BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73435)
(Xem: 62247)
(Xem: 39436)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cuộc chơi Chứng khoán

16 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 1123)
Cuộc chơi Chứng khoán
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Bạn Chủ tịch, sau nhiều năm lăn lộn xứ trời Tây, có khoản tiền kha khá, muốn về nước đầu tư, Vừa kiếm tiền, vừa kiếm tý chức sắc, khoe khoang với thiên hạ cho dân chúng mắt tròn mắt dẹt. Sướng.

Cuối 2 lẻ sáu, đầu hai lẻ 7, thị trường chứng khoán VN thăng hoa. Tăng liên tục, liên tục như diều gặp gió. Đạt 1.170 điểm ngày (12/3) năm 2 lẻ 7. Các công ty chứng khoán tha hồ hốt bạc. Mộng mơ như Chủ tịch, la cà ở mấy công ty cổ phần, mua bán OTC, cũng kiếm bộn tiền, đủ tậu bốn bánh, lượn lờ ra vẻ đại gia.

Có sàn chứng khoán là có cơ hội để bốc. Phong trào thành lập công ty chứng khoán nhờ đó mà bùng lên như cháy rừng. Không chỉ các đại gia, tiểu gia cũng đôn đáo mần hồ sơ, gửi lên uỷ ban Chứng khoán xin thành lập công ty. Thời kỳ này, Chủ tịch ngồi nhà viết sách chứng khoán, rồi được một số trung tâm mời giảng dạy về món này, cũng kiếm được một số món kha khá.

Bạn Chủ tịch, giáo sư ở Đại học KT Quốc dân hỏi: Chủ tịch nói thế nào mà mấy đứa học trò cứ há hốc mồm ra nghe thế?. Trả lời: Đại loại như, GS thích một cô xinh như hoa hậu, cưới nó về làm vợ, một mình sở hữu gọi là công ty tư nhân. GS không cưới mà chung chạ với vài thằng nào đó, chỉ sở hữu một số giờ gọi là Cty TNHH. Nếu việc chung chạ ấy không giới hạn đối tượng, gọi là công ty Cổ phần…

Sự thay đổi danh mục đầu tư có thể ví như sự luân chuyển cán bộ hay sự thay đổi bồ bịch của mấy giáo sư. Sự thay đổi các cổ đông về quyền sở hữu gọi là chuyển nhượng, mua bán cổ phần, một loại giấy tờ có giá, tức chứng khoán. Một trong những câu chuyện tốn không ít giấy mực báo chí, cũng là chuyện mà Chủ tịch thường kể lúc lên lớp là chuyện của Thiên Việt.

Công ty này được thành lập theo Giấy phép công ty chứng khoán số 36/UBCK-GPHĐKD Ủy ban CK cấp 25/12, năm 2 lẻ 6. Vốn điều lệ 43 tỷ. Thời Chứng khoán được giá, cứ tăng vốn điều lệ, bán cổ phiếu ra ngoài, được năm sáu chấm, một lãi bốn năm lần, ngon ơ.

Đặc biệt, nếu như công ty nào có bắt chân bắt tay với mấy thằng nước ngoài, Nhựt bổn chẳng hạn, Mỹ, Ăng lê càng tốt, thì cổ phiếu cứ thế tăng ào ào. Dân chúng kháo nhau: Mấy thằng khoai tây còn phải tìm đến là yên tâm rồi. Vậy nên thằng cha Hà Trung, Chủ tịch của Thiên Việt mới nghĩ ra trò ký kết nọ kia với đối tác nước ngoài. Lần này hắn chọn Goldman Sachs. Thằng này là trùm sò tài chính ở phố Wall.



Tin được hắn hé lộ chỉ là: Goldman Sachs và Thiên Việt đã thoả thuận trong bản hợp tác và đã được ký bởi lãnh đạo của hai Công ty. Goldman Sachs và Thiên Việt có hợp đồng ký làm việc hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Rằng, “Goldman Sachs đã tin tưởng vào năng lực của Công ty CK Thiên Việt và chọn Thiên Việt làm đối tác nội địa để thực hiện các dự án cụ thể tại Việt Nam…

Từ đó, Thiên Việt cứ vô tư xin tăng vốn điều lệ. Đợt 1, tăng từ 43 tỷ VNĐ lên 86 tỷ VNĐ, Quyết định số 67/UBCK-GP ngày 24/08 năm 2 lẻ 7. Bốn tháng sau, 5/12 năm 2 lẻ bảy, Cty này lại được UB CK cho tăng vốn điều lệ lên 430 tỷ đồng.

Có giấy phép, có đăng ký kinh doanh, những thằng sở hữu cổ phiếu phổ thông công ty này cứ thế bán ra thị trường tự do. Có thằng mua đến 12 chấm. Tức tăng gấp 12 lần mệnh giá. Nghe mà vãi cả linh hồn.

Thử hình dung, bạn có 100 tỷ đồng CP phổ thông, bán ra, lãi gấp 10 lần, vị chi được ngàn tỷ. Trên thế giới, không có nơi nào, kinh doanh lãi đến như vậy. Vì thế, nhà nhà xin thành lập Cty chứng khoán, người người xin thành lập công ty chứng khoán. Trên bàn của UB CK lúc nào cũng có dăm bảy bộ hồ sơ xin thành lập. Mỗi công ty CK ra đời phải chi phí mất một số tỷ tiền lobby Có thằng chỉ giàu lên nhờ việc tư vấn thành lập Cty CK.

Cứ có giấy phép, khắc có người bỏ vốn cho anh kinh doanh. Thiên hạ hồi đó sao hào phóng thế không biết. Rồi nhà nước siết chặt việc thành lập công ty chứng khoán. Phong trào này lắng xuống. Các đại gia chuyển sang thành lập ngân hàng thương mại.

Chuyện này cũng dễ hiểu, vì hồi đó, các ngân hàng đang huy động lãi suất từ 5 đến 7%/năm. Cho vay ra trên 12%/năm. Có ngân hàng, khắc có người đến mở tài khoản, có người đến gửi tiền, có người đến vay tiền. Có huy động, có cho vay, có chênh lệch lãi suất là có thu nhập…

(Kỳ sau: Cuộc chơi Ngân hàng)

Phan Thế Hải

16-03-2011

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn