BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72627)
(Xem: 62054)
(Xem: 39149)
(Xem: 31019)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thêm những nghi vấn về Hồ Chí Minh

05 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 1790)
Thêm những nghi vấn về Hồ Chí Minh
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
BTV Dân Luận: Nghi vấn ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay người Đài Loan như tác giả Xích Tử đề cập trong bài viết, vốn đã được bàn tán mổ xẻ khá nhiều trong thời gian vừa qua, tôi (HG) đã có dịp trò chuyện trao đổi với một nhà văn nổi tiếng (xin được phép không nêu tên ở đây) mà bản thân ông và những thành viên trong gia đình đã từng có những sinh hoạt khá gần gũi với ông Hồ, ông tỏ vẻ hoài nghi về giả thiết ông Hồ là người Đài Loan như tác giả cuốn sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” nêu ra.

Tuy nhiên, một tác giả có uy tín khác mà mới đây tôi có dịp tiếp xúc thì lại tỏ ra rất quan tâm tới giả thuyết trên vì ông cho rằng, nếu nghi án của ông Hồ Tuấn Hùng được chứng minh thì sẽ làm sáng tỏ được rất nhiều điều tưởng chừng như là "vô lý" được thể hiện qua cách hành xử, hay có trong một số tác phẩm của ông Hồ.

Vì lẽ đó, bài viết của tác giả Xích Tử, tuy có nhiều nguồn thông tin chưa được kiểm chứng nhưng cũng xin được phổ biến tới bạn đọc để mọi người quan tâm cùng tham khảo.

Ông Phạm Quế Dương có bài viết trên danlambaovn.blogspot.com “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan”.

Đây là vấn đề xôn xao hơn mười năm qua, khi xuất hiện công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của Hồ Tuấn Hùng cùng một số bài viết rất công phu của Huỳnh Tâm được đăng trên trang blog nói trên.

Với tiêu đề bài viết, ông Phạm muốn lãnh đạo Việt Nam làm rõ, tức là công khai thông tin hoặc thái độ về vấn đề này. Tuy nhiên, dù vậy, ông cũng thừa hiểu là không bao giờ có việc ấy. Do đó, mục đích chính của bài viết, theo chỗ tôi hiểu, là nêu vấn đề, tạo nên một nghi án để nghiên cứu, để lịch sử đừng bỏ qua.

Là một người quan tâm đến mức bị ám ảnh câu chuyện, xin đưa ra một số chi tiết, giả thiết để những người cùng quan tâm tham khảo:

1. Ông Hồ Cẩm Đào, lúc còn tại vị, có lần khi nói về quan hệ Việt Trung, cho rằng mối quan hệ này còn nhiều bí mật, phải 50 năm nữa mới nói ra được. Trong hàm ý của ông, một trong những bí mật đó là Hồ Chí Minh. Thời gian 50 năm cũng trùng với thời gian mà Trung Quốc quyết tâm “thu hồi” Đài Loan.

2. Trong một tài liệu của Chương Thâu viết về Phan Bội Châu, có kể về việc năm 1905, trước khi xuất dương lần đầu để hoạt động yêu nước, Cụ Phan có tổ chức một buổi tối thơ rượu chia tay ở nhà mình. Trong buổi gặp mặt, có cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng 2 con trai; Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung lúc đó ở tuổi 14 – 16, hầu rượu. Như vậy, giữa Nguyễn Sinh Cung và cụ Phan có quan hệ thân tình của đồng hương và gia đình, và sau này, ở lý tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc. Trong những năm 1924, 1925, Nguyễn Ái Quốc gặp lại cụ Phan ở Trung Quốc, cùng chia sẻ một số hoạt động của tổ chức cách mạng. Nguyễn Ái Quốc gián tiếp tổ chức một số cuộc gặp giữa cụ Phan với M. M. Borodine, đại diện của Liên Xô tại Trung Hoa Dân Quốc. Sau cuộc gặp ấy, tuy không tin được vào “người Nga xảo quyệt ấy” như cụ đã viết trong “Tự phán”, song có lúc cụ định ngả sang phía cộng sản. Cụ Phan tỏ ra rất quí Nguyễn Ái Quốc. Ngày 14/2/1925, cụ có viết cho Nguyễn một bức thư với nội dung thể hiện sự quí trọng và quan hệ khăng khít này “Nhớ lại hai mươi năm trước đây, khi đến nhà cháu uống rượu gò án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành niên, lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bác thất rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn cho chính mình được? Một đời tân khổ, gánh vác công chuyện một mình, được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều người hưởng ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác không cảm thấy vui mừng được.

Bác đang định tìm một dịp tốt về Quảng Đông một chuyến để đàm luận với cháu, không biết cháu còn ở lại Quảng Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không? Trong lòng bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu, nhưng không gặp mặt thì làm sao có thể bàn cho hết ý được? Làm sao được? Nếu không coi già yếu là đồ bỏ thì cháu viết thư nhiều cho bác, bác thành thật yêu cầu cháu đấy.

Cần nhắc lại là Phan Bội Châu lúc rời nước đã gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến Nhật) lại không thể tránh khỏi những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú học hành, cho nên tri thức lúc bấy giờ cũng vẫn như xưa. Cháu học vấn rộng rãi, và từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục cả trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu vượt sức đo lường của bác; không biết cháu có thể chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong cháu không ngại. Vì nếu không có kế hoạch thì bất quá chỉ làm những khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố quốc, chả giống ông Hy Mã thì cũng giống Phan Bội Châu mà thôi! “ ( )

Một số tài liệu ghi lại những hợp tác hoạt động giữa cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc trong khoảng thời gian 1924 – 1925 bằng sự chuyển tiếp giữa nhóm Tâm Tâm Xã và Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Tuy nhiên, giữa hai người vẫn tồn tại khoảng cách, vẫn giữ bí mật về hành tung và từ đó tồn tại nghi vấn về việc Nguyễn Ái Quốc tham gia việc tổ chức bán cụ Phan cho Pháp. Điều lạ nhất là từ ngày cụ Phan bị bắt (30/6/1925) đến khi cụ mất (29/12/1940) và cho đến cả 2/9/1969, cả Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không có một dòng nào về người bác, người đồng chí vong niên và đồng hương vĩ đại này. Đây là thái độ của một người hay hai người?

3. Có chuyện kể rằng người chị của Nguyễn Sinh Cung – Hồ Chí Minh có ra thăm em sau khi cách mạng thành công. Chuyến thăm chỉ diễn ra trong một đêm, tức là từ chiều hôm trước và đến sáng hôm sau thì được tổ chức về quê ngay. Chuyện kể chỉ nói lại là khi thấy mặt “em trai”, bà Thanh xác nhận đó chính là “cậu ấy”. Câu nhận xét đó chỉ là truyền khẩu và không biết tác giả của nó là ai.

4. Tài liệu sau này thống kê là cứ khoảng 5- 6 ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một chuyến đi thăm cơ sở trong suốt đời làm Chủ tịch nước. Tuy nhiên, trong 9 năm kháng chiến, cụ không thể được sắp xếp để về thăm quê. Hòa bình lập lại 3 năm, cho đến năm 1957, cụ mới về quê lần đầu tiên, với sự chuẩn bị rất chu đáo. Đó là một chuyện lạ. Và thêm 2 chi tiết đáng chú ý : 1) Khi đi vào nhà cũ, cụ khéo léo nhường các cụ bô lão đi trước (có thể để dấu việc đi nhầm) và, 2) Cụ chọn thời gian về là mùa lạnh, nên ăn mặc rất kín đáo (hãy xem kỹ các tấm ảnh tư liệu). Hồ Chí Minh cả đời cũng không nói đến việc họ hàng, giỗ kỵ; khi ông anh cả (nếu đúng) mất, cụ cũng “vì việc nước” không về dự được.

5. Việc Hồ Chí Minh viết trong Di chúc, nguyện vọng được hỏa táng để lấy tro rắc lên các miền đất nước, không loại trừ khả năng phi tang nhân dạng. Giai đoạn 1965 – 1968, tục hỏa táng hoàn toàn chưa có ở VNDCCH.



6. Trong các tài liệu đã công khai ở Đài Loan như đã nói, cho rằng Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, gốc Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, do Quốc tế cộng sản cài thay thế Nguyễn Ái Quốc. Một số tài liệu khác cho rằng Hồ Tập Chương gốc người Hakka, người Hẹ, sống ven biển đông nam Trung Quốc và Đài Loan. Ngoài chi tiết giống nhau là do Quốc tế cộng sản cài thay thế, được đào tạo 5 năm để “giống” Nguyễn Ái Quốc, kể cả thay đổi nhân dạng, tác giả Huỳnh Tâm trên danlambao còn cung cấp những chứng cứ Hồ Chí Minh – Hồ Tập Chương là người của tình báo Trung Quốc. Điều này còn liên quan một số chi tiết ở mục 7, 8 dưới đây.

7. Việc chị em Nông Thị Xuân bị giết, không loại trừ nguyên nhân những người này, do gần gũi, đã biết con người Hồ Chí Minh thật. Từ đó, cũng không loại trừ những người tham gia kịch bản tai nạn giao thông gây chết Nông Thị Xuân và người em gái của bà bị giết bí mật khi bỏ trốn về quê là người của tình báo Trung Quốc.

8. Việc Hồ Chí Minh từ chối liên lạc với bà Tăng Tuyết Minh có thể sợ bị lộ và không được phép của phía Trung Quốc vì bà Minh có quan hệ với Lý Thụy- Nguyễn Ái Quốc chứ không phải với Hồ Chí Minh.

9. Cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” được Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh viết lúc nào? Tôi cho rằng có thể nhiều người cùng tham gia viết, trong đó có Hồ Chí Minh; và cuốn sách đã được khởi thảo từ những năm 30 khi có một Hồ Tập Chương thực hiện công cuộc huấn luyện và tự huấn luyện để trở thành Nguyễn Ái Quốc. Trong giai đoạn “Nguyễn Ái Quốc” về nước, thành lập Việt Minh, tiến hành cướp chính quyền 1945, và sau đó kháng chiến chống Pháp, không thấy có tài liệu nào nói đến việc ông viết một cuốn sách tương tự. Bỗng dưng nó được xuất bản ở Trung Quốc năm 1948 (ông Phạm dẫn tài liệu của Sophie Quinn-Judge nói năm 1949), rồi ở Pháp năm 1950 và đến 1958, lần đầu mới xuất bản ở VNDCCH. Theo ý trên, tôi nghĩ rằng cuốn sách có thể bắt đầu từ Moskva, sau đó hoàn chỉnh và xuất bản ở Trung Quốc, với sự tham gia dàn dựng của Quốc tế cộng sản và Đảng CSTQ.

10. Việc Trung Quốc nhường cho Việt Nam đảo Bạch Long Vĩ kèm theo cả tàu thủy để ra vào trong khi vẫn kiên trì bành trướng xuống Đông Nam Á có khi cũng là vì Hồ Chí Minh, trong đó có cả khả năng giải thoát cho ông bằng đường biển trong trường hợp có biến động.

11. Có một nữ điệp viên CIA gốc Việt, tác giả của cuốn hồi ký Nghìn Giọt Lệ Rơi, là con của một cán bộ cao cấp trong Đảng CSVN, người miền nam tập kết ra bắc, kể rằng sau 1978, bà có đến Trung Quốc và được gặp Hoàng Văn Hoan. Trong câu chuyện, ông này cũng nói rằng về lịch sử cách mạng Việt Nam, quan hệ Việt Trung, quan hệ giữa ông với Hồ Chí Minh, còn nhiều việc chưa thể nói được. Cần ghi nhận những bí mật đó. Mặt khác, từ những chi tiết này, có thể nghi ngờ về sự liên hệ của nhiều lãnh đạo cao cấp của Việt Nam với tình báo Trung Quốc. Có thể bố của nữ điệp viên nói trên, ông Hoan, những người tiền bối của ông Hoan là như vậy; còn nữ điệp viên này, phải bắt tay hoạt động song trùng với CIA, một phần là để giữ an toàn cho bố.

12. Có một số nghi vấn liên quan đến ngôn ngữ:

- Giọng đọc tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được ghi lại năm 1945 không phải là giọng Nghệ An.

- Tự dạng bút lục của Nguyễn Ái Quốc so với Hồ Chí Minh rất khác (so sánh những đơn của Nguyễn Ái Quốc gửi Toàn Quyền Đông Dương xin phân công việc cho bố, đơn xin học trường thuộc địa với Di chúc)

- Nguyễn Ái Quốc chưa bao giờ có ý cải cách chính tả tiếng Việt theo kiểu chuyển ph thành f; gi, d thành z.

- Với trình độ chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc, không thể có quá nhiều lỗi chính tả tiếng Việt như trong bản thảo Di chúc.

13. Tất cả những nghi vấn nói trên và sự thật đàng sau nó, có thể Trường Chinh, và đặc biệt, Lê Duẩn, sau thời gian hoạt động trong giới Hoa kiều Chợ Lớn, đã biết. Thái độ xem thường, vô hiệu hóa của ông này với Hồ Chí Minh cho đến cuối đời thể hiện một động thái bất thường mà nhìn từ con mắt văn nghệ, chỉ có thể đặt câu hỏi như kiểu Sơn Tùng và “chuyện kể rằng...” của Trần Hoàn.

Và v.v..Nếu tất cả những cái ấy được giải mật, được công khai, ngôi nhà “cách mạng” Việt Nam sẽ đổ sụp. Chính vì vậy mà phải tiếp tục kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chuyên chế độc quyền lãnh đạo, định hướng qụy lụy vào Trung Quốc để cam chịu số phận như một nghiệp chướng của dân tộc. Dù thế nào đi nữa, khi trình bày những nghi vấn này, quan sát kỹ những khuôn mặt nghiêm trang đến buồn thảm của các vị lãnh đạo vào Lăng viếng Chủ tịch dịp 2/9 năm nay, tôi thấy lại một lần, cũng rất buồn thảm cho đất nước.

Xích Tử

Theo Dân Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn