BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73796)
(Xem: 62286)
(Xem: 39481)
(Xem: 31206)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vài suy nghĩ về bài viết “Ân nhân của Thủ tướng”

08 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1003)
Vài suy nghĩ về bài viết “Ân nhân của Thủ tướng”
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Làm lãnh đạo thì phải biết xót tiền thuế của nhân dân, phải biết chí công vô tư như lời Hồ Chủ tịch dạy, chứ không phải là đua nhau dí của công vô của tư như hiện nay”.

- Xin xem: Tài Sản Nổi của TT Nguyễn Tấn Dũng

* * *


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là con người ân nghĩa và rất tiết kiệm tiền bạc, đó là nhận xét của tôi sau khi được đọc bài “Ân nhân của Thủ tướng”, một câu chuyện viết về lão nông – Anh hùng các lực lượng vũ trang Tư Kiên (Phan Trung Kiên) ở xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, thành phố Sóc trăng đã vừa vinh dự được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong những ngày cuối tháng 8/2010.

Nhưng đặc biệt hơn là ông Phan Trung Kiên lại là người cách đây vừa tròn 40 năm (9/1970) đã cứu sống Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và vì lẽ đó, sau tròn 40 năm bặt tin nhau Thủ tướng đã tìm cách đền ơn cho ân nhân của mình là đồng chí đảng viên già Phan Trung Kiên danh hiệu cao quý Anh hùng các lực lượng vũ trang.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Tư Kiên kể lại chuyện hai người chống địch và vượt sông bằng cối giã gạo 40 năm trước


1. Câu chuyện về đồng chí Phan Trung Kiên đã cõng đồng chí Dũng bị thương đi bộ gần 10 km và vượt sông bằng cối giã gạo:


Câu chuyện giữa 2 người lính cứu thương dũng cảm Nguyễn Tấn Dũng và Phan Trung Kiên trong một trận chống càn tại giữa rừng U Minh Hạ, tuy chỉ với 2 người nhưng đã chống trả cả trung đoàn bộ binh địch có máy bay trực thăng và thiết giáp yểm trợ. Đó là vào tháng 9/1970, trong đợt quân đội VNCH tiến hành hành quân càn quét và vây căn cứ T3 U Minh Hạ. Đặc biệt cảm động hơn nữa khi bài viết cho chúng ta biết đồng chí Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, khi đó tuy chỉ là y tá nhưng có tài, biết sử dụng thành thạo và bắn B40 rất giỏi, chỉ với 2 phát B40 đã tiêu diệt được cả một đại đội địch.

Trích “Hai học viên trẻ Nguyễn Tấn Dũng và Phan Trung Kiên quyết định ở lại chặn địch để đồng đội khẩn cấp đưa thương binh vượt sông về hậu cứ. Một người vác súng B40, người kia cầm khẩu AK khạc đạn liên hồi, diệt được trên chục tên địch rồi tiến đến một hố bom núp quan sát tình hình. Ông Tư Kiên kể: “Một đại đội địch tràn lên và bắn tới tấp về phía T3. Trước mắt địch quá đông với hỏa lực mạnh, sau lưng là đồng đội vẫn còn đưa thương binh vượt sông, tình thế chúng tôi rất hiểm nguy. Lúc ấy, Dũng nâng B40 bắn liên tiếp 2 phát làm cả rừng tràm rung lên. Địch la thất thanh và sau đó im bặt”.

Cảm động hơn là chuyện ông Tư Kiên đã cõng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng bị thương đi khoảng gần 10 cây số, để vượt sông đã dùng cối giã gạo bằng gốc cây mù u rộng hơn 1m² bơi qua sông Cái tàu để trở về đơn vị. Nhưng chưa hết, sau khi ông Tư Kiên vần chiếc cối xuống sông rồi cõng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng đặt nằm lọt trong lòng cối và lấy lục bình phủ lên ngụy trang. Vừa kéo chiếc cối vượt qua được bờ kia sông thì bên này, hơn chục tên địch đang lần theo vết máu của Dũng. Chỉ chậm vài phút là hai đồng chí đã bỏ mạng giữa rừng.

Chuyện còn cho biết rằng, sau khi về hậu cứ an toàn, chữa lành vết thương và hồi phục sức khỏe, hai người tiếp tục tham gia nhiều trận đánh lớn ở Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Một thời gian dài sau ngày đất nước thống nhất, ông Tư Kiên đã bặt tin người bạn Nguyễn Tấn Dũng.

2. Hai cuộc đời của hai người đồng chí sau cuộc chiến.

a) Đồng chí Phan Trung Kiên cật lực mưu sinh


Theo bài báo “Ân nhân của Thủ tướng”, cho biết: “Đất nước thống nhất, Tư Kiên về Bạc Liêu lấy đưa vợ về Kế Sách, Tư Kiên xin chuyển ngành về bệnh viện đa khoa huyện. Làm phó giám đốc bệnh viện gần 7 năm (1982), ông xin nghỉ ở tuổi 37 vì cuộc sống gia đình quá khó khăn, vợ bị bệnh nặng trong khi các con còn nhỏ. Về với ruộng vườn, ông Tư Kiên chỉ có mảnh đất đủ để cất căn nhà lá. Thấy nhiều người sống được bằng nghề nuôi vịt, ông gom hết tiền và mượn thêm hàng xóm đầu tư nuôi 200 con.

Tuy nhiên, đàn vịt vừa đẻ vài ngày bỗng lăn ra chết hết. Ông phải bán mảnh đất cùng căn nhà lá để trả nợ. Không đất, không nhà, ông đành dắt díu vợ và 3 con nhỏ vào Nghĩa trang Liệt sĩ Kế Sách tá túc. Xin được chân quản trang, ngày ngày ông chăm nom những nấm mồ của những người con quê hương đã ngã xuống.

Làm quản trang một thời gian vẫn không đủ sống, ông Tư Kiên lại dắt vợ con về Ba Trinh xin người quen một mảnh đất nhỏ cất nhà ở và làm thuê, làm mướn mưu sinh.

Đứa con gái lớn học đến lớp 8 đã nghỉ để làm thuê; thằng con trai kế một buổi đi học, một buổi bán bánh mì và phụ hồ; còn con bé út lại không có tiền đi đò đến trường học… Nghèo khó quá nhưng vợ chồng tôi không đành để hai đứa nhỏ nghỉ học” – vợ ông ngậm ngùi.
Thấy vợ chồng Tư Kiên vất vả, hàng xóm đã cho thuê đất để ông trồng rau. Nhờ chí thú làm ăn, năm 1999, ông có được ít vốn mua mảnh đất nhỏ ở thị trấn Kế Sách dựng lên ngôi nhà lá nhưng vẫn tiếp tục thuê đất làm lúa, trồng rau nuôi con ăn học.


b) Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng nhờ phép thần kỳ, ngồi tên lửa một mạch lao lên Thủ tướng:

Theo “Tóm tắt tiểu sử của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng” thì: “sau năm 1975, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng học khoá Bổ túc sĩ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn – Trung đoàn Bộ binh và đảm nhiệm nhiệm vụ Thượng uý – Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư ĐU Tiểu đoàn) và Đại uý – Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Uỷ viên TVĐU Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Căm-pu-chia. Thiếu tá – Trưởng Ban cán bộ (Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Chính trị) của Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Kiên Giang.

- Tháng 10-1981 đến tháng 12-1994: Học trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Tỉnh uỷ viên- Phó Ban tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang. Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ – Bí thư huyện uỷ Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Kiên Giang. Phó Bí thư Tỉnh uỷ – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Đại biểu HĐND Tỉnh Kiên Giang. Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Bí thư ĐU Quân sự Tỉnh, ĐUV Đảng uỷ Quân khu 9.

- Tháng 1-1995 đến tháng 5 -1996: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ĐUV- Đảng uỷ Công an TƯ.

- Tháng 6-1996 đến tháng 8-1997: Uỷ viên Bộ Chính trị và Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng và phụ trách công tác Tài chính của Đảng.

- Tháng 9-1997 đến 6-2006: Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư BCS Đảng Chính phủ – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo TW về Đổi mới DNNN; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tội phạm và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác.

- Năm 1998-1999 kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bí thư BCS Đảng Ngân hàng Nhà nước.

- Tháng 7-2006 đến nay (7-2007) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

3. Phải chăng con người ta có số phận?

Tôi là một con người duy vật, ít tin vào duy tâm nhưng qua câu chuyện “Ân nhân của Thủ tướng”, đã buộc cá nhân tôi phải xem xét lại quan điểm này. Với những người theo cách mạng chúng tôi thì sự tiến bộ về chức vụ của mỗi người là do tài năng và sự cống hiến của mỗi cá nhân cho sự nghiệp cách mạng của đảng. Nhưng hình như hoàn toàn không phải như đảng đã giáo dục và tuyên truyền cho chúng tôi, cùng là 2 chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ, trong những năm đánh Mỹ 2 người cùng chiến đấu vào sinh ra tử trên cùng một mặt trận, vậy tại sao hai con người đó là hai số phận hoàn toàn trái ngược?

Sau cuộc chiến, đồng chí Phan Trung Kiên sống trong nghèo nàn đói khổ, mảnh đất cắm dùi cũng không có vì đã bán để trả nợ, phải dắt díu vợ con vào nghĩa trang để ở, và làm người trông coi nghĩa trang. Tuy rằng đến cuối đời tuy đã mua được miếng đất nhỏ nhưng vẫn ở nhà lá và tuê đất trồng rau và làm mướn.

Trích ”… Ông phải bán mảnh đất cùng căn nhà lá để trả nợ. Không đất, không nhà, ông đành dắt díu vợ và 3 con nhỏ vào Nghĩa trang Liệt sĩ Kế Sách tá túc. Xin được chân quản trang, ngày ngày ông chăm nom những nấm mồ của những người con quê hương đã ngã xuống.

Làm quản trang một thời gian vẫn không đủ sống, ông Tư Kiên lại dắt vợ con về Ba Trinh xin người quen một mảnh đất nhỏ cất nhà ở và làm thuê, làm mướn mưu sinh.

“Đứa con gái lớn học đến lớp 8 đã nghỉ để làm thuê; thằng con trai kế một buổi đi học, một buổi bán bánh mì và phụ hồ; còn con bé út lại không có tiền đi đò đến trường học… Nghèo khó quá nhưng vợ chồng tôi không đành để hai đứa nhỏ nghỉ học” – vợ ông ngậm ngùi.



Nhà thờ họ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Ngược lại, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng cuộc đời, công danh, sự nghiệp, tài sản, gia đình, họ hàng thì quả là quá may mắn và đặc biệt như thế nào chắc mọi người đều rõ. Chỉ với cô con gái diệu Nguyễn Thanh Phượng phó Giám đốc Quỹ đầu tư quốc tế, giám đốc tài chính của Holcim Vietnam, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Sỹ, đã kết hôn với được anh chồng Việt kiều Tổng giám đốc IDG Ventures Vietnam Nguyễn Bảo Hoàng. Và cũng phải nhắc đến cái Nhà thờ họ của gia đình Thủ tướng mới xây dựng ở quê hơn bốn chục tỷ hoành tráng hơn cả đền thờ người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực thì đủ biết. Đó chỉ là hai ví dụ tiêu biểu trong hàng trăm hàng ngàn cái nổi bật trong cuộc đời cách mạng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cuộc đời, sự nghiệp công danh và sự thành đạt nhanh chóng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là giấc mơ của một số người Việt nam, đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy ít học, không được giáo dục đến nơi đến chốn, nhưng do sự nỗ lực của bản thân và sự tạo điều kiện của đảng nên mới có ngày hôm nay. Từ một đồng chí y tá đồng chí Thủ tướng đã vươn tới đỉnh cao sáng chói của quyền lực, là Thủ tướng Nước CHXHCN Việt nam đã nhiều năm, một trong tứ trụ triều đình hiện nay.

Chuyện gặp lại và đền ơn người đồng chí cứu mạng mình cách đây tròn 40 năm, khi đồng chí Thủ tướng ôm chầm ông, xúc động nhắc chuyện cũ và nói với ông Tư Kiên “Anh chính là ân nhân lớn của tôi. Nhờ sự mưu trí, dũng cảm của anh mà tôi đã vượt được sông bằng chiếc cối giã gạo trong lúc bị thương để về đến căn cứ an toàn”. Đây là câu nói của đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ân nhân cứu sống đồng chí. Tin rằng ngoài cái danh hiệu cao quý mà nhà nước đã trao cho đồng chí Phan Trung Kiên vì thành tích cứu chúa năm xưa.

Thủ tướng với tư cách quan lớn của triều đình cũng nên ban cho người ân nhân của đồng chí một ít vụn bạc lẻ tẻ trong số tài sản khổng lồ của gia đình Thủ tướng cho phải đạo người quân tử, ít ra cũng một đôi trăm ngàn USD giúp người đồng chí bần hàn của mình làm vốn, như vậy mới xứng đáng công cứu mạng Thủ tướng. Nếu không có được như vậy, chỉ dùng tiền bạc của người khác để phúc ta theo cách làm của Thủ tướng, như tiền trợ cấp hàng tháng cho tấm Huân chướng Anh hùng lực lượng vũ trang đó cũng là tiền thuế của nhân dân mà thôi.

Không biết còn bao nhiêu vạn chiến sĩ bộ đội và người dân khác đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc, của đất nước hôm nay thì đồng chí Thủ tướng nghĩ sao? Đa phần các cựu chiến binh và nhân dân Việt nam hôm nay không hề có ý mong đồng chí Thủ tướng cảm ơn họ. Họ chỉ mong ở đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (con trai của đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), đồng chí Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang Nông Quốc Tuấn con trai TBT Nông Đức Mạnh, đồng chí Phó Bí thư tỉnh ủy Nghệ an Trần Bình Minh con đồng chí Bộ trưởng Trần Lâm… và kính thưa các loại các đồng chí con ông cháu cha (CCCC) khác trong danh sách kế cận lãnh đạo của đảng dài dằng dặc… một điều nho nhỏ.

Đó là “Làm lãnh đạo thì phải biết xót tiền thuế của nhân dân, phải biết chí công vô tư như lời Hồ Chủ tịch dạy, chứ không phải là đua nhau dí của công vô của tư như hiện nay”.

Thế là đủ thưa các đồng chí.

Quân y viện 108, 09/9/2010

Kami

© Kami 2010

Theo blog Kami
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn