Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn Chua, Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
***
I.
Như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài năm, sáu tháng mùa Đông, hoa lá trở mình nẩy lộc, đâm chồi. Mùa Xuân. Và tháng Tư lại về với trăm ngàn miên man nỗi nhớ.
Đầu tháng này, nhạc kịch Broadway cho trình chiếu lại vở “Miss Saigon” ở Philadelphia -vở kịch này đã có từ ba mươi năm trước, trình chiếu liên tục hàng tháng trời ở New York City- Đứa con gái lớn của chúng tôi gọi ba nó, và hỏi:
-Ba má muốn đi xem kịch “Miss Saigon” không, để con mua thêm vé?
Dĩ nhiên là chúng tôi từ chối lời mời của con. Tôi nói với lòng mình: “Chừng nào có Miss Chợ Lớn thì coi, chứ Miss Saigon đã cũ mèm, chán lắm!”
“Miss Saigon” có thể là tôi, là chúng ta. Chúng ta vừa là diễn viên, vừa là nhân chứng. Lớp trẻ cần đi xem để hiểu thêm giai đoạn máu lửa mà cha mẹ, ông bà mình đã hứng chịu, nhục nhằn. Cảnh tượng rối ren, người người trốn chạy cái chết, trốn chạy cái bóng tối vĩnh-viễn ụp xuống đời mình. Chạy mau. Chạy mau. Leo lên. Leo lên. Trực thăng vận bốc người di tản, lù lù trên sân thượng Tòa Đại sứ Mỹ ở đại lộ Thống Nhất vẫn còn ù – ù trong tâm trí tôi, cả máu và nước mắt chan hòa trên mặt.
Nhiều lần, tôi đã dặn lòng thôi đừng nhớ nhung gì nữa cho một dĩ vãng đau thương đã xa, vết thương đau không thể nào hàn gắn. Nhưng càng muốn quên, lòng lại càng lồng lộng nỗi buồn, nỗi nhớ!
Phải, bốn mươi bốn năm rồi đó không? Gần nửa thế kỷ đau thương khi tôi chỉ là cô giáo trẻ hai mươi sáu tuổi đời vừa lập gia đình với tương lai rộng mở, vô vàn hạnh phúc. Nhưng, cơn địa chấn úp chụp xuống miền Nam Việt Nam với hàng ngàn cái chết tức tưởi, đau thương của đồng bào, bè bạn thân yêu.
Mà thôi, tôi sẽ không nói gì đến nỗi cơ cực của đời mình, vì đâu phải chỉ riêng tôi?
Tôi biết mình là người có ơn phước hơn nhiều mảnh đời tăm tối đau khổ trong chiến tranh tàn khốc, vì tôi may mắn được sinh ra, lớn lên ở Saigon. Người Saigon chỉ cảm nhận được chiến tranh khi đêm đêm nghe tiếng đại bác từ xa vọng lại? Và người Saigon còn hăm hở tìm vải dù của từ những trái sáng hỏa châu? Sai. Saigon vẫn nhận biết chiến tranh đang xãy ra khốc liệt với “Mùa Hè Đỏ Lửa” của Nhà văn Đại úy Nhảy dù Phan Nhật Nam, vẫn biết những trận chiến đẫm máu ở Bình Long, An Lộc, Quảng Trị, Pleime… Nhưng Saigon vẫn bình yên. Năm 1968, cuộc thảm sát ở Huế với hàng vạn đồng bào bị chôn sống tập thể, chúng tôi vẫn còn được bình yên trong giảng đường đại học, dù Saigon cũng bị tấn công, nhưng cộng quân đã bị đánh bại nhanh chóng. Đó là phần thưởng lớn cho người Saigon, trong đó có người viết.
Từ tháng 3/1975, miền Trung lần lượt thất thủ. Và cuộc di tản như vết dầu loang chảy dài từ Buôn Mê Thuộc đến Long Khánh, trước khi Bắc quân ủi sập cánh cổng sắt Dinh Độc Lập Saigon. Ván bài chưa đánh đã thua vì “Ván bài lật ngữa” như quý bạn đọc đã biết vì Mỹ rút quân, và cắt viện trợ cho miền Nam từ 1973, sách lược của Tổng Thống Nixon. Liên tỉnh lộ 7B, máu đã chảy thành sông, thây người chất thành núi trên đường theo chân quân đội Việt Nam Cộng Hòa lánh nạn kéo về Saigon, chỗ dựa của trận chiến hơn mười năm khốc liệt…
Tháng Tư gợi nhớ âm thầm trong tôi về hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa ngỡ ngàng buông súng, để trong phút chốc phải thúc thủ ngậm ngùi trở thành người thua trận. Nỗi đau đó vẫn còn đây, hiển hiện trong từng lằn gân, thớ thịt của người Việt miền Nam. Hận thù nào đã giết nhau không tiếc, không thương khi chúng ta cùng một tiếng nói, một giống nòi? Chủ thuyết nào dựng lên sự cướp đoạt trắng trợn, đạp đầu cưỡi cổ nhau mà sống? Thứ văn hóa nào đang ồn ào bên kia bờ đại dương giành giựt quyền lợi, áo cơm?
Tôi băn khoăn, và cũng tự trách mình. Bao nhiêu tinh hoa của trí thức Saigon (mà có lúc báo chí lên án là trí thức tea-room) phải câm, phải nín, phải chịu khổ ải lao tù hàng chục năm. Bỗng nhiên chúng ta trở thành tội đồ, không ít người phải bỏ thân nơi rừng thiêng, nước độc!
Cuộc sống vẫn trôi. Người lính trẻ từ bảy mươi lăm bây giờ hom-hem tuổi già, còn quê quán nào cho một lần về thăm lại cố hương? Còn quê đâu nữa mà về? Saigon hầu như đã không còn của chúng ta, Saigon lạ lẫm từ chân tơ kẽ tóc!
Ôi tháng Tư! hãy qua mau đi, những đêm trằn trọc khi quá khứ lãng đãng hiện về bầm gan tím ruột.
II.
Chúng ta còn lại gì sau bốn mươi bốn năm mất miền Nam?
“Câu hỏi vây quanh một kiếp người” (Thơ Vũ Hoàng Chương), và còn thấy rõ mình trong “Phận người, vận nước” (Phan Nhật Nam). Người lính viết văn đó đã nói hết nỗi bi-hận ngàn đời không phai của người miền Nam, đặc biệt là người lính Việt Nam Cộng Hòa.
Người lính trận năm xưa bây giờ đã già, đã vượt qua số tuổi “cổ lai hy” âm thầm tiếc thương cho tháng ngày rộng cánh đại bàng.
Dù sao, khi tuổi già xế bóng họ vẫn có đôi lúc an vui bất chợt trong đời, khi cháu con đã thành đạt, xứng đáng là hậu duệ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Các cháu đã làm nên “Mùa Xuân Việt Nam” ở hải ngoại này mà nhiều lần chúng ta ca ngợi. Chúng ta đã may mắn vượt thoát địa ngục trần gian, còn những người ở lại bây giờ họ đang làm gì, đời sống của họ ra sao?
Đó là câu hỏi thiết thực, xót xa của chúng ta. Họ đã nằm lại trên quê hương ở những địa danh bi hùng : Chalie, Bình Giã, An Lộc, Khe Sanh…Chúng ta mãi còn nợ họ một ân tình máu xương không bao giờ trả hết. Bên cạnh đó còn biết bao anh em Thương phế binh sống lây lất tủi hờn trong cơm áo nhục nhằn trãi dài từ Trung đến Nam phần. Chúng ta đã giúp được gì cho họ? Sự đền bù nào xứng đáng với sự hy sinh, thương tật của họ đây?
Người viết xin được nhắc đến một vị Thương binh tận cùng nỗi đau trong cuộc chiến: đó là Thiếu úy Phan Thế Duyệt. Anh Duyệt được truyền thông San Jose California phỏng vấn, và gửi link trong You Tube mà tôi đã lưu lại trong e-mail của mình, và đọc rất nhiều lần. Lần nào cũng đau xót âm thầm, cũng có ý định tìm thăm anh dù biết không dễ dàng chút nào khi trở lại Việt nam.
Anh Duyệt là sinh viên sĩ quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt , vào trường 10/12/1968, và tốt nghiệp 15/12/1972. Nhưng định mệnh nào đã khiến anh giã từ vũ khí đúng vào buổi chiều 30/9/1973, nghĩa là chỉ chín tháng là lính trận Nhảy dù với chức danh Đại đội trưởng. Một viên đạn AK oan nghiệt của địch quân ghim đúng vào cột sống của anh, lại là AK 47. Chiều hôm ấy, anh được đưa về Quân y viện Phan Thanh Giản - Cần Thơ.
Viên đạn định mệnh đó đã khiến anh liệt nửa người, và từ sau 1975 anh bị đẩy ra khỏi Quân y viện, về lại nhà cha mẹ, nơi một quận lỵ nhỏ heo hút ở Tây Ninh gần biên giới Campuchia.
Chương trình “Người Chiến Sĩ Cộng Hòa” do Trần Quang Duật phụ trách của SBTN-Washington D.C đã nhiều lần nhắc đến anh.
Từ lúc bị nạn, anh Duyệt sống trong đau khổ, sống trong nỗi chết từng ngày, vì cả hai chân anh bị cưa, chỉ nằm sấp, nằm ngữa trên giường đơn độc, một mình. Trong thư viết cho bác sĩ L.H ở S.J anh có nói về mình. Anh nói rằng ngày tháng trôi qua miên man, anh chỉ nhìn trời, nhìn mây qua cửa sổ, cả ngày xem tivi, hết đài này đến đài khác…đến lúc mệt là lăn ra ngủ! Ban đầu còn có cha mẹ, bạn bè săn sóc, sau này cha mẹ quá vãng, bạn bè thưa dần, anh sống một mình một thân trong căn nhà nhỏ quạnh hiu. Ban Xã hội khóa 25 cũng ân cần giúp đỡ, và các hội đoàn, các đài truyền thông ở Mỹ, các binh chủng bạn cũng ghé thăm. Nhưng không là tất cả. Làm sao có được điều kỳ diệu gì khỏa lấp được nỗi đau khổ tột cùng của anh đây?
Và được biết ngày 13/10/2018, anh Duyệt đã về với Chúa sau bốn mươi lăm năm vật vã với thương tật. Được tin, tim tôi thắt lại, nhưng cũng thầm mừng là anh đã thoát kiếp đọa đày. Anh Duyệt ơi, chúng tôi ở đây, dù không là bạn anh, vẫn xót đau cho một định mệnh nghiệt ngã rơi đúng vào cuộc đời anh khi anh còn quá trẻ. Ở một thế giới nào khác, xin chúc anh mãi được an vui!
“Hải ngoại không quên Tình Chiến Sĩ. Đồng hương mãi nhớ Nghĩa Thương Binh”
Đó là tâm niệm của Chương trình “Cám Ơn Anh” được tổ chức hàng năm tại Mỹ, khi thì ở Bắc Cali San Jose, khi thì ở Little Saigon Nam Cali. Đây là một sự kiện lớn cho việc đền ơn đáp nghĩa của đồng hương Việt nam yểm trợ cho Thương phế binh còn lại ở quê nhà do Bà Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn làm Hội trưởng. Nhưng rất tiếc, bà Hạnh Nhơn đã qua đời vì tuổi cao, để lại bao nhiêu tiếc nuối cho đông đảo Thương phế binh và đồng hương hải ngoại. Vì thế, năm ngoái chương trình này bị gián đoạn một năm để ổn định lại tổ chức.
Cũng năm ngoái, chúng tôi có duyên may gặp lại Biệt đội Trưởng Biệt đội Thiên Nga Nguyễn Thị Thanh Thủy ở Nam Cali.
Giây phút hạnh ngộ tuyệt vời đó sau bốn mươi ba năm. Chúng tôi ai cũng rưng rưng nước mắt. Chị Thủy là Biệt đội Trưởng Biệt đội Thiên Nga, đeo lon Thiếu tá thuộc Tổng Nha Cảnh Sát, đã chịu đựng án lệnh mười ba năm tù tội. Bây giờ tuổi đã cao, chị vẫn tiếp tục con đường chị Hạnh Nhơn bỏ dở. Được biết, chị sẽ thay thế chị Hạnh Nhơn trong vai trò Hội Trưởng Hội H.O (Humanitarian Operation), sẽ chủ trì chương trình “Cám Ơn Anh” được tổ chức tại Nam Cali vào tháng Bảy tới đây. Hy vọng mọi người sẽ chung tay góp sức giúp anh em thương tật còn lại ở quê hương mình, như Hội đã từng thành công mười mấy năm nay.
Tình yêu thương đó, đối với người lính Việt Nam Cộng Hòa còn được biểu hiện thắm thiết trong tháng Tư năm nay khi anh hùng phi công Ó đen Lý Tống qua đời. Những ngày cuối cùng của anh Tống dù không có vợ con bên cạnh, nhưng anh có hàng trăm người bạn là đồng đội, đồng hương chăm sóc, vây quanh. Tang lễ của Anh được hàng ngàn đồng hương thăm viếng. Điều này nói được rằng dù xa quê hương gần nửa thế kỷ, tình đồng đội nghĩa đồng bào vẫn còn rực nóng trong trái tim chúng ta : hình ảnh người lính Việt nam Cộng Hòa vẫn mãi mãi kiêu hùng, là niềm hãnh diện cho người Việt nam xa xứ!
“…Dù rằng Anh ở đâu, Anh ở đâu vẫn yêu Anh hoài, vẫn yêu Anh hoài yêu suốt đời. Vì lời thề xưa nở trên môi, và một tình yêu đã lên ngôi, kỷ niệm đầu tiên vẫn sống trong tôi trên đường ta bước chung đôi…” (Nhạc sĩ Khánh Băng – Giờ Này Anh Ở Đâu?)
Tình cảm giữa Quân Dân Cán Chính của miền Nam Việt nam thời chiến trước 1975 thực sự là thế, đến nay..và mãi mãi vẫn là thế.
Tháng Tư nơi này với muôn hoa đua nở, nhưng trong tận cùng trái tim của mỗi người chúng ta vẫn ủ rũ đớn đau bốn mươi bốn năm qua. Bốn mươi bốn năm rồi, nhưng vết thương ấy vẫn chưa lành, niềm đau chưa dứt. Nhìn về quê hương đất nước thân yêu, mọi người đều không thể tránh được nỗi xót dạ, đau lòng!
Bây giờ là mùa Xuân của đất Trời – chúng ta nguyện cầu cho đất nước Việt Nam thân yêu sớm có Hòa bình thật sự, Tự do thật sự, Hạnh Phúc thật sự. Hỡi anh linh chiến sĩ, hỡi hồn thiêng núi sông, hãy phò trợ, giúp chúng tôi đủ sức lực gầy dựng nên một “Mùa Xuân Tự Do” cho Việt Nam.
Cherry Hill, NJ tháng 4/2019.
Song Lam
Nguồn Việt Báo
***
I.
Như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài năm, sáu tháng mùa Đông, hoa lá trở mình nẩy lộc, đâm chồi. Mùa Xuân. Và tháng Tư lại về với trăm ngàn miên man nỗi nhớ.
Đầu tháng này, nhạc kịch Broadway cho trình chiếu lại vở “Miss Saigon” ở Philadelphia -vở kịch này đã có từ ba mươi năm trước, trình chiếu liên tục hàng tháng trời ở New York City- Đứa con gái lớn của chúng tôi gọi ba nó, và hỏi:
-Ba má muốn đi xem kịch “Miss Saigon” không, để con mua thêm vé?
Dĩ nhiên là chúng tôi từ chối lời mời của con. Tôi nói với lòng mình: “Chừng nào có Miss Chợ Lớn thì coi, chứ Miss Saigon đã cũ mèm, chán lắm!”
“Miss Saigon” có thể là tôi, là chúng ta. Chúng ta vừa là diễn viên, vừa là nhân chứng. Lớp trẻ cần đi xem để hiểu thêm giai đoạn máu lửa mà cha mẹ, ông bà mình đã hứng chịu, nhục nhằn. Cảnh tượng rối ren, người người trốn chạy cái chết, trốn chạy cái bóng tối vĩnh-viễn ụp xuống đời mình. Chạy mau. Chạy mau. Leo lên. Leo lên. Trực thăng vận bốc người di tản, lù lù trên sân thượng Tòa Đại sứ Mỹ ở đại lộ Thống Nhất vẫn còn ù – ù trong tâm trí tôi, cả máu và nước mắt chan hòa trên mặt.
Nhiều lần, tôi đã dặn lòng thôi đừng nhớ nhung gì nữa cho một dĩ vãng đau thương đã xa, vết thương đau không thể nào hàn gắn. Nhưng càng muốn quên, lòng lại càng lồng lộng nỗi buồn, nỗi nhớ!
Phải, bốn mươi bốn năm rồi đó không? Gần nửa thế kỷ đau thương khi tôi chỉ là cô giáo trẻ hai mươi sáu tuổi đời vừa lập gia đình với tương lai rộng mở, vô vàn hạnh phúc. Nhưng, cơn địa chấn úp chụp xuống miền Nam Việt Nam với hàng ngàn cái chết tức tưởi, đau thương của đồng bào, bè bạn thân yêu.
Mà thôi, tôi sẽ không nói gì đến nỗi cơ cực của đời mình, vì đâu phải chỉ riêng tôi?
Tôi biết mình là người có ơn phước hơn nhiều mảnh đời tăm tối đau khổ trong chiến tranh tàn khốc, vì tôi may mắn được sinh ra, lớn lên ở Saigon. Người Saigon chỉ cảm nhận được chiến tranh khi đêm đêm nghe tiếng đại bác từ xa vọng lại? Và người Saigon còn hăm hở tìm vải dù của từ những trái sáng hỏa châu? Sai. Saigon vẫn nhận biết chiến tranh đang xãy ra khốc liệt với “Mùa Hè Đỏ Lửa” của Nhà văn Đại úy Nhảy dù Phan Nhật Nam, vẫn biết những trận chiến đẫm máu ở Bình Long, An Lộc, Quảng Trị, Pleime… Nhưng Saigon vẫn bình yên. Năm 1968, cuộc thảm sát ở Huế với hàng vạn đồng bào bị chôn sống tập thể, chúng tôi vẫn còn được bình yên trong giảng đường đại học, dù Saigon cũng bị tấn công, nhưng cộng quân đã bị đánh bại nhanh chóng. Đó là phần thưởng lớn cho người Saigon, trong đó có người viết.
Từ tháng 3/1975, miền Trung lần lượt thất thủ. Và cuộc di tản như vết dầu loang chảy dài từ Buôn Mê Thuộc đến Long Khánh, trước khi Bắc quân ủi sập cánh cổng sắt Dinh Độc Lập Saigon. Ván bài chưa đánh đã thua vì “Ván bài lật ngữa” như quý bạn đọc đã biết vì Mỹ rút quân, và cắt viện trợ cho miền Nam từ 1973, sách lược của Tổng Thống Nixon. Liên tỉnh lộ 7B, máu đã chảy thành sông, thây người chất thành núi trên đường theo chân quân đội Việt Nam Cộng Hòa lánh nạn kéo về Saigon, chỗ dựa của trận chiến hơn mười năm khốc liệt…
Tháng Tư gợi nhớ âm thầm trong tôi về hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa ngỡ ngàng buông súng, để trong phút chốc phải thúc thủ ngậm ngùi trở thành người thua trận. Nỗi đau đó vẫn còn đây, hiển hiện trong từng lằn gân, thớ thịt của người Việt miền Nam. Hận thù nào đã giết nhau không tiếc, không thương khi chúng ta cùng một tiếng nói, một giống nòi? Chủ thuyết nào dựng lên sự cướp đoạt trắng trợn, đạp đầu cưỡi cổ nhau mà sống? Thứ văn hóa nào đang ồn ào bên kia bờ đại dương giành giựt quyền lợi, áo cơm?
Tôi băn khoăn, và cũng tự trách mình. Bao nhiêu tinh hoa của trí thức Saigon (mà có lúc báo chí lên án là trí thức tea-room) phải câm, phải nín, phải chịu khổ ải lao tù hàng chục năm. Bỗng nhiên chúng ta trở thành tội đồ, không ít người phải bỏ thân nơi rừng thiêng, nước độc!
Cuộc sống vẫn trôi. Người lính trẻ từ bảy mươi lăm bây giờ hom-hem tuổi già, còn quê quán nào cho một lần về thăm lại cố hương? Còn quê đâu nữa mà về? Saigon hầu như đã không còn của chúng ta, Saigon lạ lẫm từ chân tơ kẽ tóc!
Ôi tháng Tư! hãy qua mau đi, những đêm trằn trọc khi quá khứ lãng đãng hiện về bầm gan tím ruột.
II.
Chúng ta còn lại gì sau bốn mươi bốn năm mất miền Nam?
“Câu hỏi vây quanh một kiếp người” (Thơ Vũ Hoàng Chương), và còn thấy rõ mình trong “Phận người, vận nước” (Phan Nhật Nam). Người lính viết văn đó đã nói hết nỗi bi-hận ngàn đời không phai của người miền Nam, đặc biệt là người lính Việt Nam Cộng Hòa.
Người lính trận năm xưa bây giờ đã già, đã vượt qua số tuổi “cổ lai hy” âm thầm tiếc thương cho tháng ngày rộng cánh đại bàng.
Dù sao, khi tuổi già xế bóng họ vẫn có đôi lúc an vui bất chợt trong đời, khi cháu con đã thành đạt, xứng đáng là hậu duệ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Các cháu đã làm nên “Mùa Xuân Việt Nam” ở hải ngoại này mà nhiều lần chúng ta ca ngợi. Chúng ta đã may mắn vượt thoát địa ngục trần gian, còn những người ở lại bây giờ họ đang làm gì, đời sống của họ ra sao?
Đó là câu hỏi thiết thực, xót xa của chúng ta. Họ đã nằm lại trên quê hương ở những địa danh bi hùng : Chalie, Bình Giã, An Lộc, Khe Sanh…Chúng ta mãi còn nợ họ một ân tình máu xương không bao giờ trả hết. Bên cạnh đó còn biết bao anh em Thương phế binh sống lây lất tủi hờn trong cơm áo nhục nhằn trãi dài từ Trung đến Nam phần. Chúng ta đã giúp được gì cho họ? Sự đền bù nào xứng đáng với sự hy sinh, thương tật của họ đây?
Người viết xin được nhắc đến một vị Thương binh tận cùng nỗi đau trong cuộc chiến: đó là Thiếu úy Phan Thế Duyệt. Anh Duyệt được truyền thông San Jose California phỏng vấn, và gửi link trong You Tube mà tôi đã lưu lại trong e-mail của mình, và đọc rất nhiều lần. Lần nào cũng đau xót âm thầm, cũng có ý định tìm thăm anh dù biết không dễ dàng chút nào khi trở lại Việt nam.
Anh Duyệt là sinh viên sĩ quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt , vào trường 10/12/1968, và tốt nghiệp 15/12/1972. Nhưng định mệnh nào đã khiến anh giã từ vũ khí đúng vào buổi chiều 30/9/1973, nghĩa là chỉ chín tháng là lính trận Nhảy dù với chức danh Đại đội trưởng. Một viên đạn AK oan nghiệt của địch quân ghim đúng vào cột sống của anh, lại là AK 47. Chiều hôm ấy, anh được đưa về Quân y viện Phan Thanh Giản - Cần Thơ.
Viên đạn định mệnh đó đã khiến anh liệt nửa người, và từ sau 1975 anh bị đẩy ra khỏi Quân y viện, về lại nhà cha mẹ, nơi một quận lỵ nhỏ heo hút ở Tây Ninh gần biên giới Campuchia.
Chương trình “Người Chiến Sĩ Cộng Hòa” do Trần Quang Duật phụ trách của SBTN-Washington D.C đã nhiều lần nhắc đến anh.
Từ lúc bị nạn, anh Duyệt sống trong đau khổ, sống trong nỗi chết từng ngày, vì cả hai chân anh bị cưa, chỉ nằm sấp, nằm ngữa trên giường đơn độc, một mình. Trong thư viết cho bác sĩ L.H ở S.J anh có nói về mình. Anh nói rằng ngày tháng trôi qua miên man, anh chỉ nhìn trời, nhìn mây qua cửa sổ, cả ngày xem tivi, hết đài này đến đài khác…đến lúc mệt là lăn ra ngủ! Ban đầu còn có cha mẹ, bạn bè săn sóc, sau này cha mẹ quá vãng, bạn bè thưa dần, anh sống một mình một thân trong căn nhà nhỏ quạnh hiu. Ban Xã hội khóa 25 cũng ân cần giúp đỡ, và các hội đoàn, các đài truyền thông ở Mỹ, các binh chủng bạn cũng ghé thăm. Nhưng không là tất cả. Làm sao có được điều kỳ diệu gì khỏa lấp được nỗi đau khổ tột cùng của anh đây?
Và được biết ngày 13/10/2018, anh Duyệt đã về với Chúa sau bốn mươi lăm năm vật vã với thương tật. Được tin, tim tôi thắt lại, nhưng cũng thầm mừng là anh đã thoát kiếp đọa đày. Anh Duyệt ơi, chúng tôi ở đây, dù không là bạn anh, vẫn xót đau cho một định mệnh nghiệt ngã rơi đúng vào cuộc đời anh khi anh còn quá trẻ. Ở một thế giới nào khác, xin chúc anh mãi được an vui!
“Hải ngoại không quên Tình Chiến Sĩ. Đồng hương mãi nhớ Nghĩa Thương Binh”
Đó là tâm niệm của Chương trình “Cám Ơn Anh” được tổ chức hàng năm tại Mỹ, khi thì ở Bắc Cali San Jose, khi thì ở Little Saigon Nam Cali. Đây là một sự kiện lớn cho việc đền ơn đáp nghĩa của đồng hương Việt nam yểm trợ cho Thương phế binh còn lại ở quê nhà do Bà Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn làm Hội trưởng. Nhưng rất tiếc, bà Hạnh Nhơn đã qua đời vì tuổi cao, để lại bao nhiêu tiếc nuối cho đông đảo Thương phế binh và đồng hương hải ngoại. Vì thế, năm ngoái chương trình này bị gián đoạn một năm để ổn định lại tổ chức.
Cũng năm ngoái, chúng tôi có duyên may gặp lại Biệt đội Trưởng Biệt đội Thiên Nga Nguyễn Thị Thanh Thủy ở Nam Cali.
Giây phút hạnh ngộ tuyệt vời đó sau bốn mươi ba năm. Chúng tôi ai cũng rưng rưng nước mắt. Chị Thủy là Biệt đội Trưởng Biệt đội Thiên Nga, đeo lon Thiếu tá thuộc Tổng Nha Cảnh Sát, đã chịu đựng án lệnh mười ba năm tù tội. Bây giờ tuổi đã cao, chị vẫn tiếp tục con đường chị Hạnh Nhơn bỏ dở. Được biết, chị sẽ thay thế chị Hạnh Nhơn trong vai trò Hội Trưởng Hội H.O (Humanitarian Operation), sẽ chủ trì chương trình “Cám Ơn Anh” được tổ chức tại Nam Cali vào tháng Bảy tới đây. Hy vọng mọi người sẽ chung tay góp sức giúp anh em thương tật còn lại ở quê hương mình, như Hội đã từng thành công mười mấy năm nay.
Tình yêu thương đó, đối với người lính Việt Nam Cộng Hòa còn được biểu hiện thắm thiết trong tháng Tư năm nay khi anh hùng phi công Ó đen Lý Tống qua đời. Những ngày cuối cùng của anh Tống dù không có vợ con bên cạnh, nhưng anh có hàng trăm người bạn là đồng đội, đồng hương chăm sóc, vây quanh. Tang lễ của Anh được hàng ngàn đồng hương thăm viếng. Điều này nói được rằng dù xa quê hương gần nửa thế kỷ, tình đồng đội nghĩa đồng bào vẫn còn rực nóng trong trái tim chúng ta : hình ảnh người lính Việt nam Cộng Hòa vẫn mãi mãi kiêu hùng, là niềm hãnh diện cho người Việt nam xa xứ!
“…Dù rằng Anh ở đâu, Anh ở đâu vẫn yêu Anh hoài, vẫn yêu Anh hoài yêu suốt đời. Vì lời thề xưa nở trên môi, và một tình yêu đã lên ngôi, kỷ niệm đầu tiên vẫn sống trong tôi trên đường ta bước chung đôi…” (Nhạc sĩ Khánh Băng – Giờ Này Anh Ở Đâu?)
Tình cảm giữa Quân Dân Cán Chính của miền Nam Việt nam thời chiến trước 1975 thực sự là thế, đến nay..và mãi mãi vẫn là thế.
Tháng Tư nơi này với muôn hoa đua nở, nhưng trong tận cùng trái tim của mỗi người chúng ta vẫn ủ rũ đớn đau bốn mươi bốn năm qua. Bốn mươi bốn năm rồi, nhưng vết thương ấy vẫn chưa lành, niềm đau chưa dứt. Nhìn về quê hương đất nước thân yêu, mọi người đều không thể tránh được nỗi xót dạ, đau lòng!
Bây giờ là mùa Xuân của đất Trời – chúng ta nguyện cầu cho đất nước Việt Nam thân yêu sớm có Hòa bình thật sự, Tự do thật sự, Hạnh Phúc thật sự. Hỡi anh linh chiến sĩ, hỡi hồn thiêng núi sông, hãy phò trợ, giúp chúng tôi đủ sức lực gầy dựng nên một “Mùa Xuân Tự Do” cho Việt Nam.
Cherry Hill, NJ tháng 4/2019.
Song Lam
Nguồn Việt Báo
Gửi ý kiến của bạn