả lời: “Lễ bên chúng tôi làm cho người qua đời là để xin Chúa tha tội cho họ để họ sạch tội và lên thiên đàng. Còn Bác, thì ai dám bảo cụ có tội để làm lễ cho cụ”. Và thế là không ai nói gì nữa.

Câu chuyện cha Huấn làm lễ cho Bác là vì Bác yêu cầu. Bây giờ Bác ở đâu? Xác ở lăng có thật không? Còn linh hồn ở với Mác-Ănghen hay ở trên thiên đàng? Chỉ có Chúa biết. Nếu ở trên thiên đàng thì phúc cho dân tộc Việt Nam, bởi trước sau Bác có ý đưa dân tộc đến điều lành. Nhưng nếu với Mác-Ănghen, thì là tai họa cho dân tộc khổ sở này, đem những thái quá của Mác-Ănghen đến gây muôn vàn tai họa cho Việt Nam.

Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng

Theo http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=73862


[1] Đúng ra tại Đại hội 2 năm 1951 tại Việt Bắc Đảng Lao động (cái lốt ngoài của Đảng Cộng sản) đã ra đời – NST

[2] Thành ngữ La-tin: Dùng đủ mọi phương cách/thủ đoạn (Par le juste et l’injuste) – NST

[3] Đúng ra là ngày mùng 3/9 – NST
Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Bảy 20117:00 SA
Khách
Qua hay , that chinh xac, nhung cung that buon cho dan toc VN vuong phai cai chu thuyet, va mot lu tay sai dan don , that sui seo
07 Tháng Tư 20117:00 SA
Khách
Marx dưới con mắt của một người Việt Nam bình thường. Theo bước chân phát triển của nhân loại, triết học đã đồng hành cùng nhân loại trên hai ngàn năm. Ngày nay triết học không còn gì là mới mẻ cả. Mấy trăm năm trước B.C., các triết gia Socrates, Plato,... Aristotle ở phương Tây; Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử ở phương Đông đã đề xướng những tư tưởng, chủ thuyết để đưa con người trong xã hội vào nề nếp trong cư xử, những chính sách quản lý trong bộ máy chính quyền. Có rất nhiều người đã được bảng vàng đề danh trong vườn hoa triết học với những tư tưởng, chủ thuyết do họ tìm ra và khởi xướng. Trong tương lai, sẽ còn nhiều người được “đề danh” trong vườn hoa triết học. Một khi đã được “đề danh” thì tên tuổi các triết gia và chủ thuyết của họ vĩnh viễn đồng hành cùng với nhân loại. Có thể ví các triết gia, chủ thuyết, và tư tưởng của họ là những pho sách quý trong thư viện và sẵn sàng rộng mở cho những ai thích đọc sách, nghiên cứu để tìm ra những cái hay, cái đẹp cho mình, cho đời, cho nhân loại. Nhưng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi có ai đó chọn ra một tư tưởng, chủ thuyết nào đó trong vườn hoa triết học để áp đặt triệt để vào một xã hội. Rất tiếc, chủ nghĩa Cộng sản đã dựa hoàn toàn vào học thuyết của Karl Marx, bổ sung bởi Engel và Lenin để cưỡng bức xây dựng nên một mô hình xã hội. Hậu quả của nó thì nhân loại ai cũng biết; từ những vụ đàn áp ở Đông Âu, nhà tù Gulag ở Liên Xô cũ, cải cách ruộng đất ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam, cải cách văn hóa ở Trung Quốc và sự diệt chủng của Khmer đỏ tại Campuchia... Ngày nay, nhân loại đã nhìn nhận sự sai lầm của việc áp dụng học thuyết duy nhất qua sự sụp đổ của cả hệ thống cộng sản từ 1989 đến 1991. Những nước cộng sản còn lại muốn tồn tại thì chỉ còn cái tên với hệ thống chính trị là còn mang hơi hướng của cộng sản, còn tất cả đều bị biến thái. Bài viết này đưa ra một số nhìn nhận về những sai lầm của việc áp dụng duy nhất học thuyết này, mong đóng góp thêm một tiếng nói ở một số khía cạnh để hiểu hơn sự tai hại của điều đó. I. Cái sai thứ nhất: Học thuyết Marx duy nhất đúng Từ ngàn năm trước đến nay, những bộ óc kiệt xuất của nhân loại đã khai phá và xây dựng những nền tảng kiến thức đóng góp cho sự hiểu biết và phát triển của xã hội loài người trong tất cả các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, văn chương, âm nhạc, hội họa, y khoa, quân sự, triết học... Người đi trước, kẻ đi sau đều được nhân loại ưu ái một cách công bình. Nhà bác học Galileo vĩ đại với những nghiên cứu về vũ trụ. Nhà bác học Newton sống mãi với nhân loại với ba định luật về lực và các công trình toán học của ông. Dẫu như thế, trong trái tim nhân loại vẫn có chỗ đứng cho nhà bác học Einstein, dù ông có đi sau hai nhà bác học Galileo và Newton hàng trăm năm. Những nghiên cứu, phát minh của nhà bác học Einstein bổ khuyết cho những gì mà hai nhà bác học Galileo và Newton còn thiếu! Tương tự vậy, Mozart vĩ đại nhưng Beethoven cũng vĩ đại không kém! Van Gogh là một thiên tài hội họa nhưng Claude Monet và Picasso cũng lừng danh thiên hạ trong làng vẽ. Triết học cũng không là ngoại lệ. Khổng Tử nổi tiếng nhưng Trang Tử, Lão Tử vẫn cùng song hành tồn tại! Immanuel Kant vĩ đại nhưng Karl Marx vẫn được biết đến! Trước Marx có những triết gia vĩ đại và sau Marx vẫn có nhiều triết gia nổi tiếng. Vậy tại sao chủ nghĩa cộng sản chỉ biết có mỗi Marx, cho rằng chủ nghĩa Marx là duy nhất đúng và áp dụng làm kim chỉ nam để xây dựng xã hội? Ngoài ra, triết học không phải là toán học! Đúng hay sai trong triết học là do sự chiêm nghiệm, nhận thức của mỗi con người. Sẽ không bao giờ có sự đồng ý một cách hoàn hảo khi bàn về triết học. Do đó, đem một học thuyết trong triết học áp đặt làm nền tảng cho sự vận động của xã hội là tự bịt mắt mình trước những lỗ hổng của học thuyết đó, khiến xã hội sẽ bị phát triển lệch lạc và đến một giai đoạn khi sự lệch lạc đủ lớn thì cấu trúc xã hội sẽ sụp đổ. Điều này không áp dụng riêng với chủ nghĩa Marx, mà còn đúng với tất cả các chủ thuyết khác, triết gia khác! Đạo Khổng được áp dụng làm nền tảng cho các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, Việt Nam. Các triều đại phong kiến đó hết thịnh rồi suy, bị diệt vong và bị thay thế bởi triều đại khác. Cái vòng luẩn quẩn đó chưa dừng lại nếu đạo Khổng vẫn được áp dụng như là một học thuyết duy nhất đúng. II. Cái sai thứ hai: Dùng học thuyết Marx để xóa bỏ giai cấp Con người không ai giống ai. Người thì thông minh, kẻ có tài, anh bất tài….. Và tất cả những phẩm chất đó sẽ liên kết con người trong xã hội thành và bù đắp lẫn nhau để tất cả mọi người trong xã hội cùng tồn tại. Người thông minh thì làm Viện sĩ, Giáo sư; người kém trí thì đi quét rác, làm thợ xây nhà... Như vậy, xã hội, một cách tự nhiên, tự nó hình thành nên những gia cấp lao động khác nhau. Cũng chả sao cả và cũng chả cần phải quan tâm hay lo lắng. Tất cả mọi người đều đóng góp cho xã hội và đều đáng được trân trọng. Chỉ đáng phê bình và đáng hổ thẹn nếu chúng ta không cống hiến hết mình, không sống hết mình, và không cố gắng hết mình những gì mà mình có thể mà thôi. Từ diễn biến tự nhiên này, trong một xã hội ắt phải có kẻ làm chủ và người làm công. Không có gì là sai, hay là tội nếu anh muốn và trở thành người làm chủ. Ba người cùng có số vốn giống nhau; sau ba năm, số tiền của mỗi người sẽ khác nhau. Vì hiểu biết kinh doanh mỗi người mỗi khác; cộng với sự cần cù, chi tiêu dè xẻn và may mắn trong việc mua bán. Người sẽ giàu hơn và đáng được làm chủ, kẻ không may mắn thì phải đành đi làm công. Marx đã sai lầm nghiêm trọng khi chủ trương phá bỏ giai cấp, xóa sổ giới chủ nhân. Sẽ đúng hơn, hay hơn nếu Marx chủ trương chỉ đấu tranh quyền lợi với giới chủ nhân thay vì đấu tranh xóa bỏ giới chủ nhân. Một sai lầm trong học thuyết của Marx là chỉ chủ trương đấu tranh cho “giai cấp công nông” còn bỏ qua các tầng lớp khác. Điều này thật quá vô lí. Đội ngũ Giáo sư, các thương gia, những người lao động nghệ thuật, không đáng được bảo vệ hay sao? Hay họ không phải là người? Ở Việt nam, đã có thời gian người ta gọi một cách mỉa mai giáo viên, nhà văn, nhà thơ là thợ dạy, thợ viết văn, thợ viết thơ để được đứng vào hàng ngũ những người được Đảng ưu ái. Khi một tập thể sống tìm cách tiêu diệt, tìm cách xóa sổ một tập thể sống khác thì ắt không thể chỉ dùng lời nói; và như vậy, việc dùng bạo lực là điều không thể tránh khỏi trong quá trình đấu tranh. Mà việc gì có bạo lực thì chắc không thể nào kết thúc tốt đẹp, êm thấm; phải có kẻ rơi đầu, đổ máu trong tang thương. Đó là khởi nguồn của những cuộc thanh trừng đẫm máu, những cuộc nội chiến tương tàn trong hệ thống các nước cộng sản mà ở Việt Nam là cải cách ruộng đất, thảm sát Mậu Thân, đại lộ kinh hoàng, cải tạo công thương. Khi giới chủ đã được hạ bệ, không còn giai cấp “bóc lột” nữa, giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo, họ trở thành những ông chủ và “làm chủ tập thể”. Lãnh đạo sẽ từ trong tập thể công nhân với đầy đủ lý tưởng của chủ nghĩa Marx. Từ đây, mâu thuẫn, bất cập sẽ xảy ra mà giới công nhân (hay giới bị trị) không thể nào giải quyết được. Bất cập thứ nhất ở quyền lợi cho lãnh đạo. Khi một công nhân nhận vai trò lãnh đạo công ty thì theo học thuyết Marx, để triệt tiêu ý nghĩa của từ “bóc lột”, anh ta cũng chỉ được nhận lương giống với người lao động kèm theo một khoản trợ cấp trách nhiệm rất thấp. Nhưng, bỗng nhiên, anh ta nhận ra rằng người lãnh đạo có quá nhiều trách nhiệm, phải lao động quá sức tưởng tượng, vất vả gấp trăm lần người công nhân bình thường trong công ty trong khi anh ta không được hưởng đúng với giá trị lao động bỏ ra. Anh ta sẽ phải tìm cách đòi lại cho đủ với công sức của mình. Trong khi luật lệ không cho phép “người lãnh đạo mới” được hưởng những quyền lợi đó một cách hợp pháp, những người lãnh đạo từ giai cấp công nhân này sẽ biển thủ công quỹ, tham ô và không cần quan tâm đến trách nhiệm với công việc. Mọi sự hủ bại của giới lãnh đạo, quan chức xuất phát từ đây và điều này giải thích tại sao các chính phủ cộng sản kêu gọi chống tham nhũng, bạch hóa tài sản quan chức mà không bao giờ có thể làm được. Bất cập thứ hai là mâu thuẫn về trình độ lãnh đạo. Khi giới công nhân bầu ra người lãnh đạo từ trong tập thể của họ thì người lãnh đạo dù có giỏi hơn họ cũng còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong quản lí, điều hành và kinh doanh. Như vậy anh ta sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty. Tệ hại hơn, anh ta sẽ làm thiệt hại cho công ty với tư duy làm tới đâu học tới đó, làm tới đâu rút kinh nghiệm tới đó. Lợi đâu chưa thấy, nhưng cái kinh nghiệm “hỏng đâu sửa đấy, sửa đâu hỏng đấy, hỏng đấy sửa đâu” là thực trạng nhãn tiền ở các công ty nhà nước ở Việt nam hiện nay. Hiệu quả công việc thấp, kinh doanh luôn lỗ và nhà nước luôn phải lấy tiền thuế của dân ra để bù lỗ cho “đám con cưng” của mình. Bất cập thứ ba là “phê bình và tự phê bình”. Giới công nhân kia xem giới chủ nhân là “kẻ địch”; nhưng bây giờ thì không được nữa vì người giám đốc mới này là “đồng chí” với họ. Và như vậy giới công nhân không có “chính nghĩa” khi muốn phê bình, phản đối vị “lãnh đạo” mới này! Tự tung, tự tác, và xem thường vương pháp là điều không thể tránh khỏi vì vị “lãnh đạo” mới này có đầy đủ những lý do hợp lệ để làm mưa làm gió mà giai cấp công nhân không thể nói được. Đó là núp dưới chiêu bài “vì giai cấp công nhân”! Vâng, một khi vị “chủ nhân” mới đã “vì giai cấp công nhân” thì giới công nhân không thể nào phàn nàn, kêu ca gì được nữa! Tình trạng tương tự trong tầng lớp nông dân khi xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Chủ nghĩa Marx đã tự mâu thuẫn với chính mình khi tìm cách xóa bỏ giai cấp trong xã hội để hình thành một xã hội không giai cấp và chỉ tồn tại duy nhất “giai cấp công nông” mà thôi! III. Cái sai thứ ba: Dùng học thuyết Marx để định hướng suy nghĩ cho toàn xã hội . Ngay sau khi Hoa Kỳ được thành lập, Thomas Jefferson đã viết những bài báo để khẳng định một chân lí là tư duy của con người không thể bị kiểm soát và nhà nước được thành lập nên chỉ để làm sao những tư duy đó đóng góp tích cực nhất cho xã hội cũng như hạn chế nhất những tác hại của nó. Với nền tảng suy nghĩ nhân văn này, nước Mỹ đã được xây dựng để phát triển dân chủ, tự do theo đúng nghĩa của những từ này. Sự ép buộc để định hướng suy nghĩ của tất cả mọi người trong xã hội theo một chủ thuyết sẽ gây ra sự phản kháng mà cuối cùng là sự lật đổ chính quyền. Lịch sử đã cho chúng ta thấy những gì áp đặt thì luôn tạo ra sự phản kháng. Tại sao Chu Nguyên Chương, vua đầu tiên nhà Minh bên Trung Quốc, lại khởi nghĩa chống lại triều Nguyên? Tại sao người Mỹ chống lại triều đình Anh và lập quốc? Tại sao các dân tộc bị áp bức đã lần lượt lấy lại được tự do, độc lập của họ mà trong đó Việt nam là một ví dụ hùng hồn? Tất cả đều do hai chữ “áp đặt”! Hệ thống các nước cộng sản đã sai lầm khi áp dụng học thuyết Marx để áp đặt suy nghĩ cho tất cả mọi người về một hình thái xã hội lí tưởng không tưởng, không dựa vào sự phát triển tự nhiên của xã hội (thượng tầng và hạ tầng cơ sở) và tri thức của con người. Những cuộc cách mạng năm 1956 tại Hungary, Ba Lan; 1968 tại Tiệp Khắc, Công đoàn độc lập Ba Lan, những cuộc trốn chạy của người dân Đông Đức sang Tây Đức qua bức tường Berlin là những bằng chứng về phản kháng lên sự áp đặt. Để quản suy nghĩ của tất cả người dân trong xã hội, chính quyền đã phải xây dựng một lực lượng mật vụ khổng lồ như Stasi-Đông Đức, KGB-Liên Xô hay công an mật ở Việt Nam với tầng tầng, lớp lớp hệ thống an ninh các cấp. Việc nuôi hệ thống bảo vệ quyền lợi cho giới cầm quyền này tiêu tốn ngân sách quốc gia khủng khiếp. Cùng với những giới hạn trong phát triển kinh tế xã hội như đã được nêu ở phần trên; dần dần ngân sách quốc gia sẽ đi vào khủng hoảng nếu không có nguồn hỗ trợ bên ngoài. Các nước Đông Âu duy trì được hiện trạng chính quyền cộng sản là do sự có mặt của xe tăng và lính Liên Xô cùng với những ngân khoản viện trợ khổng lồ. Bản thân Liên Xô, sau hàng chục năm gắng gượng thì đến đầu những năm 1980, cũng không lo nổi cho mình và phải cải tổ, để kệ cho các nước Đông Âu tự lo cho số phận của mình. Sự thiếu hụt nguồn viện trợ tài chính đã khiến cho hệ thống an ninh không kiểm soát được người dân như trước nữa. Quả bong bong độc tài bị nổ tung. Chỉ trong năm 1989, tất cả các nước cộng sản Đông Âu tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và các lãnh tụ cộng sản bị xét xử và trừng trị theo đúng tội lỗi của họ đã gây ra cho nhân dân họ theo đúng luật pháp do chính các lãnh tụ cộng sản này đặt ra. Sự áp dụng học thuyết Marx như một chủ thuyết duy nhất đúng của hệ thống các nước cộng sản là một sai lầm mà có thể nói “tự đào huyệt chôn mình” chứ không vì các yếu tố bên ngoài. Thay lời kết Marx được áp dụng và đồng hành cùng nhân loại chưa được một thế kỷ. Những gì tốt đẹp về Marx đã được rao giảng đến nhiều nước, nhiều triệu người. Tiếc thay, sự thật và kết quả lại không đúng như lời nói. Phúc lợi xã hội ở những nơi có Marx ngự trị quá thấp, quá tệ so với những nơi mà Marx từng xem là đồ rác rưởi. Marx muốn có một “xã hội công nhân” để mọi người được hưởng quyền lợi, phúc lợi xã hội như nhau nhưng có thể ông đã quên rằng “lượng đổi, chất đổi” và những người áp dụng học thuyết của ông cũng quên điều đó. Vì vậy, hệ thống các nước cộng sản chỉ có thể lụi tàn chứ không thể phát triển khi chưa có nền tảng kinh tế mạnh. Một hệ quả của nền kinh tế yếu là sự suy đồi nhân văn và cuộc sống tinh thần của mọi người. Có một lần, chúng tôi hỏi một số người bạn đang thành danh và thành công trong nước rằng: “Tại sao các mẫu quảng cáo tìm việc trong nước hiện nay đều có ghi phần giới hạn tuổi, giới tính, và hình thể?”. Điều này gần như không được phép trong xã hội văn minh, trừ trường hợp công việc đòi hỏi những yêu cầu sức khỏe khắt khe. Chúng tôi có nói với họ rằng những điều này là không nên. Vì công ty cần người làm được việc chứ không phải mướn người vô để ngắm, để nhìn! Nhưng những người bạn của chúng tôi xem đấy là chuyện bình thường và còn bảo là chúng tôi đang tìm cách giải quyết những vấn đề “không tưởng”!!! Họ không hiểu rằng việc đưa phần tuổi, giới tính, hình thể lên mục quảng cáo tuyển dụng là một điều sỉ nhục đến nhân phẩm con người. Ngoài ra, khi chúng tôi nói rằng “xã hội, công ty nên nâng đỡ những người khiếm khuyết về hình thể trong công việc” thì một anh bạn của tác giả bảo rằng “mỗi hoàn cảnh mỗi khác”! Dẫu rằng tất cả họ đều được đào tạo từ A tới Z với tư tưởng đầy “nhân bản theo chủ nghĩa Marx” và tin tưởng nó là tốt đẹp nhất. Nhưng thật là đáng buồn vì những gì họ được dạy, được nghe, những gì tốt đẹp nhất mà họ hình dung còn thua xa tiêu chuẩn của các xã hội văn minh lắm. Người ta đã nhân danh Marx để đưa học thuyết của ông vào đất nước chúng tôi. Nhưng, sau mấy chục năm trời thực hiện thì kết quả là như thế đấy! Bạn sẽ bị loại khi đi xin việc chỉ vì bạn đã quá bốn mươi lăm tuổi; vì bạn không có ngoại hình đẹp và vì bạn là nam hay nữ!" Đinh Thanh Thanh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn