BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73501)
(Xem: 62250)
(Xem: 39442)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sống gửi, nhưng thác chẳng thể về....

17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 971)
Sống gửi, nhưng thác chẳng thể về....
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Tuần trước, về thăm nhà, nghe mẹ nói bữa nay ở làng bên có người lên đồng tìm mộ liệt sĩ giỏi lắm, người khắp nơi đổ về để mong tìm được người thân đã hi sinh nơi chiến trường. Mấy nhà bên cạnh nhờ đó mà có thêm thu nhập.

 

Chỉ là một trò lên đồng với chiêu bài tìm mộ liệt sĩ nhưng người khắp nơi vẫn túa về. Thế mới biết, người Việt Nam rất coi trọng phần mộ của người chết. Dù người thân của họ có chết như thế nào, thì những người sống vẫn luôn muốn được mai táng thi hài của người đã khuất nơi chôn cắt rốn của họ.

 





Cách đây mấy hôm, vào các trang lề trái như BBC, RFA, danlambao,... tôi đọc tin và được biết, tù nhân Nguyễn Văn Trại đã qua đời. Người nhà của ông muốn được mang thi hài ông về an táng tại quê nhà nhưng trại giam vẫn chưa cho người nhà của ông đưa xác ông về.


 

Rồi tôi nhìn hình ảnh của ông Nguyễn Văn Trại những ngày cuối đời, thân hình ông gầy gò vì bệnh ung thư. Hình ảnh của tù nhân chính trị Nguyễn Văn Trại gợi lên trong lòng tôi nỗi nhớ cha tôi vô cùng.

 

Cha tôi cũng đã từng phải vào tù gần 20 năm. Cha ra tù khi tuổi đã nhiều, cũng bị bệnh ung thư và mất cách đây không lâu...

 

Tôi đã ở bên cha tôi những ngày cuối đời của cha...

 

Ai đã từng chăm sóc những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối, mới thấu hiểu nỗi đau đớn về thể xác của những người mang căn bệnh này. Những người mang bệnh ung thư thường được báo trước cái chết của mình để lo liệu.

 

Những người biết trước cái chết của mình, như cha tôi, có vài ba ước mơ thật nhỏ bé, như khi chết được gặp người thân, và nhất là được chết không phải đau đớn, và cuối cùng được mai táng tại quê nhà. Những ước mơ giản dị đó, làm tôi gạt nước mắt thầm trong suốt nhiều đêm không ngủ vì cơn đau hành hạ cha tôi.

 

Có những tâm nguyện giản dị thôi, của cả người sống và người chết, là khi chết, được mai táng ở quê nhà. Tâm nguyện đó, ai có thể nỡ lòng nào mà chối từ được, nhất là khi nó được cất lên từ tiếng chuông lòng của một con người vô tội và nhất là khi người đó đã gần đất xa trời?

Thương ôi, ước mơ giản dị như của gia đình ông Nguyễn Văn Trại, khi chết được mai táng tai quê nhà, lại không hề đơn giản với ông và gia đình chút nào.

 

Tôi luôn có một niềm tin vững chắc, rằng tù nhân chính trị ở Việt Nam họ không những là những người vô tội mà họ còn là những con người tử tế, và rất nhiều trong số họ là những người tài. Những con người vô tội đã khuất như cha tôi, như tù nhân Nguyễn Văn Trại, như nhiều những tù nhân chính trị khác mà tôi chưa có dịp được nghe nhắc đến vì sự bưng bít thông tin, lật lọng và thiếu thốn lương tâm của chế độ này còn nhiều lắm.

 

Tôi muốn nói đến sự khác biệt giữa tù chính trị với tù hình sự. Bởi vì ở Việt Nam, tù chính trị bị đối xử tàn tệ hơn tù hình sự rất nhiều. Vì sao ư? Tù hình sự có những tội danh rõ ràng, hiển nhiên, đúng trên toàn thế giới, xã hội ai cũng nhìn thấy như tội trộm cắp, giết người, cướp của... Còn những người bị bắt đi tù vì tội chính trị từ trước đến nay, thường... thiên biến vạn hóa. Tội dạy học tư trái phép, tội đi tu, tội vượt biên, tội viết văn, làm thơ phản ánh cái thật của một xã hội ô trọc, tội không chịu khen ngợi thần tượng được người ta dựng lên, tội nghe đài địch, tội viết blog, tội hạ bệ lãnh tụ, vân vân và vân vân.

 

Tù nhân chính trị thường bị chết rất nhiều, nhất là những người tù trong các trại cải tạo ở miền Bắc ngày trước. Còn chuyện người chết ở trong tù thì tôi nghe chính bác tôi kể mà rùng mình. Những tù nhân trong tù, khi bị giam chung với nhau, chết cùng nhau là chuyện bình thường. Chôn một xác tù nhân đối với cán bộ trại thì cũng giống như chôn một vật vô tri vô giác hết hạn sử dụng cần vứt đi thôi mà. Chết thì dễ nhưng đưa xác về mới khó, mới khổ vì có những tù nhân chết gần ba bốn chục năm, sau đó người nhà mới có giấy báo tử, mới có dịp đưa phần mộ họ trở về quê hương vì lí do khách quan mà cán bộ trại đưa ra, là do chiến tranh nên thông tin bị gián đoạn, vì nơi họ phải sống cho đến giờ không có ma nào dám đến ở.

 

Viết đến đây, tôi lặng người đi vì thương cho tù nhân Nguyễn Văn Trại vừa mới qua đời. Ông đã nói với con trai ông những gì trong những ngày cuối đời khi vừa chờ đợi sự tự do và cả cái chết? Trong tù, ông có bị giam cùm xà lim, bị cùm mồm như những tù nhân chính trị năm xưa trong các trại cải tạo ở miền Bắc không? Và khi chết vì bệnh ung thư, ông có đau đớn lắm không?

 

Thường khi, ở một mình, trong tâm trí tôi luôn luôn vang lên câu hỏi, những tù nhân chính trị ở Việt Nam, họ ở đâu trong lòng những người dân Việt khi họ bị dán cái mác phản động? Vì sao, cũng là thân phận tù đày, nhưng tù nhân hình sự người ta không sợ hãi và xa lánh họ như những tù nhân chính trị? Và vì sao con người Việt Nam hôm nay không sợ cái ác nhưng lại xa lánh và sợ cái thiện, là cái đem đến cho con người sự thanh lọc tầm hồn và giúp cho con người biết yêu thương, biết sẻ chia trước nỗi đau của đồng loại, của dân tộc, nhất là khi đất nước đang lâm nguy như bây giờ? Đã nhiều lần, câu hỏi đó của tôi rơi vào thinh không của sự im lặng. Bởi vì cho đến giờ, chưa có ai trả lại danh dự, nhân phẩm cho những người tù chính trị, một việc cần làm để đem đến sự hòa giải tâm hồn cho cả dân tộc.

 

Chuyện tù nhân chính trị bị đánh đập, bị đối xử tàn tệ, bị chết, bị tước đoạt hết danh dự và nhân phẩm... là những câu chuyện vừa chân thật, vừa xót xa mà mỗi câu chuyện đó đều được viết lên bằng chính tài năng, tâm huyết của các tù nhân đã từng chịu nhiều đau khổ, nhưng không ngừng hi vọng và tin tưởng vào sự chiến thắng của sự thật, là hiện thân cho cái đẹp mà nhân loại muôn thuở đi tìm.

 

Dĩ nhiên, không ai muốn vào tù để tranh đấu cho những giá trị chân, thiện, mỹ. Vì những giá trị đó, tự thân nó luôn tỏa sáng. Nhưng đứng trước sự giao tranh không ngừng nghỉ giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội độc tài, rất nhiều người đã chọn sống làm người tử tế để đến gần với cái thật, cái thiện. Vì thế, như một quy luật hiển nhiên, tại các nước mà sự toàn trị được theo đuổi trại tù được sinh ra để lãnh đạo độc tài giam cầm những con người đại diện cho công lý, sự thật nhằm thể hiện quyền lực của họ. Nhưng chế độ độc tài, độc Đảng Việt Nam đã quên mất một điều, rằng chính ngay khi họ ra oai, biểu dương sức mạnh và quyền lực của mình thì tự thân họ đã phơi bày cho nhân dân Việt Nam và cho cả thể giới nhìn thấy sự yếu hèn của họ.

 

Oai mà làm gì, tập trung quyền lực mà làm gì, lấn lướt và chiến thắng người khác để làm gì khi mình luôn tự đầu hàng với chính mình, làm những điều mà lương tâm con người không cho phép?

 

Trong khi thể hiện quyền lực, họ quên mất một điều, nhà tù do họ tạo nên không bao giờ hủy diệt được mầm mống tự do trong mỗi con người mang tên tù nhân chính trị. Ngược lại, đó là trường học đào tạo, bồi dưỡng và vinh danh con người với cái đẹp nơi những tâm hồn tự do đích thực mà đôi khi vô ý, ta gọi họ là tù nhân.

 

Đôi khi tôi lẩn thẩn tự hỏi, giờ này Bác Trại ra sao rồi nhỉ khi bác không thể về nhà?

Cánh Cò

15-07-2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn