BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73458)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31181)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền tỉnh Phú Thọ có biết đến những nỗi đau này không!?

05 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 1017)
Các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền tỉnh Phú Thọ có biết đến những nỗi đau này không!?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nhờ một nhân duyên mà tôi đã được tỏ tường một sự cố thật buồn đã vận vào 8 anh em cùng cha cùng mẹ của thầy giáo về hưu Đào Kim Tuyến (1946), nguyên giáo viên ngữ văn Trường PTTH chuyên Nguyễn Huệ thành phố Hà Đông Hà Nội . Câu chuyện này đã thực sự gây súc động và bất bình sâu sắc cho bất cứ ai có lương tri khi một lần biết đến. Vậy mà thât lạ ! Câu chuyện đó sau không dưới 9 lần được thầy giáo Đào Kim Tuyến khẩn cầu và khẩn cấp gửi lên các cơ quan Dân – Chính - Đảng của tỉnh Phú Thọ suốt mấy năm nay, vẫn chẳng lay động được lòng ai trong các các quan chức cầm quyền ở Xã Mạn Lạn, ở Huyện Thanh Ba và ở Tỉnh Phú Thọ .

Câu chuyện có thể tóm tắt lại như sau:

Thân phụ của thầy giáo Tuyến là ông Đào Văn Bát (1922) ở đội 3, Thôn Mạn Lạn, Xã Mạn Lạn, Huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ . Ông Bát có 3 bà vợ. Riêng bà vợ chính thức đầu tiên của ông là bà Cao Thị Sinh đã sinh hạ cho ông Bát 8 người con cả trai lẫn gái gồm :

  1. Đào Kim Tuyến 1946

  2. Đào thị Bích 1948

  3. Đào thị Thu 1953

  4. Đào Văn Tuyển 1955

  5. Đào Công Chứ 1961

  6. Đào Công chuyên 1963

  7. Đào Thị Lý 1965

  8. Đào Thị Hồng Tâm là con gái út của ông Bát và bà Sinh. Em Tâm ra đời trong những ngày bi thảm của cuộc chiến tranh lúc đó. Bà Sinh lúc bụng mang dạ chửa em Tâm đã trúng bom Mỹ chết gục trong vũng máu ngay trước sân nhà ngày 22/10/1967. Mọi người đã phải mổ bụng mẹ và cứu được em Tâm .


Người vợ thứ 2 của ông Bát lúc đó đã ở riêng cùng với 3 người con của bà có với ông Bát. Bà là người tài hèn sức yêú không đủ sức để gánh vác cả một gia cảnh bất ngờ bị đổ vỡ, mất mát quá nặng nề. Năm 1970 ông Bát lại quyết định sống không hôn thú với bà Mè thị Mai. Bà này kém ông Bát tới 25 tuổi và bà Mai cũng sinh hạ cho ông Bát 3 người con nữa, trong đó có người con giai út của ông Bát là Đào Ngọc Hưng (1977).

Giờ đây sẽ chẳng có gì là đặc biệt nếu chính quyền Xã Mạn Lạn, Huyện Thanh Ba và Tỉnh Phú Thọ làm đúng luật thừa kế, tôn trọng đúng những nguyên tắc bắt buộc khi làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bìa Đỏ) cho gia đình ông Bát

Năm 1999 bà vợ 3 ngoài giá thú của ông Bát qua đời , đến 2005 Ông Bát cũng quá cố. Hai năm sau ngày ông Bát mất 2007 các con của ông Bát và bà Sinh từ nhiều nơi trong tỉnh bảo nhau cùng tìm về nhà bố mẹ mình để tu bổ nhà cửa làm nơi thờ cúng cha mẹ tổ tiên thì mọi người mới ngã ngửa khi chính quyền Xã Mạn Lạn cho người đến đe doạ trục xuất toàn bộ anh chị em họ ra khỏi nhà với lý do họ đã xâm nhập tư gia trái phép!? Mọi người càng bất ngờ hơn khi 1665m2 đất thổ cư và ngôi nhà gỗ cổ 5 gian với 6 hàng chân cột mà ông bà nội của họ để lại cho bố mẹ họ sau 1965 được chính quyền xã chuyển đổi từ nơi ở cũ đến nơi ở mới đã bị ông Lê Văn Khuya chủ tịch Huyện Thanh Ba Phú Thọ ngay từ 19/2/2003 ngấm ngầm làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho riêng người con riêng của ông Bút với bà vợ không hôn thú thứ 3. Đó là anh Đào Ngọc Hưng (1977)

Như vậy chỉ bằng một chữ ký rất quan liêu, rất vô trách nhiệm, chính quyền Xã Mạn Lạn & chủ tịch UBND Huyện Thanh Ba – Phú Thọ trong nháy mắt đã đẩy toàn bộ những người con của ông bà Bát- Sinh ra khỏi ngôi nhà của họ, nơi đó họ đã được sinh ra và lớn lên. Những người con của ông Bát và Bà Sinh nay đã trưởng thành cả, họ đều là những người con có hiếu nghĩa với bố mẹ, là những công dân tốt của địa phương. Thật đáng ngợi khen, khi chỉ đến ngày sắp giỗ hết cho bố, họ mới dám đặt ra vấn đề thừa kế những gì ông bà cha mẹ họ đã để lại. Việc chính quyền Mạn Lạn đã đối xử với họ ngày họ tụ họp vừa qua là không thể hiểu nổi !

Một điều rất đáng suy nghĩ không phải ai ai trong 8 anh em họ đều có cuộc sống ổn định. Nhiều người đến nay vẫn chưa thoát khỏi diện hộ nghèo,

Có cháu nội của ông Bát bà Sinh là những cháu tàn phế. Thật thương tâm là trường hợp con gái út của ông Bát, bà Sinh là em Đào Thị Hồng Tâm (1967). Em Tâm ra đời không như những người con bình thường khác. Những đau đớn đến mức kinh hoàng của bà Sinh sau trận bom Mỹ năm 1967 đã để lại trong em những Street ghê ghớm ngay từ lúc em mới là một sinh linh vô thức. Đã 42 năm sau ngày bà Sinh qua đời, cái thảm khốc của những biến cố bất ngờ ập vào gia đình này vẫn còn nguyên là một hiện hữu. Em Tâm thực sự là một nạn nhân chiến tranh đang sống không bình thường, lúc tỉnh lúc mê giữa những người anh, người chị cũng chẳng khá giả gì. Chính vì hoàn cảnh đặc biệt này của em Tâm mà ngay trong giấy uỷ quyền và biên nhận của ông Bát viết ngày 10/7/2003 ông Bát đã đề nghị : “Nay tôi cho con gái tôi là Đào Thị Hồng Tâm diện tích 224 m2 số thửa 34”. Vậy mà khi ông Bát mất, Chủ tịch UBND Huyện Thanh Ba - Phú Thọ không một chút bận lòng nỡ gạt cả em ra khỏi những gì mà người cha của em đã nghĩ tới. Em Tâm thực sự không nơi nương tựa trên chính mảnh đất của cha mẹ mình , sau những ngày sống vất vưởng trong túp lều dựng tạm bợ nhờ đất người làng, vừa qua em được người anh trưởng là thầy giáo Đào Văn Tuyến đưa về Hà Đông để trông nom . Toàn bộ nhà cửa, đất cát của ông Bát bà Sinh được Chủ tịch UBND Huyện Thanh Ba Phú Thọ Lê Văn Khuya ngấm ngầm thoán đoạt bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi trao cho người con giai út của ông Bát với người vợ không có hôn thú của ông.

Người ta có thể đặt ra một vài câu hỏi:

  • Dựa vào đâu mà Chủ tịch UBND Huyện Thanh Ba Lê Văn Khuya lại nhẫn tâm tước đoạt quyền được thừa kế chính đáng của hàng chục thành viên có huyết thống trực hệ trong gia đình ông Bát và bà Sinh !?

  • Thử đặt ra một giả định, cái truyện trớ trêu của gia đình ông Bát lại vận vào đúng gia đình các quan chức Xã Mạn Lạn và gia đình ông Chủ tịch Huyện Thanh Ba…liệu các quan có hành xử như đã hành xử với các thành viên của gia đình ông Bát và bà Sinh !?


Lần tôi tìm thăm ông Tuyến vừa rồi, ông Tuyến chìa cho tôi xem 2 văn bản rất quan trọng mà nội dung nó đá nhau ở mức không thể chấp nhận được.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ký ngày 19/2/2003, còn giấy uỷ quyền ông Bát lại ký vào ngày 10/7/2003! Như thế người ta đã làm “ Bìa Đỏ”cho Đào Ngọc Hưng trước khi có giấy uỷ nhiệm tới gần 5 tháng !

Tại sao một việc hệ trọng liên quan đến quyền, đến luật, đến cả những nguyên tắc bắt buộc … mà ông Chủ tịch Huyện Thanh Ba lại làm việc như đùa bỡn như thế được !

Tôi thực sự xúc động và xin được chia sẻ trước những gì đã đến với 8 anh em trong gia đình thầy giáo Tuyến. Là người đã từng dám lên tiếng trong nhiều tình huống éo le và bất nhẫn do con người gây ra cho con người trong một đời sống xã hội mà thiên hướng giối trá, bạo lực và tàn nhẫn đang có chiều thắng thế …tôi vẫn thấy mình rất lúng túng trước những bi kịch dạng này. Trò chuyện với thầy giáo Tuyến, tôi thấy nhẹ nhõm đi một phần nào những bức bối thật khó giải toả. Cuối cùng phẩm chất của một nhà giáo, phẩm chất của một người con có hiếu, một người anh có trách nhiệm vẫn vượt lên trên tất cả. Thầy Tuyến nói : “Kể cả lúc này tôi vẫn không hề trách cứ gì bố tôi, tôi không tranh chấp, kiện tụng gì với bất cứ người em cùng cha, cùng mẹ hay cùng cha mà khác mẹ nào trong đại gia đình chúng tôi. Tôi vẫn nghĩ bố tôi có quyền chuyển nhượng tài sản đất cát phần của ông cho bất cứ ai mà ông muốn . Phần đất đai tài sản của mẹ tôi là không thể phủ nhận. Điều này đã được khẳng định trong những bộ luật đã thành văn, lại được mọi người thừa nhận như một thứ luật bất thành văn …đó chính là cái gọi là đạo lý, là tình người. Mẹ chúng tôi nay không còn nữa, 8 anh em chúng tôi là con đẻ của bà, chúng tôi hoàn toàn có quyền được hưởng những gì mà bà để lại.”. Điều giản dị đến thế mà sao các “Đầy tớ” của Nhân dân ở Mạn Lạn, ở Thanh Ba – Phú Thọ lại không ý thức được thì ra làm sao !?

Chia tay người bạn đồng nghiệp, tôi bầy tỏ với ông Tuyến niềm tin tưởng của tôi : Nếu thực sự các quan chức ở Xã Mạn Lạn, ở Huyện Thanh Ba muốn thực lòng thượng tôn pháp luật và muốn vớt vát lại ít nào uy tín của mình trong con mắt của nhân dân thì phải sớm tuyên huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đầy tai tiếng mà các quan đã bút phê một cách quá ư là sai trái. Phải trả lại cho 8 người con cùng cha, cùng mẹ của ông Bát và bà Sinh những gì là của họ, để họ có điều kiện thờ cúng cha mẹ, ông bà trên chính mảnh đất của tổ tiên dòng tộc họ.

Nhà cầm quyền Xã Mạn Lạn, Huyện Thanh Ba & Tỉnh Phú Thọ cần phải biết rằng, 8 người con của ông Bát và bà Sinh họ đang đấu tranh là để đòi danh dự bị chà đạp, công lý bị tước đoạt…họ không hề như nhiều người đang mụ mị đi mà cho rằng : Đây là một cuộc chiến đất đai trong một gia đình !

Bất cứ ai trong cõi nhân luân đầy đau khổ này vô tình mà đọc được những dòng chữ này cũng đều nói về câu truyện buồn này, những lời tương tự. Mong rằng xã hội Việt Nam đương đại ngày càng ít đi những bi kịch gia đình, những nỗi đau thân phận không đáng có như câu chuyện buồn này. Cũng thật đáng buồn những câu chuyện đó lại do những quan lớn quan bé không đủ đức, đủ tâm, đủ tài gây ra.

Viết trong những ngày tàn thu 2009 ở Mạn Lạn./.

Người viết
Nguyễn Thượng Long
(Nguyên giáo viên dậy Địa Lý GD-ĐT Hoà Bình và Hà Tây
Nguyên Thanh tra Giáo dục Hà Tây –Hà nội )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn