BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73432)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Melamine 1: Giai cấp và đấu tranh giai cấp

31 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 1103)
Melamine 1: Giai cấp và đấu tranh giai cấp
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Sinh thời Mạc là người có bằng cấp nhưng lận đận mãi vẫn không kiếm được việc làm. Thông minh, tài năng lại sống trong cảnh túng quẫn khiến giòng máu nổi loạn cuồn cuộn chảy trong huyết quản của ông. Để thực hiện được khát vọng đổi đời, Mạc tìm kiếm những người cùng cảnh ngộ với mình, chủ yếu là tầng lớp vô sản, thất nghiệp, không một xu dính túi.

Muốn đổi đời phải làm cách mạng. Muốn làm cách mạng phải tập hợp được lực lượng. Muốn tập hợp được lực lượng phải có chủ thuyết. Học thuyết giai cấp của Mạc được ra đời vì lý do đó.

Theo Mạc, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất và phân công lao động, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.

Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất quy định việc phân chia xã hội thành hai giai cấp cơ bản, hai phe - những người có tư liệu sản xuất và những người không có tư liệu sản xuất. Ông cho rằng, mối quan hệ với tư liệu sản xuất là "bí mật cuối cùng, được che giấu cho sự giải thích toàn bộ xã hội".

Mạc cho rằng do giai cấp tư bản bốc lột làm công nhân nghèo đi hình thành nên giai cấp vô sản. Ngày nay, khi xã hội thông tin phát triển, người có trình độ trung bình đều có thể hiểu được đó là sự ngộ nhận, giản đơn và cẩu thả.

Thực ra thì từ khi có xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân khác nhau đều có một tầng lớp vô sản. Những nguyên nhân này có thể là do năng lực bản năng của một số người. Hoặc làm chỉ đủ ăn, hoặc làm có dư giả nhưng không có khả năng tích luỹ.

Một bộ phận khác từ chỗ là người hữu sản nhưng gặp rủi ro do thiên tai hoặc bệnh tật cũng có thể trở thành vô sản. Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nông dân ở các vùng thôn quê nghèo khó bỏ ruộng ra thành thị làm công cho các nhà máy đang phát triển như nấm cùng sau mưa, trong số đó có một bộ phận trở thành hữu sản, một bộ phận khác thành vô sản. Nhưng số vô sản này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tầng lớp vô sản

Lực lượng làm công ăn lương bị chủ bóc lột thậm tệ trở nên vô sản chỉ chiếm một tỷ lệ nào đó trong xã hội. Trong nguyên nhân trở thành vô sản của bộ phận này cũng cần nói thêm là do năng lực của họ. Họ biết bị bóc lột thậm tệ nhưng chính họ cũng tự nguyện chui vào cái vòng bóc lột ấy hoặc họ không có khả năng thoát ly ra khỏi cái vòng ấy. Nói khác đi là sự hình thành của giai cấp vô sản có sự tự nguyện của những người dân tham gia làm nên giai cấp đó ngay từ đầu.

Mạc đã không phân tích sự khác biệt đó hay cố tình lờ đi sự khác biệt đó trong nguồn gốc của giai cấp vô sản để chĩa mũi nhọn, đổ vấy mọi nguyên nhân vô sản lê đầu giai cấp tư sản. Ông kêu gọi giai cấp vô sản trút hận thù lên giai cấp tư sản.

Độc tố “Melamine” thứ nhất trong luận điểm của Mạc mà với những người bình dân không dễ nhận ra là: Mạc kêu gào hận thù giữa hai giai cấp đang cùng hình thành trong một mối quan hệ sản xuất mới, luôn có xung đột và mâu thuẫn giai cấp cần giải quyết.

Mạc và sau này học trò của ông là Lênin đã nâng tầm thành lý luận đấu tranh giai cấp. Ngay trong tác phẩm “ Tuyên ngôn của đảng cộng sản” được công bố lần đầu vào năm 1848, ngay sau Phần I có tên: “Tư sản và vô sản”, Mạc đã viết: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.”

Luận điểm này đã được các nước trong phe XHCN áp dụng và phát động thành cuộc đấu tranh giai cấp, trong đó, theo tư tưởng chết người của hai ông là: “Giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”; “Lợi ích giai cấp tư sản và vô sản là đối lập và không điều hòa được. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là tất yếu và sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản.” Theo đó, giai cấp vô sản dùng bạo lực cách mạng để trấn áp giai cấp tư sản.

Từ những chỉ dẫn tầm bậy này, cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước XHCN dưới sự lãnh đạo của Tiệc đều đẫm máu. Trong đó có không ít hiện tượng đau lòng, trái với luân thường đạo lý như chuyện con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, học trò đấu tố thầy mà điển hình là cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam từ năm 1953- 1956.

Cuộc đấu tranh giai cấp theo sự xúi bẩy của Mạc và Lê đã huỷ hoại văn hoá truyền thống, tiêu diệt những tầng lớp ưu tú của xã hội. Đây được coi là “Melamine thứ nhất” trong học thuyết Mạc- Lê.

Phan Thế Hải

30-05-2011

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn