BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73476)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thư trả lời bạn đọc - Sử gia Dương Trung Quốc phỉ báng lịch sử Việt Nam?

25 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 988)
Thư trả lời bạn đọc - Sử gia Dương Trung Quốc phỉ báng lịch sử Việt Nam?
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Thưa các bạn đọc,

Loạt bài nghiên cứu “Phong thủy ngàn năm Thăng Long” (1) đã phổ biến rộng rãi, người viết đón nhận nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc, dù khen hay chê, người viết cũng xin cảm ơn sư quan tâm của bạn đọc. Có bốn ý kiến cần được giải đáp công khai như sau:

 1)- Thiên Đức là ai? mà dám mó “dế ” của những bậc thâm nho lão làng, những cây cổ thụ trong làng hán học Việt Nam.

 2)- Một e.mail được ký tên “ban điều hành...” của một trang web..., gởi đến trong thời gian chỉ mới phổ biến bài thứ nhất “phong thủy ngàn năm Thăng Long 1/2) . (Xin bạn đọc thứ lỗi cho người viết không nêu danh tánh, và e.mail cụ thể) . Thiên Đức cũng không biết người viết mail trong ban điều hành là ai? mà là ai có quan trọng không nhỉ? Đại ý như sau:

 Thiên Đức không học chữ chữ Hán, đã dịch sai chiếu dời đô, nên quyết định không phổ biến và trong e mail kế tiếp chính thức mời người viết gởi bài đi chỗ khác (là một hình thức sáo ngữ đuổi người viết đi chỗ khác chơi)

 3)- Một bạn ở Việt Nam: Đồng ý với tác giả, bản dịch “rồng cuộn hổ ngồi” gây thiệt hại theo như bài viết, cần phải xét lại. Thế còn bản dịch “rồng chầu hổ phục” sai ở chỗ nào? không thấy chứng minh, đây chỉ là sự vơ đủa cả nắm. Tác giả chính là loại người chống cọng cực đoan, cố tình đánh phá quê hương Việt Nam.

 4)- Sau khi phổ biến toàn bộ bài viết, một bạn đọc đã đưa bài báo Sài Gòn Giải Phóng để hỏi Thiên Đức hiểu như thế nào về nội dung như sau:

 “Cuối cùng thì “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050” cũng được thảo luận trên diễn đàn Quốc hội

Phải chăng cái khôn ngoan của Lý Công Uẩn cũng là cái bản lĩnh của ông cha ta là thức thời, biết học cái hay của thiên hạ để phụng sự cho sự nghiệp và lợi ích của quốc gia mình. Ngài chọn Đại La, nơi có thế đất “rồng cuộn, hổ ngồi” rất “tĩnh” để làm kinh đô nhưng lại chọn cho nó một cái tên rất “động” là “Thăng Long” (rồng bay) để phá cái thế yểm triệt của phương Bắc, giải phóng cho con rồng Đại Việt cất cánh...

DƯƠNG TRUNG QUỐC” (2)

 Phần trả lời:

 1)- Thưa bạn đọc,

Thiên Đức là ai? không quan trọng, cũng chỉ là một hạt cát trong biển học mênh mông của nhân loại, bình thường như bao hạt cát khác tìm gặp trên lối đi, do đó tự thân hạt cát này không có khả năng gây hại hay mó tới những nhà hán học (rộng và cao) trong làng cổ thụ Việt Nam. Nếu lở như hạt cát này rơi vào hán làm nhột nhạt các vị hán học, thì hạt cát này xin tạ lỗi trước, và mong các vị nhẹ tay gở hạt cát ra, chứ đừng dùng chổi chà quét mạnh, đuổi “khách đi chỗ khác chơi” lở hạt cát văng vào mắt các vị, làm mờ mắt không đọc được bài trả lời này thì thật là đáng tiếc.

 2)- Thưa các bạn trong ban điều hành...

 Thiên Đức rất hoan hỉ được các bạn trả lời, nhờ đó biết thêm một phần nào quan điểm của các bạn. Điều ngạc nhiên nhất của người viết: “tại sao các bạn vội vàng kết luận bài viết của Thiên Đức là sai?” và đi đến quyết định quyết liệt như đã nói trên, trong khi các bạn chỉ mới đọc có một phần đầu của một đề tài nghiên cứu phong thủy, có dẫn chứng tài liệu lịch sử chính gốc XHCN đầy đủ và rõ ràng (chứ không phải là một sự bịa đặt, bôi bác chế độ).

Thiết nghĩ nếu các bạn đọc xong toàn bài viết rồi đi đến kết luận cũng chưa muộn. Phải chăng lối hành sử của các bạn đã cố chấp và nông cạn so với quá trình làm việc? Một lối hành sử không đáng có của những người trí thức dũng cảm chấp nhận đối thoại nhiều mặt.

 Trước khi đi vào nội dung, người viết trình bày một sự kiện xã hội để cùng nhau suy gẫm, một kỹ sư, một bác sỹ, một nhạc sỹ hay họa sỹ, một nhà sản xuất, kể cả một nhà dịch thuật, khi cho ra một sản phẩm sử dụng đại trà trong xã hội. Nếu gây ra thiệt hại hay có người chứng minh được những tác hại do những sản phẩm xã hội gây ra, điều trước tiên là tác giả hay những người thông hiểu về sản phẩm xã hội đó phải có trách nhiệm giãi bày hay phản biện cùng giải quyết hậu quả. Bất kể người phát hiện ra sai lầm là ai? có ở trong nghề hay không? Tiếng nói có trọng lượng hay không?

 Nhân thân của người phản biện chỉ là vấn đề hậu xét, hoàn toàn không liên quan gì đến sản phẩm xã hội.

 Cái đó gọi là “Trách nhiệm xã hội của người làm ra sản phẩm”. Cũng chính vì thế hiện nay hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều có tổ chức cái gọi là “ ban bảo vệ người tiêu dùng” để loại bỏ những sản phẩm gây thiệt hại trong bất cứ lãnh vực nào, và quy trách nhiệm cho người làm ra sản phẩm, cho dù sản phẩm đó được làm ra đúng bài bản, quy trình sản xuất, có giấy phép công chứng đầy đủ.

 Nếu người làm ra sản phẩm hay người hiểu biết về sản phẩm không lên tiếng vì bất cứ một lý do nào, để chối bỏ trách nhiệm, đó là một tội ác về mặt đạo đức, chưa nói là có thể quy trách nhiệm hình sự nếu sự việc nghiêm trọng.

 Trở lại đề tài, người viết không phủ nhận những chữ “bàn”, “cứ” là động từ, và trong chữ “cứ” có bộ tài gẩy biểu thị hành động. Vì vậy phải dịch cụm từ “long bàn hổ cứ” là “rồng cuộn hổ ngồi”, hay “rồng chầu hổ phục”. Để chỉ động tác của những sinh vật này.

 Thế nhưng không ai có thể phủ nhận cụm từ “long bàn hổ cứ”mang ý nghĩa phong thủy, tất yếu khi dịch ra tiếng Việt phải phù hợp với nội dung phong thủy của nó.

 Thiên Đức xác nhận không ở trong ngành Hán học. Nói như vậy, không có nghĩa là người viết không thể phản biện sự sai trái của bản dịch về mặt phong thủy. Không có quyền chứng minh về những hậu quả tai hại nghiêm trọng do bản dịch sai lầm gây ra chăng?

 Nói một cách khác hơn theo ý nghĩa của các bạn trong ban điều hành nói trên là tất cả những ai, kể cả những thế hệ con cháu mai sau không học Hán học đều không thể và không có quyền tranh luận công khai về sự sai lầm của bản dịch chiếu dời đô nhất là về mặt phong thủy, cho dù hậu quả của nó nghiêm trọng như thế nào. Đây là vùng cấm của giới Hán học, cũng là đặc quyền không thể tranh cãi của người học chữ Hán hay sao?

 Sự sai lầm và hậu quả của sự sai lầm đã trình bày quá đầy đủ trong bài viết thiết tưởng không cần phải nhắc lại.

 Ai là người phải giải quyết những nghịch lý này? Nếu không phải là những nhà dịch thuật và những bậc lão làng trong ngôi nhà hán học, mà trong đó có thể có các bạn là những nhà trí thức có tâm huyết với dân tộc và đất nước.

 Sở dĩ các nhà dịch thuật (nói chung) hôm nay còn tồn tại và có vị trí xứng đáng trong xã hội là vì bản chất hoàn toàn khác hẳn với cái máy dịch.

Cái máy dịch vô cảm, vô tư, không có trách nhiệm, chỉ biết làm theo một công thức định sẵn, hoàn toàn không có cái cảm giác xót xa đau đớn cùng với dân tộc, với quê hương.

 Nhà dịch thuật còn có trái tim, có trách nhiệm với xã hội, biết hổ thẹn với tiền nhân, chịu tội với những thế hệ mai sau về công việc của mình.

 3)- Về bản dịch “rồng chầu hổ phục“

Trước khi trả lời, Thiên Đức xin các bạn đọc trong nước hãy cất dùm cái nón “ chống cộng cực đoan, cố tình đánh phá quê hương Việt Nam” vào trong bảo tàng viện dùm. Loại nón này được sản xuất từ thời hoang tưởng “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vũng chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa” giờ đây là thời kỳ bơi ra biển lớn để thấy trời cao đất rộng”, cũng là thời kỳ “vượt qua não trạng lũy tre làng khép kín” để đối thoại công khai và sự thật, không còn là thời kỳ “trùm chăn, để tự sướng với nhau”. Tất nhiên loại nón trên lỗi thời và lạc hậu.

 Trở lại nội dung, đây là bản dịch tệ hại hơn cả bản dịch “rồng cuộn hổ ngồi”. Tuy rằng bản dịch này không gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng là bản dịch vô nghĩa và thấp kém.

Thật vậy, rồng chầu hổ phục là nói lên sự việc những sinh vật này luôn luôn phục tùng và trung thành nhà vua để tạo thêm sức mạnh. Trước mặt và trên đầu sinh vật này chỉ có nhà vua cho dù bối cảnh xung quanh bình yên như nước hồ thu, hay long trời lở đất, những sinh vật này cũng chẳng quan tâm vì chỉ một dạ tận trung và bảo vệ nhà vua. Thế thì toàn bộ nội dung bản chiếu dời đô như là “tựa núi, nhìn sông”, hay “chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương” chẳng liên quan hay ăn nhập gì với cụm từ “rồng chầu hổ phục”. Cụm từ này hoàn toàn lạc lõng trong bản chiếu dời đô. Hay nói trái ngược lại lối dịch này đã phản bội chiếu dời đô, nếu không nói, tối nghĩa làm thấp giá trị của bản chiếu dời đô

 4)- Về phát biểu của ông Dương Trung Quốc

Điểm lưu ý đầu tiên đây là phát biểu chính thức của một đại biểu quốc hội cũng là nhà sử học Việt Nam ở chức vụ Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội (3).

 Đây là bài viết chính thức tường thuật nội dung tranh luận tại Quốc hội, được phổ biến công khai trên các tờ báo lề phải. Lời phát biểu rất tỉnh táo của một nhà sử học chứ không phải là loại phát biểu của người say lỡ lời trên bàn nhậu, hay là có sự sai phạm do lỗi kỹ thuật, hay do thư ký đánh máy.

 Một câu hỏi đặt ra là trong cuộc tranh luận bản dịch chiếu dời đô hiện nay, ông Dương Trung Quốc đứng ở vị trí nào? Đúng hay sai?

 Thực ra có ba vị trí đứng sẽ được phân tích để bạn đọc tự có lời kết hay là chờ ông Dương Trung Quốc chính thức xác nhận vậy.

 a)- Giả thiết đúng:

Với tư cách là Tổng thư ký hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, sự kiện ông Dương Trung Quốc đồng ý với bản dịch là chuyện bình thường, thế nhưng ông không thể phủ nhận sự nghịch lý trong bản dịch là một vùng đất lại có hai tên gọi “rất tỉnh” lại là “rất động”, cũng là vừa âm lại vừa dương, đây là điều tối kỵ trong dịch lý Đông phương. Để lý giải trường hợp này ông Dương Trung Quốc cho rằng đây là một loại bùa chú nhằm phá cái thế yểm triệt của phương Bắc. 

 Lối giải thích này là một sự phỉ báng hay phủ nhận mọi giá trị lịch sử Việt Nam không xứng đáng để được thốt ra từ một nhà sử học vừa là đại biểu quốc hội, bởi những lý do sau:

 - Một vùng đất có hai con rồng ở chung, rất động và rất tỉnh, đó sẽ là một vùng đất bị tàn phá bởi những động tác đối nghịch của hai con rồng (tức là hai vua), luôn luôn bất ổn thì làm sao có thể “phá cái thế yểm triệt của phương Bắc, giải phóng cho con rồng Đại Việt cất cánh...” Người xưa nói “An cư mới lạc nghiệp” vùng đất kinh đô luôn luôn bất ổn, làm sao đất nước có thể phát triển đó là một điều không tưởng.- Nếu giải thích vùng đất này chỉ có một con rồng vừa rất tịnh, lại vừa rất động, trong cái thế vừa cuộn mình vừa có thể bay lên, thì đây là loại rồng say thuốc “lắc” giống như cậu ấm cô chiêu say thuốc trong vũ trường mà thôi. Con rồng bay lên được là nhờ vi cánh, đuôi cùng cái thân uốn khúc, giờ đây cuộn mình thành một cục mà bay được thì chỉ là cục rồng lắc lư trên mặt đất làm sao có thể cất cánh được.

- Một loại rồng vừa rất tỉnh lại vừa rất động theo dịch lý có nghĩa là vừa âm lại vừa dương, vừa đực vừa cái là loại rồng khuyết tật về mặt sinh học. Đây chính là một sự nhạo báng hình ảnh lịch sử Thăng Long.

- Tại sao đặt hai cái tên gọi đối nghịch nhau cho một vùng đất lại có thể là phá cái thế yểm triệt của phương Bắc? Điều này có nghĩa Đại Việt cất cánh vương lên là nhờ lá bùa của hai tên gọi nghịch nhau, chứ không phải là do ý chí quật cường của dân tộc Việt đánh đuổi ngoại xâm chấn hưng bờ cõi. Đây là một hình thức phủ nhận lịch sử, phủ nhận những hình ảnh oai hùng được viết lên do ý chí tự cường và sự nổ lực của dân tộc.

- Nếu lá bùa là sự thật, còn đâu là hình ảnh hào hùng của Lý Thường Kiệt đứng trên đất Tàu tuyên bố: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, còn đâu hình ảnh sứ thần Giang Văn Minh chỉ thẳng vào mặt vua Minh để đối câu đối như là một khẳng định lịch sử, một niềm tự hào của dân tộc.

Đồng trụ chí kim đài dĩ lục

(Nghĩa nôm: Cột đồng đến nay rêu đã xanh)

Đằng Giang tự cổ huyết do hồng.

( Nghĩa Nôm : Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ)

Phải chăng ông Dương Trung Quốc học sử Tàu, đã quên hết lịch sử Việt Nam chăng?

- Nếu ông Dương Trung Quốc giỏi phong thủy, hiểu biết được loại bùa phá trấn yểm phương Bắc, tại sao ông không làm loại bùa có tên gọi nào khác dán vào lăng Hồ Chí Minh và tòa nhà quốc hội đang xây dựng để phá cái thế trấn yểm của phương Bắc đang chiếm cứ biên giới miền Bắc, Bâu xít Tây nguyên, Hoàng Trường Sa để cho đảng csvn khỏi mang tiếng hèn và nhục, để dân tộc Việt Nam có thể vươn lên không còn bị thằng “bá quyền Trung Quốc” chèn ép.

Thực tế, nếu ông Dương Trung Quốc là người chưa quên lịch sử Việt Nam, không hề có ý phủ nhận hay phỉ báng lịch sử Việt Nam, thì giả thuyết ông Dương Trung Quốc công nhận bản dịch chiếu dời là đúng, không hiện thực.

b)- Giả thiết sai:

Điều này có nghĩa là ông Dương Trung Quốc cho rằng bản dịch thuật chiếu dời đô là sai, trong khi viện khoa học xã hội Việt Nam, ủy ban khoa giáo trung ương, ban tư tưởng văn hóa trung ương chưa lên tiếng, thì ông Dương Trung Quốc chỉ có thể nói một phần sự thật mà thôi. Đó là sự nghịch lý trong bản dịch là vừa “rất tỉnh” lại vừa “rất động”. Phần còn lại ông chưa nói hay không bao giờ nói?

Thật vậy, theo ông Hà Văn Thịnh giáo sư sử tại đại học Huế tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng:

Ông HVT: Tôi nói thật với chị, lịch sử VN hiện đại, chỉ có 30% sự thật., 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ, đánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà VN không thua trận nào là không thể chấp nhận được (4)

Một giáo sư đại học sử chỉ có quyền dạy 30% sự thật về lịch sử, ông Dương Trung Quốc vừa là nhà sử học vừa là nhà chính trị có thể nói bao nhiêu phần trăm sự thật về lịch sử để có thể tồn tại trong chế độ cọng sản?

Như vậy câu nói là “phá cái yểm triệt của phương Bắc” chỉ là một sự dối trá trước quốc hội, dối trá trước đảng csvn cùng dân tộc Việt Nam. Thực tế chẳng có cái gì gọi là để “ phá cái yểm triệt của phương Bắc” cả.

Đây chính là loại bùa che chắn cho chính bản thân ông Dương Trung Quốc để khỏi buộc mồm nói ra sự thật, khỏi bị tiêu vong bởi sự thật, và để được tồn tại với bổng lộc của chế độ.

 Sự thật còn lại đó là gì?

Đó là bản dịch chiếu dời đô hoàn toàn sai.

Đảng cọng sản Việt Nam đã lợi dụng bản chiếu dời đô trong mục tiêu chính trị, tổ chức lễ hội ngàn năm Thăng Long thật hoành tráng trùng ngày quốc khánh Trung Quốc, như là một dấu hiệu thần phục để có cơ hội tồn tại.

 Nếu đảng csvn hiểu đúng chiếu dời đô, học được bài học lịch sử nhà Lý như đã trình bày đầy đủ trong bài viết, đảng csvn phải sửa đổi nội dung lễ hội ngàn năm Thăng Long trở thành “lễ hội tạ tội với tiền nhân và dân tộc”, với những hình thức tẩy trần thân xác đảng csvn, đại xá toàn dân, dùng tiền tổ chức lễ hội (4,5 tỷ đô la) đễ giải quyết toàn bộ khiếu kiện cho dân oan, và trợ cấp xóa đói giảm nghèo.

Một hình thức hòa hợp, hòa giải, đại đoàn kết dân tộc rất thiết thực, đưa đất nước đi lên.

 c)- Giả thuyết thứ ba “vừa đúng lại vừa sai”:

Điều này có nghĩa là ông Dương Trung Quốc xác nhận bản dịch vừa đúng, lại vừa sai ai hiểu sao cũng được. Đây là lối giải thích của người ba phải, đi hàng hai, vừa động vừa tịnh, vừa âm lại vừa dương, vừa đực lại vừa cái.

 Đối với ông Dương Trung Quốc, Thiên Đức thật sự không biết ông có phải là người lưỡng hệ, lưỡng giống, hay không? hãy chờ đương sự minh xác, mới có thể có lời bình luận kế tiếp.

 Thưa các bạn đọc,

 Một câu nói khó có ai phủ nhận “Một nữa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, một nữa sự thật chưa phải là sự thật”. Lịch sử Việt Nam cận đại chỉ mới một phần ba (30%) sự thật theo như lời xác nhận của giáo sư Hà Văn Thịnh, thì chắc chắn đó không phải là sự thật, mà chính là sự dối trá.

 Ông Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của chế độ csvn chỉ là một phần ba sự thật!

Ông Hồ Chí Minh tàn ác với dân chúng Miền Bắc qua cải cách ruộng đất, vô cảm trước cái chết đau thương của hàng ngàn người dân vô tội xứ Huế trong tết Mậu Thân

Ông Hồ Chí Minh không phản đối công hàm bán Hoàng Trường Sa cho Tàu Cọng của thủ tướng Phạm Văn Đồng dưới quyền cai trị của ông.

Ông Hồ Chí Minh được ướp xác bắt nhân dân đóng tiền bảo dưỡng, hiện nay xác đã phân hủy (thúi) theo phó bản công nghệ xác ướp Le nin.

Tất cả đó là hai phần ba (70%) sự thật còn lại.

 Đảng csvn Việt Nam tổ chức lễ hội ngàn năm Thăng Long là một phần ba sự thật!

Đảng csvn đã hiểu gì? học được gì bài học lịch sử thời lý? để không tủi nhục với tiền nhân.

Đảng csvn hèn nhát trước Trung Quốc, bán đất, bán biển, bán Tây nguyên, bán rừng đầu nguồn, gây nợ cho nhiều thế hệ con cháu sau này phải trả, qua những tập đoàn kinh tế tham nhũng thối nát như Vinashin.

Tất cả đó là hai phần ba sự thật còn lại.

 Những ai là người ưu tư đến vận nước, những ai là nhà trí thức mang danh phản biện không thể vô cảm, thờ ơ trước hai phần ba (70%) sự thật còn lại.

Thiên Đức chỉ là một hạt cát, già cỗi, không còn tham vọng, chỉ bởi làm kiếp “con tằm ắt phải nhả tơ”, lở tơ vương, vướng bận lòng ai, là một sự việc không mong muốn, xin một lần nữa tạ lỗi với bạn đọc.

Trân trọng

Thiên Đức

 Ghi chú:

 1)- Phong thủy ngàn năm Thăng Long

2)- Chuyện dời đô

3)- Tiểu sử Dương Trung Quốc

4)- Nhà sử học Hà Văn Thịnh nói về Hồ Chí Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn