BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73465)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Việt Nam sẽ chưa bị trở lại danh sách CPC

11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 1061)
Việt Nam sẽ chưa bị trở lại danh sách CPC
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Ngày 09/02/2010 một số tổ chức chính trị của người Việt đã đồng loạt ký tên vào một thỉnh nguyện thư gửi cho bà Hilary Clinton, ngoại trưởng Hoa Kỳ, đề nghị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần có sự quan tâm đặc biệt vì vi phạm tự do tôn giáo (CPC). Bức thư nói trên còn được đồng gửi tới các vị dân biểu quốc hội, các cơ quan báo chí quốc tế và Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại.

 Đây là một cố gắng lớn thể hiện sự quyết tâm của người Việt khắp nơi trên thế giới, nhằm đấu tranh với chế độ bạo quyền vô thần của Cộng Sản ở Việt Nam, tạo áp lực buộc họ phải từ bỏ chính sách ngăn cản tự do tôn giáo ở Việt Nam.

 Trước đó, một dân biểu Hoa Kỳ là ông Ed Royce đã soạn thảo một văn bản đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC đệ trình Ủy ban đối ngoại, sau đó là Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/12/2010.

 Tiếp đến, ngày 25/01/2011 tổ chức nhân quyền quốc tế Human Right Watch đã ra thông báo kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC vì những vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.

 Thế nhưng Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ đang đứng trước một bài toán khó: Một mặt, hiện nay họ đang ngày một thắt chặt quan hệ ngoại giao song phương với Việt Nam, từng bước coi Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng của họ trên Biển Đông và Đông Nam Á. Nhưng mặt khác, Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo, với những hành động hết sức tinh vi nhưng không kém phần trắng trợn.

 Nếu Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại vị trí CPC, thì rõ ràng là vấn đề này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bang giao Việt – Mỹ. Mà họ sẽ không muốn điều đó xảy ra, ít nhất là trong thời điểm hiện nay. Có hai nguyên nhân chính để Hoa Kỳ cần coi Việt Nam là đối tác quan trọng, đó là “thế đứng của Hoa Kỳ trước Trung Quốc” và “tiềm năng đầu tư trên Biển Đông và khu vực”.

 Động thái gần đây nhất thể hiện việc “xích lại gần nhau” của Hoa Kỳ với Việt Nam, đó là việc Việt Nam đã có 3 sĩ quan tác chiến cao cấp của quân đội được phép tham gia trực tiếp vào cuộc tập trận thường niên Mỹ - Thái Lan và một số nước, có tên là “Hổ mang vảng” (Cobra Gold), bắt đầu từ ngày 07/02/2011 tại Chiang Mai – Thái Lan (Theo tin AP).

 Vậy Hoa Kỳ sẽ phải coi chiến lược quốc gia cho toàn cầu của họ là quan trọng hơn, hay vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền quan trọng hơn. Cả hai vấn đề đều quan trọng vì nó đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của người Mỹ. Nhưng vấn đề tôn giáo và nhân quyền ngoài địa giới của Hoa Kỳ không phải là mục tiêu cấp bách, nó hoàn toàn có thể được giải quyết bằng các bài toán hóa giải của họ, nhưng rõ ràng là nó cần phải cần có thêm thời gian.

 Mặt khác, nhà cầm quyền Cộng Sản ở Việt Nam đang lái dư luận theo hướng: Thay vì các hành động trấn áp của công an đối với các tôn giáo là hành động vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền, thì họ đã chuyển sang đề tài “tranh chấp đất đai” - Một trò ảo thuật thường thấy trong việc biến “tội phạm” chính trị thành tù nhân hình sự, và biến biệc đàn áp tôn giáo thành việc vi phạm trật tự trị an hoặc các tranh chấp dân sự thông thường…

 Vấn đề tìm kiếm đồng minh, ngược lại đang là một việc cấp bách đối với Hoa Kỳ, nhất là tại những khu vực quan trọng như Đông Á. Họ sẽ phải chọn phương án ưu tiên cho vấn đề này.

 Tuy nhiên, với những bộ óc chiến lược vĩ đại, có chiến thuật ngoại giao thích hợp và thông minh. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ sẽ khiến dư luận khó đoán trước được ý kiến của họ về vấn đề có đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC hay không. Bằng chứng là không một ai có thể tin nổi việc Hoa Kỳ để cho một quan chức cấp cao thuộc tòa đại sứ của họ tại Việt Nam, bị công an Việt Nam hành hung ngay giữa ban ngày tại Huế, khi ông đi thăm linh mục Nguyễn Văn Lý.

 Cũng cần nhắc lại là trong bản báo cáo thường niên về hiện tình nhân quyền toàn cầu mới công bố ở Brussels- Bỉ ngày 24/01/2011, Human Rights Watch đã chỉ trích “một số quốc gia EU và một số tổ chức thuộc Liên hiệp Quốc đã quan tâm đến quyền lợi riêng của quốc gia mà không làm tròn trách nhiệm cổ võ cho nhân quyền (Trích: RFA)

 Lê Nguyên Hồng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn