BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73504)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tòa Soạn Bút Vàng phỏng vấn chị Đỗ Thị Thuấn, người đã nếm mùi tù dưới chế độ Cộng sản trong khoảng thâp niên 1980’s

03 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1612)
Tòa Soạn Bút Vàng phỏng vấn chị Đỗ Thị Thuấn, người đã nếm mùi tù dưới chế độ Cộng sản trong khoảng thâp niên 1980’s
56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
56
Hỏi : Tôi có nghe nói rằng chị bị ở tù dưới chế độ Cộng Sản xin chị cho biết trong hoàn cảnh nào chị bị bắt vào tù ?

Đáp: Tôi ở tù tổng cộng là ba lần. Lần thứ nhất là vào năm 1979 trong khi ông xã còn ở trại tập trung cứ bảo tôi phải mang con đi vượt biên cho thằng bé có tương lai, do đó tôi đi vượt biên và trong lúc đi trên con thuyền nhỏ để ra tàu lớn thì bi công an đi thuyền tới chĩa súng và bắt về đồn để hỏi cung, sau đó bi nhốt tại Trại Tạm Giam Bình Chánh. Lần thứ hai là trong lúc vượt biên từ Bà Rịa thì sau đó vì bị sóng lớn quá nên tàu đành phải quay vào và bị bắt giam tại Mỹ Thọ Lần thứ ba thì tôi đang ở nhà nuôi con thì bi công an tới tận nhà bắt về tội móc ngoặc vượt biên. Lần này tôi lại bị bắt giam tại Bình Chánh vì cái người khai ra tôi cũng đang bị giam tại đâỵ Sau hai tháng thì họ đưa tôi qua trại cải tạo mà họ gọi là Trại Giáo Dục Lao Đô.ng. Hai người vượt biên kia cũng bi đưa qua trại nàỵ Những người vào đây thường phải lao động hai năm rồi mới được về.

Hỏi: Vậy là cả ba lần chị ở tù đều liên quan tới vượt biên?

Đáp: Vâng, hai lần bị bắt về tội vượt biên và một lần về tội chỉ chỗ cho người ta đi vượt biên.

Hỏi: Vậy là chị biết rõ về hai nhà tù ở Việt Nam. Chị có thể cho biết tình trạng trong những trại tù đó ra sao không?

 

Đáp: Có rất nhiều chuyện để nói về trại tù Bình Chánh, nơi tôi ở tù hai lần. Vậy để tôi nói về trại Mỹ Tho trước rồi tôi sẽ nói về trại Bình Chánh sau.

Khi chúng tôi bị bắt mang lên trại tù Mỹ Tho thì họ khám xét và lấy tất cả đồ nữ trang mà chúng tôi mang theo, sau đó thì nhốt đàn ông và đàn bà riêng. Sau đó thì tôi được biết rằng những người con trai bị mang ra hỏi cung rất gắt gao và có rất nhiều người bị đánh để bắt họ chỉ ai là chủ tàụ Đàn bà thì không bị đánh. Hoàn cảnh ở tù của chúng tôi rất thìếu thốn vì lý do là công an ăn chặn khẩu phần của chúng tôi, do đó sau 15 ngày ở tù tôi được thả về thì người chỉ còn gầy như que tăm, cỡ 34 ký lô.

Hỏi: Xin chị cho biết tình trạng ăn uống và vệ sinh trong nhà tù như thế nào?

 

Đáp: Nói về tình trạng vệ sinh thì rất dơ bẩn. Mỗi sáng chúng tôi được cho ra rửa mặt và tắm sau khi mấy đứa con gái trưởng phòng đã tắm xong. Tất cả chỉ có một thùng phi nước nhưng chúng đã dùng rất thoải mái, tắm gần cạn thùng rồi mới cho chúng tôi rạ Chỉ còn một chút nươc cặn bẩn dưới đáy thùng phi đầy rong rêu, tôi múc lên được vài ba gáo nhỏ, không đủ làm trôi hết mồ hôi trên ngườị Ngày nào cũng như vậy, có lần làm tôi tủi thân phát khóc lên chỉ vì chuyện tắm rửa nhỏ mọn nàỵ Còn nói về ăn uống thì lại rất tê.. Công an đã ăn chặn hết gạo rồi nên mỗi người chỉ được cấp có chút xíụ Tôi mang theo thằng con út của tôi khi ấy được một tuổi rưỡị Hai mẹ con mỗi ngày ăn 2 bữa, mỗi bữa được nửa chén cơm với một chút xíu nước canh raụ Nhưng mà gạo thì rất là sống cho nên vì con tôi còn quá nhỏ, tôi biết bao tử nó không thể nào tiêu hóa được gạo sống như vậy nên ngày nào tôi cũng phải nhai cơm rồi mới để vào thìa đút cho nó ăn, cho tới khi nó tạm no thì tôi còn được khoảng hai thìa cơm cho mình. Cũng may là chính sách của họ là không giữ đàn bà có con nhỏ cho nên họ mới tha cho hai mẹ con tôi về sau mười lăm ngày, nếu không thì chắc là hai mẹ con tôi không thể nào sống sót với cái chế độ ăn uống kiểu như vậy.

Hỏi: Vâng, những chuyện này thì người ở ngoài không thể nào tưởng tượng ra nổi, và khi nghe ai kể lại thì có thể tưởng là vì bực tức rồi nói quá rạ Thời gian qua đã lâu rồi, hơn 10 năm rồi nên chắc không phải là chị còn bực tức gì, mà đó là sự thật, có phải không chị?

Đáp: Vâng, dĩ nhiên đó là sự thật. Một sự thật rất khó tin. Tôi cũng nghĩ rằng đó chỉ là nhà tạm giam thôi chứ nếu đó là nhà giam thật thì không ai có thể sống sót nổị Sau đó khi tôi về thì những người nào không có con nhỏ và không được về như tôi thì phải đi lao đô.ng. Dường như ở trại lao động họ được gia đình tiếp tế hoặc là chế độ ăn uống vệ sinh có khác thì tôi không được rõ.

Hỏi: Vâng, vậy đó là nhà tù Mỹ Tho, còn nhà tù Bình Chánh thì như thế nào?

 

Đáp: Nhà tù Bình Chánh thì tình trạng vệ sinh lại rất tồi tê.. Tuy rằng họ gọi đó là nhà tạm giam, nhưng mà tôi thấy có người bị giam nơi đó luôn ba năm liền, nhưng mà sao ho vẫn nhẫn nại và cho rằng họ còn may mắn hơn là bị đưa vào Chí Hòa thì tôi cũng không hiểu nổị Chắc phải có ai ở tù Chí Hòa rồi nói cho tôi biết thì tôi mới hiểu được là Chí Hòa ghê gớm tới đâu.

Hỏi: Vậy chị vui lòng cho biết nhà tù Bình Chánh ở đâu, to hay nhỏ và giam giữ những ai?

Đáp: Nhà tù nay ở trong quận Bình Chánh Chợ Lớn, gần Xa Cảng miền Tâỵ Tôi thấy nhà tù này rất nhỏ bé mà lại giam rất đông người ở trong hoàn cảnh rất chật chộị Nhà tù này chính ra là để giam những tội nhân hình sự, chứ tù vượt biên như tôi thì rất là hiếm có, vì Bình Chánh không phải là một nơi gần bờ biển. Tôi đã phải bị nhốt chung với những tù nhân bình thường như là trộm cắp, đĩ điếm, giật giỏ, tú bà, bán xăng lậu, mua bán vé xe chợ đen.... Khi tôi bị giam lần thứ hai thì phòng giam duy nhất cho phụ nữ lại rất đông, có tới 36 người ở chung trong một căn phòng mỗi chiều chừng 3 thước, khi ngủ nằm sát vào nhau nên rất nóng bức và cũng không duỗi chân được. Mỗi khi trở người thì phải nhè nhẹ kẻo đụng phải người bên ca.nh. Bên trên là mái tôn xi măng, ngoài ra chỉ có một cái cửa sổ nhỏ xíu để cho công an dòm vào, trưởng phòng thì mới được nằm cạnh cửa ra để có một khe cửa có tí gió ở phía dưới lùa vào, còn thì rất là ngộp. Thường thì sau 12 giờ đêm chúng tôi mới ngủ được sau khi gió lùa vào dưới mái tôn làm cho căn phòng mát lại được một chút.

Hỏi: Đó là phòng giam phụ nữ, còn phòng nam thì sao?

Đáp: Mấy người đàn ông thì lại càng tội nghiệp hơn nữạ Có tất cả ba phòng giam chính chính -- không kể xà lim, hai nam, một nũ. Phòng giam đàn ông thì một chiều khoảng 5 thước một chiều 6 thước mà nhốt tới trên 200 ngườị Những khi họ điểm danh để đi ra ăn cơm thì tôi thấy từng đoàn người lom khom đi ra, người nào cũng gầy trơ xương. Lưng họ còng là vì họ phải ngồi suốt ngày đêm, dưới cái mái tôn nóng bức của mấy căn phòng chật hẹp dưới ánh mặt trờị Tôi nghĩ là họ đã bị hành xác rất nhiềụ Sống như vậy ba năm trời mà họ có thể sống được thì tôi cũng không hiểu được. Lần đó có người kể lại với tôi rằng anh ta ở trong phòng đó thì mỗi người có một cái quạt nan để phe phẩy suốt ngày đêm. Cả đêm không ngủ được vì đâu có nằm được, nhưng mà mệt quá thì cũng rớt xuống đè lên người khác chồng chất lên nhau như vậy tới khi người dưới nặng quá chịu không nổi vùng dậy thì mọi người lại phe phẩy quạt tiếp như những cái máy cho tới khi một đêm địa ngục đã qua.

Hỏi: Còn chế độ tắm rửa thì như thế nào?

Đáp: Mỗi sáng họ cho ra đi rửa mặt và vệ sinh một lần, sau đó tù nhân mang mấy thùng nước vào phòng để quét và xối sàn nhà xi măng sau khi đã ăn xong ở ngoài sân. Buổi chiều cũng được ra và được tắm dưới aọ Cái ao tù đó nước dơ bẩn không thể tưởng tượng được. Tôi ở tù hơn một tháng thì không chịu nổi dơ bẩn nên bị ghẻ dưới hai chân rất là đau nhức. Ngày nào tôi cũng ngồi đó nước mắt chảy ròng ròng. Cán bộ nhìn vào thấy tôi khóc thì lấy làm lạ chắc tưởng là tôi bị bệnh thần kinh. Sau đó khi "viện kiểm sát" tới thăm thì mấy người cán bộ chỉ vào tôi nói nhỏ vối mấy người trong viện kiểm sát và sau đó họ gởi tôi đi trại cải tạo lao đô.ng. Kể như tôi hên hơn những người tù còn ngồi lại trong "trại tạm giam Bình Chánh".

Hỏi: Trong trại tạm giam này họ có đánh đâp hay bạc đãi tù nhân gì không?

Đáp: Riêng tôi thì không bị họ đánh, nhưng khi tôi mới vào thì nghe các bạn đồng phòng cho biết là phải cẩn thận vì trước đó họ đã bị đánh, chỉ vì buổi sáng khi ra đi vệ sinh vào hơi chậm trễ một chút, cán bộ tức giận lấy roi điện ra đánh mỗi người hai cái vào bàn tay lằn đỏ lên. Tôi cũng không rõ roi điện là gì vì chỉ nghe họ nói lạị Dường như đó là giây điện rất cứng như một cây roi.

Hỏi: Thưa chị, còn trại cải tạo lao động thì sao?

Đáp: Ở trại cải tạo lao động này thì chuyện đánh người là chuyện bình thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hỏi: Xin chi kể cho nghe vài trường hợp điển hình?

Đáp: Lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh người ta bị đánh là hai hôm sau khi tôi tới trạị Ngày hôm đó tôi may mắn được họ cho ở nhà phơi tranh (mà họ goi là ráng, một loại giống như rơm dùng để đốt bếp). Buổi chiều lại khi đoàn lao động về thì tôi thấy họ phải ra đứng xếp hàng, sau đó tất cả mọi phụ nữ mỗi người phải nằm xuống để chịu đánh năm (5) cây tầm vông. Tôi nghe thấy ho đau đớn quá kêu khóc như di làm tôi rất hoảng sơ.. Sau này tôi được biết là trong lúc đoàn người đi đốn ráng quay về thì có một cô gái bỏ chạy trốn và đã thoát. Khi về tới trại, diểm danh lại mới phát hiện thiếu cô ta vì thế ho đánh mỗi người năm cây tầm vông cho bõ tức, với danh nghĩa là để trừng phạt tập thể về tội không canh chừng lẫn nhau, mặc dầu họ dư biết là tất cả mọi người đều rất bận làm việc không có cách chi canh chừng người khác được.

Những vết đánh trên mông mấy cô gái đó dĩ nhiên là bầm tím lại và cả tháng sau cũng chưa tan. Tôi có hỏi một cô gái là cảm giác như thế nào thì cô ấy nói là giống như trái mít ru.ng. Thực ra tôi hiểu là sự hoảng hốt, sợ hãi và cảm giác nhục nhã, bất lực thì đau khổ hơn là bị trái mít rụng trên thân mình nhiềụ Thật là chà đạp nhân phẩm con người một cách quá đáng. Họ đánh tù nhân rất dã man và phi lý.

Lần thứ hai tôi xém chút nữa là bị họ đánh. Khi họ vào thử máu cho tù nhân coi có ai bi bệnh hoa liễu hay không thì hai cô gái ở tù vượt biên trốn không cho lấy máu, vì sợ kim chích dơ bẩn không khử trùng kỹ. Chẳng may họ ghi tên những ai thử máụ Tôi ngoan ngoãn để mặc cho họ lấy máu đi thử thì không sao, còn hai cô kia mỗi người lại bị thêm một cây nữạ Tôi thấy họ đánh hai cô này hoàn toàn phi lý, không có một tác dụng xây dựng nào, mà chỉ cho thấy là họ muốn ép chúng tôi vào kỷ luật, bất kể lý lẽ.
Lần thứ ba tôi thấy người ta bị đánh là khi họ bắt được cô gái chạy trốn hôm trước. Tình cờ trưởng trại giam gặp cô ta trên một chuyến đò và kêu công an bắt cô ta mang về trạị Mặc dầu từ hôm xảy ra vụ trốn trại cho tới hôm đó đã khá lâu, bọn công an còn nhớ thù cũ, vì chúng phải đi tìm cô ta rất vất vả khi trước, vì thế chúng trừng phạt cô này cho hả. Chúng treo hai tay cô lên trần nhà rồi thay nhau lấy gậy tầm vông đánh vào người cô tùm lum trên một trăm câỵ Cô này sau đó bị thâm tím đầy mình, và đầu gối của cô bị bong gân nên không đi được nữa, phải nhờ một cô bạn cõng mỗi khi đi ra ngoài làm vệ sinh trong suốt cả tháng trờị Đó là nói về nạn đánh người trong tù Việt Cô.ng. Tôi thấy nạn đánh người này rất phổ biến, và tuy đã hơn mười năm (lần đó tôi ở tù vào năm 1987, mười hai năm sau khi Việt Cộng chiếm Miền Nam) tôi chắc họ cũng chẳng có gì thay đổi, vì đâu có ai bênh vực cho tù nhân dưới chế độ đó, khi mà không có tự do báo chí, không có ai phanh phui những chuyện như vậy, và tại Việt Nam không có một nền công lý, không ai có quyền đưa đơn kiện vì bị đối xử tàn nhẫn trong tù. Tôi đã tự nhủ lòng là cho tới khi nào ra được ngoại quốc thì sẽ phải nói lên những chuyện kinh khiếp như vậy, hy vọng người Cộng Sản Việt Nam sẽ ngưng hành hạ để cho những tù nhân tại Việt Nam bớt khốn khổ. Mà những tù nhân đó có phải là tội giết người gì đâụ Một số là bán xăng lậu, một số là gái điếm, bán thuốc lá lậu, v..v..., chẳng qua là xã hội khốn khó đẩy họ vào hoàn cảnh như vậy, trại cải tạo lao động đó chẳng hề cải tạo được ai, vì sau hai năm ra khỏi trại họ cũng chẳng học được nghề gì cả, và cũng không ai muốn về quê làm ruộng, nên họ lại trở lại nghề cũ và rồi lại vào tù, cái vòng luẩn quẩn cứ như thế. Con người tù ở Việt Nam bị coi giống như là con chó con mèo cho công an muốn đánh đập gì tùy ý. Hôm nay tôi chỉ mong những người cầm quyền tại Việt Nam thay đổi, và có một sự đối sử nhân đạo với tù nhân, bất kể là tù gì, để chứng minh rằng họ có tư cách để lãnh đạo người Việt trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, chứ không phải là họ đã mang xã hội con người Việt Nam trở thành tệ hơn cả thời phong kiến rất xa xưa cũ.

Xưa thì:

Nước trong leo lẻo cá nuốt cá,
Trời nắng chang chang người trói người.

Nay là:

Nước dơ đùng đục cá đớp vẩy, (trong trại tù B.C.)
Trời nắng chang chang người đánh người (trong trại cải tạo Gò Xoài).

Bút Vàng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn