Sáng hôm ấy, trời mưa tầm tả, gió mùa đông thổi đánh thốc vào căn phòng biệt giam tối tăm chật hẹp đến lạnh người, tôi đang ngồi xoa dầu cù là cho thằng Búa bị đánh bầm dập suýt chết từ chiều hôm qua vừa tán dốc với chú Ba ghẻ lở (biệt hiệu của ông cựu sĩ quan TQLC bị cầm tù đã lâu ở đây đến bị ghẻ lở khắp cả người) thì hai tên cán ngố với súng ống trên tay mở cửa chạy vô nắm áo tôi xốc lên ra lệnh bảo: "Ê! đi lao động, mày!". Tôi hết sức ngạc nhiên chỉ kịp giao chai dầu cù là lại cho ông già rồi chụp đại cái nón lá rách bươm lên đầu đi theo chúng.
Thật sự tôi không được nằm trong diện cho ra ngoài hay đi lao động, kể cả gánh phân mỗi sáng cũng không, có lẽ chúng nghĩ tôi thuộc loại "ác ôn"? Tự dưng hôm nay sao chúng vào xách cổ tôi đi cũng là chuyện lạ. Một hồi sau mới biết bên tổ lao động thiếu người vì bị ốm hết một thằng. Trong phòng giam tụi tôi chỉ còn lại 3 người mà tôi lại trông khoẻ mạnh hơn hết nên được lựa chọn trám chỗ thay thế cho cái tổ thiếu người kia. Được ra ngoài hít thở một tí không khí tươi mát như thế này kể cũng thần tiên. Hai tên cán bộ đưa tôi một cái cuốc vác lên vai rồi xua cả chục tù nhân sắp hàng một đi lao động ở một khu ruộng nào đó. Mưa gió vẫn tiếp tục đổ xuống trên đầu tù nhân cóng lạnh như chuột lột, tôi vừa đi vừa run lẩy bẩy, vội kéo cái cổ áo lên sau ót cho đỡ lạnh.
Khu lao động giao đám tụi tôi làm công tác buổi sáng là một thửa ruộng ngoài Bầu Trũng (gần Rạch Dừa), đám tù nhân cứ việc xuống ruộng cuốc cho mềm đất thay trâu cày. Đến trưa thì tổ chúng tôi gồm chừng 5 người được triệu hồi về làm công tác nhẹ nhàng hơn tại đồn công an ở gần chợ Vũng Tàu (sát bên Trại Chấp pháp). Công việc đơn giản, chỉ làm công tác nhổ cỏ cho sạch cái sân của đám công an rửng mỡ. Cũng may trời lúc này đã tạnh và có chút ánh nắng chói lên thấy ấm áp.
Tới giữa trưa là giờ cơm nước, mấy thằng cán ngố cho anh em chúng tôi được nghỉ giải lao nửa tiếng để lo cái bao tử. Thực phẩm chẳng có gì đặc biệt, chỉ có "bo bo" năm này tháng nọ với tí muối cộng chút canh rau lỏng bỏng những nước thế là xong. Ăn "bo bo" loại này mà không nhai kỹ coi như tuyệt đường đại tiện. Do đó mỗi lần ăn phải nhai hột "bo bo" cho nhỏ thật nhỏ để khỏi bị nghẽn đường thông. Anh em tù nhân theo lệnh hai thằng cán ngố phải ngồi mỗi đứa một góc không được trò chuyện với nhau. Riêng chúng tấp vào nhà trong tán gái để mặc chúng tôi ở ngoài này.
Ăn đâu được chừng 10 phút, nhìn quanh quất tôi thấy chung quanh bờ tường đồn công an có vẻ trống trãi có thể trốn ra ngoài được làm bừng trong tôi một ý nghĩ táo bạo: "Vượt ngục"! Tôi đánh mắt nói nhỏ với thằng em (con bà dì) bị bắt chung, bảo nó "chạy trốn đi" thì nó lắc đầu bảo "anh đi đi, em không đi". Có lẽ nó nhát gan hay nó sợ sao đó! Thôi phận ai nấy lo, tôi quyết định vượt thoát khỏi đồn công an ngay lúc này chớ không còn có dịp nào khác. Tôi nhìn quanh đắn đo suy nghĩ, nếu thoát ra ngõ trước tuy dễ nhưng có thể bị tó như chơi. Cách tốt nhất là đi ngõ hậu. Nghĩ vậy hai tay giả vờ cởi nút quần, vừa giả vờ đi tiểu cạnh bờ rào phía sau với hàng dậu cao tới lưng bụng. Khi đi ngang qua phòng lũ cán ngố, tôi thấy trai gái bọn chúng đang cợt giỡn tán tỉnh với nhau chẳng để ý gì đến tôi. Càng tốt! Tôi đứng lại trong giây lát quan sát chung quanh trước khi quyết định đạp dập cái hàng dậu xuống để phóng ra ngoài. Đây là giây phút căng thẳng. Tôi nghĩ vượt được ra khỏi hàng rào này thì coi như xong. Tuy nhiên khi vừa phóng ra khỏi hàng rào men theo con đường bọc phía ngoài, nhìn lại phía sau thì thấy cái đồn canh của Trại giam Chấp pháp hiển hiện ở đó với một tên lính canh đang vác súng đứng gác trên nóc chòi canh. Rất may lúc đó hắn xoay lưng về phía tôi nên không thấy tôi nhảy ra. Nếu không thì chắc tôi đã lãnh đủ một tràng đạn liên thanh rồi...
Thật ra Vũng Tàu đối với tôi có một vài kỷ niệm thật đáng nhớ, tuy nhiên về địa hình địa vật thì tôi không rành lắm, chỉ nhớ mang máng trong thời gian trọ học ở Sài gòn có xuống đây tắm biển đôi lần. Sau đó khi ra đời về làm việc tại Nha Trang thì được đưa đi học khoá cán bộ chỉ huy HC ở Vũng Tàu (đúng ra là ở Rạch Dừa) mất hết sáu tháng nhưng suốt thời gian ấy cũng ít dịp được thăm viếng nơi đây. Có một lần, lần cuối cùng lang thang xuống bãi biển vào một buổi trưa hè năng gắt sau khi đã mãn khoá học và sắp giã biệt Vũng Tàu về lại quê hương yêu dấu của mình, tôi bỗng gặp lại Chi Lan, người bạn gái cùng lớp, cùng quê với tôi hồi nhỏ nhưng lại là một hoa hậu của thị trấn Vạn giã. Chẳng có tình ý gì, chỉ là bạn thôi. Lúc ấy Chi Lan đang theo học y khoa ở Sài gòn, không hiểu sao bỗng dưng nàng có mặt nơi đây, chắc là đi nghỉ hè (?) tôi nghĩ thế. Cô ấy vừa tắm từ dưới biển lên, không có bạn bè chung quanh, trông rất cô đơn, cổ mặc bộ đồ tắm màu vàng, rất mỏng, ướt sũng nước, đẹp tựa ngư nhân, tất cả vẻ đẹp khêu gợi của thân hình với những đường cong tuyệt mỹ đến không che dấu đâu được hết, khép nép một cách thẹn thùng khi đứng đối diện với tôi. Tôi cố làm ra vẻ tự nhiên nhưng trong lòng rất xôn xao, gặp lại bạn bè mà chỉ dám chào hỏi qua loa đôi câu rồi tạm biệt để cô ấy đi về phía nhà tắm... Từ đó tôi không bao giờ gặp lại Chi Lan nữa.
Trở lại lúc vửa phóng ra khỏi đồn công an, tự nhiên thấy một chiếc xe xích lô đạp trờ tới, không nói không rằng, tôi vội nhảy phóc lên xe bảo cậu nhỏ đạp xe về hướng Rạch Dừa. Trời lúc đó trưa nắng gắt hắt vào mặt, tôi bảo cậu bé xích lô kéo tấm bạt xuống phủ kín bốn phía cho mát. Cũng là một công hai chuyện. Tình thiệt thì tôi cũng không muốn ai nhìn thấy mặt mình lúc này, mặt mũi, tóc tai, râu ria xồm xoàm lâu ngày không cạo trông giống con ma. Chắc chắn không ai nhìn ra tôi nữa rồi kể cả người quen, càng trốn được bí mật chừng nào tốt chừng đó, nhất là lũ công an cú vọ sẽ rượt theo tôi khi chúng phát hiện tôi đã vượt thoát sau giờ giải lao... có thể là ngay lúc này cũng không chừng!
Ngồi trong xe xích lô kín mít, tôi có cảm giác thật yên tâm, tựa như mình đã trốn thoát khỏi địa ngục thật rồi, chẳng ai thấy mình nữa, chẳng ai biết mình ở đâu nữa, nhưng thật ra là lòng bồn chồn không ít. Tôi nhớ lại thời gian qua, đã gần nửa năm rồi, kể từ ngày tôi cùng một số hành khách vượt biên bước chân xuống Cầu Bông (ở gần ngã ba Lê Văn Duyệt /Gia định và Đakao) để đáp "tắc xi" (tức xuồng nhỏ) chạy ra ngõ sông Nhà Bè rồi dong thẳng ra Bà Rịa, từ đó đáp "cá lớn" ra cảng Vũng Tàu để tiến ra biển lớn với hy vọng vượt biên về hướng Mã lai. Xui xẻo, bọn chủ tàu gạt gẫm thiên hạ, bán cái cho bọn công an bằng cách chở thẳng tất cả mọi người vào đồn công an Bến Đá cho nó túm cổ. Đúng là vượt biên không coi ngày! Từ đó đến nay thấy không có hy vọng được thả ra chút nào, tôi luôn luôn chuẩn bị cho mình một tư thế vượt ngục, nghĩa là trong người tôi lúc nào cũng chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để khi cần thì trốn luôn.
Hình như có tiếng xe Honda của bọn công an đang đi tìm tôi bóp kèn inh ỏi. Chúng lần lượt chạy qua mặt chiếc xích lô có chở tôi trong đó mà không ngờ rằng thằng tù nhân vừa thoát ngục đang còn lẩn quẩn trên đường, đang chạy dọc theo nó. Qua kẻ hở của tấm bạc, tôi thấy khoảng hai, ba chiếc xe của bọn công an áo vàng với nón cối và súng ống, ba tông gậy gộc trang bị đầy đủ, chiếc trước chiếc sau đang hú còi xua đuổi mọi người trên đường tránh ra cho chúng chạy. Thú thật, tim tôi lúc đó muốn nhảy ra khỏi lồng ngực nhưng rán ngồi im chịu trận. Tôi nghĩ nếu mà bị bắt lại lần này, có lẽ tôi chết mất. Hình ảnh của thằng Tám hôm trước vượt ngục bị bắt trở lại và bị đánh dập phổi, máu trào ra cửa miệng lênh láng nằm chờ chết trong cái "conex" vẫn còn đang ám ảnh tôi. Tôi cố xua đuổi cái ý tưởng này ra khỏi đầu. Cậu bé xích lô chẳng biết ất giáp gì vẫn tỉnh bơ đạp xe chạy tới nhưng càng lúc đám xe công an càng chạy xa phía trước, tôi cảm thấy bớt lo âu. Khi gần tới khu phố Rạch Dừa cách chỗ tôi thoát khoảng 10 cây số, lựa chỗ trống vắng, tôi bảo cậu bé dừng xe lại và vén tấm bạc nhảy ra, trao vội cho cậu bé mấy chục đồng bạc còn sót lại trong túi rồi tìm cách lỉnh vào một quán hớt tóc.
Tôi nhảy vào đây có hai lý do: thứ nhất công việc đầu tiên là phải thay đổi cái bộ mặt ghê gớm của gã... Lỗ bình sơn này! thứ hai là mua thời gian để lũ công an có đi tìm ở ngoài đường cũng không biết là tôi đang hớt tóc ở trong quán. Đó là một nơi trú ẩn an toàn. Tôi nghĩ vậy.
Người thợ hớt tóc chào đón tôi bằng đôi mắt tròn xoe đầy ngạc nhiên. Hình như lúc đó ông ế khách ngồi ngáp ruồi, gặp tôi ông ta mừng hết lớn. Ông bảo tôi lên ghế ngồi rồi bắt đầu tung cái khăn choàng hớt tóc màu vàng khè che cả thân tôi kín mít. Cũng tốt thôi, đỡ phải lo công an nhìn thấy mặt. Cái ghế ngồi đối diện với bức tường bên trong nên cũng khá kín đáo. Lúc bấy giờ tôi vẫn nghe tiếng xe Honda và tiếng còi của lũ công an chạy lên chạy xuống ở ngoài đường kêu toe toét phát rợn người! Mặc kệ! Tôi phải lo tẩy sạch cái đầu tóc bồn xồn và râu ria rậm rạp như cái chổi tre của tôi cái đã, rồi chuyện gì ra sao thì ra.
Ngước nhìn lên vách phía trước mặt, phía trên tấm gương soi mặt, tôi bỗng thấy có tấm ảnh Đức Mẹ Maria trông thật dịu hiền đang nhìn xuống tôi. Tôi cảm thấy hơi yên tâm vì mình cũng là người Công giáo nên rất tin tưởng ở người Công giáo. Tôi bắt đầu khơi chuyện với bác thợ hớt tóc:
- Chắc bác là người Công giáo? Đã biết chắc ông là người Công giáo rồi tôi vẫn hỏi.
- Ừ! còn cậu?
- Dạ cháu cũng là người Công giáo. Tôi nghĩ là mình cho ông biết như vậy thì tốt hơn.
- Chứ cậu đi đâu đây mà đầu cổ trông ghê quá vậy? Tôi thấy mặt mũi cậu trông có vẻ trí thức lắm mà!? Bác thợ bắt đầu tò mò.
- Dạ cháu đi lao động ở trên Bầu Trũng cả tháng nay nên không có thì giờ đi hớt tóc bác ơi. Trí thức trí thiếc gì cái mặt cháu, hổng có chữ nghĩa gì, lao động muôn năm thì có. Nay được rảnh rang một chút nên chạy ra đây nhờ bác giúp cho... Tôi cố đánh lừa ổng bằng cách nói dối rồi lại xoay qua cái vụ Công giáo để đánh trống lãng, đồng thời cũng để dò xét tình hình khu vực...
- Ở đây có nhiều người Công giáo không bác?
- Nhiều lắm cậu ạ. Dân Rạch Dừa ở đây có tới 99% theo đạo Công giáo.
- Họ sùng đạo quá hả Bác!
- Khỏi phải nói nữa rồi! Toàn là dân miền Bắc di cư 54 không hà!
- Ở đây nhà thờ gần không bác?
- Gần lắm! Ở ngay phía sau nhà!
Nghe ông nói như thế thì tôi yên tâm. Thật tình tôi chưa có ý định trốn thoát về Sài gòn ngay lúc này vì sợ sự nguy hiểm còn đang rình rập, có thể là bọn chúng còn đang tìm cách chận tôi ở đầu trên. Về Sài gòn ngay bây giờ thế nào cũng bị tóm cồ. Chắc chỉ có nước chết! Tôi định bụng là sẽ tìm tới nhà thờ để gặp cha xứ và xin phép ngài tá túc ở đó vài hôm, chờ cho đến khi mọi sự yên tĩnh trở lại thì tôi sẽ đón xe đò hoặc quá giang ghe từ Vũng Tàu về lại Nhà bè là coi như xong. Tôi nghĩ mình ra được tới Rạch Dừa như thế này là yên chí lớn vì không còn nút chặn nào nữa để phải lo âu. Tôi đang suy nghĩ miên man kế hoạch trốn thoát thì bác thợ hớt tóc hớt được hơn nửa chừng kéo tôi về thực tại. Ông hỏi:
- À, mà này cậu! Tôi hớt tóc xong thì cậu trả cho tôi bằng gì? Hình như linh tính báo cho ông biết là có một thằng ăn quịt đang nhờ ông hớt tóc. Tôi trả lời ngay để trấn an ông:
- Dạ cháu bị kẹt tiền nhưng cháu có 3 điếu thuốc ba số 5 (555) xin bác nhận cho.
Thiệt ra hồi ở trong tù, tôi cố gắng dành dụm mấy điếu thuốc 3 số 5 để phòng khi hữu sự. Có nhiều người chỉ khoái lấy thuốc chớ không muốn lấy tiền vì thuốc 3 số 5 rất có giá trị. Ba điếu này tính ra còn hơn tiền hớt tóc cái đầu của tôi.
Ông thợ hớt tóc đột nhiên ngưng ngay cái dao cạo mặt rồi đứng phân trần:
- Tôi không hiểu sao hôm qua cũng có một người như cậu vào đây xin hớt tóc rồi cũng trả thuốc lá cho tôi. Nay lại tới lượt cậu. Làm ăn kiểu này có nước tôi bán vợ đợ con mất.
Tôi thấy lúc này mà nói không khéo thì sẽ xảy ra tai hoạ: một là ông ngưng hớt tóc tiếp để cái đầu tôi nửa nạc nửa mở trông như một tên đá cá lăn dưa rồi đuổi ra khỏi quán, hai là ông dùng lưỡi dao cạo liếc nhẹ vào lỗ tai tôi một cái là coi như cái tai thằng nhỏ đi đời! Tôi phải lên tiếng van lơn bác thông cảm.
- Thưa bác, rán giúp giùm cháu đi rồi Chúa Mẹ sẽ trả công bội hậu cho bác. Còn kẹt nữa thì để cháu về Sài gòn lấy tiền mang xuống gửi bác.
Ông thợ hớt tóc trù trừ một hồi lâu rồi tiếp tục lấy cái "tông -đơ" làm việc tiếp. Ông bỏ dao cạo ra, tôi thấy hơi yên tâm. Một lát sau ông nói:
- Thôi được! Thấy cậu cũng tội, với lại mình là người Công giáo với nhau nên tôi giúp chớ thú thiệt cậu, sáng giờ tôi chưa có được một đồng xu dính túi. Nghe ông nói như vậy tôi thấy cảm động hết sức và thầm cầu nguyện cho ông sớm được hồng ân Thiên Chúa. Tôi nói:
- Cám ơn bác!
Cuối cùng thì công việc cũng xong. Bác thợ hớt tóc lấy lược chải chuốt lại cái đầu tôi láng coóng, ông rẻ qua rẻ lại cái đường ngôi, rồi xịt xịt thêm chút dầu thơm lên tóc làm dáng để bớt cái mùi xú uế trong người tôi. Xong xuôi đâu đó ông bảo tôi soi vào gương coi có được không. Tôi liếc sơ qua thấy như vậy là được rồi nên ngỏ lời cám ơn ông rối rít không cần biết cái đầu mình xấu đẹp thế nào, miễn là nó gọn gàng đừng có bù xù như đầu tóc của một tên ma cô ma cạo là được. Bác thợ hớt tóc tháo cái khăn choàng ra phủi phủi cho tóc rơi xuống đất cùng với đám tóc vừa hớt, nhiều đến nỗi thấy mà kinh. Tôi lấy 3 điếu thuốc 3 số 5 trao cho bác, vội cám ơn rối rít rồi phóng nhanh ra đường bởi sợ ông lỡ có thay đổi ý kiến gì mà báo cho công an khu vực thì đời con cũng tàn!
Ra khỏi quán, nghe theo lời bác hớt tóc, tôi vòng ra ngõ sau nhà thì thấy trước mắt hiện ra một cái nhà thờ lớn. Khi còn ở trong tù, tôi đã có ý thăm dò mấy ông bạn tù ở địa phương thì họ cho biết vị cha xứ ở đây tên là Cha Tân. Hồi nhỏ tôi vẫn thường say mê đọc các truyện Pháp, nhất là các tác phẩm của đại văn hào Victor Hugo. Quyển tiểu thuyết mà tôi mê nhất của ông là quyển "Những kẻ khốn cùng" (Les Miserables) trong đó có một nhân vật tử tội tên là Vengeance (Văn Giảng), có lần vượt ngục cũng nhờ cha xứ cho trốn trong tu viện mà thoát được cuộc săn đuổi của bọn hiến binh. Nếu không anh ta đã bị xử tử ngay tại chỗ rồi. Tôi hy vọng lịch sử sẽ lập lại lần này nếu được Cha Tân đối xử với tôi như thế. Tôi mạnh dạn tiến tới ngay cổng bấm chuông, một người đàn ông dáng dấp có vẻ trí thức tiến ra. Nhìn cổ áo của ông có miếng vải nhỏ màu trắng và cây thập giá nhỏ đeo trên ngực, tôi nghĩ đó chắc là Cha Tân. Một cách tin tưởng và mạnh dạn, tôi lên tiếng trước:
- Thưa Cha có phải cha là Cha Tân?
- Phải. Cậu có chuyện gì? Ông hất hàm hỏi.
Để khỏi mất thì giờ, tôi đi thẳng vào câu chuyện với cha nhưng dĩ nhiên là tôi phải nói láo:
- Thưa Cha, con cũng người Công giáo ở tỉnh xa đến thăm bà con ở Rạch Dừa mà không gặp, nay không biết trú ngụ ở đâu xin Cha giúp đỡ cho con được tá túc một đêm ở tu viện thì con cám ơn Cha nhiều lắm...
Mới nghe như thế, Cha Tân lắc đầu và nói ngay:
- Không được đâu con ạ! Nếu con đi thăm người quen mà lỡ bị kẹt đường không nơi nương tựa, cách tốt nhất là con ra ngoài đồn công an phường xin họ giúp đỡ cho tạm trú qua đêm. Đồn công an ở mé đầu trên kia. Con hãy đến đó, ở đây tu viện chật chội Cha thấy thật bất tiện... Nói xong ông giơ tay chỉ hướng cho tôi đi về phía đó và vội xoay bước vào trong tu viện như sợ tôi níu áo ổng!
Nghe Cha Tân nói như thế thì giấc mộng của Victor Hugo trong lòng tôi cũng không cánh mà bay. Tôi cám ơn Cha cho có lệ rồi quay bước ra ngoài đường lộ
với niềm thất vọng to lớn, tôi bỗng đâm ra sợ hãi và cảm thấy mình bí lối không còn đường thoát. Tôi như một tín đồ đang bị ruồng bỏ và không còn tin tưởng ở tấm lòng tốt của các Cha nữa. Câu chuyện người tử tù Vengeance đối với tôi lúc này cũng chỉ là một câu chuyện tiểu thuyết hoang đường. Có thể tôi sẽ bị bắt lại chăng? Tôi vừa đi vừa nghĩ thầm trong bụng một cách tức cười "Cha chẳng chỉ đâu, lại chỉ đến đồn công an... Chắc có lẽ cha chẳng biết mình là thằng tù vượt ngục???". Tuy nhiên tôi vẫn không trách ổng vì thời đại này mọi sự đều trở nên nhiểu nhương khó còn phân biệt được đúng sai...
Lúc này tôi đi dọc theo bờ rào cho dễ lẩn khuất. Có lúc tôi có ý nghĩ tìm một cây cổ thụ rậm rịt nào đó để tối đến mình có thể chun vào đó nghỉ qua đêm, có lẽ sẽ lạnh lắm vì không có mùng mền gì và có thể sẽ bị mũi cắn nát người không chừng.. Tuy nhiên nhìn những chuyến xe đó từ Vũng Tàu chở đầy khách chạy ngang qua trước mặt để về Sài gòn làm tôi cũng nôn nao muốn về ngay. Bất chợt tôi thấy một cái quán cóc bên đường mà trong cổ lúc này không có một giọt nước, tôi muốn kêu một ly nước đá chanh uống cho khoẻ cái đả rồi tính. Một bà cụ già bước ra thay vì hỏi tôi muốn mua gì thì bà lại hỏi:
- Ủa chớ cậu đi vượt biên hay sao mà trong người lấm lem lấm luốc vậy?
- Dạ không! Cháu đi lao động ở Bầu Trũng mấy tháng nay nên người trông như con ma vậy bác! Tôi đánh trống lãng.
- Thôi cậu đừng có dấu tui. Tui ở đây còn lạ gì dân vượt biên như cậu! Nhưng già này chẳng nói với ai đâu, già chỉ lo làm ăn thôi. Cậu yên tâm. À, mà cậu muốn mua gì?
- Dạ, bà có thể bán cho cháu một ly đá chanh? Sẵn có cái đồng hố này nhờ bà cầm giùm...
Thiệt tình thì trong người tôi lúc đó không còn cái gì quý giá nữa ngoài cái đồng hồ Boulevard màu vàng đã cũ mà tôi vẫn mang từ thời còn đi làm việc đến nay. Đây là loại đồng hồ đeo tay tự động thứ thiệt, không thua gì Seiko hay Longines đâu, có điều nó chỉ có một cửa sổ (nói theo kiểu VC). Sở dĩ lúc bị bắt, tụi công an không tịch thu cái đồng hồ này vì chúng nghĩ loại đồng hồ không có hai cửa sổ là đồ bỏ nên chúng không tháo ra khỏi tay tôi, chúng chỉ khoái loại Seiko hai cửa sổ mà thôi, nhờ vậy mà cái Boulevard vẫn còn tới giờ này.
Bà cụ mang ly đá chanh ra và thối cho tôi vài chục bạc còn lại sau khi đã cầm cái đồng hồ và trừ tiền ly nước đá chanh. Tôi nghĩ bụng bà đưa bao nhiêu cũng tốt miễn là tôi đủ tiền về xe là được. Tôi nốc hết ly nước đá chanh cho đả khát rồi chào bà từ giã. Bà bảo tôi đi cho khéo kẻo bị bắt lại thì khổ thân. Tôi cám ơn bà và bước vội qua bên kia đường đi bộ một quảng xa cả cây số để tránh những con mắt cú vọ của bọn con nít địa phương hoặc dân làng. Lúc này tình hình có vẻ im ắng, không còn thấy bóng bọn công an theo đuổi nữa, vả lại đã có chút tiền trong tay, tự nhiên tôi có ý nghĩ phải đáp xe đò về lại Sài gòn ngay chớ không muốn trốn tránh ở đây qua đêm nữa. Thế là tôi chờ chuyến xe đò từ dưới Vũng Tàu chạy lên, tôi giơ tay ra đón như người khách bên đường....
Chiếc xe đò từ từ chạy tới và lướt ngang qua mặt tôi một cái vụt đến xịt khói vào mặt không thèm dừng lại. Nhìn theo tôi thấy xe chứa đầy nhóc hành khách nên không dừng là phải. Thôi thông cảm cho ông tài xế. Tôi cố gắng đợi cho đến chuyến sau. Bấy giờ trời đã ngã về chiều nhưng chưa sụp tối, khoảng chừng 4 giờ chiều nhưng vẫn còn thấy ánh nắng chói chang rạng ở chân núi cho đến thôn Rạch Dừa. Phía sau là bờ sông chảy dài về hướng Nhà bè và xa xa là cảnh biển Vũng Tàu kéo dài về hướng Bà rịa. Trên trời từng đôi chim én bay lượn lòng vòng một cách thư thả khiến lòng tôi cũng mơ ước được sống một đời tự do như những cánh chim kia. Từng đôi chim ấy cũng làm tôi nhớ đến ngày xưa tôi cũng có một người yêu bé nhỏ đã từng ghé chân qua nơi này vào những ngày cuối tháng tư đen. Bây giờ đã thật sự mất hết, mất hết! Bước chân nhỏ bé xinh xinh ấy giờ đây chắc đã bay qua một vùng trời hạnh phúc nào khác, không để lại dấu vết...
Đang miên man suy nghĩ bỗng chợt đàng xa có bóng một chiếc xe đò khác đang chạy tới làm tôi giựt mình. Tôi đưa tay ra đón như người khách ven đường. Chiếc xe này vẫn như chiếc trước, đầy ắp những người. Nó chạy tạt qua mặt tôi một cái vụt như gáo nước lạnh hắt vào mặt. Đôi mắt tôi cảm thấy cay cay nhưng trong người không còn cảm giác nữa. Nó đã tê cứng lại rồi. Đón thêm vài chiếc xe nữa, cũng chẳng chiếc nào chịu dừng lại... Lúc đó tôi đâm ra lo sợ nếu phải tìm một bụi rậm để ngủ lại đây. Trong lúc tuyệt vọng loay hoay tìm kiếm chỗ trú qua đêm, đột nhiên tôi thấy từ xa có bóng một chiếc xe minibus nhỏ màu trắng đang vùn vụt chạy tới, tôi đưa tay vẫy vẫy đón xe như một phản xạ tự nhiên. Bất ngờ chiếc xe dừng lại. Tôi thấy bảng hiệu vẽ trên thành xe đề "Công ty Du lịch Thành phố HCM -Vũng Tàu". Người tài xế kêu tôi bước lên xe. Trong xe tôi chỉ thấy có một mình ổng, xe lại mới keng ghế ngồi thoải mái khiến tôi cảm thấy dễ chịu. Tôi ngồi phía bên tay phải bác tài rồi gợi chuyện cho vui và cũng để thăm dò tình hình. Bác cho biết xe này là xe của Công ty du lịch nhà nước từ Sài gòn đưa khách xuống Vũng Tàu rồi chạy về nên chưa có khách, tôi là người khách đầu tiên của bác trong chuyến về lại Sài gòn lần này. Thật ra thì bác không có quyền đón ai trên đường chạy về vì đây là xe của nhà nước, nhưng để kiếm chút cháo, gặp ai thì bác vớt lên để có chút tiền còm nuôi vợ nuôi con. Thấy thế tôi cũng yên tâm và hứa với bác tài là để tôi phụ làm lơ xe chuyến này cho. Bác ngỏ lời cám ơn.
Xe đang chạy vùn vụt một cách ngon trớn và lòng tôi cũng cảm thấy thoải mái lạ thường vì chắc mẫm mình đã thoát ngục tù rồi và sẽ trở về gặp được người thân ở Sài gòn tối nay. Tôi huyên thuyên huýt sáo tỏ bày niềm sung sướng cực độ thì tự nhiên chiếc xe đang chạy nhanh như tên bắn bỗng rà thắng chạy chậm lại rồi dừng hẳn... Trời ơi! trước mặt tôi là cả chục chiếc xe đò đang nối đuôi đậu sắp hàng dài bên tay phải trước một cây cầu, còn hành khách thì bước xuống đường đông như kiến cỏ đang từ từ đi bộ bước qua cầu với một lô công an đang làm việc. Trái tim tôi lúc ấy đập như cái trống vỗ. Tôi không biết chuyện gì xảy ra có thể liên quan đến mình bèn hỏi người tài xế cho chắc ăn:
- Có chuyện gì vậy bác?
- Chớ cậu không biết hả? Đây là cầu Cỏ May - nút chặn để bắt mấy người vượt biên hoặc tù vượt biên đó mà! Đường Sàigòn - Vũng Tàu chỉ có đồn công an này là khét tiếng bắt người. Cậu không có gì thì đâu phải lo chi cho mệt! Thôi để tôi chạy vào đồn trình giấy tờ cho bọn công an cái đã... Mình phải ăn gian mới kịp về chớ sắp hàng biết đời ông nội nào mới xong...
Nói xong, người tài xế cầm mấy giấy tờ chủ quyền xe và bằng lái để sẵn trên xe nhanh chân chạy vào hướng đồn công an trước mặt ở phía mé trái. Lúc này tôi nghĩ không còn đường nào thoát nữa rồi, thật là tấn thối lưỡng nan. Tất cả các xe khách chạy sau chúng tôi cũng đều dừng lại sắp hàng một để hành khách xuống xe và từ từ đi bộ về hướng Cầu Cỏ May để được khám xét. Riêng tôi ngồi một mình trên xe chịu trận với nỗi sợ hãi thấy rõ.
Cảm giác bị tụi công an bắt lại và đem về đồn hoặc giải giao về nhà giam "làm thịt" đến chết đang vây quanh trí não tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình bị cùng đường đến mức này. Tôi đâm ra tiếc nuối tại sao tôi không lẩn quẩn ở Rạch Dừa để ngủ qua đêm rồi tìm cách quá giang xuồng bè về hướng Nhà Bè có phải hơn không... Tôi cũng đấm ngực tự trách mình tại sao tôi lại không dò hỏi kỹ càng để biết có cái nút chặn quái ác này???
Bỗng từ trong đồn công an hai tên bộ đội áo vàng mang súng đi ra cùng với người tài xế bám theo sau... Tôi nghĩ thế này thì chết rồi! Có lẽ chúng nghe bác tài "báo cáo" có người trên xe nên chúng đổ ra khám xét tôi chăng? hay là chúng đã được báo tin có một tên tù vượt ngục đang rong ruổi trên đường nên nhảy ra làm nhiệm vụ tóm cổ? hay còn chuyện gì khác? Bao nhiêu câu hỏi lởn vởn trong đầu tôi chưa kịp giải toả thì hai tên công an đã đi tới....
Thoạt tiên chúng nhìn vào khoảng trống phía dưới chân ghế ngồi của người tài xế. Không thấy gì, chúng lại đi vòng ra phía sau và yêu cầu người tài xế mở cái nắp bửng lên để khám xét bên trong khoang xe. Cũng chẳng thấy gì, hai tên công an mới lửng thửng đi vòng qua phía tôi. Lúc này tôi ngồi im thin thít như một pho tượng nhưng trái tim thì đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực... Tôi chuẩn bị những câu hỏi và câu trả lời lấy lệ... nhưng trong người không có được một mảnh giấy phòng thân thì mọi câu trả lời cũng đều vô ích... Tôi ước gì lúc này tôi có được phép tàng hình như Tôn ngộ không thì hay biết mấy!!!
Tên công an thứ nhất lò đầu vào chỗ cánh cửa tôi ngồi nhìn quanh quất xuống dưới chân tôi coi thử có cái gì dấu dưới đó không rồi rút cái đầu ra không hỏi không rằng... Kế đến tên thứ hai thò cái đầu vô tiếp chỗ tôi ngồi rồi cũng rút cái đầu ra không hỏi không rằng..... Tôi vẫn tiếp tục ngồi im như pho tượng vừa lẩm bẩm cầu nguyện âm thầm trong lòng chờ đợi tử thần đến với mình! Bỗng dưng hai tên công an đảo quanh một vòng ngược lại phía sau xe rồi lửng thửng đi vào trong đồn, tiếp tục nhập bọn với đám công an còn lại để kiểm tra những hành khách đang nối đuôi xếp hàng...
Người tài xế nhanh chân nhảy lên xe rồ máy lái phóng qua cầu Cỏ May cái vụt, qua mặt tất cả mọi xe đò khác cùng đám hành khách còn đang loay hoay bị kiểm tra ở dưới đất. Ông lái bạt mạng như sợ ánh hoàng hôn phủ chụp xuống bất ngờ nhưng tôi lại cầu mong ông chạy nhanh hơn thế nữa. Gió từ mé Bà Rịa thổi lên mát rượi làm tôi cũng cảm thấy nhẹ trong hồn phần nào. Tôi tiếp tục đọc kinh cảm tạ Thượng Đế đã phù hộ tôi, bảo vệ tôi, đã che mắt đám công an sắt máu thành những kẻ mù đui nên chúng đã không thấy tôi ngồi chần dần trước mặt chúng, hoặc chúng tưởng tôi là một lơ xe không chừng nên chẳng buồn hỏi (?) Dầu sao tôi cũng đã thoát nạn. Lúc này tôi còn một ý nghĩ táo bạo khác là bảo người tài xế thả tôi xuống xe ở dọc đường chỗ nào cũng được để tôi trốn thoát nếu chúng biết được và đuổi theo. Tuy nhiên thấy bác tài lái xe vun vút như hoả tiễn không xe nào rượt kịp nên tôi cũng an tâm và nín thinh luôn cho được việc. Trên đường về gần tới Biên Hoà và Thủ Đức, tôi đã phụ giúp bác tài làm một lơ xe rước thêm một số khách hàng về Sài gòn cho bác có đủ sở hụi nuôi vợ con. Tới khu Dakao, tôi xin phép bác tài dừng xe lại, còn bao nhiêu tiền trong túi tôi dốc hết ra đưa cho bác rồi ngõ lời cám ơn rối rít trước khi tôi đón chiếc xe xích lô đạp về khu Tân Chí Linh, nơi nhà Cô tôi và gia đình tôi đang tạm nương náu ở đó.
Phố Sài gòn đã bắt đầu lên đèn. Người qua lại nhộn nhịp làm tôi bừng tỉnh lại như vừa trải qua một giấc mơ. Ngồi trên xe xích lô đạp, tôi vẫn còn lang mang suy nghĩ dường như có một phép lạ nào đó đã cứu tôi thoát ngục. Bao nhiêu chữ "nếu" đã hiện ra để cứu sống tôi: Nếu không có người tù nhân nào đó bị bệnh ở nhà thì làm gỉ có tôi thay thế trong toán lao động hôm nay (?); nếu tên lính gác ở trại chấp pháp thấy tôi nhảy ra lúc hắn đứng canh mà ria cho một tràng tiểu liên thì chắc là đã toi mạng (?); nếu không có chú nhỏ đạp xích lô phủ tấm bạt che nắng chở tôi ra Rạch Dừa thì bọn công an rượt Honda chắc đã tóm cổ tôi rồi (?); nếu không có bác thợ hớt tóc ở Rạch Dừa chịu hớt giùm tôi cái đầu tóc râu ria xồm xoàm của một gã Lỗ bình Sơn với ba điếu thuốc 3 số 5 thì làm sao tôi qua mắt được bọn công an với bộ mặt nhem nhuốc của một tên tù vượt ngục (?); nếu không có sự từ chối của cha Tân để tôi tuyệt vọng lui ra tìm đường thoát khác thì liệu tôi có qua khỏi đồn công an ở cầu Cỏ May trong mấy ngày sau (?); nếu tôi chặn được mấy chuyến xe đò chở hành khách để họ cho tôi đi rồi lần lượt phải bước xuống đi bộ cho chúng kiểm tra ở cầu Cỏ May thì liệu tôi có thoát khỏi bọn công an trong khi trong người không có một mảnh giấy phòng thân (?); nếu tôi không được bác tài xế chiếc mini-buýt của công ty du lịch Saigòn-Vũng Tàu cho quá giang thì đêm ấy tôi ở đâu (?); nếu bọn công an "không mù" bỗng nhìn thấy tôi chỉ cần hỏi một câu rất đơn sơ "cái nhà anh nảy, giấy tờ đâu đưa ông coi xem?" thì chắc gì tôi đã còn sống sót cho tới giờ này (?); nếu không có bác tài này nhanh ý nhanh tứ với bọn công an thì làm sao tôi có thể thoát qua được cầu Cỏ May mà không bị xét hỏi (?) ... Bấy nhiêu câu hỏi đó vẫn còn là một phép lạ đối với tôi cho đến giờ phút này....
Tôi bước xuống xe xích lô bước vào nhà bà con ở phố Tân chí Linh vào lúc trời đã tối cũng đúng vào lúc nhà tôi vừa đi lễ cầu nguyện bình an cho tôi ở nhà thờ Ba Chuông về... Chúng tôi gặp lại nhau trong nỗi vui mừng đến sa nước mắt mà sự hiện hữu và sống còn của tôi tối hôm đó tại nhà bà Cô đã là một phép lạ có thật.../-
NGUYỄN SĨ NAM
Thật sự tôi không được nằm trong diện cho ra ngoài hay đi lao động, kể cả gánh phân mỗi sáng cũng không, có lẽ chúng nghĩ tôi thuộc loại "ác ôn"? Tự dưng hôm nay sao chúng vào xách cổ tôi đi cũng là chuyện lạ. Một hồi sau mới biết bên tổ lao động thiếu người vì bị ốm hết một thằng. Trong phòng giam tụi tôi chỉ còn lại 3 người mà tôi lại trông khoẻ mạnh hơn hết nên được lựa chọn trám chỗ thay thế cho cái tổ thiếu người kia. Được ra ngoài hít thở một tí không khí tươi mát như thế này kể cũng thần tiên. Hai tên cán bộ đưa tôi một cái cuốc vác lên vai rồi xua cả chục tù nhân sắp hàng một đi lao động ở một khu ruộng nào đó. Mưa gió vẫn tiếp tục đổ xuống trên đầu tù nhân cóng lạnh như chuột lột, tôi vừa đi vừa run lẩy bẩy, vội kéo cái cổ áo lên sau ót cho đỡ lạnh.
Khu lao động giao đám tụi tôi làm công tác buổi sáng là một thửa ruộng ngoài Bầu Trũng (gần Rạch Dừa), đám tù nhân cứ việc xuống ruộng cuốc cho mềm đất thay trâu cày. Đến trưa thì tổ chúng tôi gồm chừng 5 người được triệu hồi về làm công tác nhẹ nhàng hơn tại đồn công an ở gần chợ Vũng Tàu (sát bên Trại Chấp pháp). Công việc đơn giản, chỉ làm công tác nhổ cỏ cho sạch cái sân của đám công an rửng mỡ. Cũng may trời lúc này đã tạnh và có chút ánh nắng chói lên thấy ấm áp.
Tới giữa trưa là giờ cơm nước, mấy thằng cán ngố cho anh em chúng tôi được nghỉ giải lao nửa tiếng để lo cái bao tử. Thực phẩm chẳng có gì đặc biệt, chỉ có "bo bo" năm này tháng nọ với tí muối cộng chút canh rau lỏng bỏng những nước thế là xong. Ăn "bo bo" loại này mà không nhai kỹ coi như tuyệt đường đại tiện. Do đó mỗi lần ăn phải nhai hột "bo bo" cho nhỏ thật nhỏ để khỏi bị nghẽn đường thông. Anh em tù nhân theo lệnh hai thằng cán ngố phải ngồi mỗi đứa một góc không được trò chuyện với nhau. Riêng chúng tấp vào nhà trong tán gái để mặc chúng tôi ở ngoài này.
Ăn đâu được chừng 10 phút, nhìn quanh quất tôi thấy chung quanh bờ tường đồn công an có vẻ trống trãi có thể trốn ra ngoài được làm bừng trong tôi một ý nghĩ táo bạo: "Vượt ngục"! Tôi đánh mắt nói nhỏ với thằng em (con bà dì) bị bắt chung, bảo nó "chạy trốn đi" thì nó lắc đầu bảo "anh đi đi, em không đi". Có lẽ nó nhát gan hay nó sợ sao đó! Thôi phận ai nấy lo, tôi quyết định vượt thoát khỏi đồn công an ngay lúc này chớ không còn có dịp nào khác. Tôi nhìn quanh đắn đo suy nghĩ, nếu thoát ra ngõ trước tuy dễ nhưng có thể bị tó như chơi. Cách tốt nhất là đi ngõ hậu. Nghĩ vậy hai tay giả vờ cởi nút quần, vừa giả vờ đi tiểu cạnh bờ rào phía sau với hàng dậu cao tới lưng bụng. Khi đi ngang qua phòng lũ cán ngố, tôi thấy trai gái bọn chúng đang cợt giỡn tán tỉnh với nhau chẳng để ý gì đến tôi. Càng tốt! Tôi đứng lại trong giây lát quan sát chung quanh trước khi quyết định đạp dập cái hàng dậu xuống để phóng ra ngoài. Đây là giây phút căng thẳng. Tôi nghĩ vượt được ra khỏi hàng rào này thì coi như xong. Tuy nhiên khi vừa phóng ra khỏi hàng rào men theo con đường bọc phía ngoài, nhìn lại phía sau thì thấy cái đồn canh của Trại giam Chấp pháp hiển hiện ở đó với một tên lính canh đang vác súng đứng gác trên nóc chòi canh. Rất may lúc đó hắn xoay lưng về phía tôi nên không thấy tôi nhảy ra. Nếu không thì chắc tôi đã lãnh đủ một tràng đạn liên thanh rồi...
Thật ra Vũng Tàu đối với tôi có một vài kỷ niệm thật đáng nhớ, tuy nhiên về địa hình địa vật thì tôi không rành lắm, chỉ nhớ mang máng trong thời gian trọ học ở Sài gòn có xuống đây tắm biển đôi lần. Sau đó khi ra đời về làm việc tại Nha Trang thì được đưa đi học khoá cán bộ chỉ huy HC ở Vũng Tàu (đúng ra là ở Rạch Dừa) mất hết sáu tháng nhưng suốt thời gian ấy cũng ít dịp được thăm viếng nơi đây. Có một lần, lần cuối cùng lang thang xuống bãi biển vào một buổi trưa hè năng gắt sau khi đã mãn khoá học và sắp giã biệt Vũng Tàu về lại quê hương yêu dấu của mình, tôi bỗng gặp lại Chi Lan, người bạn gái cùng lớp, cùng quê với tôi hồi nhỏ nhưng lại là một hoa hậu của thị trấn Vạn giã. Chẳng có tình ý gì, chỉ là bạn thôi. Lúc ấy Chi Lan đang theo học y khoa ở Sài gòn, không hiểu sao bỗng dưng nàng có mặt nơi đây, chắc là đi nghỉ hè (?) tôi nghĩ thế. Cô ấy vừa tắm từ dưới biển lên, không có bạn bè chung quanh, trông rất cô đơn, cổ mặc bộ đồ tắm màu vàng, rất mỏng, ướt sũng nước, đẹp tựa ngư nhân, tất cả vẻ đẹp khêu gợi của thân hình với những đường cong tuyệt mỹ đến không che dấu đâu được hết, khép nép một cách thẹn thùng khi đứng đối diện với tôi. Tôi cố làm ra vẻ tự nhiên nhưng trong lòng rất xôn xao, gặp lại bạn bè mà chỉ dám chào hỏi qua loa đôi câu rồi tạm biệt để cô ấy đi về phía nhà tắm... Từ đó tôi không bao giờ gặp lại Chi Lan nữa.
Trở lại lúc vửa phóng ra khỏi đồn công an, tự nhiên thấy một chiếc xe xích lô đạp trờ tới, không nói không rằng, tôi vội nhảy phóc lên xe bảo cậu nhỏ đạp xe về hướng Rạch Dừa. Trời lúc đó trưa nắng gắt hắt vào mặt, tôi bảo cậu bé xích lô kéo tấm bạt xuống phủ kín bốn phía cho mát. Cũng là một công hai chuyện. Tình thiệt thì tôi cũng không muốn ai nhìn thấy mặt mình lúc này, mặt mũi, tóc tai, râu ria xồm xoàm lâu ngày không cạo trông giống con ma. Chắc chắn không ai nhìn ra tôi nữa rồi kể cả người quen, càng trốn được bí mật chừng nào tốt chừng đó, nhất là lũ công an cú vọ sẽ rượt theo tôi khi chúng phát hiện tôi đã vượt thoát sau giờ giải lao... có thể là ngay lúc này cũng không chừng!
Ngồi trong xe xích lô kín mít, tôi có cảm giác thật yên tâm, tựa như mình đã trốn thoát khỏi địa ngục thật rồi, chẳng ai thấy mình nữa, chẳng ai biết mình ở đâu nữa, nhưng thật ra là lòng bồn chồn không ít. Tôi nhớ lại thời gian qua, đã gần nửa năm rồi, kể từ ngày tôi cùng một số hành khách vượt biên bước chân xuống Cầu Bông (ở gần ngã ba Lê Văn Duyệt /Gia định và Đakao) để đáp "tắc xi" (tức xuồng nhỏ) chạy ra ngõ sông Nhà Bè rồi dong thẳng ra Bà Rịa, từ đó đáp "cá lớn" ra cảng Vũng Tàu để tiến ra biển lớn với hy vọng vượt biên về hướng Mã lai. Xui xẻo, bọn chủ tàu gạt gẫm thiên hạ, bán cái cho bọn công an bằng cách chở thẳng tất cả mọi người vào đồn công an Bến Đá cho nó túm cổ. Đúng là vượt biên không coi ngày! Từ đó đến nay thấy không có hy vọng được thả ra chút nào, tôi luôn luôn chuẩn bị cho mình một tư thế vượt ngục, nghĩa là trong người tôi lúc nào cũng chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để khi cần thì trốn luôn.
Hình như có tiếng xe Honda của bọn công an đang đi tìm tôi bóp kèn inh ỏi. Chúng lần lượt chạy qua mặt chiếc xích lô có chở tôi trong đó mà không ngờ rằng thằng tù nhân vừa thoát ngục đang còn lẩn quẩn trên đường, đang chạy dọc theo nó. Qua kẻ hở của tấm bạc, tôi thấy khoảng hai, ba chiếc xe của bọn công an áo vàng với nón cối và súng ống, ba tông gậy gộc trang bị đầy đủ, chiếc trước chiếc sau đang hú còi xua đuổi mọi người trên đường tránh ra cho chúng chạy. Thú thật, tim tôi lúc đó muốn nhảy ra khỏi lồng ngực nhưng rán ngồi im chịu trận. Tôi nghĩ nếu mà bị bắt lại lần này, có lẽ tôi chết mất. Hình ảnh của thằng Tám hôm trước vượt ngục bị bắt trở lại và bị đánh dập phổi, máu trào ra cửa miệng lênh láng nằm chờ chết trong cái "conex" vẫn còn đang ám ảnh tôi. Tôi cố xua đuổi cái ý tưởng này ra khỏi đầu. Cậu bé xích lô chẳng biết ất giáp gì vẫn tỉnh bơ đạp xe chạy tới nhưng càng lúc đám xe công an càng chạy xa phía trước, tôi cảm thấy bớt lo âu. Khi gần tới khu phố Rạch Dừa cách chỗ tôi thoát khoảng 10 cây số, lựa chỗ trống vắng, tôi bảo cậu bé dừng xe lại và vén tấm bạc nhảy ra, trao vội cho cậu bé mấy chục đồng bạc còn sót lại trong túi rồi tìm cách lỉnh vào một quán hớt tóc.
Tôi nhảy vào đây có hai lý do: thứ nhất công việc đầu tiên là phải thay đổi cái bộ mặt ghê gớm của gã... Lỗ bình sơn này! thứ hai là mua thời gian để lũ công an có đi tìm ở ngoài đường cũng không biết là tôi đang hớt tóc ở trong quán. Đó là một nơi trú ẩn an toàn. Tôi nghĩ vậy.
Người thợ hớt tóc chào đón tôi bằng đôi mắt tròn xoe đầy ngạc nhiên. Hình như lúc đó ông ế khách ngồi ngáp ruồi, gặp tôi ông ta mừng hết lớn. Ông bảo tôi lên ghế ngồi rồi bắt đầu tung cái khăn choàng hớt tóc màu vàng khè che cả thân tôi kín mít. Cũng tốt thôi, đỡ phải lo công an nhìn thấy mặt. Cái ghế ngồi đối diện với bức tường bên trong nên cũng khá kín đáo. Lúc bấy giờ tôi vẫn nghe tiếng xe Honda và tiếng còi của lũ công an chạy lên chạy xuống ở ngoài đường kêu toe toét phát rợn người! Mặc kệ! Tôi phải lo tẩy sạch cái đầu tóc bồn xồn và râu ria rậm rạp như cái chổi tre của tôi cái đã, rồi chuyện gì ra sao thì ra.
Ngước nhìn lên vách phía trước mặt, phía trên tấm gương soi mặt, tôi bỗng thấy có tấm ảnh Đức Mẹ Maria trông thật dịu hiền đang nhìn xuống tôi. Tôi cảm thấy hơi yên tâm vì mình cũng là người Công giáo nên rất tin tưởng ở người Công giáo. Tôi bắt đầu khơi chuyện với bác thợ hớt tóc:
- Chắc bác là người Công giáo? Đã biết chắc ông là người Công giáo rồi tôi vẫn hỏi.
- Ừ! còn cậu?
- Dạ cháu cũng là người Công giáo. Tôi nghĩ là mình cho ông biết như vậy thì tốt hơn.
- Chứ cậu đi đâu đây mà đầu cổ trông ghê quá vậy? Tôi thấy mặt mũi cậu trông có vẻ trí thức lắm mà!? Bác thợ bắt đầu tò mò.
- Dạ cháu đi lao động ở trên Bầu Trũng cả tháng nay nên không có thì giờ đi hớt tóc bác ơi. Trí thức trí thiếc gì cái mặt cháu, hổng có chữ nghĩa gì, lao động muôn năm thì có. Nay được rảnh rang một chút nên chạy ra đây nhờ bác giúp cho... Tôi cố đánh lừa ổng bằng cách nói dối rồi lại xoay qua cái vụ Công giáo để đánh trống lãng, đồng thời cũng để dò xét tình hình khu vực...
- Ở đây có nhiều người Công giáo không bác?
- Nhiều lắm cậu ạ. Dân Rạch Dừa ở đây có tới 99% theo đạo Công giáo.
- Họ sùng đạo quá hả Bác!
- Khỏi phải nói nữa rồi! Toàn là dân miền Bắc di cư 54 không hà!
- Ở đây nhà thờ gần không bác?
- Gần lắm! Ở ngay phía sau nhà!
Nghe ông nói như thế thì tôi yên tâm. Thật tình tôi chưa có ý định trốn thoát về Sài gòn ngay lúc này vì sợ sự nguy hiểm còn đang rình rập, có thể là bọn chúng còn đang tìm cách chận tôi ở đầu trên. Về Sài gòn ngay bây giờ thế nào cũng bị tóm cồ. Chắc chỉ có nước chết! Tôi định bụng là sẽ tìm tới nhà thờ để gặp cha xứ và xin phép ngài tá túc ở đó vài hôm, chờ cho đến khi mọi sự yên tĩnh trở lại thì tôi sẽ đón xe đò hoặc quá giang ghe từ Vũng Tàu về lại Nhà bè là coi như xong. Tôi nghĩ mình ra được tới Rạch Dừa như thế này là yên chí lớn vì không còn nút chặn nào nữa để phải lo âu. Tôi đang suy nghĩ miên man kế hoạch trốn thoát thì bác thợ hớt tóc hớt được hơn nửa chừng kéo tôi về thực tại. Ông hỏi:
- À, mà này cậu! Tôi hớt tóc xong thì cậu trả cho tôi bằng gì? Hình như linh tính báo cho ông biết là có một thằng ăn quịt đang nhờ ông hớt tóc. Tôi trả lời ngay để trấn an ông:
- Dạ cháu bị kẹt tiền nhưng cháu có 3 điếu thuốc ba số 5 (555) xin bác nhận cho.
Thiệt ra hồi ở trong tù, tôi cố gắng dành dụm mấy điếu thuốc 3 số 5 để phòng khi hữu sự. Có nhiều người chỉ khoái lấy thuốc chớ không muốn lấy tiền vì thuốc 3 số 5 rất có giá trị. Ba điếu này tính ra còn hơn tiền hớt tóc cái đầu của tôi.
Ông thợ hớt tóc đột nhiên ngưng ngay cái dao cạo mặt rồi đứng phân trần:
- Tôi không hiểu sao hôm qua cũng có một người như cậu vào đây xin hớt tóc rồi cũng trả thuốc lá cho tôi. Nay lại tới lượt cậu. Làm ăn kiểu này có nước tôi bán vợ đợ con mất.
Tôi thấy lúc này mà nói không khéo thì sẽ xảy ra tai hoạ: một là ông ngưng hớt tóc tiếp để cái đầu tôi nửa nạc nửa mở trông như một tên đá cá lăn dưa rồi đuổi ra khỏi quán, hai là ông dùng lưỡi dao cạo liếc nhẹ vào lỗ tai tôi một cái là coi như cái tai thằng nhỏ đi đời! Tôi phải lên tiếng van lơn bác thông cảm.
- Thưa bác, rán giúp giùm cháu đi rồi Chúa Mẹ sẽ trả công bội hậu cho bác. Còn kẹt nữa thì để cháu về Sài gòn lấy tiền mang xuống gửi bác.
Ông thợ hớt tóc trù trừ một hồi lâu rồi tiếp tục lấy cái "tông -đơ" làm việc tiếp. Ông bỏ dao cạo ra, tôi thấy hơi yên tâm. Một lát sau ông nói:
- Thôi được! Thấy cậu cũng tội, với lại mình là người Công giáo với nhau nên tôi giúp chớ thú thiệt cậu, sáng giờ tôi chưa có được một đồng xu dính túi. Nghe ông nói như vậy tôi thấy cảm động hết sức và thầm cầu nguyện cho ông sớm được hồng ân Thiên Chúa. Tôi nói:
- Cám ơn bác!
Cuối cùng thì công việc cũng xong. Bác thợ hớt tóc lấy lược chải chuốt lại cái đầu tôi láng coóng, ông rẻ qua rẻ lại cái đường ngôi, rồi xịt xịt thêm chút dầu thơm lên tóc làm dáng để bớt cái mùi xú uế trong người tôi. Xong xuôi đâu đó ông bảo tôi soi vào gương coi có được không. Tôi liếc sơ qua thấy như vậy là được rồi nên ngỏ lời cám ơn ông rối rít không cần biết cái đầu mình xấu đẹp thế nào, miễn là nó gọn gàng đừng có bù xù như đầu tóc của một tên ma cô ma cạo là được. Bác thợ hớt tóc tháo cái khăn choàng ra phủi phủi cho tóc rơi xuống đất cùng với đám tóc vừa hớt, nhiều đến nỗi thấy mà kinh. Tôi lấy 3 điếu thuốc 3 số 5 trao cho bác, vội cám ơn rối rít rồi phóng nhanh ra đường bởi sợ ông lỡ có thay đổi ý kiến gì mà báo cho công an khu vực thì đời con cũng tàn!
Ra khỏi quán, nghe theo lời bác hớt tóc, tôi vòng ra ngõ sau nhà thì thấy trước mắt hiện ra một cái nhà thờ lớn. Khi còn ở trong tù, tôi đã có ý thăm dò mấy ông bạn tù ở địa phương thì họ cho biết vị cha xứ ở đây tên là Cha Tân. Hồi nhỏ tôi vẫn thường say mê đọc các truyện Pháp, nhất là các tác phẩm của đại văn hào Victor Hugo. Quyển tiểu thuyết mà tôi mê nhất của ông là quyển "Những kẻ khốn cùng" (Les Miserables) trong đó có một nhân vật tử tội tên là Vengeance (Văn Giảng), có lần vượt ngục cũng nhờ cha xứ cho trốn trong tu viện mà thoát được cuộc săn đuổi của bọn hiến binh. Nếu không anh ta đã bị xử tử ngay tại chỗ rồi. Tôi hy vọng lịch sử sẽ lập lại lần này nếu được Cha Tân đối xử với tôi như thế. Tôi mạnh dạn tiến tới ngay cổng bấm chuông, một người đàn ông dáng dấp có vẻ trí thức tiến ra. Nhìn cổ áo của ông có miếng vải nhỏ màu trắng và cây thập giá nhỏ đeo trên ngực, tôi nghĩ đó chắc là Cha Tân. Một cách tin tưởng và mạnh dạn, tôi lên tiếng trước:
- Thưa Cha có phải cha là Cha Tân?
- Phải. Cậu có chuyện gì? Ông hất hàm hỏi.
Để khỏi mất thì giờ, tôi đi thẳng vào câu chuyện với cha nhưng dĩ nhiên là tôi phải nói láo:
- Thưa Cha, con cũng người Công giáo ở tỉnh xa đến thăm bà con ở Rạch Dừa mà không gặp, nay không biết trú ngụ ở đâu xin Cha giúp đỡ cho con được tá túc một đêm ở tu viện thì con cám ơn Cha nhiều lắm...
Mới nghe như thế, Cha Tân lắc đầu và nói ngay:
- Không được đâu con ạ! Nếu con đi thăm người quen mà lỡ bị kẹt đường không nơi nương tựa, cách tốt nhất là con ra ngoài đồn công an phường xin họ giúp đỡ cho tạm trú qua đêm. Đồn công an ở mé đầu trên kia. Con hãy đến đó, ở đây tu viện chật chội Cha thấy thật bất tiện... Nói xong ông giơ tay chỉ hướng cho tôi đi về phía đó và vội xoay bước vào trong tu viện như sợ tôi níu áo ổng!
Nghe Cha Tân nói như thế thì giấc mộng của Victor Hugo trong lòng tôi cũng không cánh mà bay. Tôi cám ơn Cha cho có lệ rồi quay bước ra ngoài đường lộ
với niềm thất vọng to lớn, tôi bỗng đâm ra sợ hãi và cảm thấy mình bí lối không còn đường thoát. Tôi như một tín đồ đang bị ruồng bỏ và không còn tin tưởng ở tấm lòng tốt của các Cha nữa. Câu chuyện người tử tù Vengeance đối với tôi lúc này cũng chỉ là một câu chuyện tiểu thuyết hoang đường. Có thể tôi sẽ bị bắt lại chăng? Tôi vừa đi vừa nghĩ thầm trong bụng một cách tức cười "Cha chẳng chỉ đâu, lại chỉ đến đồn công an... Chắc có lẽ cha chẳng biết mình là thằng tù vượt ngục???". Tuy nhiên tôi vẫn không trách ổng vì thời đại này mọi sự đều trở nên nhiểu nhương khó còn phân biệt được đúng sai...
Lúc này tôi đi dọc theo bờ rào cho dễ lẩn khuất. Có lúc tôi có ý nghĩ tìm một cây cổ thụ rậm rịt nào đó để tối đến mình có thể chun vào đó nghỉ qua đêm, có lẽ sẽ lạnh lắm vì không có mùng mền gì và có thể sẽ bị mũi cắn nát người không chừng.. Tuy nhiên nhìn những chuyến xe đó từ Vũng Tàu chở đầy khách chạy ngang qua trước mặt để về Sài gòn làm tôi cũng nôn nao muốn về ngay. Bất chợt tôi thấy một cái quán cóc bên đường mà trong cổ lúc này không có một giọt nước, tôi muốn kêu một ly nước đá chanh uống cho khoẻ cái đả rồi tính. Một bà cụ già bước ra thay vì hỏi tôi muốn mua gì thì bà lại hỏi:
- Ủa chớ cậu đi vượt biên hay sao mà trong người lấm lem lấm luốc vậy?
- Dạ không! Cháu đi lao động ở Bầu Trũng mấy tháng nay nên người trông như con ma vậy bác! Tôi đánh trống lãng.
- Thôi cậu đừng có dấu tui. Tui ở đây còn lạ gì dân vượt biên như cậu! Nhưng già này chẳng nói với ai đâu, già chỉ lo làm ăn thôi. Cậu yên tâm. À, mà cậu muốn mua gì?
- Dạ, bà có thể bán cho cháu một ly đá chanh? Sẵn có cái đồng hố này nhờ bà cầm giùm...
Thiệt tình thì trong người tôi lúc đó không còn cái gì quý giá nữa ngoài cái đồng hồ Boulevard màu vàng đã cũ mà tôi vẫn mang từ thời còn đi làm việc đến nay. Đây là loại đồng hồ đeo tay tự động thứ thiệt, không thua gì Seiko hay Longines đâu, có điều nó chỉ có một cửa sổ (nói theo kiểu VC). Sở dĩ lúc bị bắt, tụi công an không tịch thu cái đồng hồ này vì chúng nghĩ loại đồng hồ không có hai cửa sổ là đồ bỏ nên chúng không tháo ra khỏi tay tôi, chúng chỉ khoái loại Seiko hai cửa sổ mà thôi, nhờ vậy mà cái Boulevard vẫn còn tới giờ này.
Bà cụ mang ly đá chanh ra và thối cho tôi vài chục bạc còn lại sau khi đã cầm cái đồng hồ và trừ tiền ly nước đá chanh. Tôi nghĩ bụng bà đưa bao nhiêu cũng tốt miễn là tôi đủ tiền về xe là được. Tôi nốc hết ly nước đá chanh cho đả khát rồi chào bà từ giã. Bà bảo tôi đi cho khéo kẻo bị bắt lại thì khổ thân. Tôi cám ơn bà và bước vội qua bên kia đường đi bộ một quảng xa cả cây số để tránh những con mắt cú vọ của bọn con nít địa phương hoặc dân làng. Lúc này tình hình có vẻ im ắng, không còn thấy bóng bọn công an theo đuổi nữa, vả lại đã có chút tiền trong tay, tự nhiên tôi có ý nghĩ phải đáp xe đò về lại Sài gòn ngay chớ không muốn trốn tránh ở đây qua đêm nữa. Thế là tôi chờ chuyến xe đò từ dưới Vũng Tàu chạy lên, tôi giơ tay ra đón như người khách bên đường....
Chiếc xe đò từ từ chạy tới và lướt ngang qua mặt tôi một cái vụt đến xịt khói vào mặt không thèm dừng lại. Nhìn theo tôi thấy xe chứa đầy nhóc hành khách nên không dừng là phải. Thôi thông cảm cho ông tài xế. Tôi cố gắng đợi cho đến chuyến sau. Bấy giờ trời đã ngã về chiều nhưng chưa sụp tối, khoảng chừng 4 giờ chiều nhưng vẫn còn thấy ánh nắng chói chang rạng ở chân núi cho đến thôn Rạch Dừa. Phía sau là bờ sông chảy dài về hướng Nhà bè và xa xa là cảnh biển Vũng Tàu kéo dài về hướng Bà rịa. Trên trời từng đôi chim én bay lượn lòng vòng một cách thư thả khiến lòng tôi cũng mơ ước được sống một đời tự do như những cánh chim kia. Từng đôi chim ấy cũng làm tôi nhớ đến ngày xưa tôi cũng có một người yêu bé nhỏ đã từng ghé chân qua nơi này vào những ngày cuối tháng tư đen. Bây giờ đã thật sự mất hết, mất hết! Bước chân nhỏ bé xinh xinh ấy giờ đây chắc đã bay qua một vùng trời hạnh phúc nào khác, không để lại dấu vết...
Đang miên man suy nghĩ bỗng chợt đàng xa có bóng một chiếc xe đò khác đang chạy tới làm tôi giựt mình. Tôi đưa tay ra đón như người khách ven đường. Chiếc xe này vẫn như chiếc trước, đầy ắp những người. Nó chạy tạt qua mặt tôi một cái vụt như gáo nước lạnh hắt vào mặt. Đôi mắt tôi cảm thấy cay cay nhưng trong người không còn cảm giác nữa. Nó đã tê cứng lại rồi. Đón thêm vài chiếc xe nữa, cũng chẳng chiếc nào chịu dừng lại... Lúc đó tôi đâm ra lo sợ nếu phải tìm một bụi rậm để ngủ lại đây. Trong lúc tuyệt vọng loay hoay tìm kiếm chỗ trú qua đêm, đột nhiên tôi thấy từ xa có bóng một chiếc xe minibus nhỏ màu trắng đang vùn vụt chạy tới, tôi đưa tay vẫy vẫy đón xe như một phản xạ tự nhiên. Bất ngờ chiếc xe dừng lại. Tôi thấy bảng hiệu vẽ trên thành xe đề "Công ty Du lịch Thành phố HCM -Vũng Tàu". Người tài xế kêu tôi bước lên xe. Trong xe tôi chỉ thấy có một mình ổng, xe lại mới keng ghế ngồi thoải mái khiến tôi cảm thấy dễ chịu. Tôi ngồi phía bên tay phải bác tài rồi gợi chuyện cho vui và cũng để thăm dò tình hình. Bác cho biết xe này là xe của Công ty du lịch nhà nước từ Sài gòn đưa khách xuống Vũng Tàu rồi chạy về nên chưa có khách, tôi là người khách đầu tiên của bác trong chuyến về lại Sài gòn lần này. Thật ra thì bác không có quyền đón ai trên đường chạy về vì đây là xe của nhà nước, nhưng để kiếm chút cháo, gặp ai thì bác vớt lên để có chút tiền còm nuôi vợ nuôi con. Thấy thế tôi cũng yên tâm và hứa với bác tài là để tôi phụ làm lơ xe chuyến này cho. Bác ngỏ lời cám ơn.
Xe đang chạy vùn vụt một cách ngon trớn và lòng tôi cũng cảm thấy thoải mái lạ thường vì chắc mẫm mình đã thoát ngục tù rồi và sẽ trở về gặp được người thân ở Sài gòn tối nay. Tôi huyên thuyên huýt sáo tỏ bày niềm sung sướng cực độ thì tự nhiên chiếc xe đang chạy nhanh như tên bắn bỗng rà thắng chạy chậm lại rồi dừng hẳn... Trời ơi! trước mặt tôi là cả chục chiếc xe đò đang nối đuôi đậu sắp hàng dài bên tay phải trước một cây cầu, còn hành khách thì bước xuống đường đông như kiến cỏ đang từ từ đi bộ bước qua cầu với một lô công an đang làm việc. Trái tim tôi lúc ấy đập như cái trống vỗ. Tôi không biết chuyện gì xảy ra có thể liên quan đến mình bèn hỏi người tài xế cho chắc ăn:
- Có chuyện gì vậy bác?
- Chớ cậu không biết hả? Đây là cầu Cỏ May - nút chặn để bắt mấy người vượt biên hoặc tù vượt biên đó mà! Đường Sàigòn - Vũng Tàu chỉ có đồn công an này là khét tiếng bắt người. Cậu không có gì thì đâu phải lo chi cho mệt! Thôi để tôi chạy vào đồn trình giấy tờ cho bọn công an cái đã... Mình phải ăn gian mới kịp về chớ sắp hàng biết đời ông nội nào mới xong...
Nói xong, người tài xế cầm mấy giấy tờ chủ quyền xe và bằng lái để sẵn trên xe nhanh chân chạy vào hướng đồn công an trước mặt ở phía mé trái. Lúc này tôi nghĩ không còn đường nào thoát nữa rồi, thật là tấn thối lưỡng nan. Tất cả các xe khách chạy sau chúng tôi cũng đều dừng lại sắp hàng một để hành khách xuống xe và từ từ đi bộ về hướng Cầu Cỏ May để được khám xét. Riêng tôi ngồi một mình trên xe chịu trận với nỗi sợ hãi thấy rõ.
Cảm giác bị tụi công an bắt lại và đem về đồn hoặc giải giao về nhà giam "làm thịt" đến chết đang vây quanh trí não tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình bị cùng đường đến mức này. Tôi đâm ra tiếc nuối tại sao tôi không lẩn quẩn ở Rạch Dừa để ngủ qua đêm rồi tìm cách quá giang xuồng bè về hướng Nhà Bè có phải hơn không... Tôi cũng đấm ngực tự trách mình tại sao tôi lại không dò hỏi kỹ càng để biết có cái nút chặn quái ác này???
Bỗng từ trong đồn công an hai tên bộ đội áo vàng mang súng đi ra cùng với người tài xế bám theo sau... Tôi nghĩ thế này thì chết rồi! Có lẽ chúng nghe bác tài "báo cáo" có người trên xe nên chúng đổ ra khám xét tôi chăng? hay là chúng đã được báo tin có một tên tù vượt ngục đang rong ruổi trên đường nên nhảy ra làm nhiệm vụ tóm cổ? hay còn chuyện gì khác? Bao nhiêu câu hỏi lởn vởn trong đầu tôi chưa kịp giải toả thì hai tên công an đã đi tới....
Thoạt tiên chúng nhìn vào khoảng trống phía dưới chân ghế ngồi của người tài xế. Không thấy gì, chúng lại đi vòng ra phía sau và yêu cầu người tài xế mở cái nắp bửng lên để khám xét bên trong khoang xe. Cũng chẳng thấy gì, hai tên công an mới lửng thửng đi vòng qua phía tôi. Lúc này tôi ngồi im thin thít như một pho tượng nhưng trái tim thì đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực... Tôi chuẩn bị những câu hỏi và câu trả lời lấy lệ... nhưng trong người không có được một mảnh giấy phòng thân thì mọi câu trả lời cũng đều vô ích... Tôi ước gì lúc này tôi có được phép tàng hình như Tôn ngộ không thì hay biết mấy!!!
Tên công an thứ nhất lò đầu vào chỗ cánh cửa tôi ngồi nhìn quanh quất xuống dưới chân tôi coi thử có cái gì dấu dưới đó không rồi rút cái đầu ra không hỏi không rằng... Kế đến tên thứ hai thò cái đầu vô tiếp chỗ tôi ngồi rồi cũng rút cái đầu ra không hỏi không rằng..... Tôi vẫn tiếp tục ngồi im như pho tượng vừa lẩm bẩm cầu nguyện âm thầm trong lòng chờ đợi tử thần đến với mình! Bỗng dưng hai tên công an đảo quanh một vòng ngược lại phía sau xe rồi lửng thửng đi vào trong đồn, tiếp tục nhập bọn với đám công an còn lại để kiểm tra những hành khách đang nối đuôi xếp hàng...
Người tài xế nhanh chân nhảy lên xe rồ máy lái phóng qua cầu Cỏ May cái vụt, qua mặt tất cả mọi xe đò khác cùng đám hành khách còn đang loay hoay bị kiểm tra ở dưới đất. Ông lái bạt mạng như sợ ánh hoàng hôn phủ chụp xuống bất ngờ nhưng tôi lại cầu mong ông chạy nhanh hơn thế nữa. Gió từ mé Bà Rịa thổi lên mát rượi làm tôi cũng cảm thấy nhẹ trong hồn phần nào. Tôi tiếp tục đọc kinh cảm tạ Thượng Đế đã phù hộ tôi, bảo vệ tôi, đã che mắt đám công an sắt máu thành những kẻ mù đui nên chúng đã không thấy tôi ngồi chần dần trước mặt chúng, hoặc chúng tưởng tôi là một lơ xe không chừng nên chẳng buồn hỏi (?) Dầu sao tôi cũng đã thoát nạn. Lúc này tôi còn một ý nghĩ táo bạo khác là bảo người tài xế thả tôi xuống xe ở dọc đường chỗ nào cũng được để tôi trốn thoát nếu chúng biết được và đuổi theo. Tuy nhiên thấy bác tài lái xe vun vút như hoả tiễn không xe nào rượt kịp nên tôi cũng an tâm và nín thinh luôn cho được việc. Trên đường về gần tới Biên Hoà và Thủ Đức, tôi đã phụ giúp bác tài làm một lơ xe rước thêm một số khách hàng về Sài gòn cho bác có đủ sở hụi nuôi vợ con. Tới khu Dakao, tôi xin phép bác tài dừng xe lại, còn bao nhiêu tiền trong túi tôi dốc hết ra đưa cho bác rồi ngõ lời cám ơn rối rít trước khi tôi đón chiếc xe xích lô đạp về khu Tân Chí Linh, nơi nhà Cô tôi và gia đình tôi đang tạm nương náu ở đó.
Phố Sài gòn đã bắt đầu lên đèn. Người qua lại nhộn nhịp làm tôi bừng tỉnh lại như vừa trải qua một giấc mơ. Ngồi trên xe xích lô đạp, tôi vẫn còn lang mang suy nghĩ dường như có một phép lạ nào đó đã cứu tôi thoát ngục. Bao nhiêu chữ "nếu" đã hiện ra để cứu sống tôi: Nếu không có người tù nhân nào đó bị bệnh ở nhà thì làm gỉ có tôi thay thế trong toán lao động hôm nay (?); nếu tên lính gác ở trại chấp pháp thấy tôi nhảy ra lúc hắn đứng canh mà ria cho một tràng tiểu liên thì chắc là đã toi mạng (?); nếu không có chú nhỏ đạp xích lô phủ tấm bạt che nắng chở tôi ra Rạch Dừa thì bọn công an rượt Honda chắc đã tóm cổ tôi rồi (?); nếu không có bác thợ hớt tóc ở Rạch Dừa chịu hớt giùm tôi cái đầu tóc râu ria xồm xoàm của một gã Lỗ bình Sơn với ba điếu thuốc 3 số 5 thì làm sao tôi qua mắt được bọn công an với bộ mặt nhem nhuốc của một tên tù vượt ngục (?); nếu không có sự từ chối của cha Tân để tôi tuyệt vọng lui ra tìm đường thoát khác thì liệu tôi có qua khỏi đồn công an ở cầu Cỏ May trong mấy ngày sau (?); nếu tôi chặn được mấy chuyến xe đò chở hành khách để họ cho tôi đi rồi lần lượt phải bước xuống đi bộ cho chúng kiểm tra ở cầu Cỏ May thì liệu tôi có thoát khỏi bọn công an trong khi trong người không có một mảnh giấy phòng thân (?); nếu tôi không được bác tài xế chiếc mini-buýt của công ty du lịch Saigòn-Vũng Tàu cho quá giang thì đêm ấy tôi ở đâu (?); nếu bọn công an "không mù" bỗng nhìn thấy tôi chỉ cần hỏi một câu rất đơn sơ "cái nhà anh nảy, giấy tờ đâu đưa ông coi xem?" thì chắc gì tôi đã còn sống sót cho tới giờ này (?); nếu không có bác tài này nhanh ý nhanh tứ với bọn công an thì làm sao tôi có thể thoát qua được cầu Cỏ May mà không bị xét hỏi (?) ... Bấy nhiêu câu hỏi đó vẫn còn là một phép lạ đối với tôi cho đến giờ phút này....
Tôi bước xuống xe xích lô bước vào nhà bà con ở phố Tân chí Linh vào lúc trời đã tối cũng đúng vào lúc nhà tôi vừa đi lễ cầu nguyện bình an cho tôi ở nhà thờ Ba Chuông về... Chúng tôi gặp lại nhau trong nỗi vui mừng đến sa nước mắt mà sự hiện hữu và sống còn của tôi tối hôm đó tại nhà bà Cô đã là một phép lạ có thật.../-
NGUYỄN SĨ NAM
Gửi ý kiến của bạn