BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73450)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31181)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hình ảnh và, tâm tình người lính miền Nam trong nhạc Trần Thiện Thanh

04 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 1129)
Hình ảnh và, tâm tình người lính miền Nam trong nhạc Trần Thiện Thanh
56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
56
Nếu phải đi tìm một mẫu số chung về hình ảnh người lính trong 20 năm văn học-nghệ thuật miền Nam, tôi có thể nói ngay rằng:

Đó là tính nhân bản. Không sắt máu. Không gào thét đòi trả thù hay giải phóng miền Bắc bằng bất cứ giá nào.

(Tính nhân bản này không chỉ có trong âm nhạc mà ở cùng khắp các lãnh vực văn học và, nghệ thuật khác.)

Cũng chính vì tính chất hay tinh thần trân trọng quyền sống của con người mà, các ca khúc viết về người lính của những nhạc sĩ ở miền Nam đã được quần chúng đón nhận một cách nồng nhiệt. Giống như các nhạc sĩ đã nói thay cho tâm tình của họ vậy.

Vì thế, bây giờ, dù cuộc chiến đã chấm dứt hơn 37 năm, ở hải ngoại cũng như trong nước, rất nhiều ca khúc viết về người lính miền Nam, vẫn còn được nhiều người nhớ tới và, hát lên (không chính thức). Nó đẹp. Đẹp như hoa nở. Nó trong sáng. Ý nghĩa như mặt trời ấm áp...







Lại nữa, có người còn cho biết, hôm nay nghe lại, hát lại những ca khúc viết về người lính miền Nam trước đây, họ xúc động, thương cảm và, yêu thích hơn cả thời gian những ca khúc đó, được cất lên một cách chính thức, trước tháng 4, 1975 nữa.

Sự kiện này cho thấy, phàm những gì đi ra từ trái tim nhân ái, lãng mạn, gần với bản chất hướng thiện hoặc, thiện lương của con người thì chúng sẽ tồn tại. Tự thân chúng như có đôi cánh kỳ diệu, vượt khỏi sức hủy diệt khốc liệt của thời gian, cũng như quyền lực của mọi chính thể.

Một trong những nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc viết về người lính miền Nam, có được cho chúng tính miễn nhiễm trước sức hủy diệt khốc liệt của thời gian, cũng như quyền lực của mọi chính thể là Trần Thiện Thanh.

Họ Trần không chỉ lãng mạn hay thi vị hóa hình ảnh người lính như một nhạc sĩ đứng bên lề, nhìn dòng cuồng lưu quê hương, đất nước gập ghềnh thác, lũ mà ông thực sự đắm mình trong dòng sông ở những uốn khúc ngặt nghèo! Ông cảm nhận, chia sớt mọi buồn vui trong tư cách một người đồng hành. Một đồng đội sống chung cùng tập thể.

Tôi nghĩ, phần đóng góp hay giá trị lớn lao nhất của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với những ca khúc viết về người lính ở chỗ: Có dễ không người lính nào không tìm thấy hình ảnh, tâm tình của mình ít hay nhiều, qua những sáng tác tự nguyện, xuất phát từ tấm lòng say mê, yêu thương đời lính của họ Trần:

 “Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treilli

Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây

Ngại chăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu,

Một thằng ước ao để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao.”

 

“Đồn anh bên sông cạn, và hoàng hôn ướt giẫm đáy sông thưa,

Nhiều tên trong đơn vị gọi đùa anh chiến sĩ của mộng mơ,

Thường khi hai ba thằng, chiều chiều ra bờ vắng ngắm mông lung.

Một thằng nhớ em, để một thằng nhớ thêm, một thằng thì lấy hình xem...”

(dactrung.com: Trần Thiện Thanh, “Tình Thư Của Lính”)

 

Họ Trần cho thấy sự lãng mạn hóa hình ảnh người lính trong nhạc của ông, ở một chừng mực nào đấy:

 “Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em.

Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình.

Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay

Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.”

 Và ông cũng cho thấy khả năng ghi nhận một cách hồn nhiên mà sâu sắc của mình, khi ông phản ảnh được những xúc cảm tự nhiên của tuổi trẻ trong tình yêu. Kế tiếp phần ca từ của ca khúc “Tình Thư Của Lính,” họ Trần viết:

 “Chiều hôm kia thăm làng, tiểu đội anh ra đứng gác ven ranh.

Một cô đi trên đường, đẹp tựa như em khóc lúc giận anh.

Để cho anh nghe thèm, đường chiều xưa ngời sáng áo em xanh.

Thèm một nét môi, một lần về phép thôi, và mình thì lại có đôi.”

 Trần Thiện Thanh chọn nhịp nhanh để kể chuyện người lính mới nhập ngũ với tất cả bỡ ngỡ, có phần hăm hở nôn nả khoe với người yêu cảnh tượng cuộc sống mới (cuộc sống quân ngũ) qua điệu cha-cha-cha, nhanh, rộn ràng, lấp lánh niềm vui, tôi nghĩ không cần phải là một ca sĩ chuyên nghiệp, điêu luyện, khi hát “Tình Thư Của Lính,” ai cũng có thể gây được sự chú ý hoặc, quyến rũ người nghe.

Nói thế không có nghĩa lúc nào người lính trong ca khúc của Trần Thiện Thanh cũng chỉ có một mặt hồn nhiên, trong sáng. Căn bản, người lính là một con người bình thường, như mọi người. Họ không phải là những robot không tim, “kiên cường” lao vào cuộc chém giết chẳng chút động tâm. Không hề chớp mắt...

Cũng có lúc (nhiều lúc) người lính trong ca khúc của Trần Thiện Thanh cảm thấy nhớ nhà. Nhớ bạn bè. Nhớ người yêu. Họ cũng bâng khuâng, buồn bã, ngóng trông người yêu của họ, nơi thành thị yên ấm:

 “Đồn anh đóng ven rừng mai

Nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa?

Chờ em một cánh thư xuân, nhớ thương gom đầy

Cho chiến sĩ vui miền xa xôi...”

...

“Hẹn em khi khắp nơi yên vui

Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình

Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai

Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi

Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang...”

(dactrung.com: Trần Thiện Thanh, “Đồn Vắng Chiều Xuân”)

 Hoặc:

“Khi nắng chiều đi không gian chợt tối

xóa nhòa vùng tuyết trắng mông mênh

Anh ước sao tình mình như tuyết trinh

cho dù chúng mình không gian cách chia

cho dù tuyết trắng đã chìm trong màn đêm...”

(dactrung.com: Trần Thiện Thanh, “Tuyết Trắng”)

 Hoặc nữa:

“Em biết không những chiều, khi sương thu giăng giăng,

Anh nhớ xưa chúng mình hay đi trên đường vắng,

Anh nhớ xưa một lần lặng ngắm ánh mây trôi

Làm người yêu lính chiến mấy ai gần nhau...”

(dactrung.com: Trần Thiện Thanh, “Anh Về Với Em”)

 Nhưng, như đã nói, nỗi buồn của người lính trong đa số ca khúc của Trần Thiện Thanh, không bao giờ là tuyệt vọng hoặc lớn tiếng oán trách, thống hận chiến tranh, đất nước.

Lạc quan là một nét đặc thù khác, trong những sáng tác viết về người lính của Trần Thiện Thanh vậy.

Du Tử Lê

26-12-2012

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn