BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77500)
(Xem: 63336)
(Xem: 40784)
(Xem: 32412)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Báo CSVN ca ngợi cách VNCH 'thực thi chủ quyền biển đảo'

11 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 1014)
Báo CSVN ca ngợi cách VNCH 'thực thi chủ quyền biển đảo'
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
HÀ NỘI 10-7 (NV) - Tờ Tiền Phong , báo của Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hôm Thứ Năm có một bài nghiên cứu với tựa đề “Cách Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền biển đảo”.











Trang báo có bài nghiên cứu về “Cách Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền biển đảo” trên tờ Tiền Phong ngày 10-7-2014. (Hình: NV cắt lại từ báo mạng Tiền Phong)
 

 Từ trước tới giờ và nhất là trước kia, CSVN vẫn dùng nhiều thứ từ ngữ sỉ nhục chính thể miền Nam Việt Nam "chỉ là tay sai đế quốc Mỹ, tiếp tay đế quốc Mỹ đẩy nhân dân miền Nam vào vòng nô lệ, đói khổ lầm than." Danh hiệu “Việt Nam Cộng Hòa” suốt nhiều chục năm trời là cái đại kỵ trên hệ thống truyền thông của chế độ.

Mãi tới thời gian rất gần đây, khi cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gay gắt và khó khăn về tất cả mọi mặt, Hà Nội nới lỏng dần dần với cả cách gọi thể chế miền Nam.

Trong bài viết khảo cứu ngày 10 Tháng Bảy của tờ Tiền Phong, tác giả Trần Nguyễn Anh viết về ngư nghiệp, các nghiên cứu, khảo sát tiến đến khai dầu khí, và các quy định của chính phủ VNCH cho các vùng đặc quyền kinh tế trên biển, vấn đề chủ quyền gắn liền với an ninh, kinh tế biển, gồm cả khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Về ngư nghiệp của VNCH, tác giả bài viết thuật lời ông Nguyễn Hồng Cẩn so sánh sự phát đạt của ngư nghiệp ở miền nam trước 1975, xuất cảng số lượng lớn thủy sản trong khi ở miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản gần như chẳng có gì đáng nói.

Tác giả viết rằng: "Không ai hiểu rõ ngành cá của VNCH hơn chính các đồng nghiệp ở miền Bắc. Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, ông Nguyễn Hồng Cẩn, người tiếp quản ngành thủy sản miền Nam sau khi đất nước thống nhất và là thứ trưởng phụ trách phía Nam. Ông kể với tôi rằng khi vào Nam ông thực sự bất ngờ vì hệ thống cơ sở hạ tầng như tàu thuyền, nhà máy, thị trường tại đây. Ông nói: 'Trong kháng chiến ở miền Bắc chỉ mong ước một năm xuất được $100,000 thủy, hải sản nhưng không bao giờ được. Trong khi đó ở miền Nam năm 1960 họ đã xuất khẩu được $21 triệu rồi.'”

Ông Trần Nguyễn Anh dẫn ra tài liệu của VNCH viết rằng: “Năm 1970, miền Nam có 317,442 ngư dân và 85,000 tàu thuyền, trong đó 42,603 tàu có động cơ và 42,612 thuyền không động cơ. 269 thôn và 700 ấp chuyên về ngư nghiệp. 75 Hợp tác xã ngư nghiệp. 200 tàu hộ tống ngư dân. Xây dựng hệ thống hải cảng: Cảng Sài Gòn được đầu tư $11 triệu, Đà Nẵng $1 triệu, Cần Thơ $10 triệu. Xuất khẩu ngư nghiệp $300 triệu, trong khi các sản phẩm còn lại như trà, lạc, cùi dừa… chỉ $158 triệu.”

Đó là nhờ vào chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo của chính quyền VNCH. Tài liệu của chính quyền VNCH được tác giả bài viết trên Tiền Phong cho biết: “Năm 1959, hải quân Việt Nam đã bắt được 40 ghe đánh cá Trung Quốc đưa về Đà Nẵng lưu giữ 6 tháng," đồng thời cho biết: “Hãng phân bón Việt Nam được thành lập và chính thức hoạt động từ Tháng Tư, 1959, khai thác được 20,000 tấn phốt phát tại Hoàng Sa, rồi bỏ dở từ năm 1960 do thời tiết và vận chuyển khó khăn.”

“Trong lĩnh vực đánh cá, ngày 26 Tháng Mười Hai, 1972, tổng thống VNCH ban hành sắc luật quy định lãnh hải Việt Nam về phương diện ngư nghiệp có một chiều rộng là 50 hải lý, tính từ hải phận quốc gia trở ra. Trong vùng này cấm các loại ghe tàu, thuyền bè ngoại quốc đến đánh cá, khai thác hoặc mua bán hải sản, trừ khi có giấy phép trước của chính phủ.”

Về vấn đề dầu khí, tác giả bài khảo cứu viết lại rằng: “Theo số liệu thì vào Tháng Tám, 1973 chính phủ VNCH đã cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm trên 8 lô với tổng số diện tích là 57,223km2 cho 4 nhóm công ty Pecten, Mobil, Esso và Sunningdale. Trong đợt này các công ty đã trả cho chính phủ một số tiền hoa hồng chữ ký là $16.6 triệu và cam kết một số tiền đầu tư trong 5 năm tổng cộng là $59.25 triệu. Ngoài ra các công ty còn dành một số tiền tổng cộng $300,000 mỗi năm cho việc huấn luyện chuyên viên kỹ thuật ngành dầu hỏa.”

“Tháng Sáu, 1974, chính phủ VNCH lại cấp thêm 5 quyền đặc nhượng tìm kiếm dầu mỏ thêm 5 lô với tổng diện tích 24,380km2 cho 4 tổ hợp là Mobil, Pecten, Union và Marathon. Trong đợt này các công ty cũng trả cho chính phủ VNCH hoa hồng chữ ký là $29.1 triệu và cam kết đầu tư trong 5 năm là $44.5 triệu.”

“Các thông cáo cho thấy hoạt động đào giếng bắt đầu vào ngày 17 Tháng Tám, 1974 với giếng thăm dò Hồng I-X, giếng dầu đầu tiên được đào trong thềm lục địa Việt Nam do công ty Pecten thực hiện. “Kết quả đã tìm thấy dầu ở độ sâu 5,320 feet. Tiếp theo đó là việc đào giếng dầu Dừa I-X với sự phát hiện ra dầu và khí thiên nhiên.”

“Khảo sát các điều khoản trong hợp đồng đặc nhượng của VNCH, chúng ta thấy nó được dựa trên thông lệ quốc tế, tuy nhiên luôn nhấn mạnh đến lợi ích của Việt Nam cũng như quyền chủ động trong khai thác, vận hành.”

(TN)

Nguồn Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn