BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73438)
(Xem: 62247)
(Xem: 39436)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hết thời hạn tạm giam 3 tháng nhưng vẫn bị tù

20 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 908)
  • Tác giả :
Hết thời hạn tạm giam 3 tháng nhưng vẫn bị tù
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Các quan chức cấp cao của Việt Nam thường lên tiếng Chính phủ tôn trọng các quyền tự do căn bản của 54 dân tộc đang sống tại Việt Nam.

Nhưng vừa qua, tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, Cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ một người Khmer Krom mới trở về tới nhà sau khi họ đào thoát sang Thái Lan để xin tỵ nạn không thành. Cảnh sát không cho phép phía gia đình đến thăm nuôi; thời hạn tạm giam 3 tháng đã chấm dứt, nhưng cảnh sát không chịu thả người vì lý do chưa lấy được lời khai và chưa ra Tòa xét xử.

Tải xuống để nghe.

Gia đình không được thăm nuôi



Một người Khmer Krom bị cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn chụp mũ từng đứng đầu các tổ chức khiếu kiện đất đai và tham gia các hoạt động của tổ chức phản động ở ngoài nước bị bắt giữ từ ngày 17 tháng 12 năm 2010 đến nay vẫn chưa được trả tự do; phía gia đình nói rằng ông ấy đang tiếp tục bị tạm giam, và họ cũng không được phép vào thăm nuôi.

 Bà Neáng Thuôn, vợ ông Chau Hêng đang bị cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn tạm giam tại trại cảnh sát huyện cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, chồng bà bị cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang bắt giữ hồi ngày 17 tháng 12 năm 2010 sau khi ông ấy trở về nhà từ Thái Lan. Sau đó ba ngày Trung tá Đào Văn Hùng, Trưởng cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn, đã ra thông báo quyết định tạm giam vì vi phạm điều 143 tội hủy hoại, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, và điều 245 gây rối trật tự công cộng theo Bộ Luật hình sự của Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên bà Thuôn nói rằng, vào ngày 15 tháng 3 năm 2011 vừa qua, bà cùng với một số người dân trong làng từng tham gia khiếu kiện đất đai đến thăm nuôi chồng bà, nhưng bị cơ quan cảnh sát từ chối không cho phép vào trại giam.

Vì chưa lấy được lời khai


Bà nói rằng, chồng ba từng tham gia khiếu kiện đất đai nhiều năm qua vì bị tịch thu bởi chính quyền địa phương xã Châu Lăng trong năm 1978, nhưng chồng bà bị cảnh sát huyện chụp mũ là có tham gia các tổ chức phản động. Vì không bằng chứng cáo buộc tội, cảnh sát huyện lại ra thông báo tạm giam 90 ngày vì tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và gây rối trật tự công cộng.

Bà Neáng Thuôn cho Đài Á Châu Tự Do biết thêm hồi chiều thứ Bảy, ngày 19 tháng 3 rằng, “bây giờ tôi không biết làm thế nào vì tính đến ngày 17 tháng 3 đã đủ 3 tháng nhưng họ vẫn giam giữ chồng tôi. Họ nói rằng, họ chưa đưa ra tòa xét xử, khi nào họ đưa ra tòa thì họ cho biết. Công an trại giam của Việt Nam trả lời với tôi ngỗn ngang như vậy, họ không nói lý do gì hết.”

Bà Thuôn nói rằng, ông Chau Hêng không vi phạm Luập pháp Việt Nam bởi vì ông ấy chỉ biểu tình ôn hòa và làm đơn khiếu kiện đất đai bị mất mát. Tuy nhiên, nếu ông ấy có tội gây rối trật tự công cộng hay có hành động thiếu khiêm tốn, nhưng thái độ công an không cho bà vào thăm nuôi người bị tù là một hành vi vi phạm nhân quyền người dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Một người Khmer Krom, quê quán ở huyện Tri Tôn từng tham gia khiếu kiện đất đai với ông Chau Hêng bày tỏ rằng, theo tin tức bà nhận được là công an huyện đang ép buộc ông ấy chấp nhận lời khai là có tham gia các hoạt động phản động của tổ chức ở nước ngoài, đặc biệt buộc ông ấy ngừng lại các hoạt động tổ chức khiếu kiện đất đai. Trong trường hợp ông Chau Hêng thực hiện được những điều kiện này, thì cơ quan cảnh sát sẽ trả tự do cho ông, nhưng đến bây giờ ông Chau Hêng vẫn không đồng ý vì đất đai hàng trăm hécta của gia đình ông bị mất mát.

Bà cho biết thêm, “người ta cáo buộc ông ấy nghe lời mấy người ở Campuchia trên, nói ông ấy không phải khiếu kiện đất đai mà là ông ấy làm theo người ở ngoài nước. Họ cáo tội ông ấy như vậy… Hồi ngày 15/3 họ không cho phép vào thăm nuôi, làm gì cũng không cho vào thăm nuôi vì họ lấy lời khai chưa được… Rồi Luật pháp ra sao, tôi không biết nữa, làm theo miệng người ta nói không.”

Kéo dài thời gian để kiếm chứng cớ?




Liên quan vấn đề này, Trưởng Ban Kế hoạch Liên Minh Khmer Kampuchia Krom Trần Manh Rinh ở Hoa Kỳ bày tỏ rằng, ở Việt Nam, khi mọi người nói đến vấn đề tự do, dân chủ, quyền sỡ hữu đất đai, họ sẽ bị chụp mũ và bị cáo buộc là đòi ly khai và cố ý lật đổ Chính phủ, ngay cả những người chỉ hoạt động nhân quyền cho Việt Nam.

 Còn vấn đề người dân đi khiếu kiện đất đai là vì nhà nước tịch thu đất của họ. Đất đai do Nhà nước quản lý, từ chỗ do nhà nước quản lý cho nên cán bộ nhà nước vi phạm quyền sở hữu đất đai một cách trắng trợn, khi người dân tụ tập khiếu kiện thì nhà nước bắt đầu tìm lý do để kết tội.

Ông Trần Manh Rinh nói, “đến bây giờ nhà nước không có bằng cớ, không có bằng chứng để xác nhận là ông Chau Hêng có tội. Nhà nước muốn quy kết người ta mà không có bằng chứng, cho nên đến bây giờ ông Chau Hêng vẫn chưa có tội. Còn chưa có tội, thì không có lý do gì cấm thân nhân họ đi thăm nuôi. Cái đó là hoàn toàn vi phạm các Luật nhân quyền Việt Nam và Luật nhân quyền Quốc tế…


Tôi nghĩ rằng, nhà nước Việt Nam và cán bộ địa phương không có moi ra được chứng cứ gì để quy án Chau Hêng có tội. Cho nên họ muốn kéo dài thời gian và tìm một cớ nào đó để giam ông thêm nữa. Cái đó, hoàn toàn bất hợp pháp.”

Trưởng Ban kế hoạch Liên Minh Khmer Kampuchia Krom Trần Manh Rinh nhận định thêm rằng, cá nhân ông và người dân Khmer Krom chưa bao giờ tin tưởng Luật pháp Việt Nam bởi vì Pháp luật Việt Nam chỉ bảo vệ cán bộ và đảng Cộng sản Việt Nam. Song song đó, đã có rất nhiều Luật quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết như bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của người bản dân bản địa và dân tộc thiểu số, tuy nhiên đến nay Chính phủ chưa phổ biến các quyền lợi ấy đến các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Cũng liên quan lời báo buộc này, Phát ngôn viên Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Lê Minh Ngọc nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, Chính sách dân tộc nhất quán của Nhà nước Việt Nam là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ. Là thành viên của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng ASEAN, Việt Nam đã và đang tiếp tục chủ động hợp tác xây dựng cơ chế bảo vệ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và ASEAN. Còn liên quan thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn tiếp tục tạm giam ông Chau Hêng, thì ông Ngọc nói chưa có nắm được thông tin cụ thể.

Còn ông Trần Manh Rinh cho biết, để kiểm soát các dân tộc thiểu số, Chính phủ Việt Nam bắt đầu kiểm soát các nhà lãnh đạo tôn giáo. Các trang mạng xã hội và trang mạng nhân quyền đều bị Chính phủ Việt Nam chính thức chặn.

Thậm chí, Chính phủ còn cấm người Khmer Krom xem các chương trình truyền hình đang được phát sóng từ Campuchia thông qua vệ tinh. Ngay cả các nội dung của những chương trình không có gì liên quan đến nhân quyền, nhưng điều quan trọng là Chính phủ Việt Nam không muốn người Khmer ở miền Nam của Việt Nam xem và nghe các chương trình truyền hình bằng tiếng Khmer của họ.

Quốc Việt, thông tín viên RFA

20-03-2011

Theo RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn