BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73512)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phỏng Vấn Một Người Tỵ Nạn Chính Trị Từng Thân Cận Với Ủy Viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách (do hãng tin VNN thực hiện)

29 Tháng Bảy 199912:00 SA(Xem: 1210)
Phỏng Vấn Một Người Tỵ Nạn Chính Trị Từng Thân Cận Với Ủy Viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách (do hãng tin VNN thực hiện)
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
 

-Lời giới thiệu - VNN-

Đã 70 năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và kéo dài cho đến nay, mặc dù nhiều lúc uy tín của đảng đói với nhân dân trong nước xuống đến mức thảm hại\... nhưng chưa bao giờ đảng Cộng Sản V N lại gặp phải sự khủng hoảng toàn diện cả về tư tưởng và tổ chức như hiện nay\. Một biểu hiện nổi bật nhất là ngày càng có nhiều đảng viên bị khai trừ hoặc ly khai khỏi đảng và đứng vào hàng ngũ những người đối lập để cùng đấu tranh vì một nước Việt Nam mới, thật sự tự do, dân chủ và thịnh vượng. Vừa qua, thông tín viên VNN đã có cơ duyên trò chuyện với một cựu đảng viên cộng sản: Ông Dương Văn Thưởng, một cộng sự thân tín của ông Trần Xuân Bách, nguyên là ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản VN, người đã bị đánh bật tung ra khỏi mọi chức vụ quyền lực của đảng vì đưa ra một số quan điểm liên quan đến dân chủ, đa nguyên, đa đảng...

Ông Dương Văn Thưởng hiện đang sống tại Cộng hòa liên bang Đức, và sau đây là nội dung cuộc trao đổi do anh Nguyễn Chính Nghĩa, thông tin viên VNN tại Đức thực hiện:

o O o


 

VNN: Kính chào ông Dương Văn Thưởng! Nếu có thể được xin ông cho biết đôi nét về bản thân?

Dương Văn Thưởng (DVT): Tôi sinh ra và lớn lên tại châu thổ Sông Hồng, ở vùng đất mà mọi người Việt Nam đều biết đến bởi tên một loại quả nổi tiếng: Nhãn lồng Hưng Yên. Năm 1979, sau khi học xong chương trình cấp ba, do cuộc can thiệp vũ trang của Việt Nam vào Campuchia, tôi được tuyển vào học khoa ngoại ngữ tiếng Campuchia tại trường Đại Học Tổng Hợp Sài Gòn và sau khi tốt nghiệp, tôi được điều sang công tác tại thủ đô Phnompenh đến năm 1985. Từ tháng mười hai năm 1985 đến tháng bảy năm 1987, tôi được cử đi học ở trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, sau đó lại được điều tiếp sang Campuchia làm việc tại cơ quan nghiên cứu và tổng kết lịch sử Đảng. Đến tháng bảy năm 1988, do tình hình thế giói thay đổi, Đảng Cộng Sản Việt Nam Việt Nam cũng phải điều chỉnh lại chiến lược tại Campuchia, nên tôi được điều về làm việc ở trong nước. Lúc đầu, tôi nhận quyết định về công tác tại tỉnh ủy Hải Hưng, nhưng vì muốn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa xã hội hiện thực ở các nước khác nên tôi đã đề đạt nguyện vọng và được chấp nhận sang làm thực tập sinh tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc. Tại đây, vì thấy được sự phá sản tất yếu của chủ nghĩa xã hội, nên tôi đã tham vào phong trào của cộng đồng người Việt Nam trong công cuộc đấu

tranh đòi tụ do dân chủ, đa nguyên cho đất nước. Chính vì lý do đó mà tôi có mặt ở nước Cộng Hòa Liên Bang Đức này từ đầu năm 1991, sau khi không được tiếp tục làm thực tập sinh ở Tiệp Khắc nữa\.

VNN: Thời gian ở Campuchia, ông làm việc trong Đại Sứ Quán Cộng sản Việt Nam?

DVT: Không! Lúc đầu tôi làm phiên dịch và sau đó là cán bộ tổng hợp và sử lý tin tức cho lãnh đạo cơ quan ban B68. Trên danh nghĩa, Sứ quán là cơ quan đại diện của nhà nước Việt Nam tại Campuchia, và ông đại sứ đặc mệnh có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ giữa hai nhà nước. Nhung thực chất thì không phải vậy\. Mọi hoạt động của đại sứ quán đều phải đặt dưới sự chỉ đạo của ban B 68 này.

VNN: Nhiệm vụ chính của ban B 68 này tại Campuchia là gì?

DVT: Ban này là cơ quan trực thuộc trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam, được thành lập vào tháng 6 năm 1978, với nhiệm vụ chính là nhằm lật đổ chế độ Polpot và giúp Campuchia xây dựng lại Đảng Cộng Sản nên được gọi một cách bí mật là Ban B 68.

Ngày đó, chúng tôi vẫn gọi một cách hài hước ban B 68 này là B sáu tấm. Cách gọi ấy vừa phản ảnh sự hy sinh tính mạng của rất nhiều chiến sỹ quân đội Việt Nam tại đây, vừa nói một thảm họa là đất nước Campuchia vừa trải qua nạn diệt chủng có một không hai trong lịch sử - Nạn diệt chủng nòi giống của chính dân tộc họ do những người Khơ me Cộng sản gây ra mà sau này người ta được biết bởi cái tên quen thuộc là Khơ me Đỏ.

VNN: Ông có thể cho biết những ai là người lãnh đạotrực tiếp của ban B 68 này:

DVT: Lúc đầu, người trực tiếp phụ trách cơ quan này là Lê Đức Thọ, và sau đó là ông Trần Xuân Bách.

VNN:. Còn ông Lê Đức Anh, ông Đỗ Mười\... thì sao\?

DVT: Lê Đức Anh thì phụ trách về quân sự, là tư lệnh

của quân đội Việt Nam tại Campuchia, ông Đỗ Mười thì là trưởng đoàn chuyên gia kinh tế, ông Trần Trọng Tân làm trưởng đoàn chuyên gia về tuyên huấn... Những ông này khi quay về Việt Nam đều được giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước. Ông Lê Đức Anh làm chủ tịch nước, ông Đỗ Mười làm Thủ tướng chính phủ và sau đó trở thành tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Trần Trọng Tân làm trưởng ban tư tưởng và văn hóa trung ương... Ngay ông Lê Khả Phiêu, tổng bí thư đảng cộng sản VN bây giờ ngày đó cũng là một tướng dưới dưới quyền của Lê Đức Anh.

VNN: Đoạn trên ông có nói về nạn diệt chủng ở Campuchia do những người Khơ Me cộng sản gây ra\. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính của những tai họa khủng khiếp này\?

DVT: Đây là một hiện tượng rất không bình thường. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do sự dốt nát, là sự ngông cuồng chủ quan duy ý chí của những người lãnh đạo Khơ Me đỏ, là sự độc tài thiếu dân chủ ngay cả trong nội bộ đảng và ngoài xã hội\. Trong ba năm tám tháng hai mươi ngày, dưới sự cầm quyền của mình, để xây dựng cái gọi là Chủ Nghĩa Cộng Sản Triệt Để, chế độ Khơ me đỏ này đã giết hại gần ba triệu người trong tổng số khoảng bảy đến tám triệu người Campuchia lúc đó. Họ là những người vô tội, những trí thức, công chức trong chế độ cũ, các vị tăng ni, nhà buôn và thường dân.

VNN: Ông có thể nói rõ hơn về cái gọi là Chủ Nghĩa Cộng Sản Triệt Để ở Campuchia\?

DVT: Có thể nói thực chất đây là những trại tập trung khổng lồ. Ở đó con người bi tước đoạt mọi thứ quyền tự do, bị cưỡng bức lao động ở các công xã, bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần... Ngoài nghĩa vụ phải tuyệt đối triệt để mọi mệnh lệnh của những người Khơ Me đỏ đưa ra, họ không còn bất cứ một thứ quyền lợi nào khác...

VNN: Đã từng là một đảng viên cộng sản, và sau đó lại ly khai chống lại đảng, phải chăng là anh chống lại những tội ác tương tự mà đảng cộng sản đã và đang gây ra cho dân tộc Việt Nam?

DVT: Vâng! Đúng như vậy\. Ở Việt Nam, các vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất, các vụ đàn áp ngược đãi văn nghệ sỹ trong phong trào nhân văn giai phẩm, sự bắt bớ, tù đày một số đảng viên trong các vụ án xét lại chống đảng. Mà hậu quả của nó là hàng nghìn người đã bị giam giữ đến chết hoặc hy sinh phần lớn cuộc đời của mình trong các nhà tù mà những người cộng sản gọi một cách mỹ miều là trại cải tạo\.... Chế độ hợp tác xã tập trung, các cuộc cải tạo tư bản tư doanh ở miền Bắc những năm sáu mươi, và cuộc cải tạo thương nghiệp ở miền Nam sau 1975..., về thực chất cũng là nhũng biểu hiện của cái gọi là Chủ Nghĩa Cộng sản Triệt Để này\. Khơ Me Đỏ ở Cam pu chia cũng như giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam tự cho mình cái độc quyền về chân lý và sẵn sàng thẳng cánh đàn áp những ai dám có tư tưởng, quan điểm ngược lại cái gọi là chân lý của họ.

VNN: Ông có so sánh gì về những hậu quả của đảng cộng sản Việt Nam gây cho dân tộc ta với những tội ác của bọn Khơ Me đỏ gây ra cho dân tộc Campuchia\?

DVT: Tuy chưa đạt tới tội ác diệt chủng kiểu Polpot nhưng hậu quả của Đảng Cộng Sản Việt Nam đói với dân tộc lại diễn ra dưới những hình thức và quy mô khác... Nhưng theo tôi nghĩ, tội ác dù có ở mức độ nào đi chăng nữa thì cũng vẫn là tội ác. Và, nó phải được đưa ra công lý để toàn thể nhân dân phán xử. Bởi, người dân không chỉ có nghĩa vụ phải răm rắp tuân theo và ca ngợi những cái mà người ta gọi là công lao, là

thành tích của đảng... mà họ còn có quyền được phán xét về tội lỗi của đảng gây ra đối với họ và đất nước

VNN: Sắp đến cái gọi là “Cách mạng tháng Tám” của chế độ CSVN. Ông có thể cho biết một số những thành quả mà nó đem lại cho nhân dân Việt Nam?

DVT: Những người cộng Sản Việt Nam thường vẫn rêu rao

trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng, họ là người lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cuộc “Cách mạng tháng Tám” thắng lợi, và chính từ cuộc cách mạng đó mà dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ, đất nước ta có độc lập, nhân dân ta được hưởng đày đủ các quyền tự do cơ bản... Nhưng ngược lại, những điều hoa mỹ ấy chỉ tồn tại trên giấy tờ chứ không hề có ý nghĩa thực tế. Đã hàng hơn nửa thế kỷ nay, ở Việt Nam người dân không có một thứ quyền tự do nào, ngoài quyền tự do ca ngợi, tôn vinh Đảng, Bác... Mặc dù được pháp luật thừa nhận về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, quyền bất khả xâm phạm thân thể... nhưng các quyền đó không hề được áp dụng trong thực tế. Những vụ khủng bố, đàn áp, bắt bớ những ai dám có quan điểm, tư tưởng trái ngược với cái gọi là chân lý của đảng như các ông Hà Sỹ Phu, ông Tiêu Dao Bảo Cự, ông Bùi Minh Quốc, ông Nguyễn Thanh Giang, ông Trần Độ... trong thời gian vừa qua là những bằng chứng cụ thể. Theo tôi nghĩ, đất nước đã thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang, nhưng không thể lại bắt đầu cho sự ra đời của một chế độ đô hộ mới – Sự đô hộ của chế độ cộng sản. Đất nước đã có độc lập thì nhân dân phải có ấm no, tự do, hạnh phúc...

VNN: Trong khi, phần nhiều những ý kiến góp ý với đảng của các vị cán bộ lão thành chỉ được đưa ra khi họ đã về hưu\... Vậy có thể nói trường hợp ông Trần Xuân Bách là một ngoại lệ: Bởi, ông đã đưa ra những quan điểm mới và đòi hỏi đảng phải áp dụng chế độ dân chủ đa nguyên, khi hãy còn đang giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo của đảng?

DVT: Trong một xã hội không có tự do dân chủ như ở Việt Nam thì mọi cá nhân đều bé nhỏ trước quyền lực tối thượng của đảng. Vậy nên có thể nói: Việc dám nêu lên những tư tưởng về dân chủ tiến bộ trái ngược hẳn với quan điểm bảo thủ của tập đoàn lãnh đạo của ông Trần Xuân Bách là một hành động hết sức dũng cảm. Và cái giá phải trả cho tự do và dân chủ của ông Bách là rất lớn. Ông đã bị tước bỏ mọi chức vụ và quyền lực trong đảng, bị theo dõi, quản thúc đêm ngày\.

Còn việc những ý kiến của các vị lão thành cách mạng khác cũng rất đáng quý. Các vị cũng rất dũng cảm... Vì lúc nào đảng cũng có thể sẵn sàng gán cho họ những tội lỗi tày đình như phản đảng, phản dân, phản bội tổ quốc, lúc nào đảng cũng có thể ra tay đàn áp, (ảnh hưởng đến cả cuộc sống và sự bình yên của người thân trong gia đình, bạn bè...) nên việc chọn thời điểm phát ngôn cũng phải được cân nhắc đến mức thích hợp như thế nào thì là tùy ở từng vị.

VNN: Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, theo ông thì tương lai đất nước ta ta sẽ đi đến đâu\?

DVT: Mới đây có tin rằng tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đang có những vận động thâu tóm nhiều quyền lực hơn nữa\. Ông ta muốn có thể sẽ kiêm luôn một trong hai chức hoặc là chủ tịch nước, hoặc là thủ tướng chính phủ... Hiện tượng đó chứng tỏ rằng những người lãnh đạo đảng và nước Việt Nam không hề quan tâm đến vận mệnh của đất nước mà chỉ ngày đêm lo nghĩ đấu đá nội bộ và tranh giành quyền lực cho cá nhân và phe phái\. Cho đến nay, đảng vẫn áp dụng một hình thức độc tài đảng trị, việc làm đó thật là trái ngược và thách thức với nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đi ngược lại với trào lưu dân chủ tiến bộ của thời đại\... Theo tôi, nếu tình cảnh ấy cứ mặc sức phát triển thì tương lai của dân tộc ta thật thê thảm. Đảng cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ còn tiếp tục bán rẻ tài nguyên của cải đất nước cho các thế lực quốc tế, tiếp tục đưa đất nước ta đến thảm cảnh của sự phá sản toàn bộ.

VNN: Xin cảm ơn ông Dương Văn Thưởng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn