BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73465)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

RFA phỏng vấn Luật Sư Trần Lâm: "Cái khung hình phạt của Việt Nam rộng quá..."

17 Tháng Tư 200712:00 SA(Xem: 906)
RFA phỏng vấn Luật Sư Trần Lâm: "Cái khung hình phạt của Việt Nam rộng quá..."
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53

Thưa quý thính giả, thời gian gần đây ở Việt Nam xảy ra nhiều trường hợp bị giam cầm, xét xử vì vi phạm điều 88 bộ luật hình sự với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước". Trong số các vụ việc được chú ý nhiều nhất có linh mục Nguyễn Văn Lý, người vừa bị tuyên án 8 năm tù và hai luật sư tranh đấu cho nhân quyền là luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sắp bị truy tố.

Đặc điểm pháp lý của điều 88 ra sao? Trà Mi liên lạc với luật sư Trần Lâm, người nhiều năm công tác trong ngành pháp lý tại Việt Nam. Trước đây khi là thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ông đã từng tham gia xét xử nhiều trường hợp phạm tội này. Ngoài ra, luật sư Lâm đã tham gia bào chữa một số vụ án chính trị như vụ của cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình hay bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Mới đây ông vừa nhận lời làm luật sư biện hộ cho hai nhà dân chủ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân trong phiên tòa sắp tới. Trước tiên, luật sư Lâm cho biết sơ lược về nội dung và các đặc điểm cơ bản của tội "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN"

Tải xuống để nghe







Ls Trần Lâm:

Việc thứ nhất, hình thức để biểu hiện tội này là ở viết cái gì, vẽ cái gì, nói cái gì. Sau khi có hình thức viết gì, nói gì, vẽ gì thì mới xem nội dung "chống nhà nước" như thế nào. Có khi chống mà lại không phải là tội chính trị. Điểm thứ ba, vậy thì ý thức chủ quan, bởi vì tội này là tội về ý thức. Lúc bấy giờ mới xem ý thức thực tế của người ta là như thế nào. Vì ý tưởng gì mà biểu hiện cái này. Đó là những hình thức, những yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội này.



Trà Mi: Thưa luật sư, thế thì mức hình phạt cơ bản ra sao ạ?

Ls Trần Lâm: Luật có viết rằng từ 5 đến 12 năm nếu nhẹ, nặng hơn thì có thể đến 20 năm. Tôi đã là nghề lâu năm lắm rồi, thì thấy rằng khung hình phạt của Việt Nam rộng quá, thành ra cái đó rất khó đối với chúng tôi. Do cái khung nó rộng quá như thế cho nên việc người ta lượng hình, tức là định mức án tù không được chặt chẽ lắm. Luật của ta thì nó có cái yếu ấy.

Trà Mi: Tóm lại, mục đích chính của điều 88 là để chế tài những ai có ý tưởng với bộ máy chính quyền phải không ạ?

Ls Trần Lâm: Không. Tư tưởng chống lại không ai kết tội cả, (chỉ) có hành vi chống lại (khi) hành vi chống lại ấy đã thể hiện ra bên ngoài và nó tác động đến người khác để thúc đẩy người khác chống nhà nước. Tội chính trị có một đặc điểm như thế này: Tha hồ các anh nghĩ trong đầu anh bao nhiêu cái ghê gớm nhưng nếu anh chưa biểu hiện ra bên ngoài thì không có gì cả. Sự biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động. Hành động có 3 cách là: viết, vẽ, nói và cái viết, vẽ, nói ấy nó tác động đến người khác chống nhà nước.

Thế nhưng mà có khi viết như chống mà trong tư tưởng lại không chống. Chẳng hạn như tôi tức bực quá mà, tôi khó chịu về việc nhà đất, tôi khó chịu về việc buôn bán, tôi cũng chửi bới ầm lên... như thế lại không phải chống nhà nước. Cái đó chỉ là phạt hành chính thôi. Nhưng khi nào, tôi gọi đây là tội "lưu tâm". Tội "lưu tâm" là tội ở trong đầu anh, đầu anh có ý định chống.

Trà Mi: Hiến pháp ở Việt Nam, điều 69 thì cho phép người dân được quyền tự do bày tỏ quan điểm, trong khi đó lại áp dụng điều 88 để khống chế những người nói ra những tiếng nói, đấy là...

Ls Trần Lâm: Không. Nó như thế này: Anh tha hồ viết báo, anh tha hồ nói năng. Nhưng nói năng để thay đổi những cái lầm, thay đổi tình hình để làm cho tình hình tốt lên. Đấy là khuyến khích phát biểu tự do. Nhưng phát biểu tự do ở đây làm kích động người khác để người khác nổi lên để thay đổi chế độ. Hai cái khác nhau.

Trà Mi: Có người ví von rằng tự do nhưng tự do trong khuông khổ, tự do theo những gì nhà nước cho phép.

Ls Trần Lâm: Không phải. Phải định nghĩa như thế này: Cái tự do ấy là tự do làm cho xã hội tốt lên, làm cho sự cai trị tốt lên. Còn tự do như chúng ta nói vừa rồi là nhằm tiêu diệt cái kia, một mất một còn. Cho nên chính trong các vụ án chính trị, chỗ đó là chỗ tranh luận ghê gớm nhất:

Không, tôi làm việc này vì dân vì đảng. Thế nhưng người kia lại bảo Không, anh làm việc đó là anh chống đảng, chống nhân dân, anh bị ảnh hưởng thế lực của nước ngoài. Ảnh hưởng thế lực nước ngoài là nước ngoài nào? Nước ngoài muốn làm hại ta chớ không phải nước ngoài tốt. Nó là chỗ ấy, đấy là cái gay nhất.

Trà Mi: Mấu chốt tranh luận cũng từ đó mà nhiều người cho rằng nhìn vào điều 88 này thôi cũng đủ làm bằng chứng cho thấy là ở Việt Nam không có dân chủ, không có quyền tự do ngôn luận.

Ls Trần Lâm: Không phải hoàn toàn điều 88, bản thân điều đó đã là phản dân chủ mà nói rằng là ta vận dụng điều đó như thế nào mới là phản dân chủ. Không phải cứ điều đó là phản dân chủ.

Trà Mi: Tại vì khi người ta so sánh với các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới thì thấy rằng những nước như ở Mỹ người dân có quyền tự do bày tỏ ý kiến, bày tỏ sự chỉ trích, kể cả chống đối nhà nước mà không bị quy vào tội "chống đối nhà nước" hay "phản động". Trong khi đó ở Việt Nam làm một điều tương tự như vậy là bị quy vào tội 79 hoặc điều 88.

Ls Trần Lâm: Sao mà không chống nhà nước được, nước nào cũng có. Nhưng mình nói như thế này: Thế nào là dân chủ là chỗ đang tranh luận lớn nhất. Thí dụ như bày tỏ ý kiến thì bày tỏ như thế nào. Cho nên cái chỗ đó là tranh luận rất gắt gao.

Tôi đã được người ta mời người ta mời bào chữa cho luật sư Đài và luật sư Công Nhân. Từ mấy ngày nay tôi mệt óc về việc này lắm, mà tôi không phải một chiều đâu... tôi cũng phải nghĩ mặt này mặt kia.

Trà Mi: Trước đây thì luật sư cũng đã từng biện hộ cho nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn phải không ạ?

Ls Trần Lâm: Toàn là tội "gián điệp".

Trà Mi: Thế thì luật sư có từng bào chữa cho ai vi phạm điều 88 chưa ạ?

Ls Trần Lâm: Chưa. Nhưng khi trước tôi làm thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì tôi đã xử rất nhiều vụ này rồi. Ở đây nó có hơi khác một tí thôi, cô thông cảm, nó có hơi khác thế giới một tí. Bởi vì các bạn cũng nên nhớ rằng nước ta vừa chế độ phong kiến, thuộc địa ra... vị chi là một nước mới "lập quốc" được mấy chục năm và hiện nay còn đang lúng túng trong tất cả mọi việc, đừng mang nó ghép với một nước 300 năm đã tồn tại như Mỹ. Đem so sánh với nhau thì nó khó quá.

Trà Mi: Nói như vậy có phải là do khái niệm dân chủ của Việt Nam còn hạn hẹp so với khái niệm dân chủ của những nước tiến bộ trên thế giới?

Ls Trần Lâm: Cái này có nhiều yếu tố, từng địa phương, từng dân tộc, từng khu vực của thế giới. Hai nữa là luật pháp thì người này vặn vẹo theo ý của người này, người kia vặn vẹo theo ý của người kia. Nước này thì quan niệm như thế này, nước kia thì quan niệm như thế kia. Cái khó là như thế.

Nếu bây giờ tôi cứ nào hiến pháp, nào hiến chương, nào nước Mỹ... thì nó không vào...

Một việc nó lớn quá... tôi còn đang suy nghĩ, mấy ngày nay đang khổ lắm rồi đây...

Trà Mi: Thưa luật sư, chúng tôi tham khảo ý kiến của luật sư là vì đây là sự bức xúc, trong công luận cũng rất nhiều người muốn được tìm hiểu, muốn được hiểu biết...

Ls Trần Lâm: Thế nhưng người bức xúc số một là tôi ... cười...

Trà Mi, phóng viên đài RFA

17/04/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn