Cuộc cách mạng ở Ai Cập bùng nổ vì người dân không chịu sống mãi trong nhục nhã. Với dân số 84 triệu người tương đương với Việt Nam, lợi tức theo đầu người là 5,650 đô la, cao gấp hai lần người Việt Nam, nhưng 40% dân số vẫn sống với dưới 2 đô la một ngày.
Trong khi đó giới trưởng giả tổ chức một đám cưới linh đình, riêng tiền mua hoa đã tốn 50,000 đô la, và áo cưới đặt mang từ Paris qua. Bất công xã hội trầm trọng là một mối nhục, không phải chỉ cho những người nghèo khó mà cho cả các thanh niên, sinh viên thuộc giới trung lưu.
Trong hai lần đến Ai Cập mấy năm vừa qua, ký giả này đã chứng kiến những thanh niên có học nhưng thất nghiệp, đi quanh đám du khách gạ bán những thứ hàng thủ công chỉ đáng một vài đô la Mỹ. Khi không ai mua, chàng thanh niên bèn hỏi có gì cho mình hay không! Những trẻ em đang tuổi đi học nhưng lang thang đi ngửa tay xin tiền. Khi không xin được tiền, các em đều biết ngỏ lời xin những thứ lặt vặt như cây bút cài trên áo, hay cái túi xách tay để trống! Du khách có cảm tưởng mình đến một quốc gia chuyên nghề ăn xin! Kỹ nghệ du lịch mang lại món ngoại tệ lớn nhất, chiếm một phần 8 Tổng Sản Lượng Nội Địa. Trên mỗi xe buýt chở du khách có một công an mặc thường phục đi kèm. Người hướng dẫn du lịch nói một câu “phạm húy” về một vụ đất lở làm sập những ngôi nhà nghèo nàn mà chính quyền muốn che giấu, và nói có hàng triệu người mỗi đêm về ngủ trong nghĩa địa, buổi tối hôm đó anh ta bị mất việc. Ông tổng thống Ai Cập không bị mang tiếng ăn cắp của công, nhưng ông đã nuôi dưỡng một chế độ công an bảo vệ cho cảnh bất công và tham nhũng tràn lan. Giống như những nhà độc tài khác, ông đang tính cho con ông chuẩn bị lên nối ngôi!
Nhưng người dân Ai Cập đã hết kiên nhẫn. Biến cố xẩy ra bất ngờ và được châm ngòi từ những sự kiện rất nhỏ.
Ngày 6 tháng 6 năm 2010, anh Khaled Said, 28 tuổi, bị công an mặc thường phục đánh cho tới chết. Hình ảnh đầu và mặt anh đầy thương tích được truyền đi từ thành phố Alexandria qua Internet tới khắp cộng đồng mạng của thanh niên Ai Cập. Ai thấy cũng phẫn uất. Một thanh niên khác ở Cairo, anh Shadi Taha, 32 tuổi, nói mọi người phải bày tỏ thái độ bằng một cuộc biểu tình.
Đề nghị này được truyền đi trên Facebook và Twitter. Nhiều người góp ý kiến với Taha trên mạng; sau cùng, họ đồng ý chọn biểu tình vào ngày 25 tháng 1 năm 2011. Vì đó là Ngày Công An, mỗi năm Tổng Thống Hosni Mubarak thường tới Công trường Tahrir, Tự Do, đọc diễn văn khen ngợi và ghi công các công an đã bảo vệ chế độ trong ngày này. Qua Facebook và Twitter là lời kêu gọi: Ngày 25 hãy kéo tới Công trường Tahrir!
Nhưng ý định biểu tình là một ảo tưởng. Ai Cập có mấy đảng đối lập yếu ớt; nhiều đảng chính trị bí mật, họ đã thành lập một Liên Hiệp Đòi Cải Tổ. Nhưng chưa bao giờ họ tổ chức được một cuộc biểu tình! Chế độ Mubarak đã cai trị Ai Cập suốt 30 năm, với gần nửa triệu quân đội, với guồng máy công an chằng chịt, ở thành phố trung bình cứ 10 người dân là có một công an. Shadi Taha không hy vọng sẽ có được một trăm người tới biểu tình vào ngày 25 tháng 1!
Cho tới khi, một chuyện tình cờ xảy ra, ở cách Cairo mấy ngàn cây số. Ngày 17 tháng 12 năm 2010, tại nước Tunisia một sinh viên tốt nghiệp nhưng không có việc làm, anh Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, bị công an bắt về tội đi bán rau và trái cây không giấy phép (và không hối lộ để được bỏ qua). Anh bị một bà chị công an 45 tuổi tát tai, bị đem về bót đánh nữa, cái xe rau của anh bị phá. Ngày 4 tháng 1, 2011, Mohamed Bouazizi chịu nhục nhã không nổi, đổ xăng tự thiêu ở thị xã Sidi Bouzid. Cái chết của anh làm nổ bùng một làn sóng phẫn nộ. Thanh niên, sinh viên, học sinh đi biểu tình khắp các thành phố. Mười ngày sau, ông Tổng Thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali phải bỏ trốn, sau 23 năm cầm quyền.
Biến cố ở Tunisia đã khích động giới thanh niên khắp thế giới Ả Rập. Thanh niên xuống đường biểu tình ở khắp nơi đòi tự do: Jordan, Algeria, Yemen. Tổng Thống Ali Abdullah nước Yemen lúc đầu bắt giam các nhà báo, sau phải trả tự do cho bà Tawakul Karman, người đã lập Hội các Nhà báo Phụ nữ không bị xiềng xích. Sinh viên Đại Học Sana'a biểu tình đòi chấm dứt 32 năm độc tài của ông Ali Abdullah. Quốc vương Jordan Abdullah II cách chức chính phủ thay đổi thủ tướng để xoa dịu lòng dân. Nhà độc tài xứ Syria tuyên bố sẽ cải tổ chính trị cho dân được tự do hơn. Ở những nước xa xôi, tiếng vang cũng dội tới. Chính quyền Bắc Kinh kiểm duyệt tất cả những tin trên mạng có tên nước Ai Cập. Chính quyền Campuchia cũng lo ngại. Trong một cuộc biểu tình chống chính phủ ở Nga, thường xuyên tổ chức mỗi ngày 31 trong năm để nhắc nhở điều 31 trong Hiến Pháp về các quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, một lãnh tụ đối lập cựu thị trưởng Moscow đã ví Thủ Tướng Vladimir Putin như ông Mubarak!
Không ở đâu phong trào phản kháng mạnh mẽ như ở Ai Cập. Chế độ Mubarak sẽ sụp đổ. Vì các sinh viên, thanh niên, học sinh Ai Cập đã xuống đường, và cha mẹ, anh chị của họ đã phục hồi được lòng tự trọng, dám đương đầu với chế độ độc tài. Hơn 250,000 người xuống đường ở Cairo ngày hôm qua, nông dân, sinh viên, công nhân, nhà giáo, phụ nữ che khăn kín đầu theo lối cổ và các phụ nữ đi giầy cao gót theo lối mới; họ từ nhiều nơi kéo về, chen vai nhau, cùng hát những bài ca ái quốc và hô khẩu hiệu chống chế độ độc tài tham nhũng.
Các nhà báo nước ngoài ngạc nhiên vì tình trạng ôn hòa trong những cuộc biểu tình suốt tuần qua. Người dân Ai Cập đã biểu lộ được sự trưởng thành của họ. Một xã hội công dân đã bắt đầu xuất hiện trong một sớm một chiều tại Ai Cập. Người dân tự động tổ chức cùng theo đuổi những mục tiêu xa hay gần. Xa là lật đổ chế độ độc tài, việc huy động dễ dàng hơn. Gần, là việc giữ trật tự, an ninh, cần phải có một ý thức công dân rất cao mới thành tựu được. Trong cuộc biểu tình nhiều thanh niên đeo băng tình nguyện giữ trật tự. Từ tuần trước, khi tất cả cảnh sát, công an bỏ trốn, các khu phố tự tổ chức việc canh gác để ngăn ngừa cướp bóc. Lời kêu gọi cuộc biểu tình đầu tiên được truyền đi trên Internet, nhưng sau đó các nhóm thanh niên 2 hay 3 người đã đi phân phát các tờ truyền đơn nhỏ, với một thông điệp ngắn gọn: Hãy tới Công trường Tự Do ngày 25 tháng 1, 2011!
Những hiện tượng trên cho thấy trình độ trưởng thành của dân Ai Cập.
Người Ai Cập phải chờ đợi một thế hệ mới có cơ hội ngẩng đầu lên. Một giáo viên, Sahar Ahmad, 41 tuổi, nói sau 22 năm dạy học bà hy vọng cuộc cách mạng sẽ giúp nước Ai Cập có một nền giáo dục khá hơn. Khi quốc gia được dân chủ hóa, bà hy vọng chính gia đình bà cũng dân chủ hơn. Tamer Adly, một tài xế xe buýt chở những người biểu tình từ xa về Cairo nói anh đã chán ngấy cảnh nhục nhã bị công an đòi hối lộ và sai bảo anh như sai đầy tớ. Khi người dân đứng dậy, chế độ công an toàn trị đã tan rã trong mấy ngày, đó là một tấm gương cho tất cả các chế độ độc tài khắp thế giới! Nhưng cho đến phút chót, đám công an vẫn cố kiếm ăn thêm trong chuyến tầu chót. Với 18,000 người ngoại quốc kẹt ở phi trường Cairo tìm đường ra, công an canh gác vẫn đòi người ta đưa tiền mới cho vào phi trường!
Xã hội công dân Ai Cập đã từng bị kềm hãm không cho phát triển vì chính quyền ngăn cản. Cả nước có 5 đảng đối lập chính thức, nhưng có hàng chục đảng bí mật. Tổ chức lâu đời nhất và đông người tham dự là Huynh Đệ Hồi Giáo, tuy chủ trương ôn hòa bất bạo động nhưng vẫn bị cấm đoán. Anh Shadi Taha, một người khởi xướng cuộc biểu tình đầu tiên, là người thuộc đảng Al-Ghad của ông Ayman Nour, một đại biểu Quốc Hội và ứng cử viên tổng thống, đã từng bị chế độ Mubarak bỏ tù 5 năm, năm 2009 mới được tự do vì lý do sức khỏe. Ông vốn là một luật sư, một nhà báo, 46 tuổi, đã tranh đấu chống tham nhũng và đòi cải tổ chính trị.
Dưới thể chế độc quyền chính trị của Mubarak, các tổ chức công dân không có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, chính quyền Mubarak cũng cho phép báo chí tư nhân ra đời, và nhiều hiệp hội tư hoạt động, so với các nước cộng sản còn tự do hơn nhiều. Chính phủ Mỹ có một chính sách viện trợ trực tiếp cho các tổ chức tư nhân, nhưng bị giới hạn không được cổ động việc thay đổi chính trị. Những tổ chức họat động có hiệu quả nhất đều liên hệ đến tôn giáo, và họ đều từ chối không nhận tiền đóng góp từ nước ngoài. Huynh Đệ Hồi Giáo đã thành lập một mạng lưới xã hội và y tế, nhưng luôn luôn bị công an nhòm ngó.
Điều mà người ta lo ngại nhất hiện nay là sau khi chế độ Mubarak sụp đổ, Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ trở thành lực lượng lớn nhất và tổ chức chặt chẽ nhất, và họ có thể bị những người Hồi Giáo quá khích xâm nhập. Tổ chức Hồi Giáo này không đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình, và trong những ngày đầu tiên họ không tham dự. Tuy nhiên nếu có những phần tử quá khích len lỏi vào thì không biết họ có thể lợi dụng lòng nhiệt tín của người dân mà cướp lấy cuộc cách mạng hay không!
Chúng ta biết tại Iran năm 1979 phong trào chống Sa hoàng cũng do các đoàn thể nhân dân không tôn giáo bắt đầu với mục tiêu thiết lập nền dân chủ. Nhưng sau đó giới giáo sĩ đã dần dần chiếm lấy cuộc cách mạng này, chỉ 4 năm sau họ đã đặt nước Iran dưới một chế độ thần quyền đọc đoán.
Điều đáng lo cho người Mỹ là chính quyền cách mạng sắp lên có thể thù ghét nước Mỹ sau 30 năm ủng hộ chế độ Mubarak, với số tiền viện trợ 1 tỷ rưỡi đô la một năm, trong đó 1.3 tỷ dành cho quân đội. Trong tuần qua, chính phủ Mỹ đã tìm cách chứng tỏ họ đứng về phía người dân Ai Cập. Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã nói từ tuần trước yêu cầu ông Mubarak hãy “chuyển giao” quyền hành cho dân. Hôm qua, Tổng Thống Barack Obama đã cử một đặc sứ sang Cairo và trực tiếp gọi điện thoại cho ông Mubarak khuyên nên rút lui.
Vùng Trung Đông đang sóng gió, báo hiệu một thời kỳ mới. Hai lần trước, Trung Đông đã thay đổi, là năm 1952 khi các sĩ quan lật đổ một ông vua thối nát và năm 1979 khi dân Iran lật đổ một ông vua khác.
Người đang được chú ý nhất tại Ai Cập là ông Mohamed ElBaradei, người cầm đầu Ủy Ban Nguyên Tử Lực Liên Hiệp Quốc trong hơn 10 năm, vốn được tiếng không phải là “người của Mỹ.” Năm 2003, ông và ông Hans Blix đã cầm đầu một phái đoàn thăm Iraq trước khi Mỹ tấn công nước này. Hai người đã khuyên không nên tấn công Iraq vì không có chứng cớ là xứ này đang chế bom nguyên tử. Nếu ông ElBaradei nắm chính quyền với thái độ độc lập và ôn hòa, nước Mỹ hy vọng có thể tiếp tục chính sách hòa bình ở Trung Đông. Nhưng chính các nước Ả Rập trong vùng này đang chuyển mình. Một giai đoạn mới bắt đầu trong lịch sử Trung Đông và lịch sử các nước Hồi Giáo.
Một thầy tử vi ở Hồng Kông đã tiên đoán năm Tân Mão sẽ nhiều biến động khắp thế giới do giới thanh niên khởi xướng. Cuộc biến động đầu tiên đã mở màn.
Ngô Nhân Dụng
01-02-2011
Theo Người Việt
Trong khi đó giới trưởng giả tổ chức một đám cưới linh đình, riêng tiền mua hoa đã tốn 50,000 đô la, và áo cưới đặt mang từ Paris qua. Bất công xã hội trầm trọng là một mối nhục, không phải chỉ cho những người nghèo khó mà cho cả các thanh niên, sinh viên thuộc giới trung lưu.
Trong hai lần đến Ai Cập mấy năm vừa qua, ký giả này đã chứng kiến những thanh niên có học nhưng thất nghiệp, đi quanh đám du khách gạ bán những thứ hàng thủ công chỉ đáng một vài đô la Mỹ. Khi không ai mua, chàng thanh niên bèn hỏi có gì cho mình hay không! Những trẻ em đang tuổi đi học nhưng lang thang đi ngửa tay xin tiền. Khi không xin được tiền, các em đều biết ngỏ lời xin những thứ lặt vặt như cây bút cài trên áo, hay cái túi xách tay để trống! Du khách có cảm tưởng mình đến một quốc gia chuyên nghề ăn xin! Kỹ nghệ du lịch mang lại món ngoại tệ lớn nhất, chiếm một phần 8 Tổng Sản Lượng Nội Địa. Trên mỗi xe buýt chở du khách có một công an mặc thường phục đi kèm. Người hướng dẫn du lịch nói một câu “phạm húy” về một vụ đất lở làm sập những ngôi nhà nghèo nàn mà chính quyền muốn che giấu, và nói có hàng triệu người mỗi đêm về ngủ trong nghĩa địa, buổi tối hôm đó anh ta bị mất việc. Ông tổng thống Ai Cập không bị mang tiếng ăn cắp của công, nhưng ông đã nuôi dưỡng một chế độ công an bảo vệ cho cảnh bất công và tham nhũng tràn lan. Giống như những nhà độc tài khác, ông đang tính cho con ông chuẩn bị lên nối ngôi!
Nhưng người dân Ai Cập đã hết kiên nhẫn. Biến cố xẩy ra bất ngờ và được châm ngòi từ những sự kiện rất nhỏ.
Ngày 6 tháng 6 năm 2010, anh Khaled Said, 28 tuổi, bị công an mặc thường phục đánh cho tới chết. Hình ảnh đầu và mặt anh đầy thương tích được truyền đi từ thành phố Alexandria qua Internet tới khắp cộng đồng mạng của thanh niên Ai Cập. Ai thấy cũng phẫn uất. Một thanh niên khác ở Cairo, anh Shadi Taha, 32 tuổi, nói mọi người phải bày tỏ thái độ bằng một cuộc biểu tình.
Đề nghị này được truyền đi trên Facebook và Twitter. Nhiều người góp ý kiến với Taha trên mạng; sau cùng, họ đồng ý chọn biểu tình vào ngày 25 tháng 1 năm 2011. Vì đó là Ngày Công An, mỗi năm Tổng Thống Hosni Mubarak thường tới Công trường Tahrir, Tự Do, đọc diễn văn khen ngợi và ghi công các công an đã bảo vệ chế độ trong ngày này. Qua Facebook và Twitter là lời kêu gọi: Ngày 25 hãy kéo tới Công trường Tahrir!
Nhưng ý định biểu tình là một ảo tưởng. Ai Cập có mấy đảng đối lập yếu ớt; nhiều đảng chính trị bí mật, họ đã thành lập một Liên Hiệp Đòi Cải Tổ. Nhưng chưa bao giờ họ tổ chức được một cuộc biểu tình! Chế độ Mubarak đã cai trị Ai Cập suốt 30 năm, với gần nửa triệu quân đội, với guồng máy công an chằng chịt, ở thành phố trung bình cứ 10 người dân là có một công an. Shadi Taha không hy vọng sẽ có được một trăm người tới biểu tình vào ngày 25 tháng 1!
Cho tới khi, một chuyện tình cờ xảy ra, ở cách Cairo mấy ngàn cây số. Ngày 17 tháng 12 năm 2010, tại nước Tunisia một sinh viên tốt nghiệp nhưng không có việc làm, anh Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, bị công an bắt về tội đi bán rau và trái cây không giấy phép (và không hối lộ để được bỏ qua). Anh bị một bà chị công an 45 tuổi tát tai, bị đem về bót đánh nữa, cái xe rau của anh bị phá. Ngày 4 tháng 1, 2011, Mohamed Bouazizi chịu nhục nhã không nổi, đổ xăng tự thiêu ở thị xã Sidi Bouzid. Cái chết của anh làm nổ bùng một làn sóng phẫn nộ. Thanh niên, sinh viên, học sinh đi biểu tình khắp các thành phố. Mười ngày sau, ông Tổng Thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali phải bỏ trốn, sau 23 năm cầm quyền.
Biến cố ở Tunisia đã khích động giới thanh niên khắp thế giới Ả Rập. Thanh niên xuống đường biểu tình ở khắp nơi đòi tự do: Jordan, Algeria, Yemen. Tổng Thống Ali Abdullah nước Yemen lúc đầu bắt giam các nhà báo, sau phải trả tự do cho bà Tawakul Karman, người đã lập Hội các Nhà báo Phụ nữ không bị xiềng xích. Sinh viên Đại Học Sana'a biểu tình đòi chấm dứt 32 năm độc tài của ông Ali Abdullah. Quốc vương Jordan Abdullah II cách chức chính phủ thay đổi thủ tướng để xoa dịu lòng dân. Nhà độc tài xứ Syria tuyên bố sẽ cải tổ chính trị cho dân được tự do hơn. Ở những nước xa xôi, tiếng vang cũng dội tới. Chính quyền Bắc Kinh kiểm duyệt tất cả những tin trên mạng có tên nước Ai Cập. Chính quyền Campuchia cũng lo ngại. Trong một cuộc biểu tình chống chính phủ ở Nga, thường xuyên tổ chức mỗi ngày 31 trong năm để nhắc nhở điều 31 trong Hiến Pháp về các quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, một lãnh tụ đối lập cựu thị trưởng Moscow đã ví Thủ Tướng Vladimir Putin như ông Mubarak!
Không ở đâu phong trào phản kháng mạnh mẽ như ở Ai Cập. Chế độ Mubarak sẽ sụp đổ. Vì các sinh viên, thanh niên, học sinh Ai Cập đã xuống đường, và cha mẹ, anh chị của họ đã phục hồi được lòng tự trọng, dám đương đầu với chế độ độc tài. Hơn 250,000 người xuống đường ở Cairo ngày hôm qua, nông dân, sinh viên, công nhân, nhà giáo, phụ nữ che khăn kín đầu theo lối cổ và các phụ nữ đi giầy cao gót theo lối mới; họ từ nhiều nơi kéo về, chen vai nhau, cùng hát những bài ca ái quốc và hô khẩu hiệu chống chế độ độc tài tham nhũng.
Các nhà báo nước ngoài ngạc nhiên vì tình trạng ôn hòa trong những cuộc biểu tình suốt tuần qua. Người dân Ai Cập đã biểu lộ được sự trưởng thành của họ. Một xã hội công dân đã bắt đầu xuất hiện trong một sớm một chiều tại Ai Cập. Người dân tự động tổ chức cùng theo đuổi những mục tiêu xa hay gần. Xa là lật đổ chế độ độc tài, việc huy động dễ dàng hơn. Gần, là việc giữ trật tự, an ninh, cần phải có một ý thức công dân rất cao mới thành tựu được. Trong cuộc biểu tình nhiều thanh niên đeo băng tình nguyện giữ trật tự. Từ tuần trước, khi tất cả cảnh sát, công an bỏ trốn, các khu phố tự tổ chức việc canh gác để ngăn ngừa cướp bóc. Lời kêu gọi cuộc biểu tình đầu tiên được truyền đi trên Internet, nhưng sau đó các nhóm thanh niên 2 hay 3 người đã đi phân phát các tờ truyền đơn nhỏ, với một thông điệp ngắn gọn: Hãy tới Công trường Tự Do ngày 25 tháng 1, 2011!
Những hiện tượng trên cho thấy trình độ trưởng thành của dân Ai Cập.
Người Ai Cập phải chờ đợi một thế hệ mới có cơ hội ngẩng đầu lên. Một giáo viên, Sahar Ahmad, 41 tuổi, nói sau 22 năm dạy học bà hy vọng cuộc cách mạng sẽ giúp nước Ai Cập có một nền giáo dục khá hơn. Khi quốc gia được dân chủ hóa, bà hy vọng chính gia đình bà cũng dân chủ hơn. Tamer Adly, một tài xế xe buýt chở những người biểu tình từ xa về Cairo nói anh đã chán ngấy cảnh nhục nhã bị công an đòi hối lộ và sai bảo anh như sai đầy tớ. Khi người dân đứng dậy, chế độ công an toàn trị đã tan rã trong mấy ngày, đó là một tấm gương cho tất cả các chế độ độc tài khắp thế giới! Nhưng cho đến phút chót, đám công an vẫn cố kiếm ăn thêm trong chuyến tầu chót. Với 18,000 người ngoại quốc kẹt ở phi trường Cairo tìm đường ra, công an canh gác vẫn đòi người ta đưa tiền mới cho vào phi trường!
Xã hội công dân Ai Cập đã từng bị kềm hãm không cho phát triển vì chính quyền ngăn cản. Cả nước có 5 đảng đối lập chính thức, nhưng có hàng chục đảng bí mật. Tổ chức lâu đời nhất và đông người tham dự là Huynh Đệ Hồi Giáo, tuy chủ trương ôn hòa bất bạo động nhưng vẫn bị cấm đoán. Anh Shadi Taha, một người khởi xướng cuộc biểu tình đầu tiên, là người thuộc đảng Al-Ghad của ông Ayman Nour, một đại biểu Quốc Hội và ứng cử viên tổng thống, đã từng bị chế độ Mubarak bỏ tù 5 năm, năm 2009 mới được tự do vì lý do sức khỏe. Ông vốn là một luật sư, một nhà báo, 46 tuổi, đã tranh đấu chống tham nhũng và đòi cải tổ chính trị.
Dưới thể chế độc quyền chính trị của Mubarak, các tổ chức công dân không có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, chính quyền Mubarak cũng cho phép báo chí tư nhân ra đời, và nhiều hiệp hội tư hoạt động, so với các nước cộng sản còn tự do hơn nhiều. Chính phủ Mỹ có một chính sách viện trợ trực tiếp cho các tổ chức tư nhân, nhưng bị giới hạn không được cổ động việc thay đổi chính trị. Những tổ chức họat động có hiệu quả nhất đều liên hệ đến tôn giáo, và họ đều từ chối không nhận tiền đóng góp từ nước ngoài. Huynh Đệ Hồi Giáo đã thành lập một mạng lưới xã hội và y tế, nhưng luôn luôn bị công an nhòm ngó.
Điều mà người ta lo ngại nhất hiện nay là sau khi chế độ Mubarak sụp đổ, Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ trở thành lực lượng lớn nhất và tổ chức chặt chẽ nhất, và họ có thể bị những người Hồi Giáo quá khích xâm nhập. Tổ chức Hồi Giáo này không đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình, và trong những ngày đầu tiên họ không tham dự. Tuy nhiên nếu có những phần tử quá khích len lỏi vào thì không biết họ có thể lợi dụng lòng nhiệt tín của người dân mà cướp lấy cuộc cách mạng hay không!
Chúng ta biết tại Iran năm 1979 phong trào chống Sa hoàng cũng do các đoàn thể nhân dân không tôn giáo bắt đầu với mục tiêu thiết lập nền dân chủ. Nhưng sau đó giới giáo sĩ đã dần dần chiếm lấy cuộc cách mạng này, chỉ 4 năm sau họ đã đặt nước Iran dưới một chế độ thần quyền đọc đoán.
Điều đáng lo cho người Mỹ là chính quyền cách mạng sắp lên có thể thù ghét nước Mỹ sau 30 năm ủng hộ chế độ Mubarak, với số tiền viện trợ 1 tỷ rưỡi đô la một năm, trong đó 1.3 tỷ dành cho quân đội. Trong tuần qua, chính phủ Mỹ đã tìm cách chứng tỏ họ đứng về phía người dân Ai Cập. Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã nói từ tuần trước yêu cầu ông Mubarak hãy “chuyển giao” quyền hành cho dân. Hôm qua, Tổng Thống Barack Obama đã cử một đặc sứ sang Cairo và trực tiếp gọi điện thoại cho ông Mubarak khuyên nên rút lui.
Vùng Trung Đông đang sóng gió, báo hiệu một thời kỳ mới. Hai lần trước, Trung Đông đã thay đổi, là năm 1952 khi các sĩ quan lật đổ một ông vua thối nát và năm 1979 khi dân Iran lật đổ một ông vua khác.
Người đang được chú ý nhất tại Ai Cập là ông Mohamed ElBaradei, người cầm đầu Ủy Ban Nguyên Tử Lực Liên Hiệp Quốc trong hơn 10 năm, vốn được tiếng không phải là “người của Mỹ.” Năm 2003, ông và ông Hans Blix đã cầm đầu một phái đoàn thăm Iraq trước khi Mỹ tấn công nước này. Hai người đã khuyên không nên tấn công Iraq vì không có chứng cớ là xứ này đang chế bom nguyên tử. Nếu ông ElBaradei nắm chính quyền với thái độ độc lập và ôn hòa, nước Mỹ hy vọng có thể tiếp tục chính sách hòa bình ở Trung Đông. Nhưng chính các nước Ả Rập trong vùng này đang chuyển mình. Một giai đoạn mới bắt đầu trong lịch sử Trung Đông và lịch sử các nước Hồi Giáo.
Một thầy tử vi ở Hồng Kông đã tiên đoán năm Tân Mão sẽ nhiều biến động khắp thế giới do giới thanh niên khởi xướng. Cuộc biến động đầu tiên đã mở màn.
Ngô Nhân Dụng
01-02-2011
Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn