Đây là bài hát bọ nghe được mục đồng hát nhân chuyến đi chơi Bến Tre về. Bài hát nhại theo bài ” Ru ta ngậm ngùi” của Trịnh Công Sơn. Bà con nghe cho vui, nghe xong một lần rồi bỏ, không lưu làm gì mấy bài hát bậy bạ, phản động này, hi hi. Nhớ nghe bà con, không lưu không coppy.
Tim nào cũng là tim
Tim Ông cũng là tim
Tim trâu cũng là tim
Cứ theo ta làm đi
Tim là quái gì đâu
Ta cứ theo thần linh
Theo Đảng cũng vừa thôi.
Khi tiền như quân Nguyên
Cho ta mua cuộc đời
Khó gì đúc hai tim
Cho đúc luôn một khuôn
Tim người như ngựa thôi
Ta đang lo đời mình
Tim vàng ta cũng chơi
Tim vàng ta cũng chơi
Thầy B. đã phán
Như thần phán phải theo
Như trời phán phải theo
Nhiệm kì sắp hết rồi
Không thầy không chừng toi
Dân nào cũng là dân
Dân đen cũng là dân
Trí thức cũng là dân
Ta không chấp tụi bay
Điên rồ hay bàn ngang
Tụi bay là đéo gì
Câm mồm câm mồm đi.
Tim nào cũng là tim
Tim đen cũng là tim
Tim điên cũng là tim
Ta cóc nghe tụi bay
Có lực có quyền đây
Ta nghe ta đủ rồi
Phải làm phải làm thôi.
Mấy tháng trước nghe việc đúc tim cho tượng cứ tưởng chuyện vui, hóa ra chuyện thật. Tượng đài Thánh Gióng nặng 85 tấn hoàn toàn bằng đồng, cao 14,2m đặt tại đỉnh núi Đá Chồng thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn – Hà Nội, thực sự đã có tim. Đêm 23/9 vừa rồi, lễ yểm tâm vào tim tượng đã diễn ra. Mà không phải chỉ Thánh có tim, cả ngựa của Thánh cũng có tim. Hai quả tim bằng đồng, được đúc rỗng ruột có cả các dây động mạch và tĩnh mạch, tâm thất tâm nhĩ… Không một nhân vật huyền thoại nào bỗng dưng lại có một bộ phận cơ thể cụ thể đến cả chi tiết giải phẫu như thế! Ngỡ ngàng đến mức khó thốt nên lời!
Mới, thực sự mới, trong công cuộc ứng xử với di tích, di sản…, nói chung là với quá khứ lịch sử, chỉ có chuyện đúc tim cho tượng đài là đáng kể. Không rõ tim Thánh và tim ngựa Thánh cưỡi để bay về trời người ta có dùng hai khuôn đúc khác nhau không? Nếu chỉ dùng một khuôn tất nhiên là đại bất kính! Ngoài ra, ngựa của Thánh vốn là ngựa sắt, trong thần thoại, không thấy nói khi cả nước thu gom sắt đúc roi sắt ngựa sắt cho Ngài cưỡi đi dẹp giặc Ân, phường đúc có đúc tim ngựa hay không, nên giờ đây ngựa sắt có tim, lại là tim đồng, thành ra tưởng tượng đến đâu thót tim đến đấy… Thót tim còn bởi lẽ nữa: Rốt cuộc bây giờ, tượng đài Thánh Gióng (với tổng vốn đầu tư là 60 tỷ đồng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động bằng sự đóng góp của toàn xã hội. Riêng phần tượng, công ty cổ phần bất động sản ATS cung tiến 25 tỷ đồng. Phần tim cũng do công ty này cung tiến) thành tượng đài đầu tiên trên đất Việt Nam mang trái tim. Tim, chẳng biết có làm phát sinh thêm nhiều chi phí không. Nhưng phát sinh tiền chẳng sợ bằng phát sinh tiền lệ, vì sự tượng đài nhất thiết phải có tim thế này sẽ làm nhiều tượng đài các bậc thánh nhân khác đã được dựng trở nên chưa đầy đủ…
Theo Blog Nguyễn Quang Lập
Remote
Tim nào cũng là tim
Tim Ông cũng là tim
Tim trâu cũng là tim
Cứ theo ta làm đi
Tim là quái gì đâu
Ta cứ theo thần linh
Theo Đảng cũng vừa thôi.
Khi tiền như quân Nguyên
Cho ta mua cuộc đời
Khó gì đúc hai tim
Cho đúc luôn một khuôn
Tim người như ngựa thôi
Ta đang lo đời mình
Tim vàng ta cũng chơi
Tim vàng ta cũng chơi
Thầy B. đã phán
Như thần phán phải theo
Như trời phán phải theo
Nhiệm kì sắp hết rồi
Không thầy không chừng toi
Dân nào cũng là dân
Dân đen cũng là dân
Trí thức cũng là dân
Ta không chấp tụi bay
Điên rồ hay bàn ngang
Tụi bay là đéo gì
Câm mồm câm mồm đi.
Tim nào cũng là tim
Tim đen cũng là tim
Tim điên cũng là tim
Ta cóc nghe tụi bay
Có lực có quyền đây
Ta nghe ta đủ rồi
Phải làm phải làm thôi.
Chẳng biết đến đâu
Mấy tháng trước nghe việc đúc tim cho tượng cứ tưởng chuyện vui, hóa ra chuyện thật. Tượng đài Thánh Gióng nặng 85 tấn hoàn toàn bằng đồng, cao 14,2m đặt tại đỉnh núi Đá Chồng thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn – Hà Nội, thực sự đã có tim. Đêm 23/9 vừa rồi, lễ yểm tâm vào tim tượng đã diễn ra. Mà không phải chỉ Thánh có tim, cả ngựa của Thánh cũng có tim. Hai quả tim bằng đồng, được đúc rỗng ruột có cả các dây động mạch và tĩnh mạch, tâm thất tâm nhĩ… Không một nhân vật huyền thoại nào bỗng dưng lại có một bộ phận cơ thể cụ thể đến cả chi tiết giải phẫu như thế! Ngỡ ngàng đến mức khó thốt nên lời!
Người ta cứ xốn xang cả tuần nay nỗi niềm thành nhà Mạc ở Tuyên Quang trải qua một cuộc trùng tu mất ba bốn tháng và ngót nghét 10 tỷ đồng (nguồn vốn này từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác), đã trở nên sừng sững vuông thành sắc cạnh mới tinh, như một lò gạch rất to…(tất cả các báo đều dùng từ này vì không biết phải so sánh với cái gì giống hơn thế, giờ thành nhà Mạc chỉ khác lò gạch bình thường là mắc đèn màu nhấp nháy). Ứng xử với di tích luôn là chuyện xã hội quan tâm. Ai ai cũng phát biểu sau khi nhìn ảnh rằng như thế là không được, phá hoại di tích chứ bảo tồn cái nỗi gì.
Nhưng thật ra, chuyện bảo tồn đồng nghĩa xây mới có cơi nới di tích đâu phải chuyện gì mới lạ. Ô Quan Chưởng (được đem ra sửa sang trước tưng bừng Đại lễ nghìn năm có ba tuần), hiện đang quấn bạt nên chưa biết hoàn thành cuộc tu bổ xong rồi sẽ mới mẻ ra sao. Chỉ thấy ngắm những thứ đã lộ ra, gạch mới, vệt vữa trát tinh tươm thẳng thớm, thì việc Ô Quan Chưởng sắp tới đây nhìn giông giống… thành nhà Mạc cũng chẳng có gì mà không hiểu!
Mới, thực sự mới, trong công cuộc ứng xử với di tích, di sản…, nói chung là với quá khứ lịch sử, chỉ có chuyện đúc tim cho tượng đài là đáng kể. Không rõ tim Thánh và tim ngựa Thánh cưỡi để bay về trời người ta có dùng hai khuôn đúc khác nhau không? Nếu chỉ dùng một khuôn tất nhiên là đại bất kính! Ngoài ra, ngựa của Thánh vốn là ngựa sắt, trong thần thoại, không thấy nói khi cả nước thu gom sắt đúc roi sắt ngựa sắt cho Ngài cưỡi đi dẹp giặc Ân, phường đúc có đúc tim ngựa hay không, nên giờ đây ngựa sắt có tim, lại là tim đồng, thành ra tưởng tượng đến đâu thót tim đến đấy… Thót tim còn bởi lẽ nữa: Rốt cuộc bây giờ, tượng đài Thánh Gióng (với tổng vốn đầu tư là 60 tỷ đồng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động bằng sự đóng góp của toàn xã hội. Riêng phần tượng, công ty cổ phần bất động sản ATS cung tiến 25 tỷ đồng. Phần tim cũng do công ty này cung tiến) thành tượng đài đầu tiên trên đất Việt Nam mang trái tim. Tim, chẳng biết có làm phát sinh thêm nhiều chi phí không. Nhưng phát sinh tiền chẳng sợ bằng phát sinh tiền lệ, vì sự tượng đài nhất thiết phải có tim thế này sẽ làm nhiều tượng đài các bậc thánh nhân khác đã được dựng trở nên chưa đầy đủ…
Theo Blog Nguyễn Quang Lập
Remote
(Nguồn: báo TT&VH)
Gửi ý kiến của bạn