Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất
(Phần II)
Thiên Đức
III/- Vụ án đòi xác mẹ và quyền lợi liên quan
Đây là vụ kiện dân sự xuất phát từ hậu quả của vụ án hình sự chưa được xét xử công khai theo những thông tin ở phần 1.
Vì lý do vụ án hình sự còn nhiều tranh cãi phức tạp (sẽ được đề cập sau) phiên tòa (nếu có?) có thể kéo dài, trong khi nhu cầu tìm lại xác mẹ với tình thương, chia ly khắc khoải của con cháu là cấp thiết. Đó là lý do chánh đáng để Nguyễn Tất Trung có thể xin tách vụ án này ra khỏi vụ án hình sự , nhằm xét xử nhanh chóng, trả lại xác người mẹ cho gia đình hương khói. Đây cũng là việc làm nhân nghĩa hợp đạo lý vậy.
Năm 1955 Nông Thị Xuân được Ban bảo vệ sức khỏe Trung Ương tuyển chọn đưa về hầu hạ, phục vụ Hồ Chí Minh. Cuối năm 1956 sinh ra một đứa con trai được ông Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Đầu năm 1957, Nông Thị Xuân bị chết, theo công an Hà Nội đây là một tai nạn xe hơi (?) xảy ra tại dốc Cổ Ngư lên Chèm. Tử thi được công an đưa về bệnh viện Việt Đức mổ và khám nghiệm, hồ sơ đóng lại, không được xét xử. Điều đặc biệt là công an đã không trả cái xác lại cho thân nhân theo thông lệ một tai nạn bình thường, để làm lễ ma chay an táng. Mồ mả của nạn nhân trên nữa thế kỷ nay không được nhang khói hay phúng điếu.
Câu hỏi đặt ra tại sao Nông Thị Xuân bị tai nạn giao thông chết mà không được xét xử đền bù. Tại sao công an Hà Nội, vội vàng chôn xác biệt lập phi tang dấu vết không cho ai biết, kể cả thân nhân ruột thịt của cô Vàng?
Từ khi Nông Thị Xuân về Hà Nội cho đến ngày chết, chưa hề vi phạm một tội lỗi nào đối với luật pháp cũng như đối với đảng CSVN. Như vậy cho đến ngày chết Nông Thị Xuân vẫn còn mang tư cách là một cán bộ, đảng viên, hay công nhân viên chính thức của đảng và nhà nước.
Nguyễn Tất Trung là con ruột duy nhất của Nông Thị Xuân, là người thờ tự chính thức cho cha mẹ ông bà theo tập quán văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Trước cái chết không được xét xử, và mất luôn xác đã gây thiệt hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần cho Nguyễn Tất Trung. Hơn nữa, hành vi của công an không trả lại xác nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông cho gia đình là đã vi phạm luật pháp, vì không có điều luật nào từ trước cho đến nay cho phép công an làm sự việc này.
Do đó theo bộ luật dân sự, điều 13, căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự:
Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây: (...)
6. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
Dựa trên điều luật này, Nguyễn Tất Trung có quyền khởi kiện trước tòa án dân sự để đòi lại xác mẹ từ công an cũng như đòi những quyền lợi chính đáng khác liên quan đến sự việc này.
Điểm kế tiếp Nông Thị Xuân là cán bộ, còn là người tình của Hồ Chí Minh mà khi chết, bị vất thây nơi hoang lạnh, điều này đã gây hại đến uy tín và phẩm giá của người chết. Nông Thị Xuân chưa hề được làm đám tang, hưởng một nén nhang của gia đình.
Vì thế , Nguyễn Tất Trung có quyền đòi hỏi theo bộ luật dân sự điều 25:
Bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào những lý lẽ, và các điều luật ở trên, Nguyễn Tất Trung có thể khởi kiện bộ công an ra tòa án nhân dân Hà Nội, theo luật dân sự tố tụng:
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
Trong đơn khởi kiện, Nguyễn Tất Trung có thể đòi hỏi một trong những quyền lợi chính đáng như sau:
- Yêu cầu tòa án buộc công an Việt Nam phải hoàn trả xác Nông Thị Xuân lại cho gia đình. Yêu cầu được quyền làm đám tang công khai lại cho mẹ theo ý nguyện của gia đình, trong một tuần chay siêu độ, để linh hồn được siêu thoát... Bộ trưởng công an hay người đại diện tương đương phải đội khăn tang và đọc điếu văn xin lỗi trước linh vị người quá cố. Điếu văn này phải được phổ biến công khai trên tất cả báo chí Việt Nam ở trang nhất nơi trang trọng trong suốt tuần chay để bạn bè, đồng chí, bạn hữu, bà con xa gần có thời gian phúng điếu và an ủi cho người chết khỏi tủi thân lạnh lẽo suốt 50 năm dài.
- Ngoài ra trong lúc di quan cải táng, nếu có thể xin được đưa xác nạn nhân ngang qua lăng Hồ Chí Minh để được gặp mặt người tình (?) lần cuối trước khi xa cách vĩnh viễn. Lúc sống Nông Thị Xuân đã phó thác linh hồn, tuổi trẻ, tình yêu, và niềm tin tưởng tuyệt đối vào ông Hồ, bỗng phút chốc lại ngăn cách không được nói lời cuối cùng, thì giờ đây có cơ hội hiện diện trong lòng thủ đô Hà Nội, để linh hồn nạn nhân trong tư cách là người vợ, người tình có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chồng là ông Hồ cũng là chủ tịch đảng CSVN “tại sao phải chịu cái chết như vậy? Ai là thủ phạm? Ai chịu trách nhiệm chính trong cái chết này? Ai ra lệnh vùi thây không nhang khói 50 năm nay?”. Chỉ cần hỏi một lần, dù không có ai trả lời, linh hồn người chết cũng vơi bớt uất ức, và nhẹ nhàng siêu thoát.
Đến đây có người nêu nghi vấn tại sao không yêu cầu làm quốc tang cho vị “hoàng hậu” bóng tối, bất hạnh dưới chế độ XHCN? Người viết chỉ đề ra những nguyện vọng tối thiểu của nguyên đơn có thể đạt được trước tòa, như là việc làm đám tang, việc thăm lăng ông Hồ, việc đăng báo công khai xin lỗi cũng là việc bình thường chưa thấm vào đâu so với sự đau khổ, đọa đày chịu đựng của một gia tộc trong nữa thế kỷ qua. Còn việc quốc tang hay không là tùy thuộc vào lương tâm và đạo nghĩa của đảng CSVN đối với người sáng lập.
Để bảo vệ thành công đơn kiện, một trong những lý cớ có thể nêu ra như sau:
Tại sao những kẻ thù giai cấp như “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rể” sau khi bị bản án gia hình man rợ như chôn sống, cho trâu cày, hay bắt vợ con phải đấu tố cha mẹ ông bà, xác kẻ thù vẫn được đảng cho gia đình nhận lại đem về ma chay an táng?
Tại sao những tên giặc lái của đế quốc Mỹ, kẻ thù số một của nhân dân ta, đã từng bị ghép tội ác diệt chủng là ném bom trên đầu Hà Nội, thân xác vẫn được đảng nâng niu quí trọng, bao gói kỹ càng trả lại cho thân nhân?
Tại sao, một người công khai chống đảng, bị án tù phản bội tổ quốc như ông Hoàng Minh Chính lại được đảng cho làm đám tang công khai giữa dàn chào trân trọng của công an?
Vậy Nông Thị Xuân có tội gì? lớn hơn các tội trạng kể trên để trở thành người tử tù không án, với hình phạt bổ sung là thân xác phải biệt giam lưu đày vĩnh viễn nơi vùng đất nào đó không ai được quyền thăm viếng hay nhang khói.
Có thể trả lời chăng? Tại vì chưa có lệnh của bác và đảng CSVN, mà Nông Thị Xuân đã dám sinh ra cho ông Hồ Chí Minh một đứa con tên là Nguyễn Tất Trung theo qui luật truyền giống tự nhiên của con người. Đó là cái tội? tại sao? và tại sao?
Đây là một bất công nghiệt ngã ngay trong lòng đảng CSVN và ngay cả trong một đất nước hòa bình từng reo rẻo tự hào “xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”, đó là chế độ ưu việt của Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Công an Việt Nam khó tránh né được câu trả lời đối với hành vi táng tận lương tâm như trên. Công an Việt Nam có thể đổ lỗi cho người chết, vì đã làm theo lịnh trên, để phủi sạch trách nhiệm, thì xin hãy bạch hóa hồ sơ để cho lịch sử phán xét.
Qua hai vụ kiện đã trình bày cho thấy:
- Vụ án tìm cha: nhằm xác định nhân thân cho người sống, bảo tồn quyền lợi cho dòng họ Nguyễn Tất.
- Vụ án tìm xác mẹ: nhằm làm tròn hiếu đạo, phục hồi giá trị nhân phẩm cho người chết.
Cả hai vụ án tuy cùng một nguyên đơn, cùng tòa án dân sự Hà Nội, nhưng nội dung và đối tượng, hậu quả của hai vụ án hoàn toàn khác nhau, vì thế không thể nhập chung với nhau. Nguyễn Tất Trung đã hành sử đúng quyền lợi chính đáng của mình. Phiên tòa công lý sẽ phải được xét xử công khai trong thời gian luật định, không thể rơi vào im lặng mãi mãi được.
Hỡi những ai đã từng phê phán ông Hồ Chí Minh !
Hỡi những ai đã từng tôn vinh, ca ngợi ông Hồ Chí Minh !
Hỡi những ai hô hào, cổ xúy toàn dân học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh !
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với một người đã nằm xuống, trong khi chính quí vị lại là những người quay lưng với số phận bất công, nghiệt ngã đau thương của một dòng họ Nguyễn Tất trải dài hơn nữa thế kỷ qua.
Một phiên tòa lịch sử, rất nhân bản, thế nhưng lại xung đột quyền lợi giữa luật pháp và chính trị. Thắng hay bại trong vụ án chưa hẳn là điều đáng bàn. Mà điều đáng bàn nhất là một chút đạo nghĩa và lương tri con người có còn hay không trong lòng giữa những người cọng sản với nhau , được thể hiện qua những người có trách nhiệm trong vụ kiện vậy. Âu đành chờ xem vậy.
Gửi ý kiến của bạn