BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73512)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hồi Ký kể lại khi học tại trường Công-Binh Bình-Dương

11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 3459)
Hồi Ký kể lại khi học tại trường Công-Binh Bình-Dương
59Vote
47Vote
35Vote
20Vote
11Vote
422
Tấm ảnh chụp tại trường Công-Binh Bình-Dương năm 1968, đã gợi lại cho tôi một kỹ-niệm cũ tại trường. Xin kể lại một câu chuyện do chính tôi gây ra vì tính bốc-đồng, nếu không có các bạn cùng khóa và vài người khác (xem trong truyện kể) tự-nguyện giúp-đở thì chắc-chắn
là tôi đã "được" vào tù và có thể lãnh nhiều hậu-quả nghiêm-trọng khác nửa. Tôi xin bảo-đảm là chuyện hoàn-toàn có thực 100% không thêm, không bớt. Những bạn đã giúp tôi thì có thể không nhớ tới (thi-ân bất cầu báo), nhưng tôi là kẻ chịu ơn, làm sao tôi quên được? Chính tôi
sau này ngồi nghĩ lại cũng không ngờ thằng Hữu này lại ẩu đến thế nữa?



Lúc ở trường CBDB bộ chỉ-huy trường chỉ có 3 người biết đánh mạc-chược thôi, nên rất cần có thêm 1 tay cho đủ, vì đại-tá chỉ-huy-trưởng rất ghiền mạc-chược. Khóa 2/68 mới cử Vũ quốc Thông (hiện ở tại Austin, Texas) và Ái-Văn (Cali) thay nhau tham-dự để kiếm giấy phép cuối tuần cho anh em (thuật lại theo lời Ái-Văn). Thế là nhờ đó mà anh em được phép đều đều. Một cuối tuần bỗng có lệnh cấm-quân. Thế là mọi giấy phép đều bị hủy-bỏ. Khỏi nói ai cũng biết là mọi SQ khóa-sinh đều buồn vô tả. Tôi nhớ nhà quá không biết làm gì cho qua ngày giờ, trèo lên pháo tháp ở góc trường nhìn về phía Sàigòn nhớ vợ, nhớ con. Bất-giác nhìn
quanh vòng rào phòng-thủ trường thì thấy con đường vòng đai ngoài rào chạy từ cửa trường (cổng gát chính nằm phía ngoài chừng 50m) vòng ra phía sau qua một trạm gát (có cuộn kẻm gai Concertina chỉ kéo qua có 1/2 con đường thôi, có lẽ để SQ trực đi kiểm-soát không phải
chờ lính gát kéo ra cho trống chăng?) và chạy tiếp vòng ra phía sau tư-dinh đại-tá CHT) và chạy thẳng ra chợ phía ngoài xa cổng gát chính. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ là nếu ra được theo ngõ đó thì không bị cổng gát chính chận lại, chỉ làm sau qua được trạm gát sau trường thôi.
Không hiểu tại sao tôi lại có ý-nghĩ đó và tự-nhủ rằng mình mặc quân-phục lon-lá hẳn-hoi, chắc-chắn là lính gát sẽ không bao giờ dám bắn mình. Và thế là tôi xuống lấy chiếc mini Lambretta để trong trường ra đạp máy. Có bạn hỏi: "Mày đi đâu vậy? Cấm quân mà!".

Tôi chỉ cười và nói: "Tao vọt!" Và chạy ra theo hướng đã định, chỉ chạy chậm đều đều để lính gát lầm tưởng là SQ trực đỉ kiểm-soát. Khi người lính gát thấy tôi không phải là SQ trực, mới kêu: "Chuẩn-úy! Dừng lại!" thì tôi đã từ từ chạy khỏi cuộn Concertina, và sau đó vọt nhanh.

Còn nghe tiếng người lính kêu tiếp "Chuẩn-úy! Dừng lại!" và khi không thấy tôi ngừng, anh ấy bèn bắn chỉ-thiên 2-3 phát gì đó. Lúc đó tôi có hơi hoảng vì nghĩ anh ấy chỉ gọi SQ trực báo-cáo thôi, chứ không bắn. Vì bắn là lớn chuyện rồi. Đã leo lên lưng cọp rồi thì không xuống được. Tôi vọt luôn về Saigon. Khi tôi ngừng xe trước cửa nhà thì bà xã rất ngạc-nhiên vì nghe nói cấm quân. Tôi chỉ cười nói "Anh nhảy dù về thăm em". Sau đó tôi còn bận quânphục dẫn bà xã đi phố Saigon chơi. Và dọc đường bị kiểm-soát bắt về Quân-vụ thị-trấn. Bà xã bèn chạy đi kêu người cậu ruột, Đại-úy Hồng Ngọc Minh (nay đã chết ở trại tỵ-nạn Mã-Lai)
lúc đó là tùy-viên Thiếu-tướng Kỳ, Chủ-tịch Ủy-ban Hành-pháp Trung-ương (thủ-tướng chánh-phủ) đương thời. Cậu vợ tôi vào QVTT kêu tôi hỏi: "Ê! cấm quân mà mày đi đáu vậy?" Và lãnh tôi ra. Tôi chỉ ngồi ở QVTT chưa tới 1 giờ đồng-hồ. Sáng sớm thứ Hai, tôi trở về
trường, và gặp thiếu-úy Phạm Nguyên Hạnh, trực cổng hôm đó, anh Hạnh là KSCC khóa 4 (cùng khóa với Ái-văn và Thông), SQ giảng-viên có dạy một môn trong trường.

Anh ấy hỏi: "Ông đi đâu vậy ông?".

"Nhớ nhà quá vọt về thăm nhà anh ơi!" tôi trả lời như vậy.

"Thôi vô đây (trạm gát) một chút, chờ tôi".

Và anh ấy đi ra ngoài trong vài giây, sau đó trở lại nói: "Mau vô trong đi".

Thế là tôi được cứu-thoát lần nửa. Tôi bay vào trường, chụp sách vở chạy đến lớp (đang học môn Cầu gổ) vừa gặp giờ giải-lao nên hòa cùng anh em vào lớp.

Ông Đại-úy giảng-viên nói: "Tôi biềt một anh trong khóa này nhảy-dù hôm cuối tuần. Chắc chắn tôi sẽ tìm ra anh đó cho xem". Nghe vậy tôi biết ngay là nhà trường chưa tìm ra ai là người đã nhảy dù, nên thở phào nhẹ-nhõm.

Hết giờ học anh em bu lại hỏi tôi đủ thứ. Và tôi được nghe kể là trường đã báo-động và tập họp điểm-danh 2 khóa SQCB 2/68 và 3/68 sắp hàng kế bên nhau. Người điểm-danh là Thượng-sĩ (hay chuẩn-úy?) thường-vụ già, nên không đủ lanh-lợi để bị anh em 2 khóa qua mặt. Khi điểm-danh khóa 2/68 thì phía cuối một anh bạn SQKS 3/68 bước sang bên khóa
2/68. Và khi đếm sang khóa 3/68 thì một anh khóa 2/68 bước sang. Thường-vụ báo cáo "Đủ quân-số" nên rốt cuộc không biết là ai đã nhảy dù ngày cấm quân.

Cái ơn giúp-đỡ của anh em 2 khóa và của những người đã kể trên, tôi nhớ mãi. Và cũng nghĩ là cuộc đời mình đã có một lúc may-mắn mà không bao giờ có được lần thứ 2 với những trùng-hợp hãn-hữu như vậy. Kể lại đây cho anh em nhớ lại kỹ-niệm và tri-ân (trễ) tất cả anh em đã làm được một cử-chỉ quá đẹp cho mình.

Cám ơn và cám ơn rất nhiều tất cả mọi người.

Hữu

Ý kiến bạn đọc
27 Tháng Tám 20185:35 SA
Khách
Thằng sĩ quan hạng bét vô kỷ luật không biết xấu hổ còn tự hào "kỷ-niệm" và "nhớ mãi", mất nước cũng vì những kẻ trong quân đội vô trách nhiệm và ích kỳ như mày.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn