Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rũ được ai. Nhưng mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẳn cái sự kiếm ăn với cái bằng tiến sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa Học của tôi nằm cạnh làng Cổ Nhuế, tôi có đủ sở cú để khẳng định với anh điều đó. Làng này sống bằng nghề hót cứt, có đền thờ Thành Hoàng hẳn hòi. Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hót cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay ... Người làng Cổ Nhuế đã đời này qua đời khác, ngày lại ngày, làm sạch cho thủ đô Hà Nội.
Vua Lê Thánh Tông từng ban cho làng này câu đối :
‘’Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế gian’’.
Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phương Lưu ; cạnh trường đại học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hốt cứt (lao động là vinh quang), làng Cổ Nhuế còn là quê hương của một đại tướng : Đại tướng Văn Tiến Dũng, cùng một tổ tiên vinh quang như các vị đồng hương gồng gánh của ông. Hơn nữa làng Phương Lưu của anh tuy hốt cứt nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được ‘’tôn chỉ mục đích’’ như dân Cổ Nhuế.
Thanh niên Cổ Nhuế ta thề
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương
Nhưng không phải dân làng Cổ Nhuế lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kể từ những năm hợp tác hóa ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hót cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hót cứt, coi như họ là những người trốn lao động, bỏ việc đồng áng để đi ‘’buôn’’ cứt. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng pháp luật của đảng đành ngồi nhà mà tiếc rẻ những bãi...... đơn côi không người chăm sóc.
Chỉ mãi tới cuối năm 1986, sau đại hội đổi mới của đảng, đất đai được chia ra để cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sống lại, người Cổ Nhuế mới lại được phép đi.... hót cứt và buôn... cứt.
Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão nông chi điên dạy thế ! Phân hóa học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi nhưng nhạt thếch.
Đổi mới và cởi trói do mẫu công khai (Glasnost) có cái mặt trái của nó. Trước đây ai muốn đi hót cứt thì hót. Nhưng từ ngày người người đi hót, nhà nhà đi hót thì theo qui luật. ‘’Người khôn, của hiếm’’, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường để dành lấy địa vị đầu ngành.... cứt Việt Nam.
Không biết đại tướng đồng hương , ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo qui dịnh của UBND thành phố HàNội dân ngoại thành không được phép tự do đi hót cứt và lấy cứt nữa. Trước đây ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà bất cứ ai cũng có thể hót. Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà xí hai ngăn ở các thành phố để để thu về cho mình một số cứt kiếm được. Bây giờ người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một chợ tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tùy thuộc chất lượng (nói sau).
Dân ngoại thành bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải để họ tự bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết dịnh. Chống lại ư ?? Mất việc ngay.
Đội hậu bị, hàng ngàn người xung phong thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi ít lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ sinh để lấy cứt ở các hố xí, như đã nói trên) Đi kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Mỗi lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế :
- Giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm.
Anh đáp :
- Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được hai sọt thì cũng ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gi !?!
Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dùng đất xét thuồn qua ống nứa, giã nhỏ thân chối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả lẫn vào phân thật. Đó là bí quyết. Phân giả gây náo loạn cho chợ phân khiên thanh niên Cổ Nhuế phải cử ra một bộ phận ‘’kiểm tra chất lượng’’ trước khi giao hàng. Anh còn nhớ dốc Bưởi chạy về viện Khoa Học không ? Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả bị cắt giấy phép.
Tại chợ cứt được chia làm bốn loại:
- Hạng nhất (first class) là phân lấy từ khu Ba Đình... nơi có nhiều gia đình quan chức nên cứt được coi là ‘’nạc’’(tiếng nhà nghề chỉ cục phân rắn chất lượng cao) (!).
- Hạng 2, Từ khu Hoàn Kiếm, nơi có nhiều dân buôn bán, nhiều nhà hàng khách sạn.
- Hạng 3. Từ khu Hai Bà Trưng và Đống Đa, nơi đa số dân cư là ngưòi lao động, xài nhiều rau nên ‘’mờ’’ (nhiều nước lỏng bõng)
- Hạng 4. Từ ngoại thành, loại này xanh lẹt vì ‘’nguồn nguyên liệu thuần túy là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn.
Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân đề chữ : ‘’Phân ngoại 100 phần trăm’’. Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải quan, dám nhập cảng ‘’phân ngoại’’ về xài.
Về sau chủ nhân sọt phân giải thích : Phân lấy từ bể ‘’phốt’’ (fosse septique) của các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại còn là gì ?
Đây là những điều tai nghe mắt thấy, tôi ghi lại gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi... Cho biết quê hương ta có những thứ.... mà người ta hoàn toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thật ‘’chăm phần chăm’’. Chuyện có thật dưới XHCN.
Phạm Thế Việt
Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Hai 20138:00 SA
BS Dương Anh Dũng
Khách
Đồng ý, xin gửi tiếp:
Trở lại Cổ Nhuế (tặng bạn nkali và người tình trong mộng của bạn - bác Cổ Nhuế!)
Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương
Câu ca dao xưa vẫn còn văng vẳng trong tôi trên con đường trở lại thăm vùng quê Cổ Nhuế. Từ phi trường Nội Bài, chạy dọc theo con đường cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài về phía Hà Nội, hết đường cao tốc 1 quãng rồi rẽ phải là một con đường nhựa đưa tôi về thăm làng Cổ Nhuế. Cổ Nhuế khi xưa là một làng quê yên tĩnh nằm trên một vùng sình lầy phía Tây Bắc thành Hà Nội, tục truyền khi xưa mang tên làng Kẻ Noy từ thế kỷ XIII, mãi sau này mới đổi tên thành làng Cổ Nhuế. Trải qua hàng mấy trăm năm lịch sử, nghề trồng lúa ở làng gặp rất nhiều khó khăn nên người dân ở đây phải làm thêm rất nhiều nghề phụ qua từng thời kỳ lịch sử. Một đặc điểm gây ấn tượng về Cổ Nhuế đối với những người dân Thủ đô trong suốt thế kỷ XX. Đó chính là cái chợ bán phân bắc ở đầu làng Cổ Nhuế, giáp ranh với con đường cái dẫn lên đê sông Hồng. Chợ đó họp có phiên và chỉ họp vào lúc 2-3 giờ sáng, khi mà trời đất vẫn còn tối tăm nhập nhoạng. Những người trồng rau khắp nơi ven đô thường về đây để mua cái của quí ấy, làm cho rau tốt bời bời rồi đem về cung cấp cho thủ đô. Người xưa có câu ca ngợi nghề này của người dân Cổ Nhuế:
Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế
Để cung cấp hàng bán cho những người trồng rau, những trai tráng làng Cổ Nhuế với công cụ là chiếc xe đạp thồ cùng hai chiếc sọt được lót lá chuối hoặc ni-lon đã miệt mài đi khắp nơi trong thành phố vào ban đêm để tầm thứ của quí ấy rồi đem về bán nơi phiên chợ đêm. Đôi khi, trên những con đường Hà Nội, ngay từ xa ta bắt gặp những chàng trai quần xắn móng lợn, đầu đội mũ cối, áo bộ đội bạc màu, cắm cúi đạp xe với 2 thùng 2 bên, cây sào chọc cứt dài 2m với 1 đầu là chiếc gáo hình nón bằng tôn, chàng đi đến đâu, người dân bịt mũi dạt ra đến đấy, đó chính là chàng trai Cổ Nhuế thân yêu. Quy định về đi ỉa: Bản quy định khổ 40cm x 60cm, giấy hồng: 1)Tất cả các nam nữ đi ỉa đái phải tới chỗ quy định. 2)Phải ỉa đúng lỗ. 3)Nếu là chuồng xí máy, ỉa xong phải tháo nước, bỏ giấy vào thùng đã quy định. Nếu không phải là chuồng xí máy thì thôi. 4)Ỉa xong phải rửa tay sạch sẽ. Đó là một ví dụ đi sâu về điểm thống nhất tập trung. (Trần Dần, Ghi 1954 - 1960. ts mémoire. Trang 100) Đôi khi, vì cung chẳng đủ cầu, và cũng vì hám lợi, một vài thanh niên Cổ Nhuế đã kiếm loại đất đồi có cái màu vàng quạch hệt như màu của thứ của quí rồi đem trộn lẫn cho tăng thêm cân, kiếm thêm chút lời. Trong cái không gian nhập nhoạng ấy, dù là có đốt đèn đốt đuốc họp chợ thì người mua cũng khó phân biệt của tốt của xấu và tình thực vì chút lời mà bất kì ai bán phân cũng đều biết rất rõ ngón nghề này. Nhưng những kẻ đó chỉ là thiểu số, đa phần thanh niên Cổ Nhuế rất hay lam hay làm, biết chịu đựng sự xa lánh của cư dân đô thị để nhận sự hôi thối về mình, góp phần làm vệ sinh đô thị. Anh bước đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng anh cứt đái văng đầy
(Nguyễn Đình Thi)
Ngày nay, Cổ Nhuế đã đổi khác, quá trình đô thị hóa nông thôn đã làm Cổ Nhuế trở mình. Khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh - Chèm đã bắt đầu được triển khai. Hà Nội đã xóa bỏ gần hết những hố xí thùng, hố xí 2 ngăn mà thay vào đó là những nhà vệ sinh hiện đại có hầm tự họai. Những người thanh niên Cổ Nhuế không còn hành nghề đổ thùng cho Hà Nội nữa. Họ chỉ cần bán đất là đủ xây nhà, mua xe ô tô, đủ tiền ăn chơi như những công tử Hà thành thực thụ. Chợ phân bắc đầu làng Cổ Nhuế theo sự phát triển của xã hội trở thành chợ tình. Các cô gái bán dâm ở đây đều đã từng có một thời hoàng kim ở những tiệm thanh lâu nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Khi nhan sắc phai tàn, không có đủ tiêu chuẩn để trụ lại, các ả bị những ông bà Tú thải hồi, đành phải dạt về đây cùng nhau tụ họp lập chợ để tìm kế sinh nhai. Khách hàng tìm đến đây đa phần là dân chơi ít tiền. Người đi dép lê, dắt chiếc xe đạp cà tàng, người thảnh thơi đi bộ, thi thoảng có người sang hơn thì còng lưng dắt vội chiếc xe máy đi vào... Cổ Nhuế lại bước vào một sức sống mới!
Chuyện ông Móng
Nguyễn Huy Thiệp
Tác giả viết tặng riêng em nkali và bạn tâm giao Cổnhuế nhân dịp đầu xuân Tân Tị.
Mấy năm trước nghe nói ở ngoại thành có một chợ bán phân nổi tiếng, " độc nhất vô nhị " nên tôi tò mò đến xem
Chợ phân họp chừng một giờ đồng hồ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng ở ngay bên đường đi Sơn Tây. Đây là vùng trồng rau, trồng cà nổi tiếng. Giống cà pháo, cà bát rất hợp với việc bón phân tươi, nhất là phân người. Người ta cũng dùng phân để bón cho lúa, nhưng phân bón cho lúa phải được ủ cho mục ra, cho chín phân. Thế nào là ủ phân ? Phân tươi có nhiều loại : phân trâu bò, phân lợn, phân gà (gọi chung là phân chuồng), phân người (còn gọi là phân bắc) nhưng được ưa quý hơn cả là phân lợn, phân gà. Phân lợn quý vì nó mát, có thể dùng ngay, bón được ngay cho cây, mà cây nào cũng hợp. Phân gà cũng quý nhưng phân gà nóng, chỉ hợp bón cho cây ớt mà thôi. Riêng phân người (phân bắc) có lẽ bởi có nhiều đạm, nhiều chất khó phân huỷ nên bón trực tiếp thì cây xót, chết ngay. Riêng chỉ cây cà là chịu đựng được, lại hợp với việc bón loại phân này. Nhìn chung, tất cả các loại phân đều phải được ủ thì mới nên dùng. Người ta đào một cái hố ở ruộng, chất phân vào cùng với tro, trấu, rồi trát bùn non trộn với rơm bên ngoài, trông như một cái mả, để đấy chừng dăm bữa nửa tháng cho ngấu dần. Phân được ủ chín, cứ thế mục ra, oải ra. Những con dòi ăn hết phân cũng chết đi, bản thân nó cũng hoá thành phân. Khi tôi đến thăm chợ phân thì chợ đang họp. Đây là chợ phân tươi, hoàn toàn không có phân ủ (phân chín) không có phân xanh (phân làm từ các loại lá cây) hay phân hoá học. Cũng rất ít có phân chuồng, tức là phân lợn, phân gà hay phân trâu bò. Tất cả đều là phân người. Phân người được cho vào những thùng gò bằng tôn như thùng gánh nước. Cũng có một số người dùng thùng gỗ hoặc cho phân vào sọt (sọt được lót bằng bao ni-lông). Có lẽ phần lớn phân ở đây đều được lấy từ các nhà xí công cộng trong thành phố ra, nhiều thùng phân còn thấy lẫn cả giấy vở học sinh hay giấy báo. Chợ phân không đông, chỉ có chừng hơn ba chục người vừa mua vừa bán. Hình như họ vốn đã quen biết nhau và khá thuộc " mặt hàng " của nhau nên việc mua bán thoả thuận cũng nhạnh Dưới ánh đèn cao áp tựa như ánh trăng và không khí hơi lạnh buốt, chợ phân cũng có phần nào giấu đi được sự bẩn thỉu, sự nghèo hèn, lam lũ và cần lao. Những người bán phân đều bịt mặt hay đeo khẩu trang. Tất cả đều bán mua, mua bán một cách âm thầm chịu đựng, ít nhất đấy cũng là cảm giác ban đầu của tội Không có ai nói to tiếng hoặc mặc cả ráo riết như ở các chợ khác, chỉ trừ có mỗi một người, người này có vẻ như " ông chủ chợ ". Ông ta khoảng 60 tuổi, dáng người thấp đậm, đầu húi cua, mắt trố, quai hàm bạnh, ngực nở nang, chân tay rắn chắc. Ông ta không đeo khẩu trang hay bịt mặt, hoàn toàn chẳng có vẻ gì sợ hãi hay ghê tởm khi phải tiếp xúc, đụng chạm với các thùng phân bẩn thỉu và các dụng cụ dơ dáy ở đây. Tôi để ý thấy ông ta không mua, cũng không bán nhưng ông ta đi đi lại lại, nhắc nhở mọi người, xem xét, đánh giá từng thùng phân, bông đùa, góp ý cho những ai còn đang băn khoăn hay lưỡng lự. Ông ta khá linh hoạt, lanh lẹn. Sự linh hoạt của ông ta khiến cho phiên chợ sôi nổi hẳn lên nhưng cũng có vẻ gì khá bất nhẫn. Ông ta như một vị nhạc trưởng, như người giữ nhịp điệu cho cả phiên chợ quái đản này. Có mấy người đôi co về hai sọt phân của một phụ nữ. Người phụ nữ này ăn mặc quần áo như một nhân viên Công ti vệ sinh. Người phụ nữ cầu cứu "ông chủ chợ " : - Bác Móng ! Phân này của cháu mà chê là chua thì có ức không ? Ông Móng (tức " ông chủ chợ ") đến gần xem xét. Ông ta dùng một cái gắp phân bằng cật tre, trông hơi giống một cái đũa cả sục sâu vào đáy sọt phân rồi rút ra, đưa lên mũi ngửi. Một con nhặng xanh bay nhoằng ở ngay trước mặt ông ta. Ông ta lùi một bước, quắc mắt, chuyển cái gắp phân từ tay trái sang tay phải rồi ước lượng đón đầu đường bay của con nhặng xanh, đập véo một cái vào không trung. Ông ta hô lớn : - Chết này ! Sau tiếng hô người ta thấy con nhặng xanh ngã vật xuống ở giữa sọt phân. Ông ta bình thản bảo người mua hàng : - Phân tốt đấy, không chua đâu ! Chắc hố xí nhà này gần chỗ làm đậu phụ nên có nước đỗ tương lẫn vào ! Người phụ nữ bảo : - Vâng đúng ! Trong phân vẫn còn vỏ đỗ tương đây này ! Ông Móng bảo : - Phân của mày hôm nay không đậm như phân hôm qua ! Nát nhẽo nát nhèo... Thôi thì giảm một giá... Người phụ nữ bảo : - Cháu gánh kẽo kẹt suốt từ cửa ngoài ô đến đây, nặng ơi là nặng. . . Ông Móng bảo : - Cho chết ! Ai bảo tham múc nhiều nước vào. . . Mày phải chắt cho kiệt nước đi thì phân mới ngon ! Ở cuối chợ có ai trút hai thùng phân sang hai cái thúng sơn bị đổ ra đường. Ông Móng quát : - Vét ngay ! Vét cho thật sạch ! Ban ngày người ta mà thấy phân dây ra đường là không còn để cho họp chợ nữa đâu ! Người bán hàng vét phân bằng một dụng cụ làm bằng tôn hơi giống như một cái thìa xúp to, có cán dài, cái này cũng gọi là móng. Tuy đã vét sạch nhưng trên mặt đường nhựa vẫn lầy nhầy một lớp váng nước bu đầy ruồi nhặng. Ông Móng đi đến, bắt người kia phải đi múc nước từ một con mương gần đấy lên để rửa đường. Một thanh niên trẻ, người gầy nhẳng đẩy một xe phên đi đến. Đây là chiếc xe vẫn dùng để gom rác nhưng được sửa đi để đựng phận Những người không bán được hàng (ế hàng) hoặc hàng xấu (tức là phân lõng bõng toàn nước hay nhiều dòi quá) đều trút cả vào xe cho anh tạ Anh ta mua hết nhưng đều với giá rẻ, mọi người gọi là giá bèo, giá vứt đi, giá hết chợ. Ông Móng và anh này có vẻ thân nhạu Ông Móng khen : - Làm được nhà, lấy được vợ chỉ nhờ vào phân ! Thế là nhất ! Anh ta cười, vẻ mãn nguyện, lấy thuốc lá ra mời ông Móng. Hai người đứng hút thuốc lá, bàn tán những chuyện gì đó không rõ nhưng nghe loáng thoáng có câu " nhất nghệ tinh, nhất thân vinh " với " sinh ư nghệ, tử ư nghệ ". . .
Phía cánh đồng ngoại thành bóng tối lễnh loãng dần, bắt đầu mờ mờ nhìn rõ mặt người. Những tia mặt trời đầu tiên hân hoan báo hiệu một ngày mới đang đến dần. Những tiếng rung động đầu tiên rất khẽ rồi cứ thế lan toả ra, lớn dần lên, liên hoàn ầm ào như có muôn ngàn tiếng sóng vỗ, như có muôn ngàn tiếng chim đập cánh, như rùng rùng tiếng dậm chân của cả đoàn người. Tiếng còi xe lửa, tiếng còi ô-tô lảnh lót vang lện Thành phố bắt đầu cựa mình thức dậy như một con mãnh thú to lớn, như một tên khổng lồ vĩ đại có rất nhiều tham vọng phàm tục, có rất nhiều ước mơ táo bạo cùng với năng lực ẩn tàng. Hắn vừa chậm rãi, lại nhanh nhẹn, vừa ngáp ngủ, lại tỉnh thức. Người ta không thể lường được một ngày của hắn rồi sẽ thế nào, hắn sẽ làm gì, hắn sẽ bắt đầu bữa tiệc thịt người ngay tức khắc hay sẽ hào hiệp vung tay gia ân rải bạc vàng lên khắp chốn cùng nơi như một đế vượng Thành phố ! Đấy là bao nhiêu nỗi kinh hoàng, bao nhiêu niềm vui hoan lạc ! Thành phố ! Ở đấy có cả biết bao cảnh giới thiên đường và sự đoạ đầy trong tầng tầng địa ngục ! Những người họp chợ phân tản đi rất nhanh, loáng cái chẳng thấy còn một người nào, cứ như là chui xuống đất. Ông Móng đi dọc cái chợ không còn một ai xem xét. Không biết ông ta lấy đâu ra một cái chổi nan dài, chỗ nào còn rớt lại ít phân thì ông ta dùng chổi rấp ngay vào bên rệ đường như để phi tạng Xong xuôi ông ta bước xuống con mương gần đấy rửa tay rồi lững thững đi vào quán phở vừa mới mở cửa bên đường. Ở đây ông được đón tiếp như một khách hàng quen biết thường xuyên đặc biệt. Chủ quán biết rõ ông thích ăn gì và ăn thế nào. Sau lần tôi đến chợ phân, tôi đã làm quen với ông Móng, tìm cách trò chuyện với ông ta nhưng ông ta kín như bựng Tôi cũng đã nghe thiên hạ kể về ông ta nhiều chuyện nhưng đều " bán tín bán nghi ", chẳng biết thực hư thế nào. Bốn chục năm trước, Móng là một thanh niên nông thôn chất phác. Anh ta sống ở một làng quê ven thành. Lớn lên Móng đi lính, đã từng sang Lào và Campuchia. Cũng có người nói hồi trẻ Móng khá tài hoa, cầm, kỳ, thi, hoạ đủ mùi. Một dạo, đóng quân ở một vùng xa, Móng có làm quen và yêu một cô gái Chặm Cô gái tóc xoăn, da nâu, nồng nàn như lửa. Anh lính nhà quê chất phác si tình như bị hớp hồn. Họ kéo nhau vào rừng trước một pho tượng đá cổ tạc những hình thù kỳ dị mà mãi về sau Móng được nghe giải thích là tượng linga. Móng đòi cô gái trao thận Cô gái bắt Móng phải thề chung thuỷ với cộ Nửa đùa nửa thật, Móng thề : - Nếu tôi không chung thuỷ với em thì suốt đời tôi đi hót cứt ! Cô gái vui vẻ, tự nguyện trao thận Sau đó Móng đã chuyển đi nơi khác. Anh ta quên ngay cô gái người Chặm Cuộc đời chinh chiến giang hồ bôn ba khắp nẻo, sau này Móng cũng đã nhiều lần gặp gỡ không ít những cô gái khác. Hết chiến tranh trở về quê quán, giống như nhiều người đàn ông có giáo dục và lương thiện khác đã qua thử thách, Móng lấy một cô gái làng, lập gia đình và sống cần cù, gương mẫu. Tôi nghe kể nhưng không tin lắm vào câu chuyện trện Tôi hỏi ông Móng và biết ông làm việc ở chợ phân này mấy chục năm nay tình nguyện và không vụ lợi. Nhiều người cũng đã xác nhận việc ấy với tội Không có lẽ ông lại có tình yêu và lòng say mê với phân như khối người dở hơi chúng ta vẫn say mê văn chương nghệ thuật, toán học, chính trị hay đồ cổ ? Tôi có mang chuyện này trao đổi với một nhà sự Ông bảo : - Sám hối vẫn thường là một nhu cầu tâm linh của người ta khi đã về già. Thế nào gọi là sám ? Thế nào gọi là hối ? Sám có nghĩa là ăn năn về những lỗi lầm mình đã phạm từ trước. Các nghiệp ác, các tội ngu si mê chấp, kiêu ngạo khinh mạn. . . hoàn toàn xin ăn năn hối lỗi, từ nay về sau không còn gây ra nữa. Thế gọi là sám. Hối có nghĩa là hối cải những điều lỗi có thể phạm phải sau này. Các nghiệp ác, các tội ngu mê, kiêu ngạo, ngông cuồng, ghen ghét. . . đã được giác ngộ sẽ phải dứt bỏ hẳn, không gây ra nữa. Thế gọi là hối, gọi chung là sám hối. Kẻ phàm phu mê chấp chỉ biết ăn năn những tội lỗi đã phạm phải từ trước mà không biết hối cải những tội lỗi về sau của mình thế là tội trước chưa diệt, lỗi sau lại sinh, vậy chưa thể gọi là sám hối được. Mỗi một thiện trí thức phải nung nấu lắm ! Tôi ngồi nghe, không hoàn toàn bằng lòng với cách giải thích như trên vì thấy ông Móng không có vẻ gì đang là người ăn năn sám hối. Tôi cũng đã dò hỏi về " linga " và các quan niệm về quả báo của người xựa Trong bái vật tổ - tôn giáo nguyên thuỷ (nhiều người coi là tà giáo) - hình tượng âm vật, dương vật giao cấu cũng khá phổ biến, chưa nghe nói vì báng bổ mà đến nỗi phải rước tai hoạ gì. Chắc chắn không hề có chuyện mê tín ở đậy Tiếp xúc với ông Móng, tôi thấy ông là người vô thần, cũng khá hồn nhiên chất phác yêu đời. Tôi băn khoăn quá, giải thích chuyện này cho thật thấu đáo kể cũng đau đầu. - Không tôn giáo, không chính trị, không vụ lợi, không " sếch-xy " - Ông Móng bảo tôi - Nghề hót phân trên đời là nhất ! NGUYỄN HUY THIỆP Hà Nội, xuân Tân Tị 2001