BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73609)
(Xem: 62261)
(Xem: 39455)
(Xem: 31193)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thời của thầy dùi!

20 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 994)
Thời của thầy dùi!
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Một loạt các báo ra gần đây nói về việc tỉnh Quảng Nam đang đổ ra một lượng lớn kinh phí khổng lồ để xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Dựa theo hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Thứ. Tượng đài được xây dựng trên đỉnh núi Cấm, với tổng diện tích 15 ha, tại thôn Phú Thạch, xã Tam Phú, huyện Tam Kỳ.

"Từ ý tưởng: Mẹ là suối nguồn bao la vô tận, là linh hồn đất nước. Mẹ sinh ra từ mảnh đất anh hùng, rồi sinh ra những người con anh hùng và sẽ lại hoá thân vào đất, vào non nước Việt Nam. Mẹ sẽ sống mãi ngàn đời, vẫn tiếp thêm nguồn sức mạnh mẽ cho các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc( XHCN). "Phải có thêm cái này, không có không được đâu! Kiên định mà!", tác giả Đinh Gia Thắng đã chọn và điều chỉnh trong quá trình thể hiện tỷ lệ 1/1 để thể hiện hình tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng" nguồn Wikipedia.

Được biết tượng làm bằng đá sa thạch bên trong rỗng. Đứng ở góc độ một người không rành về mặt mỹ thuật, có thể nói tượng đài này là sao chép gần như hoàn toàn ý tưởng của các bậc thầy nghệ thuật về tượng đài các vị danh nhân trên thế giới? Tức cũng là sao chép về cách bố cục, mô tuýp bố trí tượng theo kiểu hình cánh cung, cách thể hiện ý tưởng, thậm chí về kích cỡ gần như tương tự với tượng đài nổi tiếng của bốn vị tổng thống Mỹ được tạc bằng đá ngay trên đỉnh núi Rushmore có chiều cao 18m, tổng chiều rộng bức tượng là 122m. Trong khi tượng đài BMVNAH của tác giả Đinh Gia Thắng có chiều cao là 18,5m.(chắc là vì mẹ vĩ đại hơn bốn vị tổng thống kia chăng?) Tổng chiều dài nhỉnh hơn, chỉ có.... 117m (vì có một mình mẹ, thế cũng là hoành tráng lắm rồi).



So sánh tượng đài BMVNAH với ba bức ảnh các tượng đài khác trên thế giới chắc có lẽ trong chúng ta ai cũng thấy sự giống nhau buồn chán này. Đó là chưa nói đến tính thẩm mỹ, khuôn mặt mẹ Thứ chẳng thể hiện chút gì cảm xúc, nếu không muốn nói sự vô cảm trước mất mát hy sinh quá lớn của một người mẹ? Độ bền thời gian của bức tượng được làm ở VN? Trong khi nhà nước phải bỏ ra một khoảng kinh phí khổng lồ để tạc tượng là 410 tỷ đồng, tương đương 20 triệu USD! Đó là chưa nói toàn bộ kinh phí có chạy hết vào cho việc làm vô nghĩa và chia rẽ này không, hay lại hỉ hả chảy vào túi riêng những gã thực hiện dự án này!?

Dự án này được các thấy dùi ở đài tiếng nói VN gợi ý, và "dùi" cho các quan chức sở tại nơi mẹ Thứ từng sống. Quảng Nam là một tỉnh nghèo. Người dân trong tỉnh phải thực hiện hũ gạo tình thương để cứu đói cho người nghèo trong tỉnh. Thế nhưng lại dám chơi sang huy động sức đóng góp của người dân và ngân sách khổng lồ để làm cái chuyện không đâu!

Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm. Thế mà sự chia rẽ xã hội với khoản cách ngày càng giãn rộng hơn! Chiến tranh hai miền nam bắc là sự bất khả, chẳng đặng đừng. Ở đây chưa bàn đến vai trò lịch sử nếu công minh? Khi cuộc chiến bùng nổ có mẹ nào không đau khi buộc phải đẩy những đứa con của mình ra chỗ chết vì cái gọi là nhân danh của ai đó. Bởi bản thân các mẹ không thể có lựa chọn nào khác, ngoài lựa chọn để con cái mình cầm súng bắn giết đồng loại lẫn nhau. Cái nhân danh ấy may mắn trở thành kẻ chiến thắng sẽ được rêu rao, tụng ca là chính nghĩa,... thế còn cái nhân danh của kẻ thất bại sẽ được chì chiết nào là ngụy, là gian tặc,... và thi nhau nguyền rũa triền miên hận thù! Và điều không thể không nói đến chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau nào giữa một bà mẹ mất một đứa và bà mẹ mất nhiều đứa! Hơn nữa, phải chăng chỉ có mẹ Việt Nam anh hùng mới sanh ra những đứa con anh hùng như ý tưởng?

Không phải không suy nghĩ khi bà Thứ lúc còn sống đã từng trả lời phỏng vấn báo chí. "Mẹ ước một ngày nào đó trong giấc ngủ mẹ gặp lại những đứa con của mình".

Việc tạc tượng nhân danh một người mẹ đau khổ trong muôn vàn người mẹ đau khổ của cả hai chiến tuyến để ngợi ca những đứa con giết người của họ là hợp pháp, là hành động anh hùng, là trực tiếp chọc ngoáy vào vết thương chiến tranh vốn đã không lành, khiến chúng ngày càng trở nặng hơn! Đừng biến những người mẹ vốn đã chịu quá nhiều mất mát trong chiến cuộc điêu tàn trở thành biểu tượng của sự chia rẽ kéo dài. Biểu tượng ngạo mạn của kẻ chiến thắng mà thật ra chỉ thắng về hình thức bạo lực. Còn cái thắng của lòng dân có lẽ sẽ còn mãi là câu chuyện dài mà các anh chưa đủ lực để làm. Tiếc thay!

Đào Hữu Nghĩa Nhân

20-09-2011

Theo NghiaNhan's Site
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn