BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73435)
(Xem: 62247)
(Xem: 39436)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đỗ Lệnh Dũng

22 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 2662)
Đỗ Lệnh Dũng
53Vote
40Vote
30Vote
23Vote
17Vote
2.213
Với tựa sách Đỗ Lệnh Dũng nhà văn Lê Thiệp đã kể câu chuyện về một người thật với tên thật .

Câu chuyện về nhân vật Đỗ Lệnh Dũng được mở đầu giữa chiến khu D với trận Đồng Xoài ,địa danh khó quên trong ký ức người Việt qua câu hát:

Tôi có người yêu chết trận Plei-me
Tôi có người yêu ở chiến khu “Đ”
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
Chết vội vàng dọc theo biên giới.
(Tình Ca Của Người Mất Trí-Trịnh Công Sơn)

Trận Đồng Xoài đã hai lần đánh dấu mốc lịch sử chiến tranh Việt Nam : Trận Đồng Xoài đầu tiên khởi sự đêm 10 tháng 6 năm 1965 với 2.000 quân cộng sản tấn công biển người tràn ngập quận Đôn Luân và trong hoàn cảnh đó ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1965 ra đời.

Trận Đồng Xoài cuối cùng mở đầu quyển sách Đỗ Lệnh Dũng bắt đầu vào đúng nửa đêm 24/11/1974 khi trái đạn 82 ly đầu tiên rót vào trong vòng đai Đồng Xoài. Với đại pháo và T-54 yểm trợ cùng với hai trung đoàn của Sư Đoàn 7 , Việt cộng đã chiếm khu Đồng Xoài vào rạng sáng ngày 7/12/1974, mở đầu chuỗi xâm chiếm miền Nam và kết thúc vào ngày 30.04.1975.

Nhân vật chính Đỗ Lệnh Dũng giã từ gia đình, người yêu để bước vào chiến trường khi tròn 18 tuổi và chỉ gặp lại gia đình thân yêu khi đã gần 50 tuổi.

Trận Đồng Xoài mở đầu bi kịch lịch sử đầy oan khiên , cay nghiệt không chỉ riêng cho Đỗ Lệnh Dũng , cho cả dân miền Nam với những ngày tháng khói lửa chiến tranh, những giờ phút lê lết bước chân mõi mòn trên con đường mòn Hồ Chí Minh ,vượt Trường Sơn từ Nam ra Bắc , không để “giải phóng” mà để tra chân vào cùm ,theo đúng nghĩa đen tàn bạo của cảnh tù cải tạo dưới chế độ Cộng sản hà khắc.
Cùng chung số phận người lính thua trận Đỗ Lệnh Dũng là số phận hàng trăm ngàn đồng đội của anh bị bắt hay tự nguyện sa chân vào cảnh tù tội vì tin vào “Chính sách Học tập Cải tạo”, tin vào “Chính sách khoan hồng của nhà nước Cách Mạng”.

Đỗ Lệnh Dũng-thời trẻ.


Qua Đỗ Lệnh Dũng người đọc sẽ thấy bộ mặt cai trị tàn ác của cán bộ CS,kẻ nắm quyền sinh sát người họ đã “giải phóng”, biến tù nhân không còn sống kiếp người trong các trại cải tạo, thật tương phản với tính nhân ái của người chiến sĩ VNCH đã ra sức bảo vệ người dân trong cảnh chiến trường đầy nguy hiểm .

Tính lạnh lùng tàn nhẫn của người chỉ huy CS đối với đàn em dưới tay mình tương phản với tìnhHuynh đệ chi binh” “Sống Chết có nhaucủa người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Cảnh đồng đội trở nên bạn tù dắt dìu nhau trên từng cây số, quyết không bỏ rơi bạn thật cảm động qua câu chuyện về Đại úy Lương Văn Bình, Tiểu đoàn phó một tiểu đoàn Địa Phương Quân :

“Nếu tôi có mệnh hệ nào, và nếu các ông còn sống trở về, nhớ nhắn với vợ con tôi là tôi không hối hận gì, không xấu hổ gì vì đã cầm súng chiến đấu.

Th/u Quyền nghe lời trối trăn trở nên nghiêm trang hơn:

Tôi và Tr/u Dũng sẽ không bao giờ bỏ rơi Đ/u. Nếu phải 1 mình cõng hai ông đi Bắc tôi cũng cõng. Nếu cần thì ba đứa chôn chung 1 hố.” (Đỗ Lệnh Dũng-Chương 9)

Tính can trường chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã chinh phục những người lính miền Bắc, những người luôn phải nghe tuyên truyền xấu xa về “ngụy quân” , khiến họ phải thốt lên lời cảm phục chân thành , đầy ”chất lính”:

Mấy bố khiếp lắm, đánh giỏi lắm. Hễ gặp ai ở tiểu đoàn 9 Dù cho thằng này gửi lời thăm. Mấy bố bắn khiếp.” Một người lính áp tải đến can thiệp thì anh ta văng tục liền: Địt mẹ, làm đéo gì thế. Ông mày đi B đánh nhau với Dù thừa sống thiếu chết, chưa sợ thằng nào đâu.” (ĐLD. Tr. 248-249.)

Qua đó lời Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù l đã được xác thực: Điều duy nhất tôi mong mỏi ở tất cả các anh em là phải thương yêu đùm bọc nhau, cố giữ lấy tinh thần của 1 người lính QG. Chỉ có thế, anh em mình mới chứng minh được mình khác họ. Và chỉ có thế mới minh giải được những điều anh em mình đeo đuổi là đúng.

Để sau 1975 có hiện tượng “giải phóng” ngược chiều, những người dân miền Bắc được mở mắt trước cảnh sống đầy tình người của quân dân miền Nam :

“Họ cũng là những người tò mò muốn tìm hiểu về miền Nam, về những cảnh sống mà như Sáu Sẹo nói với tôi: – Em tin là anh kể chuyện thật. Nhưng như vậy thì tụi em bị lừa, lừa từ lúc mới đẻ ra cho đến khi lớn, bị lừa cho đến già. Cả đời bị lừa, cả nước bị lừa.”

( Đỗ Lệnh Dũng-Chương 11)

Cuốn sách Đỗ Lệnh Dũng với bìa sau là tấm ảnh bà mẹ chờ tin con, đã biểu tình tại Hoa Kỳ. Đó là thân mẫu Trung Úy Dũng.

Tình”Quân Dân cá nước “giữa đồng bào” và “lính mình” cũng được kể thật hồn nhiên tươi sáng qua ngòi bút nhà văn Lê Thiệp với hình ảnh những em bé, những phụ nữ rách rưới, gầy yếu đứng dọc đường bán bánh, bán nước, trái cây, mía ghim đã tự ý tung những món hàng của họ vào xe chở tù miền Nam, những người lái xe ôm không lấy tiền Tù cải tạo vừa được thả. Song song với cảnh tù đày của dân miền Nam là cảnh thực tế cơ cực dân miền Bắc từ lâu phải chịu , khác hẳn với lời tuyên truyền về “Cuộc chiến thần thánh” và ” Đoàn quân thắng trận” :

Tiêu chuẩn “đi ba đến 1″ đôi khi không đạt đến vì bom đạn, vì bệnh tật. Những thanh thiếu niên miền Bắc không bao giờ được biết những gì chờ đợi họ trên đường đi Nam ngoài những hình ảnh hào hùng thần thánh. Khi đi từ đèo Mụ Già ở đầu cực Bắc bắt đầu cuộc trường chinh mỗi người được phát 1 ký đường Cuba, 1 lọ kí ninh, 1 ít lương khô và được hứa hẹn đi đến trạm là có đủ mọi thứ cần dùng. Họ không bao giờ hình dung nổi cái hung hiểm của núi rừng, của muỗi, của sốt rét, của đói khát.

Đấy là chuyện của phía bên kia. Phía bên này, hai trăm con người bị xích từng chùm ba 1, cũng không bao giờ tưởng tượng được những gì đang chờ đợi họ trong những ngày tháng tới. Thiên nhiên không phân biệt đâu là tù, đâu là cán bộ. Ngụy hay bộ đội thì cũng ướt, cũng lạnh như nhau. Trên con đường thiên lý đó chúng tôi đã gặp nhiều đơn vị CS đi ngược đường. Trông họ cũng thảm thương chẳng khác gì tù, chỉ thiếu có cái xích.

( Đỗ Lệnh Dũng-Chương 12)

Cuộc chiến tranh không còn ý nghĩa khi nó kết thúc với cảnh tù tội đọa đày người anh em cùng chung quê hương, cùng dòng giống .( xem Tài liệu trích dẫn).

Cùng với số phận tù đày của hàng trăm ngàn người là cảnh sống cơ cực, nghiệt ngã của thân nhân người bị đi học tập cải tạo với chính sách phân biệt đối xử, tước bỏ quyền làm ăn sinh sống, học hành . Có sống trong hoàn cảnh của những người tù miền Nam nơi rừng thiêng nước độc xa xôi ở miền Bắc mới hiểu nổi sức chịu đựng phi thường của các Bà mẹ, người Vợ, người Em hay người Chị miền Nam đến thăm nuôi tù, đôi khi phải “nuôi” luôn cả Quản giáo để được dễ dàng hay kéo dài thời gian nói chuyện (Tài liệu trích dẫn)

Qua nhân vật Đỗ Lệnh Dũng , nhà văn Lê Thiệp không chỉ cho thấy hình ảnh nhân ái của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà còn ghi khắc đời sống xã hội tươi đẹp , phồn thịnh của miền Nam trước 75 , để thấy hai chữ “giải phóng” thật trớ trêu với cảnh người tù binh miền Nam bị giải từ Nam ra Bắc lần đầu tiên được thấy “Chiếc xe cải tiến “ của miền Bắc và tự hỏi bao lâu nữa, cảnh “đẩy xe cải tiến” sẽ xảy ra ở miền Nam ?

Khi lâm vào tình trạng kiệt quệ, Hà Nội đã mời Thủ Tướng Lý Quang Diệu sang để cố vấn vào năm 1979. Ông Lý Quang Diệu từng đưa Tân Gia Ba từ 1 tiểu quốc lên thành 1 thế lực ở Đông nam Á.

Câu trả lời của ông đối với Hà nội là cả 1 ngỡ ngàng:-”Các ông không phải học đâu xa, học ngay miền Nam.”

Điều mà cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu quên mất là chỉ 3 năm dưới chế độ mới, miền Nam không còn là miền Nam như ông vẫn biết.

Tất cả chất xám hoặc đang bị tù không có ngày ra, hoặc đã vượt biên. Hạ tầng cơ sở kinh tế bị hủy hoại toàn bộ vì chính sách đánh tư bản mại bản và kinh tế kiểu XHCN. Thủ Tướng Lý Quang Diệu cũng không hiểu được dù cùng là người Việt, người CS đã nhìn người dân miền Nam như kẻ thù và không bao giờ lại có thể tin dùng kẻ thù.Từ Bắc chí Nam, trại tù mọc lên như nấm, nhìn vào bản đồ lấm chấm như da beo khiến danh từ Bamboo Gulag đã được dùng để so sánh với quần đảo ngục tù ở Nga dưới thời Stalin.”
( Tài liệu trích dẫn)

Câu chuyện về trung úy Đỗ Lệnh Dũng , người chỉ mơ cuộc đời bình thường dưới mái ấm gia đình lại phải lưu lạc trong chốn ngục tù 10 năm đã trở nên ly kỳ khi 20 năm sau tại Mỹ , trong buổi lễ giải ngũ , đại tá Sam Graves -Liên Đoàn Yểm Trợ 88 ở Indiana đã mời trung úy Đỗ Lệnh lên nhận bằng tuyên dương “Anh Hùng Mỹ Quốc” (American Hero Award) vì “hành vi vô vị lợi, sẵn sàng đem mạng sống của mình ra bảo vệ đất nước Việt Nam, nêu cao truyền thống bất khuất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng là của quân đội Hoa Kỳ”.

Đỗ Lệnh Dũng người chiến đấu đến giây phút cuối ở trận Đồng xoài ra sức bảo vệ đồng đội , đồng bào, xem chuyện cứu mạng đại úy cố vấn Sam Graves là “không có gì ghê gớm, vì đó là bổn phận của tôi, và hơn nữa vì chính mạng sống của tôi và binh sĩ dưới quyền” đã tô đậm nét hào hùng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa với điểm nhấn rất đáng yêu là anh hoàn toàn không muốn làm anh hùng . Sau buổi lễ, người được tuyên dương nhỏ nhẹ tâm sự với vợ: “Anh đâu có muốn làm anh hùng…”

Anh chỉ muốn một đời sống giản dị, bình thường, không bắn giết, không súng đạn. Ước ao đó từ hồi nhỏ nhưng rồi cả đời anh là chiến trận, là tù đày, là khổ nhục.Làm anh hùng để làm gì?”

( trang 387 – Đỗ Lệnh Dũng).

Hai chữ “Anh Hùng” qua ngòi bút nhà văn Lê Thiệp đã được định nghĩa bằng tình thương yêu đồng loại, tính hy sinh quên mình vì người khác và tính khiêm nhường.
Từ đó đưa đến hy vọng ngày đất nước được đổi thay qua bàn tay những người Anh Hùng như thế , chắc chắn sẽ là ngày Hội thật sự của toàn dân Việt Nam ngày mọi người được sống trong tình yêu thương nhân bản, như người chiến sĩ VNCH trong cảnh lưu lạc xứ người đã mơ ước qua câu thơ:

Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
(Cao Tần-Mai mốt anh về)

Trong chiến tranh Việt Nam hai chữ Anh Hùng đã bị lạm dụng để phục vụ cho một chủ nghĩa cuồng tín, sắt máu, bạo tàn. Để từ đó chúng ta có cả một “Dân tộc Anh hùng” nhưng trong thực tế thật hèn yếu trước bạo quyền , bất công, tội ác. Nên những tấm gương quên mình hy sinh vì người khác, hành động từ tình yêu thương đồng loại chứ không vì hai chữ “ Anh hùng “ cần được biết đến và trân trọng. Nhà văn Lê Thiệp đã viết quyển sách này trong ước mơ đơn sơ về một ngày cùng gia đình quay về sống trên quê hương .

Nay ông đã mất và tác phẩm Đỗ Lệnh Dũng đã được đưa lên mạng online , để mọi người cùng đọc .

Mong rằng nhiều người sẽ đọc câu chuyện “Đỗ Lệnh Dũng“để cùng hy vọng cho xã hội Việt Nam tươi đẹp không xây dựng bằng hai chữ “Anh hùng“ rỗng tuếch , mà từ tình yêu thương đồng loại của những người hiền..

Dương Hoàng Dung
Munich
22.07.2013

Nguồn Tiếng Quê Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn