BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73458)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31181)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

“Chống giặc Tàu Ô ngoại xâm”

06 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 1526)
“Chống giặc Tàu Ô ngoại xâm”
54Vote
40Vote
31Vote
22Vote
11Vote
3.58
1)- Mấy cách gọi

Thông thường nhất là Tầu (hay Tàu): Nước Tầu, người Tầu... Ấy là gọi theo cách bình thường, thông tục. Nếu nổi cơn giận, tức khí vì nhớ tới việc người Việt ta bị người Tầu xâm lăng thì gọi là “giặc Tầu”. Bài hát “Gia tài của Mẹ”, Trịnh Công Sơn viết là “Một ngàn năm đô hộ giặc Tầu”. Mới đây ông nhạc sĩ Việt Khang cũng gọi là “giặc Tầu”:

“Xin hỏi anh ở đâu?

ngăn bước tôi, chống giặc Tàu ngoại xâm

Xin hỏi anh ở đâu?

sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi

dân tộc anh ở đâu?

sao đang tâm, làm tay sai cho Tàu

Ông nầy gan dạ hơn ông Trịnh Công Sơn. Ông Trịnh chỉ gọi là giặc Tầu khi ông sống ở miền Nam, khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa đang còn. Chế độ nầy chẳng ai bắt bớ, giam giữ hay cảnh cáo cảnh mèo gì khi gọi họ là Tầu hay giặc Tầu. Có sao nói vậy (người ơi). Tuy nhiên, sau khi Việt Cộng cai trị toàn cõi VN rồi, sợ Việt Cộng, không ai dám gọi là Tầu, chứ đừng nói “giặc Tầu.” Không gan dạ chi hay tham miếng đỉnh chung, Trịnh Công Sơn dấu biệt bài hát “Gia tài của mẹ”, coi như ông Sơn không phải là người đẻ ra nó, cho nó trở thành đứa con vô thừa nhận, để tránh cái tội dám gọi là “giặc Tầu”.

Ông Việt Khang “trẻ người non dạ”, “điếc không sợ súng”, sinh ra ở miền Nam sau 1975, học hành ở nhà trường Cộng Sản, bị nhồi nhét chủ nghĩa Cộng Sản, tư tưởng Mao, tư tưởng Hồ, nhồi nhét “láng giềng hữu nghị”, “mười sáu chữ vàng” vậy mà dám gọi “giặc Tầu”, không phải “gọi thầm” (tên em), mà gọi công khai, cả nước đều hay, lại còn cho lên You tube, cả thế giới đều biết, để “các thế lực phản động” nắm lấy mà tuyên truyền, để “bọn phản động nước ngoài” hát ông ổng, để “bọn SBTN phản động đưa lên TV, “phùng mang trợn mắt” chia nhau mỗi “đứa” hát một câu. Tội của Việt Khang như thế là “tày trời”, là dám “bẻ nạng chống trời”…



Nếu độc giả vào một quán hủ tiếu ở Chợ Lớn, thấy một người đàn ông béo mập, tóc cắt ngắn, ở trần, bụng to, bày lỗ rún, quần xà lỏn dài tới gối, tay cầm dao to bản chặt thịt, thì “đích thị” đó là Chú Ba, ấy là gọi lịch sự, cũng có khi người ta gọi là Ba Tàu, hay chính xác (địa chỉ) hơn là Ba Tầu Chợ Lớn.



Gọi chú Ba là để phân biệt với chú Bảy, hay còn gọi là Bảy Chà, chính gốc Càri Ấn Độ.

Ở xứ Bắc và Trung, người Việt ta gọi hơi khác:

Trước hết, “nói có sách, mách có chứng”, người Việt ta gọi là Ngô. Rõ lắm: “Bình Ngô đại cáo” là bình giặc Ngô. Không gọi là Bình Minh, dù lúc đó nhà Minh cai trị bên Tầu, dễ lầm với lúc trời rạng đông.

Còn nữa, Trần Tế Xương viết là “Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách.” Vàng là vàng mả, đồ cúng làm bằng giấy, tre… Khách hay rõ hơn gọi là Khách trú.“Chú Chệt”.

Khách là trái với chủ. Người Việt ta là chủ, bên Tầu qua ở tạm gọi là Khách, trú là ở tạm, không ở lâu.

Trong bài trên, của Trần Tế Xương, xin viết tiếp (xin ghi cả bài):

Ba mươi tết, tết lại ba mươi,

Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách,

Một tay cầm cái dù rách

Một tay xách cái chăn bông

Em đứng bờ song

Em trông sang nước người:

“Hỡi chú Chiệc ơi là chú Chiệc ơi”

Một tay em cầm quan tiền,

Một tay em xách thằng bù nhìn

Quan tiền nặng thì quan tiền chìm

Bù nhìn nhẹ thì bù nhìn nổi,

Ới ai ơi, của nặng hơn người

Không bàn đến tính luân lý trong bài nầy “của nặng hơn người”, nhưng chỉ một giống người mà có nhiều cái tên khác nhau. Mới đầu là “Thằng Ngô”, gọi bằng thằng là không tỏ ý kính trọng. Kế thì gọi là “chú Khách”, tức là có nể nang chút ít, như chú tài xế, chú đạp xích lô, chú thợ hồ, thợ vẽ . Sau đó thì gọi là “Chú Chiệc”. Tôi cũng nghe gọi là “Chú Chệt”.

Giặc bên Tầu qua cướp phá ở nước ta thì ta gọi là “Giặc Tầu Ô”. Ô có nghĩa là gì? Xem Hán Việt Tự Điển thì thấy nghĩa chữ “Ô” không mấy hay. Đào Duy Anh giải thích Ô là chim quạ, chim sáo. Thế còn được! Sau đó tác giả giải thích thêm Ô là nước đục, nhớp nhúa, chỗ đất thấp ẩm.

Điều nầy tôi nói cũng không chắc. Quí vị nào rõ, xin chỉ giùm. Giặc Tầu qua quấy phá nước ta, nếu là giặc biển thì gọi là Tầu Ô. Còn như dư đảng Hồng Tú Toàn, giặc Cờ Đen, Cờ Vàng thì người ta gọi là giặc Khách.

Nếu gọi theo cách của người Tây thì gọi là người Si-noa (chinoise)

Tầu Ô, có khi còn gọi là Tầu Phù.

Tiếng Tầu Phù có nguồn gốc từ lính Tầu của hai ông tướng Tầu Phù tên là Lư Hán, Tiêu Văn. Quân tướng Lư Hán mặc quần áo màu vàng nên người ta gọi là Tầu Vàng. Quân tướng Tiêu Văn mặc quần áo mầu xanh nên gọi là Tầu xanh. Chân ông lính Tầu nào cũng to phù nên gọi là Tầu phù?

Năm 1945, Nhựt đầu hàng đồng minh. Quân Tầu Phù đến Việt Nam tước khí giới quân Nhựt đóng từ vĩ tuyến 16 (ngang Đà Nẵng) trở ra Bắc.

Quân Nhựt và quân Tầu quấn xà cạp (jambière) ngược nhau. Nhựt thì quấn theo hình dạng bắp chuối ở chân (trên to dưới nhỏ). Tầu thì quấn ngược lại, ngang bắp chuối thì nhỏ, ở cổ chân thì to ra, như bị phù nên gọi là Tầu Phù chăng? Cũng có thể là đám Tầu Vàng đói rách và bịnh hoạn lắm, ghẻ hờm và phù thủng. Gọi là Tầu Phù vì bị phù thủng?

Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa như sau:

“1)- Tàu ô là thứ tàu sơn đen. 2)- bọn giặc khách đi tàu đen sang cướp ở miền bể xứ Bắc kỳ: Đời xưa thuyền mành đi buôn hay gặp giặc Tầu ô.

Tàu: Tên tục nước Việt Nam gọi nước Trung Hoa, do người Trung Hoa sang nước Việt Nam thường đi bằng tàu: Người Tàu, hàng Tàu.

2)- Người Việt không ưa người Tầu

Người Ba Lan không ưa người Nga vì trong lịch sử hai nước, nước Nga hay ỷ mạnh (nước lớn) hiếp yếu (nước nhỏ). Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số người Ba Lan phá cái nghĩa địa chôn binh lính Liên Xô làm “nghĩa vụ quốc tế” chống Đức, chết trận chôn ở đó.

Tình cảm đó cũng không khác mấy với người Việt đối với người Tàu.

Một là vì “một ngàn năm đô hộ giặc Tầu” nên việc ghét người Tầu đã thành “truyền thống” với người Việt?

Hai là người Tầu giỏi buôn bán nên khi ở nước ta, phần đông họ giàu có. Giàu có thì vô ra nhà ông lớn dễ như đi chợ. Bị đảo chánh thua chạy, anh em ông Diệm ông Nhu vào trốn ở nhà Mã Tuyên. Mã Tuyên là “thủ lãnh Thanh niên Cộng Hòa” ở quận 5, là quận của mấy chú Ba.

Thời ông Thiệu thì tên tuổi Lý Long Thân, một chú Ba ở Chợ Lớn báo chí viết tới cũng nhiều mà người ta nói tới cũng không ít.

Ngay như Huế, xứ nhỏ thôi, người ta cũng biết tới ông Hồng Giũ…, hợp tác độc quyền gạo với “Cậu cố…, lãnh chúa miền Trung”.

Giàu thì bị người ta ghét. Xem như Chú Sam đem tiền đi bố thí nhiều nơi nhưng có mấy người yêu mến chú Sam?

Buôn bán mau giàu là nhờ buôn gian bán lận, đầu cơ tích trữ. Trên mặt địa cầu nầy, nơi nào có người là có người Tàu. Có người Tầu thì có buôn bán, có buôn bán thì có buôn gian bán lận, có chợ đen chợ đỏ.

Tôi sinh trưởng ở Quảng Trị, dạy học, đi lính, 30 tháng Tư đang ở Hà Tiên. Nói như vậy, có nghĩa là tôi đi nhiều lắm, “trên bốn cùng chiến thuật”. Bất cứ “lối về xóm nhỏ” hẻo lánh nào, “kinh cùng rạch chẹt” nào, tôi cũng thấy có một tiệm hay quán “chạp phô” của chú Ba.

Họ nắm hết nguồn lợi, nói to lớn hơn là “kinh tế” trong xứ, cả nước, “lên giá, bớt cân” thành ra có muốn thương yêu họ cũng khó đấy.

Trước 1945, tôi từng nghe câu nói mỉa “Si-noa là giống bên Tầu, đẻ ra con lợn hôi màu cứt heo.” Và cũng từng bị cha mẹ rầy vì nói câu đó.

Khi Tầu Vàng, Tàu Xanh qua Việt Nam, tôi cũng thuộc câu hát, nhại theo bài “quốc ca” của Việt Cộng: “Đoàn quân Tầu ô qua, sao mà gớm thế, đem ghẻ hờm qua lây cho người Việt Nam.”

Theo Duyên Anh thì “Không khí cách mạng bỗng hôi mùi Tầu phù. Bài hát Tiến quân ca, bài hát thiêng liêng của cách mạng tháng tám, bị đổi lời để mỉa mai quân của tướng Lư Hán. Đoàn quân Tầu ô đi, sao mà ốm thế, bước chân phù lang thang trên đường Việt Nam. Cờ sao trắng phất phới như giẻ váy. Thằng nào sang không ốm cũng phù chân…"

3)- Ai sợ Tàu?

Việt Cộng chớ chẳng ai khác.

Họ (các nhà chính trị cũng như các sử “da”) không dám gọi là người Tầu hay nước Tầu mà gọi là “Bọn phong kiến phương Bắc”. Thật ra, “bọn phong kiến phương Bắc cũng là Tàu. Trung Hoa cũng là Tàu, mà Trung Quốc (người Tầu phát âm là “Chung côốc” cũng là Tàu chớ có ai khác vô đây???!!!

Theo thông tục, phổ biến trong mọi tầng lớp người Việt Nam, xưa cũng như nay, đều gọi là Tầu.

Đọc hết hai tập “Việt Nam Sử Lược” của cụ Trần Trọng Kim, tôi thấy cụ gọi rặc một chữ Tầu để nói đến họ. Trong một chế độ tự do dân chủ chỉ tương đối mà thôi, chẳng ai bắt bẻ cụ Trần, Trần Tế Xương hay ông Trịnh Công Sơn gọi họ là Tầu, giặc Tầu. Hai ông trước không sống dưới chế độ Cộng Sản, nên không bị Cộng Sản “hỏi tội”. Trịnh Công Sơn thì dấu biệt, chối bay “đô hộ giặc Tầu…”

Hồ Hữu Tường có cuốn sách “Phi Lạc sang Tầu”, không gọi là “Phi lạc sang Trung Quốc”, có sao đâu?!

Hồi còn VNCH, dân chúng thì gọi là tòa đại sứ Tầu (ở đường Hai Bà Trưng), trên giấy tờ thì gọi lịch sự hơn, là “Tòa Đại Sứ Trung Hoa Quốc Gia”.

Gọi Trung Quốc là kiêu ngạo lắm.

Quốc là nước, trung là giữa. Trung quốc là nước ở giữa, chung quanh là phiên ly, rào dậu, thuộc cấp, chư hầu… “Người (bên) Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa, vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; Kinh thành Hoàng-đế lại ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người (bên) Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường, nhà Thanh. (theo Tịnh Tâm – Dân Nam)

Trên mặt địa cầu nầy, chỉ có “tâm” địa cầu là trung, còn nước nào cũng như nước nào, sao gọi là Trung Quốc?

Hai tiếng Trung Quốc được dùng thường xuyên hơn sau khi có đảng Cộng Sản Việt Nam xuất hiện, một là vì Việt Cộng “kính mến” Trung Cộng, hai là vì nịnh.

Ở trong nước, nhạc sĩ Việt Khang cả gan gọi “Trung Quốc” là giặc Tầu. Ở hải ngoại, hà cớ chi phài gọi Tầu là Trung Quốc. Báo chí, đài phát thanh, truyền hình hải ngoại cứ theo Việt Cộng mà gọi Tầu là Trung Quốc, nghe thấy bực…. cả mình. Tại sao không cứ như cụ Trần Trọng Kim trong “Việt Nam Sử Lược” gọi là Tầu, hay như Hồ Hữu Tường gọi là “Phi Lạc sang Tầu” hãy gan dạ lên một chút mà bắt chước Việt Khang gọi là “GIẶC TẦU”.

Thế có phải là hay hơn không?!

hoànglonghải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn