BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73432)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đường Tự Do Sài Gòn (Chương 1 & 2)

22 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 1317)
Đường Tự Do Sài Gòn (Chương 1 & 2)
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
 Một đầu, dòng sông Saigon lấp lánh. Một đầu khác, tượng Đức Mẹ trắng toát trước Vương Cung Thánh Đường. Lòng đường hẹp mà vỉa hè rộng. Con đường ấy, một thời ngắn ngủi thôi, mang tên là Tự Do. Tên cũ của nó, thời Pháp: Catinat. Tên mới, thời Cộng Sản: Đồng Khởi. Không biết đã hoặc sẽ còn những tên nào khác nữa? Với tôi, mãi mãi, con đường ấy mang tên là Tự Do.

Đủ loại gót giày, từ Nam chí Bắc, từ năm châu bốn biển, đã nện trên vỉa hè Tự Do. Không chỉ giày dép đâu, mà con người, cả tôi nữa, khi đi đứng, hít thở, hòa mình vào sinh hoạt ở trên con đường này,đã hòa hợp với mạch sống của mọi thời đại, mọi hoàn cảnh.

Bắt đầu từ một buổi trưa nắng sau khi Saigon đã thay tên đổi đời...

Chương 1

Không ai đi theo bà ta nữa à? Đám con nít phá phách, hỗn xược, quái ác, làm cái đuôi dài cứ rụng dần từng khúc. Cuối cùng, bà ta chỉ một mình.

Người đàn bà này quê quán ở đâu? Không biết. Xuất hiện bao lâu trên con đường này, cũng không nhớ nữa. Hình như bà mới trở dậy sau một giấc ngủ ở bãi cỏ, dưới chân tượng Đức Mẹ ở nhà thờ Đức Bà. Nằm chèo queo, trần truồng, hồn nhiên, thơ dại như một đứa trẻ nít. Ngủ màn trời, chiếu đất, tắm rửa ở máy nước công viên, ăn uống có người nuôi. Quán ăn, quán cà phê dọc con đường Tự Do mọc lên như nấm. Chỉ cần dừng lại trước một tiệm ăn nào đó, hay xe bánh mì. Chỉ đứng yên lặng chờ, rồi có... Để được bình yên như vậy, bà ta cũng có một kỳ khổ ải...

Chuyện gì mà vui như Tết vậy? Ôi thôi, con nít đông như kiến, rồi người lớn cũng chạy theo. Cả mấy hàng gính lề đường, bà Mập xe bánh mì góc Givral, bà Ốm bán bánh mì vừa bánh cuốn góc Đồng Khởi- Lê Thánh Tôn, bỏ cả xe mà chạy. Họ chạy tuốt lên phía nhà thờ, kẻ trước người sau, tấp nập như đi lĩnh gạo. Chen chúc, xô đẩy nhau, thấy được cảnh gì? Chị ta, đã trần truồng phần trên và đang trút bỏ phần dưới. "Hoan hô. Nhiệt liệt. Khẩn trương." Bọn con nít vỗ tay, la hét rầm trời. Chị đàn bà như không để ý gì hết, vừa được hoàn toàn trống trãi chị cười vu vơ, như hoan nghênh sự thoải mái của mình. Vậy là có một đám rước từ đầu đường kéo xuống. Chị ta đi trước, đám đông đi sau, la lối, cổ võ. Ngang qua nhà hát lớn thành phố, đụng phải một đám biểu tình mừng ngày sinh nhật Bác vừa tới nơi. Đám biểu tình này gồm nam phụ lão ấu mà phụ nữ thì đông. Nhi đồng đi trước sắp hàng hai, rồi tới phụ nữ sắp hàng tư, vừa đi vừa uốn éo điệu múa, vung tay, đưa chân, oằn người theo điệu hát: Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng.. Tiếp theo là một đám nhi đồng khác, đeo trống, tay cầm dùi, đánh tùng tùng phụ họa rất ăn nhịp, chứng tỏ có tập dượt nhiều thời giờ. Phụ lão người hô nhiệt, người hô liệt loạn xạ ngầu. Các cụ đâu còn hơi nhiều để hô nên nó loạng choạng là vậy. Hôm đó chị đàn bà cởi truồng bị công an còng tay dẫn đi lần đầu, rồi tiếp theo, mấy chục lần không đếm được, chị bị bắt ở phường cũng có, lên quận cũng có. Đánh đập, dọa nạt, bầm người, tím thây. Ăn nhằm gì nữa vì chị mất trí nhớ. Buộc chị phải mặc quần áo mới được đi ăn xin. Chị mặc vào rồi lại cởi ra. Riết công an cũng thấy chán không bắt, mà người lớn con nít gì cũng cho là thường rồi, không hào hứng coi nữa...Họa hoằn cảnh chị đi giữa đường tồng ngồng có đập vào mắt một số người ngọai quốc đi trên đường. Người ngoại quốc không có thói đứng lại xem nhìn. Nhan sắc chị cũng chẳng còn mà hình dáng chị thì quá tơi tả dị dạng, chẳng còn chút hấp dẫn nào để buộc chị tội khiêu dâm ngọai cảnh, nên bây giờ chị cũng như con đường Tự Do, coi thong dong quá.

Chị bước chậm rãi. Thích đi thì đi, thích dừng lại thì dừng. Ở ngã tư Đồng Khởi Lê Thánh Tôn chị đứng lại nghỉ chân. Nhà hàng ăn, mấy giờ rồi mà có cô con gái tóc xù bông kéo đàn violon thánh thót, còn có cái ông nhạc sĩ thấp thấp như đang nằm bò trên cái đàn bự. Bà Ốm bán bánh mì nhìn trời kéo mây thở dài, sửa miếng vải bạt che.

"Đi đi, cho người ta bán hàng. Nhìn gì."

Đi thì đi, chị bước xuống nữa. Tiệm thuốc tây quốc doanh người ta sắp hàng dài quá. Chị dừng lại, nhón chân ngó vô. Mấy cái đầu quay lại nhìn chị nên chị phải cười xã giao một cái. Vậy là lịch sự rồi, chị nhìn qua bên kia đường, tiệm cà phê, tiệm thêu đều mở cửa. Có cái thằng cha tre trẻ hay đứng trước cửa chống nạnh tay ngó lui ngó tới. Nó có đứng đó không? Có kìa. Chị đưa tay vẫy chào, chào bằng tay rồi dạng chân ra chào nữa, lối chào này tụi con nít trước thích lắm, bây giờ sao không thấy chúng thích nữa. Cái thằng đàn ông mặt đang vui tươi sao xụ xuống như con cú, quay ngoắt trở vào. Hôm nay đứng xa chị không nghe cái giọng Bắc kỳ đặc của nó: "Con mẹ điên, cút ngay. Kêu công an còng giờ." Ai điên vậy? Chị hỏi hoài, ai cũng cười. Chỉ có thằng Bò, cái thằng cứ đeo sát mặt đất đó, nói: "Bà điên chớ ai điên nữa. Vậy mà cũng không biết. Ngu." Ngu. Mấy tiếng này hình như hồi trước chị có biết, bây giờ thì chị không biết nữa.

"Biết ca không?" Cái bà đèm đẹp ở một trong mấy hàng thêu hay hỏi chị. Chị nói: "Biết." Chị ca. Bà hàng thêu xua tay: "Thôi, làm ơn tốp lại đi. Khiếp quá." Vậy là không hay? Chị hỏi thằng Bò. Nằm dưới đất ngó lên, nó cười: "Ghê quá bà ơi, bà hổng biết ca." Từ đó chị tịt luôn, nhất định, cho tiền cũng không mở miệng.

Xuống nữa, chắc gặp thằng Bò. Chị đi thẳng, hai tay đong đưa đánh đường xa. Nước ở đâu vậy? Chị ngó lên. Ông trời buồn đái, đái bậy làm chị ướt. Chị quay ngược trở lại.

° ° °


Mấy đứa bụi đời thường đố nhau: Đố trán cao hay trời cao? Đứa nào cũng mau mắn trả lời: trời cao. Rồi tắc lưỡi: Thua, quên hoài. Trán cao chớ. Mình thấy trời mà không thấy trán mình, phải soi gương mới thấy.

Thằng Bò thì trái lại, trán cũng cao mà trời cũng cao. Chẳng bao giờ nó thấy được khoảng trời xanh, bởi người ta đi bằng hai chân, mặt nhìn thẳng phía trước mà nó thì hai tay phải làm hai chân trước, như con chó, con mèo đi bằng bốn chân. Mấy đứa bụi đời còn mạt sát nó, thua cả con chó con mèo, chó mèo hai mắt vẫn thấy đằng trước, còn nó thì bò, mà mắt chỉ thấy mặt đất.

Hôm nay cũng vậy, trời mưa, bọn trẻ bụi đời lười đi chôm chĩa. Đói một bữa không chết được, với chúng, đói là sự thường tình, nên vui vẻ tụ năm tụm mười, tìm thằng Bò phá chơi. Khỏi sợ ai đi. Mấy chú công an đến giờ này no rồi, gặp cũng vui vẻ cả.

Không phải tìm lâu, ngay góc hiên khách sạn Cửu Long, thằng Bò đang nằm co quắp, mắt hiêng hiếng ngó ra phía bờ sông đang trắng xóa màn mưa đục. Phía cửa vào tiệm ăn, chị bán thuốc lá mắt buồn ngủ díp lại mà miệng ca ư ử điệu nhạc cải lương. Quán ăn này thì ngày mưa nắng gì mà hễ có ghi bảng hôm nay bán bia bốc thì không còn cái ghế nào trống. Bữa nay cái bảng ghi có bia bốc lật mặt lại rồi, quán sói đầu, lưa thưa vài ba trự có vẻ ngồi núp mưa hơn là hăng hái ăn nhậu.

Cả bọn chín đứa, cầm đầu là thằng Lai Phá, mặt đầy tàn nhang, tóc vàng hoe, quần áo tay chân lấm lem như vừa chui dưới cống lên. Thằng đàn em đi kế nó ăn mặc như Bang chủ cái bang, áo thắt ngang bụng bằng sợi dây thừng, hai chân bơi trong đôi giày rộng thùng thình, tay cầm cái lon bơ bự trống hốc, chưa có khúc xương, chút nước lèo nào. Như vậy, chứng tỏ cậu ta chưa "hành nghề" chui vô chực xương ở một hàng quán. Còn một thằng nữa, hai tay lở loét ghẻ là ghẻ, có con ghẻ đang sưng mọng, có con ghẻ bung nước, chảy tùm lum mà thằng nhỏ cứ quẹt lên mặt lia lịa. Trong băng thằng Lai Phá còn có hai nữ tặc nhí con, đứa nào cũng chìa cái mỏ ra đằng trước, như sẳn sàng chửi lộn. Một đứa mặc cái áo thun đỏ cũ sờn, còn một đứa lượm đâu được cái váy cũn của ai mà nó mặc dài xuống mắt cá chân, thêm cái áo rộng dài tới đầu gối, nên khó mà biết được con bé gầy ốm tới mức nào. Bọn lít nhít đằng sau, quần áo tơi tả dơ dáy, mặt mày đã láo liên còn làm bộ cương thêm cho vênh váo.

"Ê Bò, ai cho mày nằm đây. Đứng dậy ông bảo."

Thằng Bò rời cái màn mưa trắng đục phía bờ sông, khó nhọc đưa cái đầu qua vị trí khác. Đụng nhóm thằng Lai Phá, mắt nó càng đục hơn. Nó đưa tay lên chùi giòng nước miếng đang nhỏ xuống, mất thăng bằng muốn té nhủi và nó nằm bẹp xuống đất.

"Ông hỏi không trả lời mầy?"

Nó còn biết trả lời sao? Không nằm đây thì nằm đâu. Con đường Tự Do là đất sống của dân trẻ con bụi đời. Cả thành phố, độc nhất con đường này có khách ngoại quốc tới lui, ở trong các khách sạn. Dân có máu mặt cũng vô ra các quán nhậu, nơi chốn ăn chơi toàn khu vực này. Chỉ có khách ngoại quốc mới bố thí cho chúng nó, dù một đồng tiền đô cũng hơn cả xấp giấy bạc của nhà nước đang xài. Ngày đêm gì nó cũng chỉ bò quanh quất từ đầu đường tới cuối đường. Nó đã cố "cắm " một chỗ vừa đủ nằm trong bãi cỏ công viên, không được, nó bị bật ra ngay.

Thấy thằng Bò lầm lì, không trả lời mà nhìn chăm chăm nó, thằng Lai Phá tức. Nghinh phải không? Trước bọn đàn em, nó phải ra oai. Nó dõng dạc ra lệnh: "Bò, nghe đây. Anh Hai mày bảo mày bò dậy."

Vẫn đưa mắt nhìn thằng Lai Phá để đề phòng, thằng Bò bò dậy. Hai tay nó chống chưa vững thì thằng Lai Phá đã cho nó một cái đá ngã lăn quay. Thật ra đã quen bị đá đấm, ngã, lăn, thằng Bò không cảm thấy đau đớn chút nào. Ngặt cái, thằng Lai đá mạnh quá, nó lăn ra mé hiên, nhằm vũng nước nên ướt nhẹp.

"Anh Hai mày bảo thì phải nghe lệnh cho nhanh. Bò lại lần nữa coi."

Không biết bao nhiêu lần nó bị nhóm thằng Lai Phá hành hạ. Nó căm thù lắm, nhưng tàn tật, thế cô, còn biết làm gì hơn.

"Thằng này không chịu nói. Bắt nó nói đi."

"Ê, mày đâu có câm mày. Đừng bày đặt ngậm hạt thóc chớ."

"Bắt nó phải bò. Mày bò ba vòng tụi tao tha cho."

Không biết bao nhiêu lần bị lừa rồi, thằng Bò nghe nói vẫn cứ mừng. Nó chống tay, ngó thằng Lai như muốn hỏi mày có nói thật không , rồi bắt đầu bò. Chưa được nửa vòng, một đứa con gái cưỡi lên lưng nó. Con bé cũng nhẹ thôi, nhưng từ quần áo, mông nó tỏa ra một mùi hôi thối làm nó muốn sặc họng tắt thở luôn. Rồi thằng có hai bàn tay ghẻ đưa tay vào cái miệng há hốc của thằng Bò. Đứa con gái kia chạy đằng sau, đưa tay kéo tụt chiếc quần của thằng Bò ra. Thằng Bò nằm bẹp xuống, co quắp hai chân che dấu làm con bé cưỡi trên lưng nó mất đà, nằm chồm trên người nó. Có vậy thôi mà cả bọn cười muốn bể bụng. Có thằng còn nằm lăn ra đất mà cười.

"Mẹ đứa nào chơi tao vậy?"

Đứa con gái lồm cồm ngồi dậy. Tức ai không biết, thằng Bò lãnh đủ. Tiện chân con bé đá vào bụng thằng Bò, miệng chửi tía lia. Lại thêm cho tụi nhỏ một trận cười nữa.

Chị bán thuốc lá phía trước cửa hàng ăn quốc doanh đang lim dim mắt, bừng tỉnh. Thấy tụi nhỏ chơi ác thằng bé tàn tật, chị động lòng, đứng bật dậy:

"Ê, bọn quỉ sứ, có dang ra không? Chơi gì mà ác đức ác nhơn vậy?"

Thấy tụi nhỏ còn muốn làm trò thêm, chị cáu:

"Biểu đi có đi không?"

Chị cúi xuống lượm chiếc guốc. Cả bọn dồn lại thủ thế. Thằng Lai nhổ toẹt một bãi nước bọt.

"Nhớ nghe bà. Nhiều lần bà xía vô tụi tui rồi nghen bà. Bà muốn gì đây? Cho bà một thằng Liên Xô bự tổ cối giờ."

"Ranh con. Cút."

Thấy găng, cả bọn đành bỏ đi. Thằng Lai đưa tay dứ dứ:

"Tụt quần bà luôn giờ."

"D.M. Không hiền với tụi bay được rồi."

Chị bán thuốc lá dơ cao chiếc guốc. Cả bọn vừa chạy vừa cười. Cơn mưa tạnh bất chợt, bức tranh đường phố cũng đổi. Xe cộ ở đâu ào ào ra. Từ khách sạn Cửu Long, hai người khách ngoại quốc cũng ra tới đường, vậy là bọn thằng Lai Phá có việc. Chúng bu quanh hai người ngoại quốc, giọng khổ não van vỉ: "Mô-nay...chút chút. Mô-nay..." Chúng đeo riết, lên tới phía trên, ngang qua mấy tiệm đồ chơi, lên gần tới nhà thờ Đức Bà thì hai người ngoại quốc rẽ vào góc đường Nguyễn Du. Họ bước vào một quán ăn nằm trong một ngôi nhà đẹp, có vườn. Quán không tên, nhưng hầu hết khách ngoại quốc đều biết tiếng, đó là quán ăn của bà Luật sư Phước. Còn luật lệ gì nữa, bà luật sư cũng đói meo, nếu không mau mắn bày ra quán bán thức ăn...cái ngã tư đón tiếp khách Quốc Tế.

Ở đây bọn thằng Lai Phá gặp một bọn con gái lớn hơn chúng nó chẳng bao nhiêu, đang đi ngược đường xuống. Mấy con bé son phấn tùm lum, quần áo đã biết hở hang. Thằng Lai Phá kêu lớn:

"Ê Chiến, mày đãi tao một bữa đi rồi tao để yên cho mày đi "vù" với mấy thằng Đông Đức. Dạo này mày lên quá rồi nghe mày."

"Thôi đi ông, người ta còn mới tinh, chưa có của gì hết trơn. Muốn đãi dễ ẹc. Lúc nào, ông?"

Thằng Lai Phá cười ngất:

"Tại hạ không dám, cô nương cấy cho vi trùng..."lâu nặng" là tại hạ nát thây chiến trường..."

Bọn nhỏ vỗ tay rầm rầm, cảm phục thằng Lai Phá ăn nói hay như trong phim chưởng...Rồi cũng đến lúc chúng giải tán thôi. Đến giờ làm ăn rồi. Nhưng khu này không được, đừng hòng bước vào sân cái quán này, công an còng cổ ngay. Đành chia nhau tản mạn tứ phía. Bọn con gái đã đi xuống phía dưới, có mấy quán cà phê...Mới đó thôi, chúng còn trong nhóm ăn xin của thằng Lai, vậy mà nay đã đi làm gái. Có cả cái con mới dưới quê lên, nó nói hồi đó mới đẻ đã trúng pháo kích của Việt Cộng, hớt mất một cánh tay. Lúc mới tới, đầy bùn, vậy mà, con bé giờ trắng trẻo quá, còn có cái núm đồng tiền bên má. Ngực nó mới nhú nhú bằng trái cau thôi...nhưng thằng Lai ưa nhìn cái miệng nó nói tục và nụ cười rất đĩ của con bé.

Nó tự nhủ, thích vậy thôi chớ các vàng các bạc cũng hết dám đụng vô bà rồi...Chịu thua, thằng Liên Xô bự con vậy mà nó còn dám...Chửi nhau, con bé vênh váo:" Mắc mớ gì mày? Ừa, con lai Liên Xô thì đã sao? Lai Mỹ như mày cũng thê thảm vậy. Tao chấp luôn, miễn có tiền sống là được." Coi con bé đi còn làm bộ cái đít nhoi nhoi, sau trước vẫn bằng nhau nghe mày. Thằng Lai nhổ toẹt một đống nước bọt. "Cà chớn quá. Gửi đời cho tướng cướp sớm quá mày ơi. Chết là chắc nghe con."

Còn lại một mình, nó tà tà đi xuống phía cuối đường. Không thấy thằng Bò đâu nữa. Chị bán thuốc lá đang có khách. Giờ chiều mà, cái miếng bìa màu vàng trước cửa lại lật ra: "Hôm nay có bia bốc." Hèn chi, khách khứa tấp nập quá. Nó tới bên chị bán thuốc:

"Ủng hộ cho một điếu Tam Đảo, Vòm Cỏ gì cũng được, chị Bông?"

"Có cức cho mày. Thằng ranh con."

"Không cho thì thôi, cấm chửi nghe bà. Vậy thì mua. Nè, thấy tiền ham chưa. Một gói luôn. Ba số. Đổi dùm, thối lại. Ăn vừa vừa thôi đó bà."

Chị Bông giật đồng đô la trên tay thằng bé thiệt nhanh như sợ ai thấy. Cái thằng trời đánh này mà lúc nào cũng hên. Không hiểu sao cứ thấy cái mặt lai của nó là khách ngoại quốc phải cho nó bằng đô la, mà mấy đứa kia thì khó khăn, mấy ông xua tay, lắc đầu quầy quậy. Bởi vậy nó mới làm vương làm tướng dữ.

Trong lúc đó, thằng Bò đang bò lên phía trên, mặt đường phía bên mặt. Một vài người ngoại quốc đi qua, ngó lui, xì xầm về nó. Một bà tóc vàng hoe chạy lui dúi vào tay nó tờ giấy một đồng đô la. Nó vui mừng quá. Thay vì nói lời cám ơn, nó sủa gâu gâu làm mấy người ngoại quốc cười lớn. Nó không cười được như vậy đâu, có một đồng đô, nó phải tìm cách giữ gìn, bảo vệ nó. Bọn Lai Phá mà biết được, không những mất tiền mà còn bị đòn là cái chắc. Nó nhìn quanh, không có một đứa nào trước và sau nó lúc này. Nó bò qua đường, nhanh như một con sóc...

"Phựt" một cú đá trúng vào mặt, móc nó ngã văng xuống đường. Nó lăn một vòng tránh mấy bánh xe đạp và trườn nhanh lên lề . Khó nhọc, nó xổm người, nghinh mặt nhìn lên. Một vòm cây, một mái nhà, một bảng hiệu tiệm cà phê. Nó hiểu ra rồi. "Thằng Bắc Kỳ" mới chớ ai vô đây nữa. Đưa cái đầu xuống, nó nhìn thấy đôi dép da. Nó biết ai là người đi đôi dép da này. Gạo trắng nước trong, đôi bàn chân bắt đầu trắng ra. Giận đến nổi mấy con râu răng trong mồm nó cũng nổi điên, giựt rần rần. Được, miếng thịt này ngon, tao cho cắn một miếng.

Bất thình lình, hai bàn chân lùi lại. Một chiếc dép rơi ra. Tiếng kêu giận dữ:

"Quân ăn cướp. Mày dám cắn hả? Tao vặt không còn một cái răng."

Thằng Bò đã xỏ tay vào chiếc dép. Tay nó cũng là chân thôi, tại không có giày dép để mang. Thoắt cái, nó đã ra tới giữa đường, lách trong giòng xe cộ, nó thoát hiểm dễ dàng, qua bên kia đường. Biết là sẽ còn ăn đòn thêm nếu còn giữ lì chiếc dép, nó dùng sức của một cánh tay hất chiếc dép văng xuống, lọt giữa giòng xe cộ. Thằng cha sẽ băng qua chắc mình chạy không kịp quá. Thằng cha thì đang la hét rầm trời bên kia, chưa qua được vì một đoàn xe đạp đang thả dốc, có mấy thằng choai choai đang đứng dang tay trên xe biểu diễn. Rồi đoàn xe cũng hết, mà người đuổi cũng đuổi tới nơi, xỏ được lại chiếc dép vào chân, đang bước lên lề đường. Nó yên tâm khi nhìn thấy một đôi giày cao gót đi ngang qua. Cứ nhìn giày dép, kiểu chân bước là nó biết người nào nó đã từng gặp, từng chú ý."Cô Mai, cô Mai, cứu..." Nó nắm đại gấu quần cô Mai giựt giựt. Cô Mai Bắc suýt rơi cái ví xuống đường vì tay phải kéo giữ ống quần. Đang mặc bộ đồ bộ ở nhà, quần luồn giây thun mà thằng nhỏ kéo muốn tụt xuống.

Thay vì bực thằng Bò, cô Mai Bắc trút lên đầu thằng đàn ông đang hùng hổ sấn tới.

"Ông làm cái gì vậy ông Bảnh?"

Thằng Bò nhổm lên, hé đồng đô la nó vẫn còn nắm chặt trong tay cho cô Mai coi, miệng chu chéo:

"Thằng ăn cướp. Nó tính giựt tiền của con. Cô Mai, giữ dùm con."

Mai Bắc cúi xuống giựt tờ giấy trong tay thằng bé bỏ vào ví, miệng cười cười.

"Ông tên Bảnh mà chẳng bảnh tí nào. Tiền nó đi xin mà ông đi giựt."

Trước mặt người đẹp có nụ cười mê hồn, Bảnh cứng họng. Đôi dép thì đã đi trong chân, còn cái máu hách xì xằng, khi không đá thằng nhỏ xuống đường để nó cắn cho một miếng gần đứt thịt. Giờ nó còn có người đẹp bênh thì thua đứt đuôi con nòng nọc rồi. Bảnh đành châm chế:

"Bà mà tin mấy thằng đầu đường xó chợ này hả? Nó bán bà luôn."

"Thôi ông ơi, đừng bắt nạt con nít. Ông xê ra."

"Cái bà này, chớ tôi xáp vô hồi nào đâu. Xê ra thì xê ra."

Hắn nhìn thằng Bò, nạt lấy chút thể diện:

"Đ M, thằng ranh con. Mày mà còn lưu manh nữa ông trói đem ra phường. Muốn ở tù không?"

"Muốn"

Thằng Bò trả lời, chửi thầm trong bụng. Cái thứ chó cậy nhà gà cậy vườn. Hở chút là dọa công an. Tuy vậy, để an toàn, nó bò theo bén gót cô Mai Bắc.

° ° °


Nhà cửa ở con đường này sát nách nhau, mà kín bưng như cái hộp. Chỉ có mặt tiền là còn hứng được chút không khí để thở.

Bảnh bực dọc từ sáng sớm. Pha cà phê thì bà chủ chê. Cái con mụ này chưa ngày nào bằng lòng được ly cà phê Bảnh pha. Hôm thì chê nhạt như nước ốc, hôm thì kêu ngọt lợ như chè đậu đen. Vậy mà chưa khó bằng hồi ông chủ vừa mới bị bắt. Nhiều lần, cả ly cà phê hắt vào mặt là là chuyện quá thường. Đâu phải cứ con ông cháu cha là chắc ăn trong xã hội đỏ này. Ông chủ thiếu tá Việt Cọng, đeo lon, quân hàm đầy cầu vai. Chưa thấm gì với bà chủ Ngọc Hoa, không phải một gốc bự mà dây mơ rễ mái ba bốn gốc. Này nhé, nghe nói cha ruột là một anh hùng liệt sĩ Cách Mạng. Ông bố liệt rồi mà bà mẹ chưa liệt nên tấp vào một ông Bự khác, ông này tướng tư lệnh vùng, hét ra lửa.

Hồi bà chủ còn nhỏ, vì con anh hùng liệt sĩ nên được bác Duẫn nhận làm con nuôi. Cách Mạng vô, chiếm ngay một căn phố mặt tiền đường Tự Do. Trong khi các căn khác bày bán lai rai sinh tố, giải khát với bàn ghế xập xệ, thì căn phố này là một tiệm cà phê ca nhạc rất ăn khách. Ông chủ làm ăn lớn nên khách sộp lui tới đông như kiến.

Ông chủ to cao, bà chủ cũng nặng kí, vậy mà chỉ sinh được có hai đứa con gái, mong con trai nối giòng, cả hai lần đều mong hụt. Địa phương được lệnh của tướng vùng, dượng ghẻ của bà chủ, phải che chở cơ sở làm ăn. Cơ sở này sa sút dần từ ngày ông chủ bị bắt, rồi đóng cửa luôn. Nghe đâu, tướng sư lệnh vùng bảy dù lọng ngợp trời mà không che chở được anh con rể "tổ chức" đưa người vượt biên bằng đường bộ lấy cây...vàng lá. Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết, ông chủ của Bảnh xui là vậy.

Hồi đầu Bảnh buồn chi lạ, hắn thương ông thầy của hắn, đang lên voi một phút xuống chó sao mà bỉ bạc quá. Hắn mang ơn ông thầy của hắn ngợp mặt mũi. Bộ đội miền Bắc, dù đã thời bình rồi, ai hưởng thì hưởng chớ bộ đội "mèo lại hoàn mèo". Hắn cũng đã từng vượt biên, vô tù ra khám. Cảnh tù ngục còn khổ cực hơn vì đã bộ đội mà không thấm nhuần đạo đức Cách Mạng. Cũng may gặp ông thầy, thấy hắn trắng trẻo, dẻo mồm dẻo miệng nên thương, bảo lãnh đem về để làm tài xế riêng, phụ việc nhà việc cửa. Về phố thị, chẳng mấy chốc gạo trắng nước trong làm hắn béo tốt, da trắng hồng, cằm lại lún phún hàm râu quai nón.

Lột bỏ bộ đồ bộ đội, quần bò, áo sơ mi ngoại trắng tinh , từ khi ông chủ vắng nhà, có người đã lầm tưởng hắn là ông chủ làm mặt mày hắn càng vênh váo.

"Bảnh. Biểu đây."

Mồm cái bà Ngọc Hoa này dài quá. Sai bảo suốt ngày. Hắn lầm bầm, bụng nghĩ không vì ơn nghĩa với ông thầy thì còn lâu mới chịu đựng con mụ chủ này. Hắn nghe tiếng bà chủ gọi vọng từ phòng trong. Bước vào, hắn biết bà đang tắm.

"Đưa cái khăn mày."

"Dạ, có ngay."

"Biểu đứng ngoài, thò tay đưa vô. Tao đã bảo là lúc nào trong phòng tắm cũng có khăn mới, sao mày không nghe tao nói?"

Còn cải làm gì nữa. Nói thò tay mà không bảo nhắm mắt nên hắn cũng thấy kịp được thân hình trắng nhễ nhại, nhiều chỗ mỡ thừa của bà chủ. Một luồng nước tạt ra khiến hắn tối tăm mặt mũi. Giọng bà chủ giận dữ:

"Thằng chó đẻ. Lưu manh hả? Cút."

Tính bà Ngọc Hoa đồng bóng thiệt. Đang vui, nổi cơn tam bành lục tặc là chuyện thường. Mà cũng có khi đang buồn, thấy chuyện vui cũng cười hô hố. Giọng nói như chuông đồng, nứt nhà cong cửa, mà khi đã mở miệng rồi thì hơi dài lắm, nói hoài không chịu nghỉ. Bảnh hiểu tính nết bà chủ rành rọt rồi, nên cười giả lã, rút lui êm.

Hôm nay ngày gì "xúi quẩy"? Một lần vừa chốn nạnh đứng ở cửa nhìn đường xá, gặp con mụ điên cởi truồng, vẫy tay chào là được rồi, còn dạng chân ra nữa nên mới xui tận mạng vậy. Bắp thịt ở chân còn đau giật đây. "Quân ranh con súc sanh, coi chừng có ngày..."Súc sanh thật, lũ con nít bụi đời sắp chủ trì con đường này rồi. Không để yên như vậy được.

Hai cô tiểu thư đang ngồi ăn kẹo ở phòng khách ,thấy mặt Bảnh là túm lấy:

"Ê Bảnh, mày lại đây, tao muốn cưỡi mày."

Bảnh ghét cay ghét đắng hai đấng tiểu thư. Con nít con nôi mà hỗn đách chịu được. Tao làm ba chúng mày bây giờ đấy. Bảnh chửi thầm và thích chí với ý nghĩ vừa thoáng hiện. Không phải không có sơ sở đâu nghe. Các cụ nói "có tình thì rình có ý" mà. Bà chủ Ngọc Hoa tuy tính tình có "mát dây", nhưng còn coi được quá, cả cái sự sản người và của cải muốn ham rồi. Gần tháng nay, bà chủ gắt gỏng với Bảnh nhiều hơn Bảnh hiểu lắm.

Ông chủ bị dính đã ba tháng rồi, đêm nào Bảnh cũng rình rập nghe bà chủ thở dài lăn trở quá sức. Bảnh ngủ canh gác dưới nhà, nhưng gần tháng nay bà chủ phát giác hình như trong phòng ma. Bà bị ma đè thiệt, có một đêm la hét kêu khóc quá trời luôn. Bảnh chạy lên, bà ôm chầm lấy, cả người còn run bần bật. Sau đó bà chủ ra lệnh Bảnh phải lên lầu ngủ phòng ngoài cho có hơi người nhiều nhiều, ma quỉ bớt lộng hành. Nhưng Bảnh chả thấy bà chủ yên giấc bao giờ, đêm đêm, nghe tiếng bà chủ rên mớ não ruột lắm.

"Cưỡi thì cưỡi. Lên."

Bảnh bò xuống sàn. Tiểu thư chị nhảy lên trước. Con bé đã mười hai, cũng đã có chút xíu nẩy nở. Nó kẹp chặt hai chân, miệng kêu phải bò nhanh, nhanh. Bảnh càng bò nhanh, hai chân con bé càng quặp chặt, rồi nó bỗng cười phá lên. Sao con giống mẹ đến thế, chỉ được cái miệng. Đúng lúc bà chủ Ngọc Hoa vừa tắm xong đi ra, bà ngó cảnh con gái đang ở trên lưng thằng ở, mà thằng ở mặt quần áo pi-ra-ma rộng, coi cái bộ nó bò, rồi bà nhìn xuống, đụng một cảnh làm bà nhột nhạt, bà hét toáng lên:

"Đào. Xuống ngay. Xuống. Không chơi nữa."

Con bé tụt uống. Mặt đang hân hoan bỗng tiu nghỉu.

"Ngày thường con vẫn chơi vậy thôi."

"Từ nay không được chơi vậy nữa. Đào, con lớn rồi."

"Xì, lớn. Lớn rồi sao?"

Con bé hỗn ra mặt. Bà chủ Ngọc Hoa nổi máu điên lên liền. Con bé ăn một cái tát.

Con bé khóc một hồi rồi nín, lau sạch nước mắt. Từ ngày ba nó đi bị tù, nó thường vẫn bị những trận đòn oan do sự nổi cơn vô lý của mẹ như thế. Khóc rồi tự nín, chẳng ai dỗ. Mẹ nó đang sửa soạn để đi qua tiệm uốn tóc trong một hành lang sâu bên kia đường. Vậy là được yên thân rồi, nó lén ra cửa sau, giáp con đường hẽm nhỏ, nó tìm đức bạn trai của nó, cũng bằng tuổi nó. Thằng này mê chơi dế lắm. Biết mà, nó đang ngồi đá dế với hai ba đứa khác.

"Cho tao chơi với..."

"Không cho. Đi chỗ khác mày".

Một thằng bé vênh mặt đuổi. Con bé đanh đá:

"Không cho thật không? Tao phá."

Nó nhảy vào ngồi chòm hỏm ở giữa, mặt cho tụi con trai mắng nhiếc la lối. Thằng Hiếng kéo nó ra:

"Thôi được rồi. Được rồi. Ngồi bên tao mà coi nè. Đó, ngồi vậy."

"Dơ"

"Nó con cán bộ, mày".

"Nó mặc quần bó, ngồi đưa cái hang Bắc Pó chúng mày ơi."

Con bé, mấy tháng nay đã hết phong cách tiểu thư, lê la với bọn con nít lối xóm có, bụi đời có, quen rồi, nên không giận mà chỉ cười hề hề...

Trong nhà, bây giờ chỉ có Bảnh và cô tiểu thư nhỏ. Con bé này hiền khô, dễ bảo. Bảnh chỉ cần ra sạp thuốc lá mua một gói đậu phọng, đưa con bé lên gác cho nó ngồi ăn và xem phim. Bất cứ phim gì, thấy có cuộn video nào là cứ nhét đại vô, con nhỏ cứ trố mắt nhìn.

Bảnh xuống nhà bếp. Chị người làm giờ này cũng ở không. Chị Mùi tuy khá lớn tuổi nhưng da ngăm đen, miệng cười tươi, mắt lẳng, loại đàn bà này mới ngó vào rất tầm thường, nhưng gần gủi lâu, cái duyên ngầm nó vật chết người khác lúc nào không biết. Chị Mùi làm nghề đi ở chuyên nghiệp. Thời trước, chị cũng đi ở, giải phóng xong, chị cũng đi ở. Mà đi ở thời Ngụy sướng hơn đi ở thời tư sản đỏ này nhiều, không có ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật như hồi trước để đi họp...cách mạng của giai cấp vô sản muốn vùng lên. Trời nóng mà chị ngồi chịu trận, bà chủ có lệnh không được vặn quạt máy. Chị cầm cái quạt giấy phe phẩy một chút xin hơi gió.

"Bỏ áo ra cho mát, Mùi."

Hắn vẫn chưa gọi Mùi bằng em được vì chị này hơn hắn cả chục tuổi, đành gọi tên cho nó thân mật.

"Bảnh đừng cạo râu nữa nghe. Để lởm chởm vậy coi ngộ ghê."

"Ừa"

"Coi Bảnh trắng bóc. Người ta nói trong người da trắng hơn mặt là tướng sang, làm ông chủ không à. Số Bảnh sau sướng."

Sau sướng! Biết ra sao ngày sau.Bây giờ này. Coi cái áo của chị Mùi cúc đứt đâu hết trơn rồi, dễ ghét quá. Bỏ cái quạt đi cho nhờ chút. Cái bà này cũng "chằng" lắm, dẻo dai như làm việc nhà, hết việc này đến việc khác không bao giờ chịu dứt tay, việc gì cũng phải đáng đồng tiền bát gạo.

Điện bỗng cúp cái rụp. Tối om. Cô tiểu thư nhỏ trên lầu kêu rầm trời. Bảnh. Bảnh. Mò mớ quần áo, lúc lâu Bảnh mới tìm được cái bật lửa, bật lên, chị Mùi còn tìm đèn dầu, sang ra hai ba cái đèn. Cô chủ nhỏ cũng không nổi sợ lắm, vì cúp điện ở thành phố là chuyện cơm bữa, có gì lạ đâu. Đèn lên, cô ôm cổ Bảnh:

"Đưa tao xuống nhà, ở đây tao sợ ma."

Không ai dạy hết. Cả hai tiểu thư đều bắt chước mẹ mày tao với người ở. Lúc đâu Bảnh được lãnh về làm tài xế thiệt. Nhưng sau, mở quán nhiều việc quá, Bảnh phải phụ lau nhà, dọn bàn, xuống cấp ngang hàng kẻ ăn người ở trong nhà. Ông chủ thời vàng son, cũng thích lái xe hơi đi một mình ,đề phòng bị lộ chuyện "riêng tư". Bà chủ nghe đâu ghen dữ dằn lắm, đã có lần ghen, tự cạo trọc đầu bêu xấu ông chủ.

Cửa sắt dộng như kiểm tra hộ khẩu. Bà chủ Ngọc Hoa trở về. Cúp điện, đầu cuộn tóc, sấy chưa xong nên trông rủ rượi, bèo xèo, không tươm tả như mọi khi. Chưa thấy người đã nghe giọng nói. Bà chửi rủa bọn ăn hại, bao nhiêu trợ cấp các công trình về điện, mà sao thành phố vẫn tối om om.Con đường Tự Do, nơi duy nhất có khách nước ngoài, bộ mặt của thành phố. Mang cái bộ mặt tối thui như đêm ba mươi, cất đầu lên sao nổi. Nói thiệt, chồng bà không bị nạn, giờ này, nhà bà cũng như các khách sạn nhà nước, đã có điện riêng xài rồi.

Biết làm gì với thì giờ ở không? Bà không giao thiệp với lối xóm. Bên mặt, một căn nhà do Bộ Nội Vụ chiếm đoạt mà chưa phân phối cho ai ở, chỉ để gia đình làm việc ở hậu cần ở phía sau trông coi. Cán bộ hậu cần này cũng có cở, nghiệt ông ta là người Nam tập kết, bà vợ lại người Nam ,ở trong Nam lâu, đầu óc thế nào chẳng nhiễm tư tưởng Ngụy, nên không được ưu đãi lắm. Cặp vợ chồng già này quả thiệt không hòa thuận, như mặt trời mặt trăng, không nói chuyện với nhau. Ông là một người làm cách mạng từ thủa còn niên thiếu, đã thấm nhuần đường lối chủ nghĩa, không thể lung lay, nhưng bà, tấm lòng trung hậu, dù đã bị nghiêng lệch, một thời rồi cũng thẳng lại, nhìn thấy cảnh đổi đời nhiều oan trái, lòng không cam, nên cũng hay nặng nhẹ với chính sách, ông chồng càng buồn hơn, vì rõ ràng bụt trong nhà hết thiêng rồi. Tiếp sát căn hộ này là một tòa building lớn, cả trăm phòng, tha hồ mà chia chác. Con đường này, kẻ mới tới là phải có chút máu mặt, cán bộ báo chí, cán bộ văn hóa. Thôi thì hà rần. Mỗi cuối tháng, mấy chị ve chai tha hồ mà đo, cân, không kịp tay, ông nào cũng vác báo về, hàng ngày, từng bó ôm không xuể (nghiên cứu văn hóa mà), để cuối tháng bày hội chợ ve chai, thêm thu nhập. Cả trăm hộ chung trong tòa building, ra vô đụng nhau, lời qua tiếng lại, ngày nào cũng có trận chiến lớn nhỏ, bắn sẻ tưng bừng. Mặt tiền, trừ ngày lễ lớn có chen vô lá cờ đỏ sao vàng, còn thường ngày, quần đen, xà lỏn, bay phất phới trông rất sống động. Dân mới này toàn nói tiếng Bắc đủ miền, vậy mà bà chủ Ngọc Hoa khỏi vui cười chào hỏi đi. Dầu gì bà cũng cành vàng lá ngọc, con một liệt sĩ oai vang, đảng và nhà nước phải đặt tên đường. Còn dượng ghẻ sống sờ sờ đó chi, tư lệnh vùng hét ra lửa. Năm xui tháng hạn của gia đình bà nên mới xui thế, mai mốt đây, ông dượng cũng lấy lại thanh thế, đừng cười bà vội. Cho nên, bọn cán bộ, dù xách cặp, báo chí đầy tay đối với bà cũng "tép riu" thôi, không xứng.

Phía tay trái, sát ngay nhà một nữ tướng thương binh nằm vùng. Căn này nghe đâu trước là của một bà đầm già bán hoa. Nhưng cô cán bộ thương binh này hành tung bí mật, nhà đóng cửa im ỉm. Cô ta ít khi có mặt ở nhà, và lúc nào cũng chỉ một bộ, quần tây đen, áo màu đen bốn túi với một chiếc gậy sắt. Hai bên hai cuộc sống thành thử lại càng không ưa nhau. Phiền nhứt là tiếp theo, còn mấy gia đình Ngụy, chồng con bị bắt hết trơn, nhà nước năm lấn bảy lượt tìm cách ép cho văng, mà vẫn chưa văng. Tụi Ngụy cũng có đứa lì lợm đáng đem xử bắn. Một nhà thì chồng đi tù, bà mẹ già quá, mà con lại đông, hễ đụng vào là cả nhà đóng cửa đòi đổ xăng đốt. Quay thành heo cả xóm hết, đành nhẫn nhịn chờ dịp. Một hộ nữa, gồm hai ông bà cụ với đàn cháu nội ngoại, con cái đi tù hết rồi. Phường khóm tới hỏi thì ông điếc bà lác, cương quyết nói không, cũng còn yên thân... Ông cụ nhà này, không thèm nhìn vào mặt ai, hễ thấy bóng là ho, khạc, nhổ, mặt mày lầm lì, không hề thấy nụ cười. Ông bà cụ ở dưới nhà, còn phần sau và trên lầu thì chia cho ba bốn chủ, ra vô phía hẻm sau. Bốn hộ này xét nét nhau từ tiếng bước chân, giọt nước, hủ đường, lo muối, nên từ cải nhau đến đánh nhau như cơm bữa.

Hàng xóm là vậy. Nên cúp điện, bà chủ Ngọc Hoa buồn quá, bèn vặn sáng đèn dầu, gọi thằng tài xế của chồng, nay là kẻ ăn người ở lên lầu, hỏi:

"Mày biết binh xập xám không?"

"Dạ biết."

"Mày lấy bộ bài ra đi. Chơi ăn tiền đàng hoàng nghe chưa?"

"Dạ. Để con đi thay bộ quần áo đàng hoàng."

Bà Ngọc Hoa làm thinh. Bảnh mừng rơn. Hôm nay bà chủ tử tế quá. Nó phải ăn mặc thật đàng hoàng mới được. Có cái áo thun chị Mùi mới tặng tuần trước, chưa có dịp xỏ tay. Bảnh chải tóc, xịt một chút dầu thơm, trình diện bà chủ.

"Mày đĩ vừa vừa, xức cức gì mà hôi rình."

Mắng thằng ở, nhưng nhìn lại, bà Ngọc Hoa cũng giật mình. Ăn diện vào, hắn trắng trẻo và bảnh trai quá chừng. Coi bộ râu quai nón lún phún, dày mà cứng...nhìn thấy nhột quá đi mất. Nó còn mặc cái quần bò bó sát nữa,nên...Bà vất bộ bài ra bàn:

"Xáo bài chia đi, còn đứng đó?"

Bảnh ngồi xuống. Tay chia bài mà hắn cứ liếc trộm bà Ngọc Hoa. Bộ đồ xoa mỏng te thấy cả da thịt, mà nút trước ngực bỏ quên một khuya gài mới chết người chứ. Bảnh nuốt nước bọt, cố không chú ý vào khoảng thịt vun dầy mà trắng bóc kia, không thì tay hắn run lên làm sao chia bài nổi...Hắn run, một phần cũng vì lúc nãy thình lình cúp điện, nên mới bị "vỡ kế hoạch" với chị Mùi, và lúc này, còn bị "chiếu tướng" nữa.

Tự nhiên bà Ngọc Hoa ngưng chơi bài ngang.

"Thôi nghỉ chơi. Mày xuống dưới đi."

Quen với tính bất thường này rồi, thằng Bảnh thấy tốt hơn hết là biến. Cũng không làm ăn gì được vì con bé con đang nhõng nhẻo bắt chị Mùi kể chuyện đời xưa..."Xưa gì mà xưa". Chị Mùi gắt. Nhưng còn làm gì được? Bà chủ đang ở trên lầu, mà con bé kè kè một bên. Chị thở dài thườn thượt.

"Ra phố chút, chị Mùi. Cho phần cơm nghe. Chừa miếng cháy."

Cúp điện, nấu cơm lò than, nồi gan, kỷ thuật của chị Mùi là canh sao cho lớp cơm cháy mỏng mà vàng dòn, thoa chút mỡ hành, ăn ngon còn hơn nem công chả phụng. Bà chủ còn phải chịu nữa là.

Ngoài đường có chút gió. Đi dạo một vòng cho dãn chân. Bảnh có chút do dự chọn lựa. Đi ngược lên phía trên có màn đua xe đạp quanh nhà thờ, và dân đua biểu diễn nhiều màn "sướng" con mắt lắm. Đi xuống phía dưới, giờ này "hoa đêm nở" thơm lừng son phấn nước hoa. Các em đủ "giai cấp", đứng đường, chực chờ trước các quán, các khách sạn, tiệm nhảy. Ngoài bờ sông, từng tốp đón thủy thủ ngoại quốc dưới tàu lên, đèn đóm tối thui càng dễ bề hoạt động. Dân "chớp" gồm có bụi đời, bọn trẻ vô gia đình, ẩn hiện như ma trơi, khi thình lình xuất hiện từ trong một bụi cây, khi từ đằng sau ghế đá. Vậy mà nhiều cặp nhân tình điếc không sợ súng, vẫn dẫn nhau ra đây ngồi, làm mồi cho bọn cướp giựt.

Chưa lên tới nhà thờ, Bảnh đã nghe tiếng gọi:

"Anh Bảnh."

Nổi da gà với cái giọng khào khào mà chớt nhã này lâu rồi, nhưng Bảnh cũng dừng lại. Em bê đê Trần Đức Hạnh chớ ai vô đó nữa. Hôm nay em đeo bông tai chớp chớp, son phấn đậm đà., áo mút-sơ-lin xanh đen, quần ống rộng. Đưa một ngón tay lên môi, em trách:

"Người ta đi tìm quá là tìm. Mấy ngày hôm nay ...chít...với con nào vậy?"

"Ối giời, mày còn bày đặt ghen tương gì thế? Mấy ngày hôm nay tao ốm rũ ra, mới khoẻ, đi dạo một vòng đã gặp mày rồi, phiền bỏ mẹ."

Bảnh không lạ gì cái băng bê đê gần chục thằng, con nhà giàu, đi tìm khứa ở các nhà hàng ăn, vũ trường. Có đứa còn mơ cặp được một anh ngoại quốc nên thường đụng trận với bọn con gái làm ăn ở đất này. Chúng thường đi thành một băng, hôm nay, em Hạnh này xé lẻ.

"Anh ốm làm...siêu...Đến bà Tám em cạo gió cho anh nghen. Em mát tay lắm."

Đến nhà bà Tám là nát thân với tụi bê đê. Bảnh đã nhiều lần muốn đứt hơi về chầu ông bà ông vãi, vì đụng trận với ba bốn em trong băng này. Nhà bà Tám là "địa điểm" kín đáo của cả bọn. Băng này tiền bạc sòng phẳng lắm. Sở dỹ Bảnh chịu cho bọn gái "đực" này hành hạ cũng chỉ vì tiền. Vào được trong Nam là mơ ước lớn nhất của dân Bắc. Ai vô Nam mà không giàu có. Cả một gia đình của Bảnh, gồm bà mẹ già và bảy đứa em đang chờ đợi Bảnh đi lập nghiệp, cứu vớt gia đình. Điều này cứ như tàn lửa vùi tro, nóng âm ỉ ray rứt trong lòng Bảnh.

Đi thì đi. Bảnh gật đầu. Cô gái "đực" ỏn ẻn cặp tay Bảnh. Hắn gạt ra:

"Mày đi đàng hoàng đi, đừng khỉ thế."

Hắn đoán không sai. Bốn đứa nữa đang chờ hắn ở nhà bà Tám. Ngồi nghe nhạc nhẹ, trên bàn đầy lon bia và một đĩa thịt vịt trộn gỏi, nước mắm pha chanh ớt tỏi, thấy bắt mồi quá.

"Dô. Dô mạnh đi, anh Bảnh."

Có thực mới vực được đạo. Bụng hắn đang đói cồn cào đây. Một tên đấm đấm nhẹ lên lưng Bảnh:

"Em còn tô cháo lòng đang hâm nóng cho anh ở trỏng. Bê ra anh ăn liền nghe. Tám ơi."

"Có ngay." Bà Tám nhanh nhẩu bưng tô cháo nóng hổi, mùi hành tiêu thơm lừng ra. Bảnh ngồi như một ông hoàng, mấy em gái "đực" bu quanh, đứa gắp thịt, đứa đút cháo, đứa đấm lưng, đứa sờ soạng. Bảnh nạt:

"Để yên cho tao ăn, trào ra họng hết bây giờ. Từ từ, làm gì mà cuống lên thế. Đ.M, tụi bay đừng ỉ có tiền, ông đếch cần tiền."

Nạt nộ cho có oai chứ Bảnh đang lẩm nhẩm tính món tiền phải bắt chúng thanh toán trước. Tụi này, sau cơn vui, còn mục "phi" nữa. Đợi cho chúng phi, mặt mũi nghệch ra, hỏi gì cũng lắc đầu cười, có giận đấm cho mấy phát, lăn ra đất gần chết giấc, cũng cười. Chờ cho chúng hết cơn say thì không biết đến bao giờ.

Đang vui thì có tiếng gõ cửa, công an khu vực xuất hiện:

"Mấy cô "làm gì ở đây đông thế?"

Bà Tám, đứng vai chủ nhà, giả lã:

"Có gì đâu, cậu. Hôm nay sinh nhật thằng Bê, tụi nó đãi bạn vậy mà."

Công an khu vực ghé tai nói nhỏ với bà Tám. Chỉ thấy bà Tám gật gật. Cất bao thuốc lá ngoại vào túi, liếc Bảnh cười cười, anh công an đủng đỉnh đi ra, còn cẩn thận khép cửa lại.

"Chuyện gì vậy má?" Bê hỏi.

"Ừa, hôm nay không "tụ" được rồi. Chú khu vực mới báo cho biết, sắp có kiểm tra "xéo" giữa hai phường tám và mười. Thôi bữa nay tạm giải tán."

"Cái gì? Kiểm tra cũng tới nửa đêm. Đã tới giờ đâu mà sợ."

"Nói không được là không được. Chú khu vực cho biết hôm nay ở ngoài phường đang làm việc về mấy hộ bị báo cáo."

Bảnh nghĩ ra ngay. Dưới bắp chân Bảnh mới giật giật chút nhức nhối. Thằng Bò. Tiên nhân thằng mất dạy. Tưởng hôm nay kiếm được món tiền, gom thêm cho đủ gửi về Bắc cho mẹ và các em. Ông mà gặp lại, đạp cho một cái bẹp dí như con dán.

Giải tán tức thì. Bà Tám ra lệnh. Mấy cô gái "đực" bịn rịn Bảnh, hẹn hò. Ra khỏi nhà, Bảnh quẹo phía đường Đồng Khởi, đi dọc xuống bờ sông. Vết cắn nhức nhức làm chân muốn cựa quậy. Kiếm cho ra thằng Bò, đá mấy cái thì "đã quá xá đã".

***


Chương 2


Thằng Bò ngồi trong một góc tối. Trước mặt hắn, giòng sông Sài gòn đen như mực. Xa tít bên kia sông là Thủ thiêm, có một vài ánh đèn chớp sáng như mấy con mắt qủy. Còn mấy cái ghe đậu sát hai bên bờ, thì chiếu một ánh đèn mù mù, thua cả ánh sáng con đom đóm.

Mắt không trông thấy mà tay nó biết hết. Đâu là tờ đô la một đồng, đâu là giấy bạc tiêu hằng ngày, tiền lẻ, tiền cắc, nó tính nhẩm và lựa đâu ra đó. Vo cho kỹ, gói trong tờ giấy bạc gỡ ra từ bao thuốc lá, bọc thêm một túi ni lông, chằng hai ba sợi dây thun nữa vẫn chưa yên lòng. Nó nắn nắn gói nhỏ, đưa lên mũi hít lấy hít để. Người ta chê tiền bạc qua tay người này người kia dơ dáy, một ổ vi trùng. Nó thấy thơm quá. Cái thú vị nhất của nó là thu người trong một nơi thật khuất, trốn trong bóng đêm và ngửi mùi giấy bạc. Những lúc đó nó cảm thấy hạnh phúc tràn trề. Trước đây, phút hạnh phúc đó thường bị cướp giật rất nhanh, bởi những đứa trẻ bụi đời khác hay bọn thằng Lai. Nó đã biết khôn ra nhiều qua kinh nghiệm những trận đòn, những lần bị lột sạch.

Cũng có những giây phút hạnh phúc khác nữa, như mấy năm đầu giải phóng, Sài gòn chưa đông đúc ăn mày, bụi đời dữ dằn như bây giờ, nó được ngủ yên trong một góc công viên. Một lần, thức dậy nửa đêm, nó nghe giọng một bà mẹ dỗ dành con. Đứa bé gái đói, khóc, đòi cơm. Mgười mẹ dỗ: "Ráng ngủ đi, mai má mua cho con một dĩa cơm sườn nhiều thật nhiều, miếng sườn to thiệt to." Hắn nghe rõ tiếng con bé nuốt nước bọt kêu ực ực. Khóc lớn hơn: "Láo, má nói láo. Không tin, không tin đâu." Chữ không tin con bé kéo dài, nhắc đi nhắc lại khổ sở, chắc con bé còn muốn tin nữa. Người mẹ dỗ hoài không được cũng khóc luôn. Thằng Bò cũng khóc rấm rứt một mình vì tủi thân. Nhiều đêm, giữa khuya đói quá không ngủ được, đâu có ai dỗ nó, cũng không ai hứa với nó được no ngày tới. Dỗ nữa, người mẹ kể chuyện đời xưa. Nó lén nghe, chuyện dài lắm, nhưng nó không nhớ hết, chỉ có một hình ảnh mà tới giờ nó vẫn ấp ủ trong lòng, là có một bà tiên rất thương những người nghèo đói, tên là Hiền Lành, còn một bà khác chỉ gieo cho trẻ con chuyện hung dữ tên là Ác Nữ. Bà tiên Hiền Lành rất gần gủi với trẻ con, nhất là những đứa trẻ bất hạnh mà ngoan ngoãn. Cầu xin đi, bà sẽ tới và giúp đỡ, nhưng bà ở hơi xa, cầu lâu lắm, còn bà Ác Nữ thì ở rất gần, nên thường dễ xuống trần quấy quả. Giọng con bé:" Bà Hiền Lành đẹp như thế nào, hả ?. "Ôi, bà đẹp lắm. Đẹp như cái hình Hằng Nga người ta vẽ ngoài cái hộp bánh Trung thu." Bánh Trung thu như thế nào thằng Bò chưa biết, cái vỏ hộp bánh thì thằng Bò đã nhiều lần nhìn thấy người ta ăn xong, dụt bỏ ở các đống rác. Từ đó, hình ảnh bà tiên Hiền Lành y hệt Hằng Nga như tạc vào đầu nó. Nó cầu hoài mà chưa thấy một lần bà Tiên tới với nó. Tại sao vậy? Chắc vì nó không ngoan, nó chửi thề, nó cắn người ta? Biết sao đựợc, ông Trời không thương nó, bắt nó làm người mà bò bốn chân như con chó.

Tự nhiên nhớ tới câu chuyện bà Tiên, lòng nó êm ả quá. Bà Tiên kiếp trước là mẹ nó đó. Kệ chớ, ai cấm nó tưởng tượng. Con không cắn nữa, mẹ có cứu con không? Không cắn? Không được đâu. Bà Tiên Hiền Lành mà gặp thằng "Bắc Kỳ mới" đó cũng phải cắn cho nó một cái thôi.

Thằng Bò cẩn thận nhét gói tiền vào bên trong cái quần đùi có khâu một túi nhỏ, con Quê đã làm giúp nó. Con bé còn một tay mà khéo léo ghê. Mới đây thôi, nó lân la với thằng Bò, giúp đỡ thằng Bò nhiều lắm. Nay đã bộ điệu làm gái hẳn hoi rồi. Sống lây lất nhục nhằn như lũ bụi đời, nếu nó là con gái mà không tàn tật, chắc cũng phải làm gái để thoát bớt ảnh khổ mà thôi. Vậy mà sao nó không thông cảm cho con Quê được...Với những đứa khác, mặc kệ đi, đối với con Quê...

Lòng mới êm ả đó, đã đục ngầu. Nó bò ra ngoài, tới sát bờ sông. Nhìn ra mặt sông đen ngòm, nó muốn khạc nhổ ra hết sự bực bội trong người nó. Mặt nước sông còn xa, nó với không tới. Khó nhọc, đưa cái đầu nghiêng nghiêng liếc lên bầu trời, nó thấy có một ánh trăng lưỡi liềm. Vậy là nó sủa ăng ẳng và tru lên như một con chó điên.

Nó thấy một chân ghế đá lờ mờ, một đôi chân giày. Nó nhào tới sủa. Có tiếng con gái kêu lên: "Anh ơi, con gì ghê...ghê quá.A." Một cái chân giày vung lên, nó tránh được. Nó nhào tới, sủa, nhe răng, tiến tới, tháo lui, và khoái trá cái trò chó gườm mồi. Răng nó lại ê lên, muốn đớp một miếng vào thịt...Nhưng rồi nó biết thân, dang xa dần, ra phía bãi cỏ, nó nằm bẹp xuống, thở như thở bằng mang cá bị mắc cạn trên cỏ ướt.

Một lúc khỏe lại, nó bò đi. Băng qua một mặt đường rộng, phải nhanh nhẹn để tránh giòng xe cộ ngược xuôi, leo lên được lề đường, nó ngừng lại để thở một lúc rồi mới tiếp tục. Cả hai mặt lề đường này quá quen thuộc với nó quá, đến nổi chỉ cần nhìn một dấu hiệu nhỏ dưới lề, một miếng gạch bị bóc, hay một lằn nứt, một vết dầu bẩn bám lâu năm, nó cũng đoán được đang bò qua cửa nhà nào. Sắp tới nhà cô Tuyết Chà rồi đây? Ngộ thiệt, cổ trắng bóc như tây lai ,mà còn tên là Tuyết nữa, sao ai cũng gọi là Tuyết Chà. Nhớ rồi. Hổm chửi nhau với thằng Lai phá, thằng này kêu chửi đủ tông chi họ hàng, thuộc làu làu, cái giọng thằng Lai Phá nghe ớn da gà thiệt: "...Ê, con Lai này lai Mỹ đàng hoàng nghe, chớ không như bà, ma rốc, chà và, cột nhà cháy... Chửi nữa há. Chửi thi với tui nè..." Nó phun ra một bài vần điệu như ông già khùng mặc áo vá đủ màu mè, không biết đâu tới, sáng tối trấn giữ đầu góc hành lang khu Eden, bên cạnh chị bán chè đậu đen gánh, người xếp hàng chờ ăn. Không biết bài vở ở đâu mà ông già ca hoài không hết. Thằng Lai phá chuyên môn nhổ nước bọt:" Con đĩ dốc chó. Thằng chà và dơ như cức chó mà mày cũng lấy được. Mày lấy nó để lấy gia tài. Con đĩ giết chồng." Chuyện gì thằng Lai phá cũng biết, nó như ông thần canh trong bếp suốt các căn phố dọc con đường này. "Con Tuyết Chà này há? Chắc cho thằng chồng uống thuốc chuột chết nghẻo cù đơ, vòng vàng tiền bạc đếm không hết nghen tụi bây. Con này giàu lắm, bị cái tật nuôi trai..." Thằng Lai kể vanh vách.

Nó leo lên thềm. Kỳ thiệt, cứ bò tới trước căn nhà này là buồn ngủ. Vậy thì leo lên bực thềm ngủ một giấc chết ai nào. Không biết mấy giờ mà đường vắng hoe. Mấy "cái bông cứt chó nở về đêm" tiếng của thằng Lai, cũng hết lăng quăng giựt khách. Nó sẽ đánh một giấc rất ngon, nếu không bị dựng dậy bởi tiếng đàn bà léo nhéo. Thằng Bò giật mình, dụi mắt. Cô Tuyết. Sao dằng co với một người đàn ông nào vậy? Lần đầu nó gặp đó nghe. Thằng cha nào đây? So với cô Tuyết, thằng cha nhỏ nhít à. Tay cầm gì vậy? À cái đàn. Nó biết rồi, thằng cha này đàn ở nhà hàng trên khách sạn dưới kia. Đặt cái đàn trên vai, cầm cái gì giống cái cưa mà không phải cái cưa, kéo qua kéo lại là có tiềng kêu. Ngộ thật, nghe sao buồn quá là buồn, có lần nó chảy nước mắt mà có phải vì nhớ ai đâu. Trên đời này, nó không có ai để nhớ. Lại giọng Bắc Kỳ mới nữa, mà cô Tuyết thì giọng Nam rệu:

"Muốn đến là đến, muốn đi là đi sao? Vô nhà tui biểu."

"Hôm nay anh không thể ở lại, anh phải về. Hẹn em tuần sau, nhé."

"Không tuần sau gì hết. Ngay giờ. Nói giờ là giờ. Quanh co."

"Hiểu anh một chút."

"Hiểu cái gì? Sợ con hà bá ở nhà quá mà. Cái mặt đàn ông mà cứ rúc trong quần đàn bà. Không đi đâu hết."

Đã có người dừng lại coi. Nhóm thằng Lai Phá cũng xuất hiện. Thấy thằng Bò đang nằm rẹp trên thềm, nghinh mặt nghe ngóng, thằng Lai lại nhổ nước bọt.

"ĐM, lúc nào cũng gặp con chó hôi này. Ông ớn lắm rồi nghe."

Nhưng chúng nó cũng bận coi cô Tuyết dằng co với anh thanh niên trẻ. Cô Tuyết cũng ngót bốn mươi, anh chàng hai lăm hai sáu là cùng. Tội nghiệp chiếc áo sơ mi trắng tinh của anh bị cô Tuyết lôi kéo nát nhầu. Móng tay cô còn cào sướt mặt nữa. Một con "bà chòi" trong nhóm thằng Lai la lên:

"Này bà ơi, sao bỏ thằng Tây già bắt anh tui vậy?"

Rồi nó với thằng Lai, kể lai lịch:

"Cái anh này kéo đàn ở Hữu Nghị chớ đâu tụi bay. Bắc vô, cán bộ đó."

"Loại này cán cuốc, tao biết."

"Mày biết đách gì mà biết. "Bồ nhí" của cô Tuyết đó nghe. Bà ơi, úm con người ta vừa vừa, mới đó mà ốm nhom coi tội hông."

"Thả con người ta về với má người ta đi bà ơi. Coi tội hông tụi bay, con dế cơm bằng hột bắp bà xài gì được, thằng Lai cho bà mượn nè."

"ĐM mày."

Thằng Lai rượt theo con nhỏ "bà chòi". Có vậy thôi mà thằng Bò cười không khép miệng được. "Con nít quỷ" Mấy người lớn rủa rồi bỏ đi. Anh chàng đánh đờn năn nỉ cô Tuyết mở cửa cho anh ta lấy xe Honda về nhà, cô Tuyết không mở. Cuối cùng anh chàng cũng thoát thân leo được lên xích lô đi mất. Cô Tuyết giận điên, thằng Bò tránh không kịp, nó bị một cái đá văng xuống lề đường.

Bọn thằng Lai phá đuổi nhau chạy xuống phía dưới xa. Con đường lại vắng ngắt. Thằng Bò bò ngược lên. Nó đụng một số dân "hốt" đang khươi những đống rác để lượm lon và bao ni lông. Cảnh thằng Bò đêm đêm lê lết trên đường đã quá quen thuộc với họ. Bò nữa, nó ngang qua công viên Chi Lăng, tới ranh giới của phường Tám. Bò nữa, nó đã đến bãi cỏ trước nhà thờ. Một vài cặp còn ngồi trên cỏ tâm tình, bất chấp thiên hạ. Nó lết tới, lết tới, dừng lại dưới chân tượng Đức Mẹ.

Nhà thờ đóng cửa, tối thui, im vắng. Cả tượng Đức Mẹ cũng nổi lờ nhờ do ánh sáng của một ngọn đèn điện còn sót, như con mắt chột từ xa, soi tới không thấu. Chỉ có khung cảnh tăm tối mới làm nó yên tâm. Nằm bẹp xuống dưới cỏ, sát bục tượng, nó đưa tay đào , chừng đã khá sâu, nó thọc tay tìm những gói nhỏ đã dấu trước. Chắc không thiếu gói nào đâu, nó bỏ gói mới xuống, lấp lại, trãi lớp cỏ lên, rồi nó nhổm người, đái vào chỗ đất mới. Y hệt như một con chó, có điều, nó không cong một chân sau lên.

° ° °


Lúc Bảnh lên lầu, đèn trong phòng bà chủ còn bật sáng. Chắc bà chủ còn đọc sách. Dạo này bà chủ mất ngủ quá, người xanh rớt ra. Đêm còn vô buồng tắm xối nước ào ào. Hai tiểu thư, lúc trước ngủ chung với bà chủ, cả tháng nay, cô tiểu thư nhớn đeo riết chị Mùi, đòi ngủ chung với chị, còn kéo theo con em để nó được nằm giữa, làm Bảnh đêm hôm cũng kẹt quá. Thấy con thích ngủ với chị người làm, bà chủ đồng ý ngay. Đã là lệnh của chủ nhà, còn nói năng gì nữa.

Hình như bà chủ không đọc sách mà đang xem phim. Xem phim gì mà vặn âm thanh nhỏ xíu, nếu không có tiếng rè rè của cuộn phim cũ đã chiếu mòn thì Bảnh khó đoán ra.

Lòng Bảnh đang ngổn ngang trăm mối lo. Thằng em kế, chưa được sự đồng ý của hắn, tự động xoay tiền, leo lên xe hỏa vào tuốt đây. Không hộ khẩu, không nhà ở, đã liên lạc nhờ anh giúp đỡ. Tạm thời cậu em ở ngoài bến xe Bình Triệu, bốc vác kiếm tiền độ nhật, cùng với một băng mới di dân ngoài Bắc vô, tình cảnh sống cũng bấp bênh nguy hiểm lắm. Tối hôm nay , dù gì cũng phải mò xuống dưới tâm sự với chị Mùi, coi chị có chỗ nào gửi gấm tạm đứa em không. Cái con nhỏ "đại tiểu thư" cà chớn quá, làm kỳ đà cản mũi thật khó thương. Biết làm sao giờ, chị Mùi cũng không có cách nào để xua đuổi con bé. Càng kể chuyện ma quỉ mong dọa được nó thì nó lại đeo cứng hơn. Con bé đang tuổi hay ăn chóng lớn, vô tư, chắc cũng ngủ quay đơ thôi, nhưng bà chủ cứ thức hoài thì còn làm ăn gì được? Mấy đêm hôm trước cũng vậy, chờ riết cho bà chủ đi ngủ thì chính Bảnh lại ngủ quên lúc nào, để hỏng mọi việc.

Nằm trăn trở mãi, vừa hồi hộp vừa lo. Hay bà chủ đã để ý hắn có tình ý với chị Mùi nên thức rình nó để bắt quả tang. Mà dù bắt được cũng chẳng sao mà, người ăn người ở, thời nào, nhà nào mà chẳng vậy. Ngưu tìm ngưu mã tầm mã, chuyện đời mà.

Trời nóng bức không tả được, trong phòng bà chủ quạt máy chạy vù vù. Bảnh khó chịu quá, bộ py-ra-ma tuy rộng rãi nhưng bằng vải, kín mít, mồ hôi tươm dính dấp khó chịu quá. Tắt đèn, Bảnh tháo bỏ bớt quần áo, chỉ còn quần xà lỏn, áo mai ô, nhưng hắn cẩn thận đặt bộ đồ bên cạnh để kịp thời xỏ vào, nếu bà chủ gọi. Bà chủ rất ghét kẻ ăn người ở ăn mặc không đàng hoàng. Hồi xưa, tụi Ngụy độc ác, bắt người ăn kẻ ở làm việc, hầu hạ như trâu. Bà không thế, chỉ phải làm hết việc là được, mà lúc nào cũng phải ăn mặc đàng hoàng, tươm tất. "Chó béo đẹp mặt chủ nhà". Bà đã không ngần ngại dạy bảo kẻ ăn người làm vậy.

Ông trời đang đêm sôi bụng hay sao mà kêu ì ầm, rồi nổ tanh banh, chớp sáng liên hồi. Chỉ một chốc cơn mưa rào rào đổ xuống xua bớt cơn nực nội. Bảnh thấy dễ chịu, rồi tò mò, hắn bò dần tới khe cửa nhìn vào. Bà chủ quên gài then bên trong, cửa chỉ đóng hờ chừa một khe hở đủ cho Bảnh nhìn thấy những gì đang chớp ở trên khung Tivi. Đá banh chăng? Đâu phải. Trời ạ. Thôi chết con rồi. Bảnh muốn bò trở lại, nhưng tay chân tê liệt hết. Những hình trên màn ảnh nhỏ làm Bảnh muốn nổ con mắt luôn. Phim "con heo". Thật ra Bảnh cũng đã quá quen thuộc với loại phim này. Băng bê đê Trần Đức Hạnh, mỗi lần bắt cóc Bảnh đều khiêu khích bằng loại phim này đây. Bảnh xem cũng đã mòn, những phải công nhận loại bà chủ đang coi không hề thấy ở các tiệm cho thuê lén. Mỗi hình ảnh, mỗi cử động làm cho Bảnh bủn rủn, và không biết sao, Bảnh té chúi vô cánh cửa, rơi tọt luôn vào bên trong phòng.

Chết là cái chắc. Đang đêm bà chủ nổi cơn lôi đình đuổi đi thì cuộc đời từ đây còn thê thảm hơn đám bụi đời bên công viên. Miệng Bảnh méo xẹo với cái mếu.

"Bảnh. Mày gan quá rồi. Hả?"

"Lạy bà, thấy bà thức khuya, con lo, muốn biết bà có bệnh không thôi. Khi thấy...thấy...con sợ quá nên té. Thiệt tình không phải con tò mò, bà chủ..."

"Thiệt vậy hả? Ai tin được mày."

"Dạ thật vậy. Con thề, con có lòng dạ nào, trên có trời, dưới có đất..."

Tivi vẫn không tắt, tiếp tục những động tác mới. Bà chủ Ngọc Hoa không nhìn Bảnh nữa mà nhìn vô ti vi. Rôi giọng bà cất lên:

"Bảnh. Lại biểu coi."

Bảnh vẫn đứng như trời trồng.

"Lại biểu. Không ai ăn thịt mày đâu."

"Dạ"

Bảnh kéo được hai bước mà chân run muốn khụy xuống.

"Gì mà sợ quá thế. Mày lại đây. Ngồi đây. Biểu ngồi. Coi đi."

"Con coi...?"

"Thì thế. Cho mày coi. Mày mà nói với ai là tao cho còng mày, đi cải tạo mút mùa luôn, biết không?"

"Dạ biết."

"Tốt. Mày biết là mày khôn. Ngồi xuống đi. Còn đứng."

"Dạ bị..."

Bà chủ Ngọc Hoa chỉ Bảnh cười:

"Tao biết mày bị...Thôi ngồi xuống đi, mày vướng lắm hả?"

Bảnh ngồi xuống. Vẫn chưa tin ở tai mình nên chưa dám nhìn vào màn ảnh ti vi. Hắn bị bà chủ kéo xoay đầu lại:

"Nhìn đi ông. Ông còn mắc cỡ gì nữa thế?"

Bảnh nở một nụ cười ngờ nghệch. Chưa bao giờ hắn thấy đầu óc hắn tối om om, mà như một khối trống rỗng, khô khốc. Từ ngày vô Nam, đụng đủ các trận chiến tưởng tan xác, lần nào hắn cũng thoát hiểm được nhờ mưu cơ, lanh trí. Với bọn bê-đê, dữ như sư tử cái, hắn trị một cách dễ dàng, mà sao, lần này hắn run như thằn lằn đứt đuôi...

Quay lại, bà chủ của hắn chỉ còn có mỗi cái nịt vú vướng víu. Bà cầm tay nó:

"Gỡ ra dùm tao."

Vẫn mày tao thôi. Được rồi. Hắn bớt run dần. Tao biết tao phải làm gì với mày. Không cần tắt Ti Vi nữa. Những hình ảnh trên tivi đã giúp nó xóa nhanh hình ảnh của ông chủ đã cưu mang hắn. Hắn đang nghĩ tới mẹ hắn, em hắn, và một thay đổi bất ngờ sẽ tới. Hắn dữ tợn kéo phựt. đứt tung chiếc nịt vú. Bà chủ Ngọc Hoa kêu lên, vùng vẫy. Nhưng bên ngoài mưa ào ào, tiếng mưa kêu to và dài hơn. Cơn mưa làm như đồng lõa, muốn kéo dài tới sáng đêm.

Đang đêm, ngủ ngon lành, thằng Bò bỗng choàng tỉnh vì tiếng sấm chớp. Mỗi lần ông trời kêu ầm ì như vậy là thằng Lai Phá nói: "Ông trời đánh rắm ra gió mà không hôi. Tụi bay ngửi coi." Lần nào như lần đó, cả bọn con trai con gái gì cũng hít ngửi. Thằng Bò cũng vậy. Đâu có gì. Nó văng tục chửi thằng Lai. Biết nó nói dóc mà sao lần nào cũng vậy, nghe ông trời ì ầm vẫn tin ông đánh rắm, chờ hửi.

Phải đi tìm một chỗ trú ẩn khác thôi. Dễ mà, khuya khoắc mà mưa gió thế này, chả có mống công an nào đi tuần đâu. Yên tâm đi. Nó bò qua đường, nhìn quanh quất không thấy ai, như con rắn, nó búng mình vô mé sau một bức tường hở, bên trên là mái hiên. Chỗ này cũng an toàn lắm, hôi khai, nhưng kín và khá an toàn. Có thể tiếp tục giấc ngủ.

Trời nóng như điên mà hể mưa xuống là lạnh. Nó có một cái chăn, nhưng mấy hôm trước không biết tên chó chết nào đã chôm của nó rồi. Ôi thôi, nó chửi, nó đào hết mấy đời thằng ăn cắp mà không biết tên tuổi. Mặc kệ, nó nguyền rủa. Bây giờ nó còn rủa nữa. Mưa gió, sấm sét, ông trời đánh chết tươi dùm thằng nào con nào ăn cắp đi. Cơn giận làm nó muốn đổ đom đóm mắt mà xổm ngồi được. Ai nhìn thấy nó lúc đó, có thể tưởng nó là con chó.

Lâu rồi cũng nguôi đi, nó nằm xuống. Ngủ được ngay. Mấy đứa khác bày đặt không, đứa nào cũng nói không ngủ được vì nhớ cha nhớ mẹ quá. Chúng nó nói: Đàn bà mới đẻ con, vậy thì nhất định tao phải do một người đàn bà đẻ ra, vậy là nhất định tao có mẹ. Tao cũng có mẹ đàng hoàng nghe tụi bây. Còn thằng Bò, mỗi khi nó bắt chước kể lễ vậy thì bọn thằng Lai Phá cười ầm lên:

"Mày có phải là người đâu mà đàn bà đẻ ra mày."

"Vậy ai?"

"Chó đẻ. Mày giống con chó y chang."

Vậy nó không ngủ thì làm gì? Nó đâu có thể nhớ một con chó cái được. Chắc cũng phải có người đàn bà đẻ ra nó. Thây kệ, bả không biết mình, mình không biết bả, nhớ chi mất công. Nó nằm chèo queo, hai đầu gối cứ như chân chim bị cắt mất gân, muốn đong đưa thế nào cũng được. Cứ nhắm mắt là ngủ liền cho coi.

Nó vừa thấy một cái bóng đi đến. Cơn mưa đã rào rào rồi. Công an không? Nó đuổi ra ngoài mưa là các chắc. Nhìn kỷ, thì ra con Quê. Đi đâu giờ này mới về chớ. Coi cái bộ nó ngồi, hết tiền chưa. Nó lên tiếng trước.

"Quê. Giờ này mày còn đây?"

"Ai? Ờ Bò há. Bữa nay mày ngủ đây? Biết rồi, đụt mưa phải không? Tao cũng đụt mưa thôi."

"Mày mất chỗ ở công viên há? Mày mà cũng bị mất chiếu sao mậy?"

"Tao? Tao mà mất? Còn lâu. Bị bữa nay tao có chuyện, rồi chưa kịp về nhà là mưa tới nơi. Ở đây cho ăn chắc, về trể cũng ướt vậy."

Nghe con Quê nói về nhà tức cười quá. Chửi nhau, đánh lộn, được một bọn lưu manh che chở, con bé mới có được một ghế nằm ở Công viên. Nhà. Bày đặt. Có một tay thôi mà bà dữ như chằng tinh.

"Mày có cái gói gì vậy, ở tay mày?"

"À, bánh mì. Mày tới đây tao cho. Mày ăn đi."

"Mày không ăn?"

"Tao mệt muốn đứt hơi còn ăn với uống gì nữa. Đ. M. May mà trời mưa mới rứt thằng chả ra được."

Con Quê ném ổ bánh mì cho thằng Bò. Còn nó, xán ra mái hiên, lấy bàn tay lành hứng nước vả lên mặt. Thằng Bò cầm ổ bánh mì, chưa chịu ăn:

"Mày cứ để cho mấy thằng cô hồn đó xài, mày chết là chắc nghe Quê. Hồi nãy ngoài vườn bông tao thấy hết. Đ.M, tụi dã man."

Con Quê không nói gì, nó lần tiền trong người ra đếm. Thằng Bò hỏi:

"Mày có nhớ tuổi của mày không?"

"Tuổi. Không rõ lắm đâu. Nhưng tao chừng khoảng mười lăm."

"Thôi đi má. Bà mười ba mười bốn là già lắm rồi. Bày đặt mười lăm."

"Còn mày"

"Tao không biết. Nhưng tao sống lâu lắm rồi."

"Thấy mày nhỏ con quắt queo, nhưng tao nhắm chừng mày cũng trên hai mươi. Đúng không?"

"Không nhớ. Nhưng tao sống lâu. Trước bảy lăm tao ở dưới quê. Cha mẹ. Làm gì có. Dưới quê tao ngủ ở chợ, người ta cho tao ăn. Hồi đó ai cũng cho tao ăn. Mấy năm mấy ông vô, tao bị một con mụ bắt đem lên Sàigòn, cột dây, dẫn tao theo như dẫn con chó để đi ăn xin. Bả hổng cho tao nói mà bắt tao sủa nghe mày. Bả mà không chết, tao quên luôn là tao biết nói rồi."

"Ác nhơn không? Con mụ đó chắc trời đánh chết rồi phải hôn?"

"Bị đâm một dao chết ngắc. Mày biết không, lúc thằng chả đâm bả tao thấy, nhưng tao dại gì nói. Nó cướp tiền của bả, rồi giằng co, rồi đâm. Bả chết thảm lắm."

"Mày biết? Ai vậy. Nó còn đây không?"

"Nó đi mất tiêu rồi. Chắc bị bắt lâu rồi."

Nó nói láo. Cái thằng ăn cướp đâm người là ai, nó biết. Cái con Quê này chưa chắc đã giữ kín đâu. Đêm đó cũng mưa như thế này đây, trong góc công viên. Thằng cha xuất hiện. Thằng chả, thương binh liệt sĩ có công chớ giỡn sao. Vậy mà đêm đêm mò ra tư tình với con mụ. Con mụ mê trai, hớ hênh cho nó thấy tiền bạc mới nên nổi. Đêm đó, trong góc tối, thằng Bò chỉ giả vờ ngủ thôi, nó chứng kiến từ đầu, lúc thằng chả ra tới, cùng với con mụ lăn trên cỏ. Rồi sau đó...Thằng chả bây giờ đã chiếm hai căn phòng lớn trên lầu bin-đing ở một góc đường gần đây.

"Cái chăn tao cho mày đâu rồi. Lạnh vậy sao mày ngủ."

"Mất."

"Nè, mày run quá. Mày lại đây ngồi với tao."

Con Quê ngồi dựa lưng vào tường. Nó bỗng rên lên nho nhỏ:

"Ui chao, tao ê ẩm cả người, hai chân mỏi quá."

"Tao bóp chân cho. Mày chịu không?"

Con Quê có bao giờ cho thằng Bò là người đâu, nên gật đầu lẹ:

"Phải đó. Mày lại đây."

Nó Bò lại gần rồi nằm cố xổm ngồi, đưa hai tay bóp chân cho con Quê. Dào ôi, da thịt con bé mát rượi. Nó bóp lên cao, lên cao nữa, lần đầu tiên nó có một cảm giác kỳ lạ, rạo rực , buồn nôn, khô khốc ở cổ họng. Con Quê bỗng giật người:

"Ê Bò, mày làm gì vậy? Quỉ"

Con Quê hất tay thằng Bò ra. Mất thăng bằng thằng Bò té nhủi, lăn tuốt ra ngoài mái hiên. Mưa xối trên người nó. Nó lăn trở vào. Con Quê thấy thằng Bò ướt nhẹp, tội nghiệp. Chắc nó đau lắm? Không được đâu, thằng Bò đâu phải không biết gì. Chắc nó già rồi, trên hai mươi tuổi là ít. Thấy thằng Bò nằm bẹp, khúc bánh mì bị đá văng ra đất, nó lượm lên, đưa cho thằng Bò:

"Nè ăn đi. Đừng nhiều chuyện."

Còn thằng Bò, nó trố mắt ngạc nhiên. Nó có đưa tay lên hơi cao phía trên đùi bóp mạnh một cái. Nó không hiểu là mình cố ý hay vô tình. Chắc vô tình thôi, nhưng nó cảm thấy nó biết được một điều gì đó mà lâu nay, rạo rực trong người nó. Đàn bà mới đẻ ra con. Con Quê cũng sẽ có lúc đẻ ra con.

"Tao lỡ tay đụng, mày làm gì dữ vậy? Ướt hết, mày thấy không?"

Con Quê thấy. Thằng Bò lạnh, run lên, đưa cặp mắt vàng ướt nhìn nó như trách móc. Nó đâu phải là người, nó như một con vật đang lết lại gần. Nó không ăn bánh mì sao? Lạ chưa, nó biết khóc.

"Mày lạnh lắm hả. Lại đây, tao ôm cho mà đỡ lạnh."

Toàn thân thằng Bò bốc ra một mùi khiếp quá, muốn mửa. Nó định hất thằng Bò ra, nhưng không hiểu sao nó ôm chặt lấy nó. Không có một tiếng khóc nào bật ra, nhưng sao hai hố mắt vàng khè, sâu hoắm của thằng Bò, nước mắt cứ chảy hoài.

Con Quê tự nhiên muốn nổi cục. Con này không hề thương ai. Không biết thương là cái đách gì hết nghe chưa. Nó dứ dứ bàn tay còn lại ra.

"Nín.Đ.M. Mày khóc là tao bóp dế mày cho mày chết luôn."

"Đừng. Buông ra. Buông ra. Ông nội mày, má mày, con bà mày. Buông ra. Ái. Có buông ..."

Không biết nó đã cắn vào đâu trên thân thể con Quê. Con nhỏ kêu lên:

"Mày...mày nghe. Đồ chó điên. Tao cho con dế mày nát luôn."

Con Quê chỉ nói. Bàn tay nó đã buông ra nhưng đầu thằng Bò vẫn gục lên người nó. Giọng con Quê như, như chìm trong mưa.

"Bò à. Tao cho mày tiền. Mai mày ra máy nước nạp cho tụi nó, tắm rửa cho sạch sẽ. Mày hôi lắm."

"Tao không tắm. Không tắm. Không tắm."

"Tao bắt mày tắm."

"Không. Không."

Con Quê còn một tay mà mạnh lạ thường. Nó xô thằng Bò xuống, lôi, kéo, đấm đá, hất thằng Bò ra ngoài mưa. Cả con Quê cũng ra ngoài mưa. Hai đứa dằng co, cùng ướt.

"Mày phải tắm. Má mày. Ông cố nội mày. Mày là ông cố nội tao rồi. Chó điên."

Con Quê vừa xô, vừa chửi, vừa lột quần áo thằng Bò ra. Trần truồng trong mưa, qua ánh đèn mờ hắt từ hàng hiên trước của khách sạn, thằng Bò ốm nhom ốm nhách, như một bộ xương bọc da.

Trong cái túi nhỏ nó mang theo, có một cái khăn lông. Nó lôi thằng Bò vào hiên, lau người cho nó.

"Mày là ông cố nội tao rồi đó. Má mày. Cho mày mượn cái khăn quấn, chờ quần áo khô. Mai trả tao, không cho mày đâu."

"Trả lại mày đó. Tao không cần. Má mày, ông cố nội mày, ông cố ngoại mày, ông..."

Con Quê không thèm trả lời, nó cũng không nhặt cái khăn lên, đi ra ngoài mưa. Cho ướt luôn. Nó phải về chỗ dấu quần áo của nó lấy ra thay. Nó hắt sì luôn mấy cái. Thằng hà bá thiên lôi. Con ăn cức là mày. Nó rủa nó. Con này đã thề độc địa, không có thương ai hết. Sao vậy?

Kể cả lũ mèo hoang cũng còn chỗ trú mưa. Vậy mà nó phải đi trong mưa giờ này. Đâu còn một bóng người nào qua lại, chỉ còn một mình nó với tấm thân thấm nước càng lúc càng tê cóng. Nó đi vào một ngõ nhỏ phía sau rạp hát, gọi cửa. Anh bảo vệ ló đầu ra. Con Quê run rẩy:

"Mở cửa cho cháu vô thay quần áo."

"Được. Nhưng không ngủ ở đây được, mày biết rồi."

"Cháu biết."

"Mày chưa trả tiền gửi đồ tháng này, quá tám ngày rồi, mày nhớ không?"

"Cháu nhớ."

"Vô thay đi."

Nó biết cái túi xách của nó dấu ở đâu, tự động tìm, đứng vào chỗ khuất thay quần áo. Đây chỉ là một cái kho, đồ đạc bừa bãi. Con Quê ngồi thu người trong một góc. Cơn mưa có vẻ thưa bớt nhưng chưa chịu dứt.

"Cháu ngồi đây chờ một chút, chú."

"Ôi giời. Tao bảo vệ ở đây, mày ra vô đều như thế này là chết tao. Cấp trên biết là tao mất việc."

"Bộ chú ở đây luôn sao?"

"Không ở đây còn ở đâu. Tao được chuyển từ ngoài kia vô là may lắm."

"Vợ con chú đâu?"

"Mày hỏi làm gì? Vợ con tao ở xa, vùng dãn dân trên Bảo lộc, lâu lâu tao mới về thăm."

Không còn chuyện gì để nói nữa, con Quê ngồi im. Người đàn ông bảo vệ này tuổi cũng đáng cha chú nó. Ông cho một số bụi đời gửi đồ nhưng không được bén mãng lại ban ngày, và có lấy quần áo thì cũng chỉ trước mười hai giờ đêm, duy nhứt chỉ có trường hợp con Quê là ngoại lệ. Để có trường hợp này, nó cũng đã đổi bằng máu và nước mắt.

Năm nó mười hai tuổi, cũng đêm mưa gió như đêm nay, cũng trong cái kho chật hẹp bụi bặm này...Sau đó, nó bị vất ra đường không một chút xót thương. Nó lết tới công viên, nằm nhừ hai ngày, không ăn uống, thiêm thiếp trong cơn sốt tưởng chết lúc nào không biết. Cũng nhờ thằng Lai Phá kiếm thuốc cho nó uống. Thằng cha này, sau đó, coi như chưa hề có chuyện gì xẩy ra, và nó cũng chẳng có nơi nào để gửi đồ nữa. Con Quê nhìn lên, thằng cha lại đang nốc rượu. Chuyện gì nữa đây?

"Hôm nay mày chưa có tiền à?"

"Có. Tui đưa đây."

"Thôi khỏi. Giờ tới sáng cũng không có chuyện gì. Tao trừ nợ mày. Đến đây."

Con Quê đứng dậy. Ừ thì cũng cho nó xong. Người đàn ông ôm con bé bằng con gái mình trong tay, miệng chửi thề.

"Đéo mẹ nó, ở ngoài đó, bao năm đánh nhau, đến nổi mụ vợ cũng không dám đụng. Vô Nam...vô Nam...cái gì cũng có. Sao mày ...dơ thế này? Mày có đang bệnh không?"

Thằng đàn ông này cục xúc như con vật. Con Quê nhắm mắt cho xong. Mong cơn mưa tạnh mau, để nó chờ thằng cha nói như mọi lần khác: "Xong rồi, mày đi đi."

Mười giờ sáng hôm sau, đám bụi đời ngủ trong công viên đã tản mát hết. Con Quê vẫn nằm trên chiếc ghế đá, phủ kín mít chăn, không nhúc nhích. "Con thiên lôi đó chắc phải ngủ tới tối mới thở được. Đồ ó đâm." Chị đàn bà vừa rủa vừa quát tháo lũ con chạy loanh quanh phá phách. Cái chị này, mỗi năm cái bầu vượt mặt một lần, mà hay cạnh nạnh với mấy đứa làm "gái".

Thằng Bò ở đâu xuất hiện. Nó Bò tới bên cạnh con Quê. Tần ngần một lát, nó nhổm người, đưa tay lật mí chăn lên. Đầu con Quê nóng hầm. Nó rụt tay lại.

"Quê. Quê. Mày bịnh hả. Mày nóng quá."

Nó nghe tiếng con Quê rên khẽ mà không nhúc nhích gì. Con này chắc chết quá. Nó đang ngơ ngác chưa biết làm gì thì thấy bà điên đến. Hôm nay ai mặc cho bà cái quần đen vậy? Nó vội bò nhanh xuống mấy bậc cấp ẩn mình. Bà điên đi tới bên ghế đá ngồi xuống. Bà xốc con Quê lên và miệng ru:

Rượu ngon chút bọt cũng say

Xin chàng bớt chén cho em may cái quần... cái quần...cái quần...

Cái quần lại được tụt ra khỏi hai ống chân bà và đắp lên mặt con Quê. Con bé vẫn nằm không nhúc nhích, miệng rên ư ử. Cũng phải chuồn thôi, bọn thằng Lai Phá đang từ đằng kia, băng qua đường.

° ° °


"Uống cà phê không?"

Bảnh đã mặc quần áo chỉnh tề. Bà Ngọc Hoa trợn mắt:

"Mày nói trống không với ai vậy, Bảnh?"

"Dạ thưa bà, uống cà phê không?"

"Xuống dưới pha đi. Kêu con Mùi mua tao tô phở lớn."

"Dạ, bà có....?

Hắn tính hỏi bà có được hài lòng không, nhưng biết thân ngưng lại.

"Cái gì? Đừng nhiều chuyện nữa."

"Dạ."

"Xuống đi."

"Dạ".

Hắn ngạc nhiên. Đâu phải bà chủ hắn là cục sắt nguội. Bà nóng sốt quá mà. Nóng sốt đến nổi hắn tưởng chết cháy rồi chứ . Còn thở không ra hơi đây. Dừng lại một chút ở cầu thang, Bảnh lắc đầu, tủm tỉm.

"Lần sau cho hết la được luôn. Phải trị con bà chằng này cho bằng được. Bảnh ơi là Bảnh."

(Còn tiếp)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn