BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73471)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Người dân xóm tôi, người dân nước tôi !

07 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 1417)
Người dân xóm tôi, người dân nước tôi !
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Vài ngày nay tôi lên mạng đọc báo . Tin Văn Giang, Vụ Bản, blogger Điếu cày, luật sư mù người Tàu ao ước được đi tị nạn ở Mỹ... Rồi ông Putin nhậm chức Tông thống Liên bang Nga, nước Tàu hăm đánh nước Phi, ,vàng lên, xăng xuống giá, tai nạn Máy bay ở Indonesia ,biểu tình khắp nơi trên quả đất vì nhiều vấn đề... Có quá nhiều thông tin trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Tuy nhiên, nếu như môt bà già lẩm cẩm nào đó đi đường quờ quạng, không may bị xe ô tô của ông cán bộ cấp cao húc phải, thì có tìm mờ mắt cũng chẳng thấy đến một li chi tiết trên tất cả các tờ báo. Ở xứ này, đó là một thông tin "nhạy cảm" , một thông tin được xếp vào loại " bí mật quốc gia!" nên... chớ báo nào dại dột mà đăng tải !

 Cũng vì vậy, nên khi một người đọc quan tâm đến những vấn đề của xã hội, tình hình đất nước, quốc tế, người ta luôn tìm đọc trên các báo chí hải ngoại. Và tôi cũng vậy.

 Vừa rồi lên vài trang mạng. Tôi thấy tựa đề một cái tin mà có thể rất nhiều người thấy nhưng chỉ lướt qua :" Escap cảnh báo : Nguy cơ nghèo đói ở Việt Nam gia tăng." . Đọc tin , tôi thấy buồn thương cho người dân nước tôi nếu thật sự tương lai củahọ chỉ là những cảnh báo ! Từ bản tin này,nó đã bắt tôi phải nhìn lại cái xóm nhỏ nghèo nàn tôi đang sống .Nó sẽ ra sao nếu như mọi người ở đây lại nghèo hơn nữa ?!



 Từ suy nghĩ này nó đã làm hình ảnh của Trương Quốc Việt, người thanh niên ngồi một mình trước lãnh sự quán Việt Nam tại ÚC đòi đất cho anh, đòi nhà cho dân tộc đã "bão hòa" cùng muôn hình ảnh, muôn khao khát, ước mơ của những người dân Việt khác trong tôi.

 Nếu có được điều kiện, cơ hội như Trương Quốc Việt là đến được nước ÚC,tôi cũng sẽ lên tiếng, sẽ đòi hỏi, nhưng không phải là đòi một căn nhà cho tôi, một ngôi nhà cho dân tộc tôi, mà tôi chỉ xin những người lãnh đạo đất nước hãy nhìn xuống để mà thương lấy người dân, hãy cho họ việc làm, hãy cho họ miếng cơm, manh áo và con cái họ được đi học như trang lứa của chúng ở các nước khác, mà không phải vừa đi học vừa phải đi nhặt rác để có tiền mua bút mực...

"Ngôi nhà lớn của dân tộc?" Một đòi hỏi có trừu tượng,xa vời quá không với thực tế trước mắt là vô vàn những bất hạnh của người dân? Và nếu như được trả lại nhà đất, anh Trương Quốc Việt liệu có trở về Việt Nam để vui sống cùng những người dân của anh nhưng không có nhà và đất để mất như anh ?! Tôi không nghi ngờ tấm lòng của Trương Quốc Việt với dân tộc bằng tấm biểu ngữ "Trả nhà lớn cho dân tộc!".Thế nhưng tôi thấy đã có nhiều người xả thân vì tự do,vì dân chủ nhưng cốt để lấy tiếng, để quốc tế lưu ý và cuối cùng là đươc... Xuất cảnh định cư nước ngoài.! Dân khổ vẫn khổ ! Dân nghèo vẫn là những chiêu bài quí giá được người ta mượn cho mục đích cá nhân hưởng lợi.

 Tôi viết đây về những người dân ở xóm tôi. Ở đây người dân không có khái niệm về dân chủ vì họ luôn được tự do, tự do kiếm ăn bằng đủ cách. Xóm tôi ở không gần chợ ,trường học, bệnh viện, bến xe. Tuy nhiên, được cái an ủi là xóm tôi vẫn gần nghĩa trang hơn các nơi khác. Gần nghĩa trang ở đây là cả một ưu ái không nhờ sự sắp đặt, ban phát nào, mà là sự chọn lựa của người dân xóm. Bởi họ không bao giờ có đất để chọn lựa . Không phải chạy tiền thuê xe để chở người thân chết ra huyệt mộ để chôn là một an ủi lớn. ,Người ta sẽ chỉ phải khiêng đi có một đoạn! Khiêng người chết đi chôn,việc này thật dễ vì đó đã là nghề của nhiều người trong xóm.Và nếu như có một đám chết nào đưa người đến đây, trẻ em xóm tôi lại có dịp được xúm lại giành nhau đồ cúng với người chết. Những miếng ăn vô cùng quí giá với đám trẻ ,vì hàng ngày có bao giờ chúng dám nghĩ tới..

 Xóm tôi tổng số được 92 gia đình thì đã có tới 81 gia đình nghèo, 9 đói nghèo và 2 sống bằng nghề hành khất (ăn xin ).Vừa qua, một quyết định mang tính đột phá của bộ Giáo Dục là số học sinh của 62 huyện nghèo nhất nước, khi học xong lớp 12 thì được miễn thi Đại học. Thế nhưng huyện của tôi lại không nằm trong số 62 huyện nghèo nhất nước đó. Nghĩ cũng không buồn mà là thật may. Tại sao người dân ở đây không buồn,và tại sao quyết định miễn thi của bộ GD tôi gọi là mang tính đột phá . Nó đột phá ở chỗ là quyết định này nó công khai "Cho, Biếu, Tặng không kiến thức" cho học sinh mà chỉ có ở nền giáo dục Việt Nam mới dám xuất quĩ cho không đám học sinh của các nơi nghèo nhất.Việc này, nó giống như người ta đặc cách để một con ngựa què đủ tiêu chuẩn dự thi đua ngựa Olympic! Hối lộ,l ấy lòng được đám dân nghèo bằng cách này,nhà nước không phải tốn đến một xu. Còn người dân thì hân hoan đón nhận thêm cái ngu cho con em. Và cũng không biết họ đang được nhà nước xếp nằm trong chương trình "Khuyến mãi Phi Vật Thể của nhà nước !"

 Huyện tôi không nằm trong danh sách các huyện ưu tiên hóa lại may? Không phải may cho đám học sinh nghèo xóm tôi, mà là may cho những trẻ em sinh ra ở những thế hệ sau. Bởi chúng sẽ không phải gặp những thầy, những cô giáo là những học sinh nghèo xóm tôi được cho không kiến thức hôm nay!

 Xóm rất nghèo. Do đó, người ta không ngại ngần với bất cứ công việc gì, miễn nó kiếm ra dù chỉ một bơ gạo. Xóm có 325 người thì đã có 22 người đang ở tù, cái giá phải trả cho những bát cơm khó kiếm ! Nhiều người trong xóm cũng đã rủ nhau tha phương ở các huyện, tỉnh khác mong tìm được một cơ hội đổi đời. 43 người ra đi thì đã có 38 người quay về. Lý do thật đơn giản: "Làm không đủ trả tiền nhà trọ, tiền tàu xe, tiền
ăn uống vật vờ đầu đường, xó chợ!!" Có người không may đã vĩnh viễn phải nằm lại ở tỉnh khác vì gia đình không kiếm đâu ra tiền để đưa xác người thân về, đó là trường hợp của Đào công Quốc 32 tuổi, sốt rét chết ở Bình Dương. Chỉ hơn 200 cây số đi làm xa nhà thôi mà gia đình anh Quốc cũng đành phải ngậm ngùi chấp nhận đắp cho anh một ngôi " Mồ viễn xứ " ở xứ mình. Nhưng cũng có trường hợp mới ra đi đã trở về rất
thành công như anh Tống phước Hiệp, chị Mai thị Thêu Khi đi tay trắng, khi về nghe nói anh Hiệp và chị Thêu mỗi người đã có dư 70 triệu đồng, nghiễm nhiên trở thành những người giàu nhất xóm ! Nhưng để có dư được 70 triệu và được gọi là giàu nhất xóm, anh Hiệp , chị Thêu phải chấp nhận từ nay sống với chỉ "Một Quả Thận", Quả kia hai người đã phải để lại cho một ông Tàu, một bà Tàu tận mãi Giang Tô, người ở Phúc Kiến Trung Quốc.!!

 Nói về việc làm, xóm tôi là một xóm mà người dân có nhiều nghề và nhiều cách để kiếm sống nhất so với những xóm khác. Bới rác nhặt nylon, đồ nhựa, lon nhôm, sắt vụn đã có đội quân trẻ em. Người lớn, nếu có tí vốn,công việc sẽ sạch sẽ và cao quí hơn: Bán vé số dạo. Còn không, đã có vô vàn những việc khác để người dân xóm tôi chọn lựa mà không sợ bị người khác xóm cạnh tranh như : Đào hầm vệ sinh, huyệt cho người chết, quét chợ, gánh mướn, bốc mộ, nuôi người già, nhặt rác, giặt quần áo
và chăm sóc người đẻ trong bệnh viện, đi mót lúa đậu ở những nương rẫy không còn lúa đậu. Có người may mắn, được người thương, giới thiệu đi dọn dẹp, rửa chén bát thuê cho các đám ma, đám cưới, quán ăn... Người bần cùng quá thì công việc gánh phân thuê để các chủ vườn tưới rau là công việc luôn chung thủy chờ họ.Còn cuối cùng,không có sức, neo đơn quá thì nghề xin ăn ở đây cũng không cấm và cũng không phải xin giấy phép...

 Cuộc sống ở xóm, tuy nghèo nhưng lại rất đoàn kết. Người ta sẵn sàng trút ống gạo dồn lại nếu như một gia đình nào đó trong xóm lâm vào cảnh cùng kiệt. Ở đây người ta không hề đọc báo, không màng tin tức. Người dân hầu như không quan tâm đến thể chế, chế độ chính trị. Họ chỉ biết lo cho ngày mai "Làm gì và lấy gì để đong Gạo?". Tự do thì đã có sẵn : Tự do kiếm ăn. Xã hội chủ nghĩa không cấm họ kiếm ăn! Do vậy họ không có lý do gì để lên án,chống đối chế độ cả. Cuộc sống những người dân ở đây, họ như đươc sinh ra ,l ớn lên để đi tìm cái ăn, hòng sống cho hết đời còn lại,thế thôi! Hoàn toàn không có một khái niệm nào khác ngoài khái niệm "Sống để kiếm cái mà ăn!" Cũng đúng thôi, vì người ta nghèo quá nên việc đầu tiên và trước nhất là phải có miếng cho vào bụng để mà sống, còn lại việc gì thì để đó tính sau .

 Trong những ngày rảnh việc ( thật ra là không có việc). Tôi đã thử tìm hiểu rồi đi làm những cuộc khảo sát, thăm dò ở một số gia đình trong xóm thì hầu như : 98% không biết, có biết cũng không quan tâm đến những vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, Tiên Lãng, Vụ Bản. 99% không quan tâm đén các vấn đề xảy ra trên thế giới. 80% không quan tâm đến các vụ tham ô, nhũng lạm trong nước. 100% không quan tâm đến bầu cử, chọn người lãnh đạo và quyền bầu cử. Tôi cũng không bất ngờ khi có tới 100% người dân ở đây được hỏi đều quan tâm đến các loại thuế và phí họ phải đóng.
100% đều xung phong cầm súng nếu xảy ra chiến tranh với Tàu.

 Như vậy, thật mừng và đáng để xin chia vui cùng các vị lãnh đạo nhà nước. Người dân xứ này họ hiền hòa và ngoan quá. Họ không thèm quan tâm đến mọi bất công, đàn áp. Cũng không phiền hà gì thể chế chính trị. Cũng chẳng cần biết ai đang lãnh đạo họ. Cũng chẳng quan tâm đến có bầu cử hay không. Mừng chưa ? Một xã hội như thế thì chắc chắn đến mười mươi là sẽ mãi ổn định, nhất là về chính trị như các vị lãnh đạo luôn lo lắng. Dân nghèo, ngoan ngoãn, hiền hòa . Nhưng 100% sẽ cầm súng khi có kẻ nào đó xâm lăng. Lãnh đạo nghe có xúc động , mừng vui không ? Còn gì
bằng khi được cai trị một đất nước có được những người dân có thừa lòng yêu nước, thừa tiêu chuẩn để lãnh đạo ổn định cai trị như vậy?Thế nên, để đáp lại tấm lòng của người dân,nhà nước có nên thưởng cho người dân mỗi người một căn nhà, một mảnh vườn để sinh sống, bớt thuế,bỏ các khoản phí để họ luôn đủ ăn, để họ luôn vui lòng với cuộc sống khó nghèo của họ. Thiết nghĩ, điều này thật quá nhỏ bé so với những tấm lòng của họ với đất nước, và nhiều hơn là lòng bao dung của họ đối với các đấng lãnh đạo độc tài đang cai trị đất nước của họ...

Đỗ thị Kinh Kha

VN, 12/05/2012
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn