BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76660)
(Xem: 63106)
(Xem: 40502)
(Xem: 32124)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

30 tháng 4, anh hỏi em nghĩ gì?

01 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 1465)
30 tháng 4, anh hỏi em nghĩ gì?
54Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
4.45
Anh hỏi em : 30 tháng 4 - em nghĩ gì hả em gái?

Em nghĩ gì ư ? Những ngày này em lên facebook, những avatar cờ vàng ba sọc đỏ xen lẫn với avatar cờ đỏ sao vàng. Những ngày này, người ta đang tranh cãi nhau nên gọi nó là ngày gỉ: giải phóng hay quốc hận. Em đã đọc về Sài Gòn trước 75, em đã thấy những hình ảnh của một Sài Gòn phồn thịnh, tự do nên em không thể coi đó là ngày giải phóng. Em đã đọc câu chuyện ngậm ngùi về một người lính miền Bắc mang một hũ mỡ heo vào Nam, định tặng bà con vì nghĩ miền Nam đói khổ, rên xiết, lầm than dưới tay đế quốc. Em sinh sau đẻ muộn, em biết chuyện hàng ngàn người bỏ mạng ngoài biển khơi, em hiểu nỗi đau của những người còn sống sót và đến được bến bờ tự do nhưng em không muốn mang chữ hận thù bên cạnh mình. Em sẽ gọi nó là ngày tang thương, dù thực ra, cuộc tang thương của đất nước mình bắt đầu trước đó cả ba mươi năm.

Em nghĩ gì ư ? Những ngày này, cờ đỏ giăng rợp trời Sài Gòn, từ nhà phố bé tí đến chung cư cao cấp, từ hẻm nhỏ đến mặt tiền. Và băng rôn ca ngợi ngày giải phóng miền Nam giăng giăng khắp phố phường. Và pháo hoa sẽ sớm nổ đì đùng giữa trời đêm. Anh ạ, mỗi khi đến Singapore và nghe những người lái taxi kể về đất nước họ một cách tự hào, em không thể không nghĩ về quê hương mình. Người Sing tự hào vì chỉ trong vòng 50 năm, từ một hòn đảo nhỏ, đất nước họ đã trở thành một trung tâm kinh tế nổi bật của Á châu và đời sống người dân hết sức an toàn. Họ có quyền tự hào về đất nước họ, phải không anh? Còn em, em lớn lên đã được dạy dỗ: "Các em hãy tự hào vì đất nước ta, một đất nước kiên cường đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ." Không, anh ạ. Cha ông đã để lại cho thế hệ em một tổ quốc vá chằng vá đụp, mỗi một ngày em ngồi khâu lại, rửa vết thương mãi mà chẳng lành. Em có gì tự hào khi mỗi ngày bước ra đường, em lại thấy dân oan nằm lăn lóc vỉa hè đường Võ Thị Sáu, em lại thấy gái điếm và con nghiện đứng đầy công viên 23/9, em lại thấy người già bán vé số và trẻ em ăn xin, em lại thấy cảnh sát giao thông đứng ở những ngã đường khuất tầm nhìn để ăn tiền hối lộ.

Em nghĩ gì ư ? Mỗi ngày em online, em đều đọc phải những tin tức về cảnh trẻ em ăn thịt chuột, về hai mẹ con khỏa thân giữ đất, về những vụ án giết người rùng rợn, về những can xăng tưới lên người thân và những ngọn đuốc sống giữa thời bình. Anh thân mến, em biết nghĩ gì khi nghe tin một người đàn bà đã tự tử để bớt khoản tiền 7 đô la/ngày mua thuốc và kiếm thêm ít tiền phúng điếu cho chồng con được sống. Anh ạ, em đã khóc, y như hồi em mới học cấp 2 và đọc xong câu chuyện "Một bữa no" của Nam Cao. Quê hương mình, gần 100 năm qua có gì khác không anh? Những lúc em nằm vạ vật tàu xe đi thăm người nghèo, em càng đi lại càng buồn và càng tuyệt vọng, bởi em biết vòng tay em quá nhỏ, làm sao đủ sức chia sẻ cho hết với những người nghèo khổ trên đất nước này.

Em nghĩ gì ư ? Anh trai em tượng hình trong bụng mẹ vào những ngày ba em nộp súng ở ủy ban xã và quay về với má thay vì đi vượt biên. Năm 16 tuổi, anh trai em bỏ học để ở nhà giữ bò, làm ruộng với ba má cho 4 đứa tụi em đi học. Năm 20 tuổi, anh đi bộ đội. Năm 22 tuổi, anh đi Sài Gòn làm mướn, gửi tiền về cho em nộp học phí ở đại học. 31 tuổi anh mới cưới vợ. Đám cưới anh, anh hát cả "Lời đầu năm cho con" (mà anh thường nghe Duy Khánh hát) lẫn "Đất nước trọn niềm vui". Năm ngoái, 37 tuổi, anh về quê làm nhà, để vợ con ở nhà và vào lại Sài Gòn kiếm cơm. Quy định về hộ khẩu hộ tịch làm thằng Bin con anh không được học trường công ở Sài Gòn, còn trường tư thì vợ chồng công nhân như anh làm sao nuôi con đi học cho nổi.

30 tháng 4, em nghĩ gì khi trên đường về, giữa cái nắng chói chang của Sài Gòn, một đứa bé gái ngồi tựa gốc cột đèn, tay cầm xấp vé số, trên đầu nó là cái băng rôn đỏ : "Nhiệt liệt chào mừng ngày giải phóng miền Nam ! Tinh thần ngày quốc tế lao động 1-5 bất diệt !".

Đốp Catherine
Theo Facebook
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn