BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73500)
(Xem: 62250)
(Xem: 39442)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lời tựa cho cuốn sách "Người đòi nợ tổ quốc mình"

02 Tháng Chín 200612:00 SA(Xem: 796)
Lời tựa cho cuốn sách "Người đòi nợ tổ quốc mình"
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Sòng phẳng công nợ, với người Việt Nam ta tự cổ chí kim đã là một thứ đạo đức. Vì nó mà người Việt Nam sống có trách nhiệm với nhau hơn. Có ai trong chúng ta chịu ơn người nào đó mà không tự nguyện sống tử tế lâu bền với người ta, càng chưa trả được nợ càng tử tế gấp bội. Ôi! Nếu có nợ mà không giả, ăn mặn mà không khát; gieo gió mà không gặt... thì còn đâu là nhân-quả ở đời?. Cái lý tưởng “làm trai sống ở trong trời đất/ phi có danh gì với núi sông” chính là cái nghĩa vụ trả cho sòng phẳng món nợ của kẻ sỹ. Từ xưa tới nay, kẻ sĩ chỉ nói mình mắc nợ non sông chứ đã có ai nói non sông mắc nợ mình! Thế mà trong tập thơ này Vũ cao Quận dám nói non sông mắc nợ ông. Điều này không lạ lắm ru?
Khi tổ quốc còn đang mắc nợ
Khối nhân quần đi với Người suốt mấy nghìn năm
(Ta yêu gì cuộc đời này?)

Vậy thì tổ quốc Việt Nam ở thế kỷ 21 đã nợ gì khối nhân quần để một con người già cả như Vũ Cao Quận nhân danh họ mà đòi nợ?

Vũ Cao Quận


Trước hết Vũ cao Quận là một cựu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Ông gia nhập quân đội Việt minh từ năm 1948 (lúc mới 16 tuổi) khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do đảng cộng sản chiếm quyền lãnh đạo bùng nổ. Xuất thân từ giai cấp tư sản, (thân sinh có bất động sản ở thành phố Hải Phòng, có đồn điền ở Ninh Bình) ông đứng vào hàng ngũ nông dân và công nhân nghèo khổ tham gia cách mạng vô sản cho một lý tưởng đầy quyến rũ.
Mộng mơ xây một cơ đồ
Bâng quơ theo bóng ngọn cờ xa xăm
(Bâng quơ)

Khi được kết nạp vào đảng cộng sản, đứng dưới cái biểu tượng mới mẻ mà sau này ông đưa vào thơ "dí ra một mảnh răng cưa/ với bông lúa lép mà lừa trăm năm” ông đã có lời tuyên thệ rũ bỏ giai cấp phi vô sản của mình. Và từ đó, hành trang là sinh mệnh của chính mình, trên vai là khẩu súng, người lính Vũ cao Quận đã từ biệt thành phố Hải Phòng, vĩnh biệt hẳn “thói hư tật xấu của bọn tư sản”: “ Dưới ánh đèn lồng nhấp nháy/điệu valse ngây ngất nhặt thưa/...Từng cặp đung đưa/ rum- ba cuốn bước chân cuồng nhiệt”. Dù còn vương vất cái lãng mạn tiểu tư sản “Người ra đi đầu không ngóng lại/ Sau lưng thềm nắng lá rải đầy (Nguyễn Đình Thi), và cái khí phách cổ xưa “tráng sỹ da ngựa bọc thây”, ông vẫn trở thành một người chiến binh thực thụ. Hơn 30 năm từ cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp đến cuộc “kháng chiến chống đế quốc Mỹ” người lính đảng viên cộng sản ấy đã cùng đồng đội nếm trải đầy đủ cảnh chiến hào:
Bom B.52 như chớp giật sấm rền
Lửa nhoang nhoáng những buôn làng bốc cháy
Cánh võng mắc trên bốn bề nước chảy
Lũ quét về bất chợt cuốn băng băng
Không một hạt cơm, lót dạ chỉ toàn măng
Sót mẩu sắn đáy ba lô chua loét
Dây võng rung dưới những cơn sốt rét
Bao thân trai vùi xác đất Tây nguyên
(Trở lại chốn xa xăm)

Đau đớn thay! Cái thể chế mà vì nó “Bao thân trai vùi xác” và ông có công xây cất nên kia lại là cái bánh vẽ như nhà thơ Chế Lan Viên viết trong di cảo:
Chưa cầm lên anh đã biết là bánh vẽ
(Chế lan Viên, “ Bánh vẽ” di cảo)

Cái thể chế ấy tưởng đẹp mà lại xấu. Những kẻ cầm quyền cái thể chế kia tưởng như "chí công vô tư" mà hoá ra:
Dấu ngọn cờ mưu bá, đồ vương
Sau chiêu bài “chiến tranh giữ nước”
Nhăm nhe công hầu, vương tước
Ẩn nấp sau từ “cách mạng” mỹ miều
Là nhung nhúc những âm mưu đen tối...
(Mặt nạ)

Vũ Cao Quận đã nhận ra... Sau nửa đời người sống dưới thể chế cộng sn, nhờ trái tim nhạy cảm, nằm giữa khối nhân quần, ông không thể ngồi vào bàn tiệc nhấm nháp cái bánh vẽ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” ; Trái tim ông dù có lúc bị lừa đảo, lý trí ông dù có lúc bị ma mị, vẫn biết đường trở về với những người đàn bà đánh rậm, em bé đánh giày, gã bán rao xích chó và nó cùng đau xót cho những cựu quân nhân, một thời là đồng đội của ông đang tìm miếng ăn ngoài chợ trời lao động:
Sao áo lính ở đây đông thế?
Không mũ, không sao và không quân hàm
Bơ phờ lếch thếch chờ đợi việc làm
(Vẩn vơ về người lính)

Ông đã thấy cái tổ quốc mà ông tham gia giữ gìn và thống nhất giờ đã chia hai. Một bên là:
Cái dối lừa ngậm máu phun vào sự thật
Quyền lực cuồng phong quét sạch mọi lương tâm
(Ta yêu gì cuộc đời này)

Và cao hơn:
Ôi! Không phải một AI mà một lũ AI
đang xúm xít chia nhau quyền lực
đang tíu tít phân chia tài nguyên đất nước
(AI?)

Còn bên này:
Lang thang những trẻ em nhặt miếng ăn gầm cầu, xó chợ
... Chen chúc những người chồng ở đợ
biến vợ thàng gái điếm nuôi con...
(Tôi thấy)


Kiếp thảo dân cứ rạp vàng mặt đất
Vẫn đẫm mồ hôi và nước mắt
Loang lổ khắp trần ai
(Thân phận bị bỏ sót )

Bảy mươi năm là một hành trình quá dài để tìm chân lý. Nhưng khi đã thấy nó, không phải ai cũng được như ông. Cái máng bổng lộc quá quyến rũ với những “AI”:
Rất chân thực (?) chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho đảng phần nhiều
(Tố Hữu)

Riêng ông:
Này...
Thẻ đảng và những tấm huân chưng
Vắt kiệt máu từ tim ta đó
Và...
Hôm nay...
Giữa ta và nó
Bỗng trở thành hư vô
(Bài thơ khi ra đảng)

“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu/ một trăm năm đô hộ giặc Tây/... (Trịnh Công Sơn)... đất nước có bao giờ thuộc sở hữu của nhân dân. Có một vài thời điểm đất nước được hưởng độc lập thì dân vẫn không được làm chủ vì chế độ quân chủ coi dân là của thiên tử, sơn hà xã tắc là của thiên tử. Từ ngày chiếm quyền những người cộng sản áp đặt định nghĩa “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”... Vậy thì cái hệ lụy đi theo phải là: “Không yêu CNXH là không yêu nước, là đất nước không thuộc về những ai không yêu đảng ... Khi tái nhận thức Vũ cao Quận thấy cái tổ quốc Việt Nam kia không còn là của ông. Đúng! bởi vì ông không còn yêu cái bánh vẽ “chủ nghĩa xã hội nữa”.

Những ai vì lý tưởng phụng sự tổ quốc mà dâng hiến xương máu mình tạo dựng lên một thể chế mới đặng nó phụng sự tổ quốc tốt hơn thể chế cũ; rồi cuối cùng, vỡ lẽ rằng: cái thể chế ấy độc chiếm cái tổ quốc của mình, hủy hoại nó; không cách gì đòi lại được mà không thấy “Tôi là người ở trọ trên chính tổ quốc mình” và... chính mình đang là chủ nợ của cái “quán trọ” ấy?

Khi ông coi “cái tổ quốc mà nhân danh “tổ quốc”/ nó không thuộc về con” (mẹ ta) thì ông đã ở bên này đỉnh đời người. Ông cho rằng ông đã mất tất cả:
Cô đơn vẫn một mình tôi
Trắng tay trong một cuộc chơi đã tàn
Thế là ta lại trắng tay
Không đánh bạc cũng hết bay cuộc đời
(Canh bạc đời)

Từ đây những câu thơ bi phẫn cất lên đầy chua xót và cay đắng. Ông không đánh bạc (làm sao ông có thể đánh bạc với lý tưởng) nhưng số phận đã dùng cuộc đời ông mà đánh bạc. Ngay nơi chôn nhau cắt rốn, nơi người tráng sỹ năm xưa vì sự sinh tồn của nó mà đi vào khói lửa cũng có những hành xử khiến ông phải chua xót:
Hải Phòng là người sao biển dài sông rộng
Mà không bao dung nổi một kiếp người
Hải Phòng hay tôi...
Ai là kẻ phụ tình?
(Thân phận bị bỏ sót)


“Kiếp sau xin chớ làm người
làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
câu thơ cũ tự thuở nào
đưa hồn tôi lại lạc vào xa xăm
Dặm dài rong ruổi tháng năm
Cô đơn là cái tôi cầm trong tay
(Cô đơn)

Thế rồi cái bản ngã: “uy vũ bất năng khuất” cái trái tim đôn hậu chan chứa tình yêu “kiếp thảo dân đang rạp đen mặt đất” giúp ông đứng dậy để ông có những đóng góp cho phong trào dân chủ hóa đất nước. Và chính ông là người góp phần khởi xướng phong trào đó. Những bài viết của ông trong tập “Gửi lại trước khi về cõi” đã nêu lên khá đầy đủ cái thực tiễn đáng buồn của đất nước và nhân dân ta dưới sự “lãnh đạo tài tình” của đảng cộng sản hn 60 năm qua, đồng thời đóng góp xứng đáng về mặt lý luận để từ đó chúng ta có nhận thức và tinh thần mới đấu tranh xây dựng một thể chế chính trị văn minh, tiến bộ hơn, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, mất dân chủ như hiện nay.

Điều không tránh khỏi là ông bị chính quyền thẳng tay đàn áp như từng đàn áp những nhà dân chủ khác. Vũ Cao Quận đã chịu lao tù, điện thoại của gia đình ông bị nghe lén, công an lộ hình tuần “viếng thăm” ông một đôi lần, công an ẩn hình rình rập quanh nhà ông ngày đêm; ngay một cuộc gặp gỡ bạn bè bình thường như mọi công dân khác của ông cũng bị phá đám. Tập thơ này ông vi tính, nhân bản chỉ để lưu hành trong gia đình, bạn bè đang bị công an truy lùng, thu hồi, làm khó dễ cho người đọc.

Năm nay Vũ cao Quận đã ngoài 70; có người thuộc lớp tiên phong như ông đã ra đi mà chưa được thấy thành quả của phong trào dân chủ. Sắp đến lớp người như ông rồi! Biết đến bao giờ? Biết đến bao giờ để cái “Quán Trọ” mà ông Vũ Cao Quận “trọ” trọn đời này trở thành Tổ Quốc của ông?

Hải Phòng, ngày 2-9-2006
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn