BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73500)
(Xem: 62250)
(Xem: 39442)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trộm cắp “văn hóa”

23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 1152)
Trộm cắp “văn hóa”
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Nhân đọc bài: Phim “Đường kiến” đoạt giải Cánh Diều Bạc là một món hàng ăn cắp.

Của Nguyễn Tôn Hiệt trên Báo Tổ Quốc. Theo phát giác của tác giả (NTH) cuốn phim “Đường kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đoạt giải Cánh Diều Bạc năm 2011 mà báo chí trong nước “ầm ĩ” loan tin. Chuyện phim được lấy từ truyện Đường kiến của nhà văn Kinh Dương Vương đăng trên Tập san Văn số 125 ngày ra báo 1 tháng 3 năm 1969, trên trang 25 đến 37.

*

Trong một số báo Khởi Hành năm 2002 – 2003 phát giác về vụ một người trong nước lấy một tác phẩm trước 1975 ở Miền Nam rồi thay tên của mình là tác giả. Rồi nhiều vụ đạo thơ, đạo nhạc, đạo tranh ảnh…chính trong nước phanh phui ra .

Còn bao nhiêu tác phẩm của Miền Nam trước 1975 đã và đang bị thay tên đổi họ tác giả nhưng chưa bị khám phá?

Nghề “Luộc sách!”

Thuổng thơ văn vốn là nghề của Bác

Truyền hậu sinh nay đã đạt đỉnh cao

Nghề chôm văn đang nở rộ dồi dào

Luộc nguyên cuốn đâu thèm đôi câu lẻ

Như xưa Bác bê lời Hán Cao Tổ

Đạo những câu thơ tuốt tận Trung Hoa

Hoặc nguyên con như “Nhật Ký Trong Tù”

Đảng Xóa vết khó tìm ra chủ cũ

Nay hậu duệ cứ thẳng thừng cóc sợ

Lấy của người đục bỏ thế tên ta

Đảng bảo kê, ai dám kiện ra tòa

(Bọn “phản động” xa nửa vòng trái đất)

Còn tác phẩm của những người ngoại quốc

Luộc tự do ai kiện cáo được ai!

Hiệp ước song phương dù ký, chẳng xài

Vì đã có đảng già mồm bênh vực

Làm được gì? Chế độ ta ưu việt:

“Cóp của nhau là học tập lẫn nhau”!

Hãy an tâm! Đã có Bác đỡ đầu

Luôn phù hộ, khuyến khích nghề cóp thuổng

Thuổng tất cả, kể luôn sách Từ điển

Những sách kinh tôn giáo cũng không kiêng

Rõ ràng chưa! Hồn ma Bác khôn thiêng:

Nghề luộc sách càng ngày càng phát đạt.

 Mấy tuần lễ trong tháng tư 2004 dư luận và báo chí trong nước xôn xao bàn tán vụ nữ nhạc sĩ Nhật Bản Keiko Matsui lên tiếng về việc nhạc sĩ Bảo Chấn lấy nguyên bản nhạc của bà ta làm thành bản nhạc “Tình thôi xót xa” của mình, bản nhạc đang được thịnh hành ở VN . Có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng làm như thế là ảnh hưởng xấu đến danh dự VN (VN xhcn thì có danh dự gì đâu mà ảnh hưởng!). Nhiều người nhân dịp này phanh phui nhiều trường hợp tương tự, là đã có nhiều bản nhạc ở Hồng Kông, Hoa Kỳ biến thành nhạc Việt trong nước, tác giả Việt!

Nhạc sĩ Phương Uyên phát biểu rằng: “Copy không phải là đạo nhạc mà là học tập lẫn nhau”! (Thật quá đúng với định hướng XHCN có ảnh hưởng danh dự gì đâu!)

Đào Anh Tuấn, Trưởng phòng bản quyền tác giả cho biết rằng: “Giữa VN và Nhật Bản chưa có hiệp định song phương nào về bản quyền. Thông thường các tác phẩm nghệ thuật nước ngoài có thể được bảo hộ theo công ước Berne Convention, tuy nhiên VN chưa phải là thành viên, vì vậy tác giả người Nhật không thể cấm sao chép hoặc xử dụng nhạc của mình tại VN”(Đúng là luật lệ, miệng lưỡi XHCN!)

Hơn nữa dù đã ký hiệp định này với Hoa Kỳ thì việc sao chép cũng vẫn thoải mái như thường! Kể chi đến ba cái công ước nhân quyền, báo chí... đã ký với Quốc tế! Mà phải tôn trọng, mà phải thi hành!

Chuyện sao chép, ăn cắp sản phẩm trí tuệ ở VN, không phải mới một sớm một chiều, không phải chỉ trên lãnh vực âm nhạc mà còn nhiều lãnh vực khác như thơ văn, dịch thuật; nghề ăn cắp sản phẩm trí tuệ có lẽ chỉ xuất hiện từ khi có đảng CSVN, mà vị sư tổ trộm cắp văn hóa không ai khác hơn là Hồ Chí Minh.

Dưới xã hội miền Bắc khép kín trước đây và cả nước trong những thập niên 70-80, ít ai để ý vấn đề này. Chỉ mới đây, nhất là sau khi VC đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ thì mới được chú ý vì nghề sao chép sản phẩm trí tuệ thịnh hành phát triển mạnh mẽ.

Cách đây chưa tới một năm, đã có cáo giác vụ VC lấy sách ở hải ngoại như truyện của Nguyễn Ngọc Ngạn rồi đổi tên tác phẩm lẫn tác giả đem in bán trong nước. Mới đây báo Khởi Hành cũng phát giác vụ VC lấy dịch phẩm Ngàn Cánh Hạc (nguyên tác của nhà văn Nhật Bản Kawabata, có giải Nobel văn chương) dịch giả Mặc Đỗ trước 75, đổi tên dịch giả và in bán! Nhiều sách Tử Vi, Bói Dịch trước đây nay in lại tràn lan với những tên tác giả lạ hoắc, toàn là giáo sư, phó tiến sĩ rất oai.

Đó chỉ mới nói đến sách truyện Việt ngữ, còn về văn hóa phẩm ngoại quốc thì không kể xiết. Tin mới nhất ( tháng 4/2004) cho hay một tác giả tự điển Nam Hàn tố cáo nhà xuất bản Thanh Niên củaViệt Cộng đã lấy sách Tự Điển Hàn Việt của tác giả này đem in bán với tên tác giả là Quang Thắng.

Sách tôn giáo cũng được sao chép công khai, một bức thư ký tên Linh Thoại, Sài Gòn ngày 17- 3- 2004 cho hay cuốn “Phật Giáo Khắp Thế Giới” (Budhism throughout the world) của tác giả Thích Nguyên Tạng xuất bản lần thứ nhất vào năm 2001 ở Australia đã biến thành cuốn “Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại- Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Thế giới” với tác giả là thiền sư Định Lực và cư sĩ Nhất Tâm nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin (Việt Cộng) in xong trong tháng 1- 2003, nội dung y chang cuốn của Thích Nguyên Tạng không sai khác.(Theo VNN)

Kế hoạch này Hà Nội đã tính toán từ khi vào chiếm được Sài Gòn, về mặt văn hóa, việc đầu tiên là chúng niêm phong, tịch thu những thư viện, những nhà xuất bản, những nhà sách lớn như Khai Trí chở hết sách ra Bắc để nghiên “kíu”, còn trong dân chúng thì chúng bắt đem sách đốt sạch với sự ø khám xét, lục soát kỷ càng. Làm như vậy tất cả dấu vết văn hóa văn học của miền Nam biến thành tro bụi, số không. Nếu còn lại thì đã nằm trong tay chúng, thứ nào bất lợi cho chúng thì đem đốt đi, thứ nào có giá trị thì sẽ biến thành sản phẩm trí tuệ của chúng, với thời gian những tác giả cũ và những người có liên hệ sẽ không còn nữa, lớp trẻ sau này còn đâu dấu vết nữa mà lần. Nếu có ai biết thì quyền lực có sẵn trong tay, chúng có trăm ngàn phương cách để bịt miệng. Đối với những người ở ngoài nước mà chúng không bịt miệng được thì cứ lì mặt ra, làm gì được nhau! Hoặc ngang ngược phủ nhận.

Mặc dù trong chiến dịch đốt sách mà chúng gọi là: “Tiêu hủy văn hóa đồi trụy Mỹ Ngụy” được khám xét gắt gao, nhưng cũng có người thu giấu một ít, bọn cán bộ cũng cuỗm được một mớ, bây giờ thời buổi mở cửa nhập nhằng, sách cũ của miền Nam nay đem in lại, nhiều cuốn có tựa đề mới tác giả mới, nội dung bên trong vẫn y nguyên như cũ, hoặc sữa đổi thêm thắt đôi chút cho phù hợp chế độ hiện tại. Cá nhân, cán bộ, nhà nước thi nhau luộc sách.

Bài học này chúng học được của bọn xâm lăng Phương Bắc, những lần bọn Hán, Minh...qua xâm chiếm nước ta chúng lại bắt nhân tài, cướp sách quý đem về và biến thành của chúng. Vì thế biết đâu “Vạn Kiếp Bí Truyền” của Đức Trần Hưng Đạo đang nằm trong kho binh pháp của Mao Trạch Đông dưới tên tác giả Tầu.

Có qua thì cũng có lại, sách của Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp hầu hết sao chép lại sách của CS Liên Xô, Tầu Cộng... Cuốn Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh sao chép nguyên bản một cuốn sách lý luận (Trì cửu chiến) của Mao Trạch Đông.

Có lẽ vì hài lòng bọn đàn em chư hầu đã tận tụy trung thành đường hướng của mình, nên Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông xem chuyện đám chư hầu thuộc hạ sao chép sách của mình làm của chúng chỉ có lợi chứ không có hại gì cả. Nếu chúng bán được thì cũng giảm bớt gánh nặng viện trợ cho nước đàn anh, nếu dư nhiều chúng đem trả nợ, nếu chúng để làm của riêng thì đem đất đem biển mà trả. Lợi vô cùng.

Hồ Chí Minh sau khi được thuộc hạ chôm cuốn “Ngục Trung Nhật Ký” của một tác giả vô danh bên Tầu rồi phù phép biến hóa thành đại tác phẩm của Bác, Hồ cao hứng làm ra thêm được những bài thơ con cóc, những bài vè hạ cấp nhan nhãn trong “Tuyển tập thơ văn Hồ Chí Minh”. Bồi bút làm dùm cho Hồ đôi bài cũng tương đối khá như bài Vịnh Trần Hưng Đạo, nhưng lời lẽ quá hỗn xược, mất dạy đối với tiền nhân bị nhân dân nguyền rủa vì vậy bài đó không còn nằm trong tuyển tập nói trên.

Sản phẩm của “nhà văn hóa vĩ đại Hồ Chí Minh” gồm một tuyển tập thơ Con Cóc, vè Mụ Đội, một tập thơ chữ Hán chôm chỉa, ngoài ra còn có hai tập hồi ký tự viết để tự tâng bốc mình ký tên ma Trần Dân Tiên, T.Lan, đến nay thì ai cũng biết, nhưng trung ương đảng vẫn lờ tịt đi, không dám xác nhận Hồ chính là tác giả và đảng vẫn không ngừng triệt để khai thác “tư tưởng HCM”. Mới đây lại có cuộc thi viết rầm rộ “cán bộ giỏi về học tập tư tưởng HCM”!

Ngay cả những câu nói, những lời phát biểu được coi là châm ngôn, mẫu mực của Hồ nếu đem so sánh đối chiếu thì toàn lời nói, bài viết của những danh nhân kim cổ đông tây.

Sau 1975, VC chăng đầy những khẩu hiệu “Đất nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” dưới ghi là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nghe sao mà giống câu nói của Lưu Bang khi lên ngôi hoàng đế: “Sử Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ, quốc dĩ vĩnh tồn, viên cập miêu duệ”. Trong một bài viết của cán bộ văn hóa: “Bác Hồ thường nói: Bác luôn lo trước cái lo của nhân dân, Bác luôn hưởng an vui sau cái an vui của nhân dân”. Có lẽ nhà thơ Phạm Trọng Yêm bên Trung Hoa cách đây mấy thế kỷ đã chôm câu nói này của Bác để cho vào bài phú rất hay của mình: “Tiên thiên hạ chi ưu, vi ưu. Hậu thiên hạ chi lạc, vi lạc”.

Bản tuyên ngôn độc lập mà Hồ long trọng đọc ở Hà Nội, cả phần đầu sao chép nguyên con Bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ không một chữ chú thích!

Một lãnh tụ như thế, một chế độ cầm quyền như thế, thì phải sản sinh được những thiên tài như nhạc sĩ Bảo Chấn, là chuyện đương nhiên. Bà nhạc sĩ Nhật Keiko Matsu khi nêu lên thắc mắc về việc tác phẩm của mình bị sao chép có lẽ vì bà ta không hiểu tí gì về nền văn hóa “Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nếu bà ta đòi kiện cáo thì khuyên bà thà đi kiện củ khoai, vì theo như Đào Anh Tuấn trưởng phòng bản quyền tác giả thì “tác giả người Nhật không thể cấm việc sao chép hoặc xử dụng nhạc phẩm của mình tại VN”, vì chưa có hiệp định song phương giữa hai nước, đó là chuyện “nội bộ”. Nhưng nếu giả thử hai nước có ký hiệp định, mà đảng ta cứ ngồi xổm lên thì cũng huề cả làng!

22/4/2004

nguyễn duy ân

Ở trong n ước không phải là không có người lương thiện, sòng phẳng. Nhưng cũng chỉ vạch những vụ “đạo” của nhau, còn trộm cắp, đánh tráo những sản phẩm thuộc về Miền Nam trước 1975 thì họ lờ đi, xem như không có một mảng “văn học , văn hóa” như thế ở Miền Nam Tự Do! Hơn nữa họ cũng không biết, hoặc không dám biết rằng Hồ Chí Minh chính là đại tổ sư trộm cắp văn hóa, như bài viết trên Tuần Việt Nam:

Nhức nhối đạo văn – xử lý thế nào?
Tác giả: Phương Khánh

Việc nghiên cứu khoa học cũng sòng phẳng, sự minh bạch trong học thuật sẽ tạo ra sự minh bạch trong khoa học và bớt đi những kẻ muốn tiến thân theo cái lối “dậu đổ bìm leo”.

LTS: Gần đây, những vụ đạo văn, đạo nhạc bị phanh phui trước công luận đang làm rầu lòng xã hội. Thực tế này đòi hỏi các nhà quản lý phải có một "bàn tay sắt" để đem lại sự sòng phẳng và minh bạch trong học thuật. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả Phương Khánh, mời độc giả cùng thảo luận thêm.

Có lẽ chưa bao giờ, hiện tượng đạo văn, đạo nhạc, đạo tranh, đạo bản dịch, đạo công trình nghiên cứu lại phổ biến như những năm gần đây. Dư luận xã hội và báo chí sau một thời gian dài dành sự quan tâm sâu sắc đến hiện tượng này, nhưng rồi cũng lại xem đó là "chuyện thường ngày" nên cũng ít khi bị sốc trước các vụ việc mới bị dư luận phanh phui.









 
Nếu sách đạo văn vẫn để trên giá, lưu trong các thư viện, bán ngoài quầy,
dạy trong các trường đại học và các cơ sở đào tạo sau đại học trên khắp cả nước...
mà các cơ quan có trách nhiệm không hề có động thái gì.
Người bị hại không được bảo vệ, còn kẻ hại người thì vẫn ung dung n
hư chẳng có chuyện gì sẽ là một mối nguy hại lớn cho nền học thuật nước nhà.

Bởi khi dư luận báo chí chìm xuống, kẻ đạo văn chỉ xấu mặt trong một thời gian ngắn, thì lại đâu vào đấy. Các công trình vẫn đặt trên những giá sách thư viện, chức danh địa vị của những người làm việc xấu đó vẫn oai phong lừng lẫy. Và theo đó kẻ sau vẫn tiếp tục đạo của kẻ trước, thầy đạo của trò, đồng nghiệp đạo của đồng nghiệp...

Đạo văn để làm gì?

Đi tìm căn nguyên của đạo văn người ta cho rằng những người phải "đạo" tác phẩm công trình của người khác thường là những kẻ bất tài, trình độ yếu kém nhưng lại muốn nổi tiếng, muốn thăng chức, thăng học hàm học vị, hoặc đơn giản chỉ vì muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng.

Mấy năm gần đây, không ít các vụ đạo văn lừng lẫy đã được đưa ra ánh sáng dư luận. Riêng cuốn sách Bàn phím và Cây búa của Nguyễn Hòa (NXB. Văn học, 2007) đã chỉ ra được 6 trường hợp đạo văn, đạo công trình nghiên cứu để làm giáo trình, chuyên khảo.

Những thợ đạo được chỉ mặt, nêu tên văn ở đây toàn các đấng bậc danh giá trong làng chữ nghĩa. Nào là PGS.TS. TNT (đạo của GS Trần Quốc Vượng), TS. HXL (đạo của TS Trần Hữu Sơn), TS. TND (đạo của PGS.TS Vũ Tuấn Anh), PGS.TS NCB (đạo của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh), nhà văn VNT (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Vương), TS. CTTT và Thạc sĩ TTA (đạo của PGS.TS Trần Ngọc Thêm). Rồi GS. TS PL đạo của GS Trương Lập Văn (Trung Quốc)...

Hồi đầu năm nay, các báo Đất Việt, Pháp luật Việt Nam đăng tải các bài về việc bà Phan Thư Hiền (Phó Giám đốc Sở VH-TT & Du lịch Hà Tĩnh) đạo của TS Nguyễn Xuân Diện. Và gần đây nhất, trên Tiền Phong cuối tuần số 42 và 43 là công trình của Trịnh Khắc Mạnh (PGS. TS, viện trưởng Viện Hán nôm) - một cuốn sách đã từng được giải thưởng Sách hay năm 2007, nhưng phải sau 2 năm trao giải mới phát hiện ra là có nguồn gốc bất minh.

Có thể nói các vụ đạo văn ngày càng tinh vi. Mặc dầu người bị đạo biết mười mươi là người ta đạo của mình, nhưng cũng khó khăn lắm mới đưa ra dư luận. Có người có chứng cứ hẳn hoi, nhưng lại ngại va chạm nên cũng chẳng đưa ra công luận, rồi đành ngấm ngầm cam chịu bực tức. Bởi học thuật ở Việt Nam từ xưa đến nay vốn không sòng phẳng, và bên cạnh đó hành lang pháp lý cho những vụ việc như thế này cũng không chặt chẽ.

Ví dụ, vừa qua, để chứng minh ông Trịnh Khắc Mạnh đạo công trình nghiên cứu của mình, PGS. TS Ngô Đức Thọ đã phải đưa ra những chỗ sai trong tác phẩm của mình, từ đó cho người đọc thấy ông Mạnh đã chép rất trung thành công trình của Ngô Đức Thọ như thế nào. Hay ở vụ bà Phan Thư Hiền đạo 20 trang khảo cứu quan trọng của TS. Nguyễn Xuân Diện, thì có khôn ngoan hơn là sửa văn phong ở đôi chỗ. Nhưng vì là những người chả có nghiên cứu gì cho tử tế nên đã bộc lộ ra những cái sai rất ngây ngô kiểu "thò đuôi cáo".

Hồi kết của đạo văn là gì?

Đối với người viết, tác phẩm văn học, khảo cứu, biên khảo chính là một phần cuộc đời họ. Đó là công phu nghiền ngẫm học thuật mà để có được nó, họ đã phải học hành, trau dồi, rèn luyện qua biết bao nhiêu cấp học của biết bao nhiêu trường lớp, thụ giáo biết bao nhiêu ông thầy. Để có được những tư liệu và vốn liếng hiểu biết, họ đã không tiếc tiền của đi thực tế, tiếp cận các nhân vật và sự kiện, mua sách báo và tư liệu. Những công trình khoa học là kết tinh của tâm huyết, nỗ lực của cả đời học thuật. Vì vậy, những đứa con tinh thần là những tác phẩm của họ chính là một phần cuộc đời của họ. Vậy mà, nhiều người đã đang tâm ăn cắp, xào xáo, chế biến bằng những thao tác từ đơn giản đến tinh vi để hòng có được tiền bạc, danh vọng từ mồ hôi công sức của người khác.









 
Không ít người đã tiến thân bằng cách đạo văn.

Tiếc rằng cái công sức, mồ hôi nước mắt của những kẻ thực học, sau khi bị đạo, lại chỉ được kết thúc bằng một câu xin lỗi, hay thu xếp dàn hòa hai bên.

Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam, cho rằng nếu câu chuyện "đạo văn" chỉ cần giải quyết bằng một lời xin lỗi thì tính răn đe còn quá nhẹ. Và bà nhận định rằng một phần lý do thực trạng đạo văn diễn ra hàng ngày trên khắp các lĩnh vực "là do chúng ta chưa có chế tài xử lý nghiêm hơn".

Rốt cuộc sách đạo văn vẫn để trên giá, lưu trong các thư viện, bán ngoài quầy, dạy trong các trường đại học và các cơ sở đào tạo sau đại học trên khắp cả nước... mà các cơ quan có trách nhiệm không hề có động thái gì. Người bị hại không được bảo vệ, còn kẻ hại người thì vẫn ung dung như chẳng có chuyện gì. Có thể nói đây là một mối nguy hại lớn cho nền học thuật nước nhà bởi khi dư luận báo chí qua đi, những thế hệ sau lại hồn nhiên trích dẫn những cuốn sách đạo văn đó, mà không biết đó chỉ là công trình, tác phẩm giả, được tạo những kẻ lười biếng tạo nên. Điều này dẫn đến một nguy hại khác không kém phần quan trọng là sự tụt hậu của nền học thuật, ảnh hưởng đến học phong và nền văn hóa nước nhà. Thậm chí chúng còn làm hỏng cả một thế hệ, làm mất uy tín của khoa học nước nhà trước bạn bè quốc tế khi những vụ việc như vậy được phanh phui phát hiện.

Cho đến nay, trường hợp đầu tiên và duy nhất chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) đã chính thức ký quyết định tước bỏ chức danh phó giáo sư đối với ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, vì đã không trung thực (lấy công trình của người làm của mình), vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của nhà giáo". Và đây là lần đầu tiên ở nước ta có một PGS nhà giáo bị tước học hàm.

Phát biểu với báo chí ngay sau khi tước bỏ chức danh PGS của ông Trịnh Xuân Dũng, Giáo sư Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã khẳng định: "Đây là lần đầu tiên HĐCDGSNN tước bỏ danh hiệu phó giáo sư đối với một nhà giáo. Việc làm này là cần thiết bởi không thể để một con sâu tồn tại trong hàng ngũ các giáo sư chân chính. Việc làm này của HĐCDGSNN đã rất được các nhà khoa học trong cả nước vô cùng hoan nghênh".

Có vẻ như những công trình đạo văn đã góp phần đưa các TS thành PGS, các PGS thành viện trưởng, thành những nhà quản lý. Bằng chứng là sau khi bị phát hiện đạo văn, những quan chức, đang làm công tác giảng dạy, quản lý văn hóa, khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu, sở VH-TT&DL đều đang tại vị, thậm chí một số vị vẫn thăng tiến trên quan lộ.

Và, những cuốn sách bị phát hiện đạo văn, hiện cũng chưa có cuốn nào có lệnh thu hồi. Cũng chưa có giải thưởng nào đã trao cho nó, bị thu hồi. Chúng vẫn được gửi đến các thư viện từ trung ương đến địa phương, thư viện các đại học và viện nghiên cứu và vẫn được các thư viện nước ngoài đặt mua. Những cuốn sách đó vẫn được dùng làm giáo trình giảng dạy ở đại học, và cả sau đại học; vẫn được các thế hệ học viên học cao học, học nghiên cứu sinh trích dẫn, sử dụng trong học tập, nghiên cứu.

Những tác phẩm đạo văn, đương nhiên là không có phát hiện gì mới về mặt học thuật (tư liệu không mới, kiến giải không mới, kết quả không mới, đề xuất không mới), mà chỉ là xào xáo lại các cái cũ (những kiến thức đã công bố, đã được nhà nước trả tiền, đã được nhuận bút, đã đem lại vinh dự cho người phát hiện lần đầu) vậy mà vẫn được in ra, vấn được trả nhuận bút, vẫn đem lại bổng lộc và chức vị cho người xào xáo. Điều này hết sức bất công, không những làm lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân, mà hành vi dối trá này còn vi phạm đạo đức xã hội, đạo đức khoa học và kìm hãm và trì trệ sự phát triển của học thuật.

Nếu chúng ta không tìm được ra ngay biện pháp xử lý với vấn nạn này, thì không thể có một nền học thuật lành mạnh, minh bạch và phát triển; và càng ngày càng làm cho học thuật suy thoái. Một số người còn đề nghị phải xem xét tội đạo văn như một thứ tội phạm kinh tế nữa, vì cho rằng việc đạo văn không chỉ làm phương hại đến sự tôn nghiêm của học thuật và nghệ thuật, ảnh hưởng đến trình độ dân trí mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến kinh tế đất nước vì đã dùng tiền đóng thuế của dân để trả cho những những sản phẩm không có tính sáng tạo của những kẻ lười biếng.

Trong khi đó vấn đề này đối với nước ngoài, được họ làm một cách hết sức triệt để. Sách bị phát hiện đạo văn bị thu hồi, hủy, giải thưởng đã được trao cũng bị tước, thậm chí những công trình đó nếu liên quan đến việc người đạo văn dùng nó để xin các chức danh học hàm học vị, thì cũng sẽ bị tước. Điều này tạo lập nên ý thức của các thế hệ nghiên cứu. Họ càng trung thực bao nhiêu trong các công trình của mình thì càng được đánh giá cao bấy nhiêu. Do vậy, việc nghiên cứu khoa học cũng sòng phẳng, những phát kiến mới được đánh giá cao, mặc dầu những phát kiến này không đi xa thế hệ trước là bao, nhưng sự minh bạch trong học thuật này sẽ tạo ra sự minh bạch trong khoa học và bớt đi những kẻ muốn tiến thân theo cái lối "dậu đổ bìm leo".

(Tuần Việt Nam, 05/12/2009)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn