BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73438)
(Xem: 62247)
(Xem: 39436)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tù nhân được thả sau 33 năm

12 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 1216)
Tù nhân được thả sau 33 năm
51Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
42




Ông Trương Văn Sương bị bắt trong vụ án Trần Văn Bá (trong hình), cựu lãnh tụ sinh viên Việt Nam từ Pháp xâm nhập về Việt Nam





Ông Trương Văn Sương, người bị bắt trong vụ án Trần Văn Bá hồi năm 1983, vừa được thả sau gần 30 năm tù tại Việt Nam.

Trả lời BBC qua điện thoại trên đường từ Bắc về quê ở miền Nam, con trai ông là Trương Văn Dũng xác nhận rằng ông Trương Văn Sương "đang ngồi trên xe trên đường về nhà, đoạn gần Đà Nẵng".

Vì lý do "đang đi trên đường và trong xe có nhiều người", ông Sương không thể trả lời phỏng vấn của BBC được.

Các nguồn tin của phe đối lập cho hay nhà chức trách hôm nay, 12 tháng 7, đưa xe áp tải ông Sương về gia đình ở thị xã Sóc Trăng.

Họ rời trại giam Ba Sao - Nam Hà, nơi ông Sương bị giam giữ trong thời gian gần đây nhất.

Được biết ông Trương Văn Sương sinh năm 1943, là cựu trung úy quân lực Việt Nam Cộng Hòa và đã từng đi tù cải tạo sau 1975 ở nơi khác.

Năm 1981, ông ra tù, vượt biên sang Thái Lan và tham gia tổ chức đối kháng gọi là 'Lực lượng kháng chiến" với các ông Lê Quốc Túy, Trần Văn Bá.

Sau khi xâm nhập về lại Việt Nam để hoạt động chống chính quyền, họ bị bắt tại tỉnh Minh Hải trong vụ đột nhập vào Việt Nam năm 1983.

Các ông Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá và một số người khác bị kết án tử hình, còn ông Trương Văn Sương bị tù chung thân vì tội danh "gián điệp".

Nếu tính cả 6 năm tù cải tạo sau 1975, tổng cộng ông Sương đã ngồi tù ở Việt Nam 33 năm.

Vẫn các nguồn tin ở hải ngoại cho hay cách đây gần 1 tháng tù nhân Trương Văn Sương đã phải đưa ra bệnh viện Phủ Lý, thị xã Hà Nam để cấp cứu vì ông mắc bệnh suy tim, cao huyết áp và nhiều chứng bệnh khác.

Vụ án Trần Văn Bá

Hồi tháng 1 năm 1985, chính quyền tại TP/HCM đã thi hành án tử hình với ba ông Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân và Trần Văn Bá về tội "gián điệp phản quốc", gây chấn động dư luận trong và ngoài nước.

Phiên tòa hồi ngày 18 tháng 12 năm 1984 đã tuyên án tử hình với các ông Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Thái Bạch, một số người khác lĩnh án chung thân, hoặc t̀ư 8 đến 12 năm tù.

Do vận động của cộng đồng người Việt hải ngoại và dư luận quốc tế, nhất là chính phủ Pháp, toà án Việt Nam hồi tháng 1 năm 1985 giảm án tử hình của hai công dân Pháp là Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh xuống chung thân.

Các ông Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch không thuộc diện này.

Trong số họ, ông Trần Văn Bá nổi tiếng hơn cả và trở thành biểu tượng của phong vào chống cộng sản sau này.

Sinh năm 1945 ở Sa Đéc, ông Trần Văn Bá nổi tiếng trong phong trào Việt Kiều và sinh viên tại Pháp.

Làm Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia tại Pháp năm 1972, ông Bá đại diện cho phái quốc gia, chống lại phe Việt Kiều thân miền Bắc và phản chiến.

Dù trước 1975, ông Bá đã dẫn đầu các đoàn sinh viên Việt Nam phe quốc gia về ủng hộ cho Việt Nam Cộng Hòa, nhưng việc rời Pháp về hoạt động chống chính quyền sau chiến tranh vẫn gây tiếng vang lớn trong giới quan tâm.

Ông được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Giải thưởng Tự Do Truman-Reagan (Truman-Reagan Medal of Freedom Award) cho những người đã từng nêu những tấm gương kiên cường chống lại chủ nghĩa cộng sản hồi 2007 tại Đại sứ quán Hungary ở Hoa Kỳ.

Cùng được huy chương với ông Bá, mà người đại diện là anh trai Trần Văn Tòng đến nhận, còn có Dân biểu Hoa Kỳ Dana Rohrabacher và tiến sĩ János Horváth, dân biểu quốc hội Hungary.

Bia tưởng niệm ông Bá có ở Liege, Bỉ và một phố ở Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ có mang tên ông.

Tuy thế, các thất bại của vụ Trần Văn Bá, và sau đó là vụ ông Hoàng Cơ Minh xâm nhập về Việt Nam năm 1987 cũng đánh dấu chấm hết cho xu hướng bạo động chống chính quyền trong nước.

BBC

12/07/2010

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn