BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73458)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phố níu chân người!

20 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 1089)
Phố níu chân người!
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Thường khi ngày hai bận xuôi ngược con đường mịt bụi đường. Và cũng thường lệ như mọi ngày, tầm 7 giờ 30 cửa hiệu giầy dưới cội me già nằm cạnh cầu Hang đối diện phía bên kia chiều ngược lại là kho đạn của quân đội VNCH trước đây mở cửa. Chủ cửa hiệu giầy già nua, bệ rạc nằm khuất nơi góc phố cũ kỷ này là một ông lão độ tầm già 60 thì phải. Ông lão mỗi bận sáng chỉ vận chiếc quần đùi và cái áo sơ mi trắng nhàu nhỉ. Trên đầu khoác vội cái mũ lưỡi trai màu đỏ, đội lệch về bên trái, lum khum chui vào ra "cửa hiệu giầy", trên tay khuân từng bó giầy cũ vương bụi, mòn vẹt dấu chân người. Có chiếc há mỏ, sờn cả màu da, bạc thếch lớp verni lộ ra mảng da dê xù xì,...đặt vội bên vệ đường cạnh cái thùng nhựa cắt đôi chứa ít nước vào những ngày hanh nắng, nếu đêm qua may mắn có cơn mưa rào, cạnh cửa hiệu giầy đọng lại vũng nước nhỏ tiện cho ông lão chùi rửa những đôi giầy cũ, rồi lặng lẽ bày từng đôi hông nắng buổi mai, vừa là để mời gọi khách hàng của ông lão, vừa như để quảng bá rằng nơi này có của hiệu trao đổi, mua bán và sửa chữa những chiếc giầy cũ đã hỏng!

Sau khi hoàn tất công việc chùi rửa, ông lão lại chui vào túp lều cửa hiệu giầy của mình, lặng lẽ ngồi xuống cái thùng gỗ. Công việc thường nhật của ông già là chuẩn bị các đồ nghề cần thiết như kim may, keo vá, chỉ,.. dùng để tếch lại các đôi giầy há mồm, sira đánh lại các vết sờn. Cứ thế ngày qua ngày ông lão vùi đầu vào công việc làm mới lại những chiếc giầy cũ. Có quan sát cái cách làm việc cặm cụi, mặc tất cả ồn ào và bụi bặm phố phường nơi góc nhỏ này mới thấy hết cái thánh thiện của cuộc đời! Với ông lão mọi ngôn từ của chính trị, mọi lo toan chẳng là cái gì qua cách ông cần mẫn xăm soi những vết rạn của đôi giầy. Đôi tay gầy guộc khẳng khiu khó nhọc đâm từng mũi kim qua lớp da lão hoá của chiếc giầy cũ, cứng như miếng ván mỏng.

Khi đã hoàn tất công việc sửa chiếc giầy hỏng, ông lão dùng sira đánh bóng lại đôi giầy, và để nó nằm chờ đó. Khách hàng của cửa hiệu giầy phần lớn chỉ là những công nhân lao động nghèo, người chạy honda ôm, vài cô gái làng chơi nghèo kiết xác ghé qua để tìm kiếm một đôi giầy ưng ý, đổi cho ông lão chiếc giầy cũ mình đang mang lấy đôi giầy "mới"! Người bán hài lòng vì cũng đổi được dăm chục của một ngày vất vả. Người mua có được đôi giầy mới vừa vặn, không còn há mồm hay gãy gót những đêm dài đứng ngoài phố! Vòng quay những đôi giầy cũ sống lại chết đi trong vòng tròn bất tử. Không biết liệu đến bao lần qua tay ông lão, những đôi giầy mòn vẹt ấy mới chịu năm yên nghỉ vì một đời tải nặng bước chân khó nhọc của con người!?

Cửa hiệu giầy của ông lão đôi khi cũng đóng cửa khá muộn. Khi đó ngoài phố đã lên đèn, cửa hiệu của ông cũng thắp sáng le lói cái đèn trứng vịt, hoặc có khi là ngọn nến leo loét nghiêng ngã theo làn gió của chiếc xe vừa chạy qua. Một ngày kết thúc công việc, ông lão chui ra khỏi túp lều, kéo cái cửa gỗ khoá lại túp lều. Lững thững dắt con ngựa sắt già xộc xệch men theo vệ đường trở về nhà hướng chợ Gò Vấp. Nhường lại mặt tiền cửa hiệu cho các cô gái phấn son mưu sinh đường phố về đêm.

Cái góc phố nhỏ níu chân người suốt một ngày không ngừng nghỉ. Góc phố nơi cửa hiệu giầy ẩn dưới cội me già như một chứng nhân của phận người. Vừa im lặng, vừa ồn ả vì những trả giá mặc cả trên hàng thứ phẩm phế liệu. Phế liệu từ phận người cho đến phận những chiếc giày vượt thời gian!

Đào Hữu Nghĩa Nhân

19-09-2012

Theo NghiaNhan's Site
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn