BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73444)
(Xem: 62247)
(Xem: 39437)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

HRW tố nhà cầm quyền Việt Nam tăng đàn áp bloggers

21 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 877)
HRW tố nhà cầm quyền Việt Nam tăng đàn áp bloggers
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
NEW YORK (NV) .- Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) tố cáo nhà cầm quyền CSVN ngày càng gia tăng đàn áp các người dân viết blogs kêu gọi dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa.

Trong bản tuyên bố phổ biến hôm Thứ Năm, HRW đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho các bloggers bị bắt thời gian gần đây cũng như chấm dứt các vụ hành hung nhắm vào những người đả kích chế độ độc tài tham nhũng tại Việt Nam.

HRW cũng đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác thương mại “cần công khai” đòi hỏi chế độ Hà Nội “hủy bỏ việc áp dụng luật hình sự để trừng phạt các người vận động dân chủ hóa một cách ôn hòa”.

 

Bloggers Nguyễn Hoàng Vi phân phát bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại một công viên ở Sài Gòn. Công an CSVN đã bắt giữ, hành hung cô và một số người thân chỉ vì hành động này của cô. (Hình: Dân Làm Báo)


Bản tuyên bố của HRW nêu ra cho thấy gần đây, nhà cầm quyền CSVN liên tiếp bắt ông Trương Duy Nhất (viết blog Một Góc Nhìn Khác) và ông Phạm Viết Đào (blog Phạm Viết Đào) , đồng thời cũng bắt một blogger trẻ tuổi, Đinh Nhật Uy. HRW kêu gọi chế độ Hà Nội mở các cuộc điều tra về các lời tố cáo lực lượng Công an hành hung những bloggers khác như Nguyễn Chí Đức, Phạm Lê Vương Các là những người mà luật pháp phải bảo vệ như hiến pháp của chế độ viết như thế.

“Chính sách đàn áp mọi tiếng nói phê phán, dù lớn hay nhỏ, của Việt Nam sẽ chỉ đưa đất nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trên bản tuyên bố của HRW. “Những vụ bắt giữ và tấn công các bloggers mới đây cho thấy nhà cầm quyền sợ thảo luận công khai về dân chủ và nhân quyền đến mức nào.”

Theo HRW, một số người bị bắt gần đây bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ...” theo điều 258 Luật Hình Sự CSVN mà họ đả kích là “điều luật mơ hồ và có độ co giãn cao thường được dùng để đàn áp những người thực thi quyền tự do ngôn luận.”

Bốn vụ bắt giữ và hành hung điển hình trong thời gian gần đây được HRW nêu ra, từ gần đây nhất, gồm có:

Ngày 15 tháng 6, 2013, Công an bắt blogger Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, anh trai của Đinh Nguyên Kha (đã bị kết án tù 8 năm ngày 16/5/2013 chỉ vì rải truyền đơn bầy tỏ lòng yêu nước), cáo buộc anh vi phạm điều 258 Luật Hình Sự. Anh Uy đã phát động chiến dịch trên Internet kêu gọi vận động trả tự do cho em mình.

Ngày 13, 6, 2013, Công an bắt blogger Phạm Viết Đào, 61 tuổi cũng với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ...”. Trang blog của ông phê phán chính sách cũng như các lãnh tụ của chế độ độc tài tại Hà Nội.

Blogger Nguyễn Hoàng Vi, 26 tuổi, và blogger Phạm Lê Vương Các, ngày 7 tháng 6, 2013, đã bị những kẻ lạ mặt hành hung ngay trên đường phố Sài Gòn, gây nhiều thương tích phải vào bệnh viện cấp cứu. Người ta biết các kẻ hành hung là nhân viên an ninh đã theo dõi họ suốt nhiều ngày. Trước đó, cô Hoàng Vi đã bị tấn công vào các ngày 5 và 6 tháng 6, 2013 khi tham gia “dã ngoại nhân quyền” ở Sài Gòn.

Blogger trương Duy Nhất, 49 tuổi, bị bắt ở Đà Nẵng ngày 26 tháng 5, 2013 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ...” chỉ vì ông đả kích các lãnh tụ chóp bu của chế độ cũng như đưa ra thăm dò dư luận cho thấy họ không được dân tín nhiệm.

Những người vừa nói có thể bị kết án tù đến 7 năm dù họ chỉ dùng internet phát biểu ý kiến một cách ôn hòa.

“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét chính quyền Việt Nam liên tiếp gia tăng đàn áp các tiếng nói chỉ trích tham nhũng và chuyên quyền. Những người bị chính quyền nhắm tới trong thời gian gần đây đại diện cho nhiều thành phần công luận, vì Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Nguyễn Chí Đức từng làm việc cho bộ máy chính quyền, Trương Duy Nhất từng làm cho báo chí chính thống, Phạm Viết Đào từng là cán bộ nhà nước còn Nguyễn Chí Đức từng là đảng viên Đảng Cộng sản. Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các phản ánh tiếng nói bất đồng của một thế hệ trẻ hơn, không có ràng buộc gì với bộ máy nhà nước” bản tuyên bố của HRW viết.

Ông Brad Adams cho rằng các nhà tài trợ vào đối tác thương mại của Việt Nam “cần đứng về phía những người Việt Nam đang đấu tranh cho các quyền tự do của mình, và lên tiếng công khai rằng không ai có thể bị bắt hay hành hung vì bày tỏ ý kiến.”

(TN)

20-06-2013

Theo Người Việt

 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn