BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73432)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chương trình phát thanh Lương Tâm Công Giáo phỏng vấn mục sư Nguyễn Hồng Quang

23 Tháng Chín 200312:00 SA(Xem: 957)
Chương trình phát thanh Lương Tâm Công Giáo phỏng vấn mục sư Nguyễn Hồng Quang
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54

LTCG: Chúng tôi là đại diện của chuơng trình phát thanh Luơng Tâm Công Giáo (LTCG) xin có lời kính chào Muc Sư Nguyễn Hồng Quang. Chúng tôi đã phải gọi điện thoại cho Mục Su (MS) rất nhiều lần. Năm, sáu lần truớc đuờng giây điện thoại bị chặn nên không thể gọi đuợc. Nguyện xin hồng ân Thiên Chúa ban cho MS thật nhiều ơn lành. Chúng tôi rất cảm động với câu nói của MS “Tôi làm việc này vì Chua” khi MS tự nguyện đứng ra giúp đỡ và biện hộ cho ba nguời cháu của LM Nguyễn Văn Lý là chị Nguyễn Thị Hoa, các anh Nguyễn Trực Cuờng và Nguyễn Vũ Việt. Bây giờ, xin MS lên tiếng chào thính giả của Chuơng Trình Phát Thanh LTCG.



MS Quang: Tôi rất lấy làm hân hạnh và có lời kính chào thính giả của chuơng trình phát thanh LTCG tại Hoa Kỳ. Chúng tôi là MS Nguyễn Hồng Quang hiện đang ở Viet Nam.

LTCG: Xin MS cho biết đồng bào VN chúng ta ở trong và ngoài nuớc nên làm những gì thật tích cực để giúp đỡ 3 nguời cháu của LM Nguyễn Văn Lý vừa bị nhà cầm quyền VN lén lút xét xử và kết án rất nặng nề và bất công ?

 

Mục sư Nguyễn Hồng Quang


 MS Quang: Chúng tôi rất lo lắng cho tình trạng của ba nguời cháu Cha Lý là chị Hoa, Cuờng và Việt. Ba nguời cháu ruột này của Cha Lý đã bị xử án với bản án sơ thẩm rất nặng nề sau những cải cách về Bộ Luật hình sự Nếu cùng một tội danh đó nhưng truớc năm 2001 họ chỉ có thể bị kêu án tối đa là 3 năm tù. Sau 5 lần cải cách luật hình sự nhà cầm quyền đã gia tăng án cho tội danh này lên 4 năm. Như vậy bản án sơ thẩm dành cho 3 nguời cháu Cha Lý rất nặng nề. Những ngày tới, trong phiên xử phúc thẩm 3 nguời cháu Cha Lý sẽ chống án. Chúng ta sẽ đấu tranh để cho nhà cầm quyền VN biết bản án dành cho 3 nguời cháu Cha Lý như vậy là phi nhân và phi luân. Tôi cũng mong uớc những tổ chức, đoàn thể và các cá nhân ở hải ngoại sẽ liên lạc với Chính Phủ Mỹ để đặt vấn đề về những bản án rất bất công và nặng nề nói trên. Ba nguời cháu này của Cha Lý rất thông minh và dũng cảm như Cha Lý. Chúng ta nên thuyết phục và giúp đỡ những gia đình này đuợc định cư ở nuớc ngoài để họ có dịp học hỏi và trở về giúp đất nuớc sau này. Vì với những bản án nặng nề như vậy nếu họ còn ở lại VN họ sẽ chẳng làm đuợc gì.

LTCG: Như vậy hệ thống tư pháp đã đuợc sửa đổi để càng ngày càng xiết chặt nguời dân hơn nữa ?

MS Quang: Vâng. Những tội đặc biệt nghiêm trọng truớc đây như "Lợi dụng dân chủ để làm thiệt hại quyền lợi hợp pháp của Nhà Nuớc" chỉ bị tù có 3 năm. Sau 5 lần cải cách án tù của tội danh này tăng lên nặng nề hơn.

LTCG: Như thế phải chăng nhà cầm quyền CSVN đã sửa đổi bộ luật Hình Sự để đối phó với cao trào đòi hỏi dân quyền và nhân quyền của nguời dân ở trong nuớc ? Ngoài ra, MS có nghe và có ý kiến gì về cái gọi là Tâm Thư của Cha Lý gửi Hội Đồng Giám Mục VN mới đây hay không ?

MS Quang: Bức Tâm Thư gọi là của Cha Lý tôi có đọc và tôi thấy có sự đối kháng rõ rệt (1) Một là thư ấy không phải do chính LM Lý viết vì ông đã dự doán truớc những gì sẽ xảy ra khi ông tuyên bố ông không có trách nhiệm gì về những gì ông viết sau khi đã bị nhà cầm quyền bắt ông bỏ tù. (2) Hai là lá thư đó do Cha Lý viết nhưng ông viết như một tù nhân Nguyen Văn Lý duới những áp lực của nhà cầm quyền CSVN và những điều kiện thay đổi khắc nghiệt trong nhà giam.

LTCG: Xin MS cho biết ý kiến về việc nhà cầm quyền CSVN luôn tìm cách khống chế hoàn toàn việc điều hành nội bộ các Giáo Hội và họ làm nguợc lại tất cả những gì đã quy đinh trong bản Hiến Pháp VN năm 1992 và những văn bản luật pháp do chính Quốc Hội của họ soạn thảo và long trọng ban hành.

MS Quang: Quyền tự do tôn giáo ở VN là một vấn đề rất cấp bách hiện naỵ Nhà nuớc CSVN đã xiết chặt nguời dân về mặt luật lệ. Bản Pháp Lệnh Tôn Giáo sắp đuợc ban hành quy định những giới hạn chặt chẽ cho Công Giáo và Phật Giáo và các tôn giáo khác. Bên Tin Lành chúng tôi chưa đuợc phát bản dự thảo Pháp Lệnh Tôn Giáo. Dự Thảo Pháp Lệnh số 17, 19 và 20 sao chép lại Nghi Định số 26. Không có gì mới lạ. Pháp Lệnh Tôn Giáo giống như Nghị Định 26. gõ vào đầu các Giáo Hội rất đau thuơng. Đây là dấu hiệu thụt lùi của nền Luật Pháp VN kể từ ngày lập quốc cho đến bây giờ. Nhà cầm quyền CSVN chủ truơng xiế t thật chặt các tôn giáo. Bên Công Giáo, Đức Giám Mục Phạm Minh Mẫn mới đây cũng so sanh Dự Thảo Pháp Lệ Tôn Giáo với Sa*'c Lệnh Tôn Giáo do ông Hồ Chí Minh ban hành và yêu cầu Nhà Nuớc CSVN áp dụng Sắc Lệnh Tôn Giáo của ông Hồ Chí Minh đối với các tôn giáo. Pháp Lệnh Tôn Giáo có 41 điều, đầy dẫy những cụm từ rất nặng nề như "nghiêm câ’m, phải tuân thủ…". Những cụm từ này nghe đã thấy oải rồi. Pháp Lệnh Tôn Giáo chứa rất nhiều điều mơ hồ, mâu thuẫn, quy định những quyền hạn và nghĩa vụ của những pháp nhân tôn giáo, nuôi duỡng cơ chế "XIN - CHO", thủ tiêu những quyền cơ bản của công dân. Pháp Lệnh Tôn Giáo rất mơ hồ, không rõ ràng, tạo nhiều kẽ hở, tạo nên c ơ chế "XIN - CHO". Pháp Lệnh xiết chặt hơn nữa quyền hạn của công dân. Điều 26, 23 cho phép các Giáo Hội đuợc tự do nhưng điều 21 cấm các Giáo Hội dạy trẻ, cấm mở truờng. Pháp Lệnh Tôn Giáo rất mâu thuẫn. Ví dụ việc đào tạo, bổ nhiệm , thuyên chuyển các chức sắc tôn giáo đều phải có phép của Nhà Nuớc.

Các Giáo Quyền còn biết những quyền hạn hạn chế của họ nhưng đối với nhà cầm quyền CSVN họ tự xem họ là quyền hạn tối thuợng, cao cấp. Điều 29 nghiêm cấm việc truyền đạo trái phép. Trong thực tế điều 29 sẽ đuợc họ giải thích tùy tiện. Pháp Lệnh Tôn Giáo là một sự tuyên chiến của nhà cầm quyền CSVN đối với tất cả các Giáo Hội kể cả các tôn giáo có tư cách pháp nhân như Công Giáo, Phật Giáo… Ví dụ: Mục Sư A đuợc phép giảng đạo ở Saigon nhưng nếu ông đi Gia Lai để giảng đạo ông sẽ bị bắt và bị phạt tiền. Pháp Lệnh xiết chặt những hoạt động rất bình thuờng củ a giáo vụ. Theo Pháp Lệnh thì nhà cầm Quyền là Giáo Quyền thuợng hạng. Nhà cầm quyền cho hoặc không chọ Pháp Lệnh là một cái thòng lọng xiết chặt cổ ca’c quyền tự do tín nguỡng, nghiêm cấm quyền truyền đạo trái phép. Qủa thật nhà cầm quyền CSVN dùng luật lệ để xiết thật chặt các Giáo Hội.

LTCG: Cảm ơn MS đã có cái nhìn tổng quát nhưng rất cụ thể về những ảnh huởng của Pháp Lệnh Tôn Giáo đối với những sinh hoạt của các Giáo Hội tại VN. Theo MS các áp lực của các tổ chức nhân quyền quốc tế có gây đuợc ảnh huởng gì đáng kể để nhà cầm quyền giảm bớt những đàn áp sắt máu của họ đối với nguời dân, những nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền. Những can thiệp của các cơ quan quốc tế có ảnh huởng đến tiến trình dân chủ hóa ở VN hay không ?

MS Quang: Các áp lực của các tổ chức quốc tế chỉ gây đuợc tác động ở một mức độ hạn chế nào đó mà thôi để nhà cầm quyền CSVN giảm bớt các đàn áp. Những áp lực của các cộng đồng quốc tế vẫn chưa triệt để ảnh huởng để có những cải cách toàn diện ở VN. Ví dụ: Ba bản án xử 3 cháu Cha Lý. Ở VN, các chính sách tôn giáo đuợc quy định và thể hiện trên pháp lý. Như vậy chưa có gì thay đổi. Nếu có áp lực quốc tế thì họ giảm bản án nhẹ xuống một chút. Ví dụ BS Phạm Hồng Sơn đuợc giảm án xuống còn 5 năm. Họ làm như thế để quốc tế tuởng rằng họ đã nhuợng bộ những can thiệp của quốc tế. Thực ra, ho giảm án một nguời nhưng họ bắt vô số những nguời khác một cách âm thâm, không ai biết đuợc.

LTCG: MS có ý kiến gì để đồng bào VN trong và ngoài nuớc cùng nhau đoàn kế và làm việc với nhau như thế nào để giúp đỡ hơn 79 triệu đồng bào VN ruột thịt còn ở trong nuớc sớm có đuợc tự do, dân chủ

MS Quang: Vấn đề đồng bào VN bên trong hoặc bên ngoài VN nen^ làm gì là một câu hỏi nhậy cảm. 28 năm qua thì ý thức đấu tranh về quyền dân sự và quyền tự do tín nguỡng đã lớn mạnh rất nhiều. Bên ngoài đấu tranh mạnh trong dư luận. Tuy vậy, nhưng hoạt động đem lại những kết qủa cụ thể rất hạn chế. Trong nuớc đồng bào bị áp lực của bộ máy tuyên truyền cả triệu đảng viên chỉ nhắm vào một số ít nguời. Bộ máy tuyên truyền to lớn đuợc họ dùng trong chiến tranh bây giờ họ dùng để chỉ nhắm vào một số ít nguời .Ngay cả những cuộc đấu tranh của những đảng viên của họ cũng bị dập tắt. Như vậy cuộc đấu tranh của chúng ta phải truờng kỳ và rất gian khổ. Đồng bào VN ở hải ngoại tiếp xúc nhiều với bên ngoài nên kêu gọi những nguời ở hải ngoại học tập và sau này về giúp nuớc. Đồng bào ở hải ngoại có thể lập Viện Hành Chánh để sau này sẵn sàng về quê huơng giúp đỡ. Ngoài ra đồng bào ở hải ngoại cũng cần tạo những kiến nghị với các tổ chức quốc tế để họ có thể tạo những áp lực nhất định đối với nhà cầm quyền CSVN để cho dân chúng ở trong nuớc không cảm thấy bị bỏ rơi.

LTCG: Hiện nay vấn đề xây dựng nhà thờ Tin Lành ở quận 2 diễn tiến như thế nào? Chúng tôi muốn hỏi ý kiến MS, một nguời có thẩm quyền về những sinh hoạt của Giáo Hội Tin Lành nhận định về vấn đề này.

MS Quang: Cách đây 5 ngày tôi có đi ăn tối với MS Ngành, Ban Trị Su . Và MS Ngô Hoài Nỏ. MS Ngành cho biết Ông Nguyễn Văn Đua, nguời của chính quyền, yêu cầu nộp phạt. Ngoài ra, Sở Tài Nguyên và Môi Truờng mới thành lập do ông Nam ký Quyết Định số 103 ngày 25/8/03 yêu cầu MS Ngành giao lại cho nhà cầm quyền Ban Trị Sự. Ban Trị Sự và MS Ngành khôn hiểu quy trình nguợc ngạo này của Nhà Nuớc. Nhà cầm quyền tìm đủ mọi cách để loại MS Ngành một cách rất tinh vị MS Ngành thấy mọi khó khăn vẫn còn đó. Chính quyền vẫn tìm cách nắm MS Ngành. Nếu không nắm duợc MS Ngành thì họ dùng luật pháp để đẩy MS Ngành rạ Họ yêu cầu MS Ngành làm đơn xin sử dụng đất. Quyết định ngày 25/8/03 yêu cầu MS Ngành giao lại toan bo hồ sơ cho họ

Tôi xin trở lại về vấn đề Cha Lý và sau đó sẽ trở lại vấn đề đòi lại các tài sản của các Giáo Hội. LM Lý ngày 14/8/03 đuợc anh Dũng và chị ruột ra thăm nuôi. Một điều rất khác lạ cho lần thăm nuôi này. Những kỳ truớc thuờng mỗi lần gặp mặt là 1 giờ. Lần này nguời nhà chỉ đuợc gặp Cha Lý không tới 30 phút. Sau đó nhân viên an ninh nắm tay Cha Lý kéo đị Bình thuờng thì LM Ly’ phản kháng nhưng lần này rất khác lạ là LM Lý không nói gì để phản đối. Những điểm khác lạ là LM nhiều lúc nói Chúa hiện ra, có lúc Ngài lại nói Ngài nghe thấy Chúa hiểu thị. Rất lạ. Nguời nhà nói rằng mỗi khi thăm nuôi thấy Ngài rất kiên cuờng, nhưng lần này thâ 'y Ngài rất khác lạ. Có thể vì Ngài bị biệt giam. Sống trong tù biệt giam vấn đề ăn uống không có thực phẩm của gia đình tiếp tế nên ảnh huởng trầm trọng đến sức khỏe và tinh thần của Ngài. Về các cháu Cha Lý Ngài nói rằng các cháu không có tội thì không phải nhận tội. Rất lạ. Rất lạ lun`g về LM Lý. Thuờng LM Lý đòi đuợc gia đình gửi cho báo chí. Nhưng lần này khi nguời nhà gửi báo Ngài nói không cần báo nữa. Sự biệt giam có thể ảnh huởng rất quan trọng đến sự suy sụp tinh thần.

LTCG: Có thể do thuốc hay một thứ gì đó làm LM Lý thay đổi và trở thành một nguời rất thụ động.

MS Quang: Có thể Bức Tâm Thư do tay Ngài viết nhưng đầu óc không phải là của LM Lý. Mọi nhận định lúc này đều không rõ ràng. Không ai biết rõ tình trạng của LM Lý như thế nào. Chúng tôi đã phân tích kỹ Tâm Thư để thấy những khuất tất ở đàng saụ Bức Tâm Thư không phải thực sự do Ngài viết. Không ai biết tình trạng của LM Lý như thế nào và tại sao Ngài viết. Rất lạ lùng. Cấn biết thêm về những vấn đề khuất tất với Tâm Thư.

Về vấn đề các Giáo Hội đòi lại c'ac tài sản đã bị nhà cầm quyền CSVN muợn tạm để sử dụng hay cuỡng chiếm từ nhiều năm qua tôi thấy lập truờng của chính quyền từ trung uơng đến địa phuơng đều không thừa nhận việc trả lại các tài sản cho các Giáo Hội. Coi như Chính Phủ Tịch thu luôn các tài sản của các Giáo Hội. Khi các Giáo Hội “hiê’n” các tài sản cho chính phủ Là vì họ lo sợ nên buộc lòng phải “hiến” các tài sản cho chính phủ. Thật là những điều hết sức oan ức. Thực tế từ truớc đến nay mọi nỗ lực đòi lại các tài sản của các Giáo Hội đều thất bại.

Những vấn đề sinh hoạt khác như các Giáo Hội phải lo lắng cho giáo dân nhóm họp ở đâu, để xe ở đâu. Thuê muớn cơ sở ở đâu cũng bị bắt. Mua cơ sở mới thì bị cấm. Mua đất để xây dựng nhà thờ, chùa chiền…nếu không giữ bí mật họ biết đuợc thì họ đến giựt xập. Như nhà nguyện ở xã Bình Khanh, Huyện Cần Giờ, Saigon mới bị giựt xập sáng sớm hôm nay lúc 9 giờ. Khi chúng tôi đến thì nhà nguyện không còn gì, vì đã hoàn toàn bị giựt xập. Chúng tôi đến nơi mà không đuợc phép chụp hình. Nhà Nuớc tuớc đoạt ca’i cũ, ngăn chặn xây dun*.g cái mới. Tôi thấy tất cả những gì họ làm về việc kiểm soát như ~ng cơ sở của các Giáo Hội đều có hệ thống và có chủ đích rõ rệt. Các Nghị Quyết và Pháp Lệnh Tôn Giáo không thừa nhận việc đòi lại hoặc trả lại các tài sản của các Giáo Hội. Như vậy pháp luật ở VN đã tịch thu luôn các cơ sở này. Theo tập tài liệu nội bộ của Nhà Nuớc họ vẫn chủ truơng giữ nguyên các tài sản của các Giáo Hội đã hiến. Như thế Nhà Nuớc CSVN vẫn ngoan cố không trả lại cho các Giáo Hội các tài sản này. Họ vẫn dùng chữ “HIẾN” để nói rằng các Giáo Hội đã “HIẾN” các tài sản này cho Chính Phủ. Trong thực tế, nguời đại diện của các Giáo Hội ky’ giấy “Hiến” tài sản cho Nhà Nuớc vì họ lo sợ luật lệ dân sự và hình sự sẽ đuợc dùng để chế tài họ. Thực tế những nỗ lực từ truớc đến nay để đòi lại các tài sản cho các Giáo Hội đều không đi đến đâu. Đây là những thiệt hại rất lớn lao cho các Giáo Hội. Mua cơ sở mới thì bị tịch thụ Đòi lại cơ sở cũ không đuợc. Có nơi mới mua đất để chuẩn bi xây cất nhà thờ hoặc chùa chiền thì nhà cầm quyền đã biết và nghiêm cấm liền. Nếu họ biết thì họ đến giật xập liền. Mua cơ sơ mới hoặc đất đai thì Nhà Nuớc không cấp cho thẻ chủ quyền, họ không cho xây cơ sở mới. Họ tuớc đoạt cơ sở cũ, cấm mua cơ sở mới. Nhà cầm quyền có những biện pháp có hệ thống chặt chẽ để triệt tiêu những sinh hoạt tu trì của các Giáo Hội.

LTCG: Nhân dịp chuơng trình phát thanh LTCG kỷ niệm 2 năm đấu tranh cho tự do của các tôn giáo ở VN chúng tôi xin phép MS cho chúng tôi đuợc phát thanh bài phỏng vấn này và đăng bài phỏng vấn này trong Đặc San Đệ Nhị Chu Niên của LTCG.

MS Quang: Đồng bào chúng ta cần nỗ lực đoàn kết chặt chẽ, hiệp nhất, bỏ qua những tiểu dị (dị biệt nhỏ Nhặt) để góp phần đấu tranh truớc những đau thuơng của đất nuớc là những gì đồng bào trong nuớc rất mong muốn. Cần cảnh giác truớc những các âm mưu phân hóa cộng đồng nguời Việt ở hải ngoại. Cần cảnh giác truớc những âm mưu chia rẽ và không bao giờ xa lìa sự đoàn kết. Đoàn kết là một sức mạnh để giải quyết mọi nan đề cho đất nuớc từ truớc đến giờ. Nếu đoàn kết mà không có sự hy sinh thì khó mà thúc đẩy đuợc ý thức đấu tranh của đồng bào cho nhân quyền. Chúng tôi ao uớc chuong trinh LTCG kêu gọi đồng bào VN hãy yêu thuo *ng, hiệp nhất làm một. Sự đoàn kết là nền tảng của tổ tiên chúng ta từ ngàn xưa. Đoàn kết để giải quyết các nan đề của đất nuớc và dân tộc. Bài toán nào cũng có giải đáp. Chúng tôi mong LTCG nỗ lực kêu gọi sự ý thức và tinh thần đoàn kết chặt chẽ của tất cả đồng bào để chiến thắng tất cả các kẻ thù.

LTCG: MS còn muốn nói thêm vài điều gì nữa với thính giả hay không ? Chúng tôi rất kính phục sự hy sinh, quả Cảm và tinh thần dấn thân cao độ của MS cho tự do tôn giáo tại VN. LM Nguyen Văn Lý ở trong tù nếu biết đuợc MS hy sinh, xả Thân cho đại cuộc như thế này chắc chắn LM Lý sẽ rất ấm lòng biết rằng Ngài có một nguời bạn đồng hành rất kiên cuờng và dũng cảm như MS.

MS Quang: Tôi mở email lúc nào cũng thấy những lời hăm dọa. Mở phone tay cũng thấy những lời hăm dọa như “Có muốn đi tù như ÔNG Lý không ?”. Cuộc đấu tranh của LM Lý vẫn còn đang tiếp diễn và gây đuợc những ảnh huởng có tầm vóc quốc tế rất quan trọng cho nguời dân ý thức đuợc về những ý niệm dân chủ và tự do, nhất là tự do tôn giáo. LM Lý đã phát động đấu tranh tại Huế, thủ phủ của miền Trung trong bối cảnh hết sức nghiệt ngã. Có vô số nguời cúi đầu hãnh diện vì đuợc vinh danh trong Giáo Hội. LM Lý đã hy sinh chính thân mình, đã chịu tù đày cho chính bầy chiên của mình. LM Lý đi ở tù vì phát động đ ấu tranh nhưng sư hy sinh này có ý nghĩa rất lớn lao vì tập hợp đuợc rất nhiều nguời, dân chúng, những nguời yêu nuớc, yêu tự do và công bằng xã hội. LM Lý dám nói thẳng, nói thật, trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, nguy hiểm. Án tù đày của LM Lý là sự lo sợ cho những kẻ hèn nhát. Nhưng chính sự tù đày của Ngài đã động viên tinh thần của rất nhiều đồng bào VN trong và ngoài nuớc và những điều đó chắc chắn sẽ là những an ủi tinh thần rất lớn lao cho Ngài.

LTCG: Chúng tôi cũng rất khâm phục tinh thần và ý chí can truờng của MS trong nỗ lực đấu tranh đòi hỏi t*.u do cho các tôn giáo tại VN. Bên Công Giáo chúng tôi noi guơng dũng cảm của LM Lý. Nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng có một tấm guơng can đảm, vị tha và quả cảm của chính MS. Vì thế, chúng tôi nhận thấy chúng tôi có trách nhiệm tinh thần hỗ trợ triệt để những nỗ lực đấu tranh cho tự do tôn giáo của những đồng bào ruột thịt còn ở trong nuớc.

MS Quang: LM Lý thực sự đã quốc tế hóa sự đấu tranh cho tự do tôn giáo tại VN của Ngài. Ngài đã nói lên nỗi khát khao tự do và nhân quyền của nguời dân VN ở trong nuớc. Ông đã thu hút mạnh mẽ dư luận thế giới chú ý đến VN. LM Lý đã phải trả giá bằng lao tù. Giá đó là giá phải trả cho những cuộc đấu tranh.

LTCG: Chúng tôi cũng rất kính phục guơng hy sinh và tinh thần thiết tha với tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc VN của chính MS.

MS Quang: Vâng. Tiện đây có Giáo Sĩ Truơng Trí Hiền (GS TTH) đang ngồi cạnh chúng tôi và muốn đuợc lên tiếng chào qúy thính giả của chuơng trình phát thanh LTCG.

LTCG: Vâng. Xin kính chào Giáo Sĩ Truơng Trí Hiền. Xin Giáo Sĩ lên tiếng chào thính giả của chuong trình phát thanh LTCG.

GS TTH: Cảm ơn Chu’a đã cho anh chị em bên đó dù có những điều kiện sinh sống và sinh hoạt rất tự do ở ngoại quốc nhưng anh chị em đã chia xẻ, góp phần và quan tâm đến anh em chúng tôi còn ở trong nuớc. Chúng tôi thực sự rất cảm động. Nếu chúng tôi không có những tác động của các anh chị em ở bên ngoài thì những cố gắng của chúng tôi cũng đi vào im lặng. Uớc ao trong thời gian tới chúng ta sẽ có nhiều sự cộng tác chặt chẽ hơn nếu có xẩy ra những sự bắt bớ, tù đày ... đối với những anh em giáo hữu chúng tôi. Chúng tôi thành thực cảm ơn các anh chị em ở ngoài đã nặng lòng với anh em chúng tôi ở bên nhà đang bị bách hại về tôn giáo. Chúng tôi cảm thấy rất khích lệ vì các anh em ỏ ngoài yểm trợ rất tích cực.

LTCG: Vâng. Xin cảm ơn GS Truơng Trí Hiền đã có những phát biểu rất chí tình với đồng bào VN ở hải ngoại. Bây giờ đà hết giờ xin MS Quang lên tiếng chào tạm biệt qúy thính giả. Chúng tôi sẽ thu xếp để có một buổi nói chuyện khác với MS saụ Hẹn gặp lại MS vào một dịp khác. Xin thành thực cảm ơn và kính chào MS và Giáo Sĩ.

MS Quang: Chúng tôi cảm ơn sự quan tâm của qúy anh chị em Công Giáo và cộng đồng VN chúng ta ở hải ngoại với những tấm lòng yêu nuớc sâu xa lúc nào cũng nghĩ đến quê huơng, đất nuớc. Những ao uớc của qúy vị, những sự không thể làm thinh đuợc truớc những sai trái để những tiếng nói của những nguời dân VN khát khao tự do, dân chủ và làm sao cho đất nuớc VN thật sự tự do, dân chủ. Đó là ý nghĩa quan trọng của cuộc đấu tranh của chúng tạ Mỗi nguoi một taỵ Dân tộc VN rất cần sự đóng góp xây dựng của qúy vi cũng như tất cả đồng bào VN ở trong và ngoài nuớc. Dân chủ, tự do không phải chỉ nói bằng những khẩu hiệu mà phải là dân chủ, tự do thực sự cho dân tộc. Chúng ta tất cả là những công dân VN, chúng ta có bổn phận đối với đất nuớc và dân tộc VN.

LTCG: Thưa MS và GS ở Saigon bây giờ là mấy giờ rồi ạ ?

MS Quang: Bây giờ là 12 giờ đêm.

LTCG: Xin lỗi MS và GS. Chúng tôi rất áy náy để MS và Giáo Sĩ phải thức khuya để tiếp xúc với chúng tôi đêm nay. Xin MS và Giáo Sĩ cầu nguyện cho chúng tôi đuợc vững tâm tiếp tục góp phần nhỏ bé vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc cho tự do và dân chủ. Chúng tôi cũng sẽ cầu nguyện cho MS và Giáo Sĩ giữ vững tinh thần dấn thân và hy sinh cho đạo pháp và cho Giáo Hội. Bây giờ xin Giáo Sĩ Truơng Trí Hiền lên tiếng chào tạm biệt qúy thính giả chuơng trình phát thanh LTCG.

GS TTH: Xin kính chào tạm biệt qúy thính giả chuơng trình phát thanh LTCG và đồng bào VN ở hải ngoại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn