Giá hai bộ sách "Tám triều vua Lý" và "Bão táp triều Trần" là 1.266 ngàn đồng. Mặc cả chán chê, từ hiệu sách Ngân Nga của hai chị em cô bé sinh đôi, lên đến tầng hai nhà bà Mão, đâu cũng chỉ giảm "kịch kim 25%". Vị chi thế là 920 ngàn. Cuối cùng thì mình lắc đầu. Đắt quá. Chờ vậy. Cô bán sách vẫn đãi lại một nụ cười, hình như trước mình đã có tỷ thằng cũng đã lắc đầu.
Ông Lão Hoàng Quốc Hải đã bỏ 20 năm của cuộc đời để viết nên 2 bộ tiểu thuyết lịch sử dày tới 6.442 trang. Mình cứ tưởng tượng ra cảnh ông cụ lọ mọ từ năm năm ba, cái tuổi họa của đời người, cho đến khi thất thập cổ lai hy trong những kho sách Hán Nôm của Viện Viễn Đông bác cổ mà hầu hết là chưa được dịch. Rồi mò mẫm trong miên man những cuốn sách Phật giáo. Rồi toét mắt, gù lưng, dứt tóc phừn phựt khi mò sang kính thưa các thể loại chính sử, "phụ sử" Trung Hoa, Nhật Bản, thậm chí cả Ba Tư (mình dốt, chưa hiểu Ba Tư có liên quan gì). Rồi lục lọi cả hồi ký, bi ký, thần phả, gia phả, và đủ loại chuyện dân gian...Huống chi tất tật những mồ hôi nước mắt đó không phải là để "việt dã mừng ngàn năm" (như nhà thơ thiếu tướng nọ đã đặt quyết tâm 2 bài thơ trong mỗi ba ngày). "Đừng hỏi vì sao giới trẻ Việt Nam đa số thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam . Đấy chính là nguy cơ xâm lấn văn hoá. Nhà nước phải có chính sách phổ cập hoá lịch sử trong nhân dân thì mới khiến dân ta thông thạo sử ta được. Mà muốn phổ cập hoá lịch sử, không gì bằng văn chương hoá nó"- Ông cụ đã nói thế và mình có lý để ngay lập tức tin đó là sự thật. Đừng nói dân ta thờ ơ với tiểu thuyết lịch sử. Chả phải bộ đôi tiểu thuyết "Hồ Quý Ly" và "Mẫu Thượng ngàn" của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã từng gây sốt trong dư luận đấy thôi. Nhất là Hồ Quý Ly, có thể nói đó là một cuốn tiểu thuyết lịch sử văn hóa đọc không dứt ra được. Tất nhiên là các nhà văn, lại là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, sẽ không, à quên, sẽ chưa thể đủ tiền rau cháo mà rương mục kỉnh lục sử liệu rồi lọ mọ gõ gõ, del del chứ nói gì đến chuyện làm giàu.
Nhưng hút thuốc lào suông, 20 năm vò đầu nhổ râu ở Pháo Đài Láng viết thành văn chương mấy trăm năm lịch sử của hai trong số ít các triều đại rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hóa ra vẫn chưa phải là tất cả cho câu chuyện của 2 bộ tiểu thuyết này. Nghe nói để in được bộ sách, ngoài sự kỳ công, còn là cái duyên, ngoài cái duyên, còn là một "tiếng tất tay". Sách của ông cụ từng được hai quan chức cấp cao của Bộ 4T đề xuất đưa vào chương trình kỷ niệm ngàn năm. Cái này có xứng không? Xứng quá đi chứ. Thế rồi thế nào đó, sáu ngàn tư trang sách không "lọt cửa". Chắc tại ông cụ không biết đút tay gậm bàn. Thế rồi, một đại gia trong ngành Cafe chấp nhận bỏ ra mấy tỷ để in sách. Nhưng chuyện cũng không thành vì ông cụ cũng không chịu nốt cả cái việc chườm mặt lên VTV hay báo chí, hay cái gì đó để PR cho sách của mình. Cũng may là sau đó, một đại gia ngân hàng và một nhà sách vừa thành lập đã dám cùng ông cụ chơi canh bạc tất tay tự bỏ tiền in sách. Nói đây là một canh bạc- không phải sợ 2 bộ sách ít hấp dẫn- mà bởi sáu ngàn tư trang sách, cả mấy tỷ bạc, giữa thời buổi sách có bản quyền với không bản quyền y như hai anh em sinh đôi, dễ ôm mồm lắm chứ chẳng chơi. Nói đây là cú tất tay còn là bởi ông cụ sẽ phải bán cho người đọc, những người sẽ móc tiền túi, tiền tươi ra để mua vì nhu cầu của họ, chứ không phải bán buôn, theo kiểu Nhà nước trả bằng tiền thuế, để bắt dân xem dù họ có muốn hay không.
Chê đắt, mặc cả vời ngần đấy công sức, với ngần ấy kỳ công, thì kể như cũng "vô đạo", cũng là "phong hóa suy đồi" rồi. Nhưng, vẫn phải có chữ nhưng ở đây, xin thưa thật với cụ Hải và nhà sách liều lĩnh Vạn Niên là không phải ai cũng đủ can đảm, hoặc nhẫn tâm cắt cơm của con để mua sách.
Có người đã viết rất thích rằng: Tác phẩm của ông già 73 tuổi "quyết không chịu nổi tiếng bởi bất cứ gì ngoài văn chương đích thực" không phải là hai "lẵng hoa" chào mừng đại lễ Thăng Long - Hà Nội nghìn năm – vì: Tác phẩm văn học đích thực không cần phải với lễ lạt, hội hè. Sẽ không phải là "1000 hiện vật gửi đến mai sau"- cái này đã được dẹp vì nó là một thứ quái thai sinh ra từ những đầu óc ngớ nga ngớ ngẩn đến bệnh hoạn. Cũng không phải là cầu nọ, đường kia- nước chảy đến đá cũng phải mòn huống chi những cầu những đường làm... kiểu chào mừng. Những gì còn lại sau 1000 năm nữa sẽ là những tác phẩm văn học đích thực. Bởi vậy, khi nghe bác Phạm Quang Nghị khẳng định "Mọi hoạt động của Đại lễ không có mục đích nào khác là hướng về nhân dân, vì nhân dân"- (Bác nói cái này trên báo Hà Nội mới), mình bỗng ước ao trong số 94 ngàn tỷ (tức là có tới...không rõ có bao nhiêu số O) giá thử Hà Nội bỏ ra lấy chỉ nửa tỷ để bù giá cho những cuốn tiểu thuyết lịch sử thì sự ngần ngại của dân chúng trước giá sách cũng sẽ giảm được 5 phần. (Vì bao nhiêu tỷ, bao nhiêu tỷ cho Đại lễ là rất tế nhị, nên mình xin nói rõ là con số này lấy từ báo Hà Nội mới, của chị Hoàng Thu Vân, trích từ câu "Có thể 94.000 tỷ đồng đã được chi ra, thậm chí là nhiều hơn con số đó...". Và mình cũng xin nói luôn bác Phạm Quang Nghị khẳng định việc "Một số người nêu lên con số chi phí cho Đại lễ bằng 10% GDP của đất nước là hoàn toàn không có căn cứ", sau khi ông, cũng khẳng định trước đó "tôi chưa có con số cụ thể").!!!!!!!!
Nói về chuyện đắt-rẻ trong 2 bộ tiểu thuyết của ông cụ Hải, có lẽ không thể không nhắc tới ông "Tôn Trung Sơn- Trường Thành". Sau khi hoàn thành bộ phim "LCU- Đường tới thành Thăng Long" dư luận đã đặt cho ông cái tên như vậy cho nó hợp với bộ phim "Lý Triển Chiêu" của ông. Phim Lý Triển Chiêu đã ngốn mất đứt 100 tỷ đồng và mình tin là khi ông Tôn Trung Sơn hiếu thảo bằng cách đưa bằng được bộ phim vào "Chương trình chính thức" của Đại lễ là ông í có ý "xin lại" tiền đã bỏ ra chứ chả phải ông thành kính với tổ tiên gì. Và nếu ông cụ Hải đã phải bỏ ra tới 20 năm cực nhọc cày sáu ngàn tư trang sách bằng mồ hôi nước mắt và... sức khỏe. Thì ông Tôn Trung Sơn "tàu hỏa" hơn nhiều: 6 tháng vừa chạy Đại lễ, vừa viết kịch bản, vừa quay phim, vừa làm hậu trường, vừa đưa kiểm duyệt cho 19 tập phim. Và phương thức sáng tạo của ông là chơi kiểu tiền đè chết người: 100 tỷ; Và thuê Trung Quốc. Thuê từ đạo diễn thuê đi, thuê từ thằng diễn viên quần chúng thuê lại. Lao động của ông là lao động... ném tiền. Xanh lè trong các chữ ký đề nghị- phê chuẩn của các quan chức. Xám xịt như lương tâm những nhà sử học vừa đá bóng vừa thổi còi. J.D.Rockefeller, nhà tỷ phú Mỹ từng có câu để đời: Không cái gì có thể không mua được bằng tiền... Nhưng thưa ông Tôn Trung Sơn, 100 tỷ của ông có thể mua được một bộ phim Tàu 19 tập chứ chả giúp ông viết được ra một trang sách nào để lại cho đời.
Văn hóa không đong được bằng lít, không tính được bằng tiền khi có những thứ văn hóa 100 tỷ chỉ đáng ném sọt rác, khi chúng ta vừa có không ít cơ hội được chứng kiến người ta đối xử với văn hóa bằng một cách thức vô văn hóa nhất. Mình mà như cụ Hải thì việc quái gì mà cứ phải xưng xưng "văn chương đích thực", việc gì mà phải cao ngạo "văn học đích thực không cần phải với lễ lạt, hội hè". Làm thế chả phải là hại mình, hại người, hại cả nhà văn hại lây sang bạn đọc ít tiền ư. Với tư cách là một người đóng thuế, mình sẵn lòng "quyết" chi tiền thuế của mình cho sách của cụ Hải và “tặng” cho cụ một lời khuyên rằng: Sang năm mà Thăng Long- Hà Nội lại có quả Đại lễ mừng "số gánh 10-01 tuổi"- mà lại là gánh số nhị phân, mong cụ dẹp bớt cái tôi của mình xuống một tí cho nhân dân tiền ít được nhờ. Chứ ngót triệu bạc, rõ ràng là bèo cho lao động của cụ, nhưng lại là cái giá cháy túi với không ít dân chúng đâu cụ ạ.
Đào Tuấn
13-10-2010
Theo Blog Đào Tuấn
Ông Lão Hoàng Quốc Hải đã bỏ 20 năm của cuộc đời để viết nên 2 bộ tiểu thuyết lịch sử dày tới 6.442 trang. Mình cứ tưởng tượng ra cảnh ông cụ lọ mọ từ năm năm ba, cái tuổi họa của đời người, cho đến khi thất thập cổ lai hy trong những kho sách Hán Nôm của Viện Viễn Đông bác cổ mà hầu hết là chưa được dịch. Rồi mò mẫm trong miên man những cuốn sách Phật giáo. Rồi toét mắt, gù lưng, dứt tóc phừn phựt khi mò sang kính thưa các thể loại chính sử, "phụ sử" Trung Hoa, Nhật Bản, thậm chí cả Ba Tư (mình dốt, chưa hiểu Ba Tư có liên quan gì). Rồi lục lọi cả hồi ký, bi ký, thần phả, gia phả, và đủ loại chuyện dân gian...Huống chi tất tật những mồ hôi nước mắt đó không phải là để "việt dã mừng ngàn năm" (như nhà thơ thiếu tướng nọ đã đặt quyết tâm 2 bài thơ trong mỗi ba ngày). "Đừng hỏi vì sao giới trẻ Việt Nam đa số thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam . Đấy chính là nguy cơ xâm lấn văn hoá. Nhà nước phải có chính sách phổ cập hoá lịch sử trong nhân dân thì mới khiến dân ta thông thạo sử ta được. Mà muốn phổ cập hoá lịch sử, không gì bằng văn chương hoá nó"- Ông cụ đã nói thế và mình có lý để ngay lập tức tin đó là sự thật. Đừng nói dân ta thờ ơ với tiểu thuyết lịch sử. Chả phải bộ đôi tiểu thuyết "Hồ Quý Ly" và "Mẫu Thượng ngàn" của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã từng gây sốt trong dư luận đấy thôi. Nhất là Hồ Quý Ly, có thể nói đó là một cuốn tiểu thuyết lịch sử văn hóa đọc không dứt ra được. Tất nhiên là các nhà văn, lại là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, sẽ không, à quên, sẽ chưa thể đủ tiền rau cháo mà rương mục kỉnh lục sử liệu rồi lọ mọ gõ gõ, del del chứ nói gì đến chuyện làm giàu.
Nhưng hút thuốc lào suông, 20 năm vò đầu nhổ râu ở Pháo Đài Láng viết thành văn chương mấy trăm năm lịch sử của hai trong số ít các triều đại rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hóa ra vẫn chưa phải là tất cả cho câu chuyện của 2 bộ tiểu thuyết này. Nghe nói để in được bộ sách, ngoài sự kỳ công, còn là cái duyên, ngoài cái duyên, còn là một "tiếng tất tay". Sách của ông cụ từng được hai quan chức cấp cao của Bộ 4T đề xuất đưa vào chương trình kỷ niệm ngàn năm. Cái này có xứng không? Xứng quá đi chứ. Thế rồi thế nào đó, sáu ngàn tư trang sách không "lọt cửa". Chắc tại ông cụ không biết đút tay gậm bàn. Thế rồi, một đại gia trong ngành Cafe chấp nhận bỏ ra mấy tỷ để in sách. Nhưng chuyện cũng không thành vì ông cụ cũng không chịu nốt cả cái việc chườm mặt lên VTV hay báo chí, hay cái gì đó để PR cho sách của mình. Cũng may là sau đó, một đại gia ngân hàng và một nhà sách vừa thành lập đã dám cùng ông cụ chơi canh bạc tất tay tự bỏ tiền in sách. Nói đây là một canh bạc- không phải sợ 2 bộ sách ít hấp dẫn- mà bởi sáu ngàn tư trang sách, cả mấy tỷ bạc, giữa thời buổi sách có bản quyền với không bản quyền y như hai anh em sinh đôi, dễ ôm mồm lắm chứ chẳng chơi. Nói đây là cú tất tay còn là bởi ông cụ sẽ phải bán cho người đọc, những người sẽ móc tiền túi, tiền tươi ra để mua vì nhu cầu của họ, chứ không phải bán buôn, theo kiểu Nhà nước trả bằng tiền thuế, để bắt dân xem dù họ có muốn hay không.
Chê đắt, mặc cả vời ngần đấy công sức, với ngần ấy kỳ công, thì kể như cũng "vô đạo", cũng là "phong hóa suy đồi" rồi. Nhưng, vẫn phải có chữ nhưng ở đây, xin thưa thật với cụ Hải và nhà sách liều lĩnh Vạn Niên là không phải ai cũng đủ can đảm, hoặc nhẫn tâm cắt cơm của con để mua sách.
Có người đã viết rất thích rằng: Tác phẩm của ông già 73 tuổi "quyết không chịu nổi tiếng bởi bất cứ gì ngoài văn chương đích thực" không phải là hai "lẵng hoa" chào mừng đại lễ Thăng Long - Hà Nội nghìn năm – vì: Tác phẩm văn học đích thực không cần phải với lễ lạt, hội hè. Sẽ không phải là "1000 hiện vật gửi đến mai sau"- cái này đã được dẹp vì nó là một thứ quái thai sinh ra từ những đầu óc ngớ nga ngớ ngẩn đến bệnh hoạn. Cũng không phải là cầu nọ, đường kia- nước chảy đến đá cũng phải mòn huống chi những cầu những đường làm... kiểu chào mừng. Những gì còn lại sau 1000 năm nữa sẽ là những tác phẩm văn học đích thực. Bởi vậy, khi nghe bác Phạm Quang Nghị khẳng định "Mọi hoạt động của Đại lễ không có mục đích nào khác là hướng về nhân dân, vì nhân dân"- (Bác nói cái này trên báo Hà Nội mới), mình bỗng ước ao trong số 94 ngàn tỷ (tức là có tới...không rõ có bao nhiêu số O) giá thử Hà Nội bỏ ra lấy chỉ nửa tỷ để bù giá cho những cuốn tiểu thuyết lịch sử thì sự ngần ngại của dân chúng trước giá sách cũng sẽ giảm được 5 phần. (Vì bao nhiêu tỷ, bao nhiêu tỷ cho Đại lễ là rất tế nhị, nên mình xin nói rõ là con số này lấy từ báo Hà Nội mới, của chị Hoàng Thu Vân, trích từ câu "Có thể 94.000 tỷ đồng đã được chi ra, thậm chí là nhiều hơn con số đó...". Và mình cũng xin nói luôn bác Phạm Quang Nghị khẳng định việc "Một số người nêu lên con số chi phí cho Đại lễ bằng 10% GDP của đất nước là hoàn toàn không có căn cứ", sau khi ông, cũng khẳng định trước đó "tôi chưa có con số cụ thể").!!!!!!!!
Nói về chuyện đắt-rẻ trong 2 bộ tiểu thuyết của ông cụ Hải, có lẽ không thể không nhắc tới ông "Tôn Trung Sơn- Trường Thành". Sau khi hoàn thành bộ phim "LCU- Đường tới thành Thăng Long" dư luận đã đặt cho ông cái tên như vậy cho nó hợp với bộ phim "Lý Triển Chiêu" của ông. Phim Lý Triển Chiêu đã ngốn mất đứt 100 tỷ đồng và mình tin là khi ông Tôn Trung Sơn hiếu thảo bằng cách đưa bằng được bộ phim vào "Chương trình chính thức" của Đại lễ là ông í có ý "xin lại" tiền đã bỏ ra chứ chả phải ông thành kính với tổ tiên gì. Và nếu ông cụ Hải đã phải bỏ ra tới 20 năm cực nhọc cày sáu ngàn tư trang sách bằng mồ hôi nước mắt và... sức khỏe. Thì ông Tôn Trung Sơn "tàu hỏa" hơn nhiều: 6 tháng vừa chạy Đại lễ, vừa viết kịch bản, vừa quay phim, vừa làm hậu trường, vừa đưa kiểm duyệt cho 19 tập phim. Và phương thức sáng tạo của ông là chơi kiểu tiền đè chết người: 100 tỷ; Và thuê Trung Quốc. Thuê từ đạo diễn thuê đi, thuê từ thằng diễn viên quần chúng thuê lại. Lao động của ông là lao động... ném tiền. Xanh lè trong các chữ ký đề nghị- phê chuẩn của các quan chức. Xám xịt như lương tâm những nhà sử học vừa đá bóng vừa thổi còi. J.D.Rockefeller, nhà tỷ phú Mỹ từng có câu để đời: Không cái gì có thể không mua được bằng tiền... Nhưng thưa ông Tôn Trung Sơn, 100 tỷ của ông có thể mua được một bộ phim Tàu 19 tập chứ chả giúp ông viết được ra một trang sách nào để lại cho đời.
Văn hóa không đong được bằng lít, không tính được bằng tiền khi có những thứ văn hóa 100 tỷ chỉ đáng ném sọt rác, khi chúng ta vừa có không ít cơ hội được chứng kiến người ta đối xử với văn hóa bằng một cách thức vô văn hóa nhất. Mình mà như cụ Hải thì việc quái gì mà cứ phải xưng xưng "văn chương đích thực", việc gì mà phải cao ngạo "văn học đích thực không cần phải với lễ lạt, hội hè". Làm thế chả phải là hại mình, hại người, hại cả nhà văn hại lây sang bạn đọc ít tiền ư. Với tư cách là một người đóng thuế, mình sẵn lòng "quyết" chi tiền thuế của mình cho sách của cụ Hải và “tặng” cho cụ một lời khuyên rằng: Sang năm mà Thăng Long- Hà Nội lại có quả Đại lễ mừng "số gánh 10-01 tuổi"- mà lại là gánh số nhị phân, mong cụ dẹp bớt cái tôi của mình xuống một tí cho nhân dân tiền ít được nhờ. Chứ ngót triệu bạc, rõ ràng là bèo cho lao động của cụ, nhưng lại là cái giá cháy túi với không ít dân chúng đâu cụ ạ.
Đào Tuấn
13-10-2010
Theo Blog Đào Tuấn
Gửi ý kiến của bạn