BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73466)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đảng nghiệp và nghề báo

01 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 1023)
Đảng nghiệp và nghề báo
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Cùng trong một tiếng tơ đồng- Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm” (Nguyễn Du- Truyện Kiều). Một nén nhang đưa tiễn linh hồn nhà báo Hoàng Hùng về nơi an nghĩ. Cũng sắp đến ngày người ta tung hô 81 năm Mừng đảng – Mừng Xuân. 81 năm chưa đủ là vạn tuế nhưng cũng rất mới so với mùa xuân của đất trời vạn vật.



Đảng nghiệp + nghề báo = sự nghiệp

Ông Nguyễn Phú Trọng bước lên đỉnh cao quyền lực từ nghề báo ở tờ Tạp Chí Cộng sản. Ngay cả anh ủy viên TW đảng mặt non chẹt Nguyễn Xuân Anh cũng là nhà báo ở báo Thanh Niên. Ông Hồ Chí Minh cũng từng làm báo ở Pháp. Các nhà chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu cũng từng kinh qua nghề báo. Ở hải ngọai các lãnh đạo của các đảng phái cũng thường xuyên xuất hiện trên các báo công đồng hay các phương tiện truyền thông của họ. Vậy mới hay nghề báo cũng có duyên với các họat động chính trị. Nghề báo luôn là nghề được mọi người quan tâm.

Nghề báo đã giúp nhiều người làm nên sự nghiệp chính trị của mình. Do vậy, ai muốn làm chính trị thì trước hết tạo dựng cho mình và các người cùng chí hướng với mình một cơ quan làm phương tiện truyền thông của riêng mình. Cơ quan truyền thông này lúc đầu chỉ làm công tác tuyên truyền phục vụ đường lối, đấu tranh và giành quyền lực của đảng phái lập nên nó. Ai tuyên truyền giỏi hơn thì sẽ thắng. Sau Quốc hội Việt Nam thành lập năm 1946, phe cộng sản tuyền truyền mạnh hơn nên chiến thắng phe Quốc dân Đảng nên người cộng sản nắm giữ quyền lực sau đó.

Trong suốt 81 năm lịch sử của CSVN thì tuổi đảng nó quan trọng hơn bất kỳ tuổi nghề nào. Có Giáo sư tiến sĩ mà mới vào đảng cộng sản cũng thua xa anh nông dân vào đảng trước đó nhiều năm. Nhưng quy luật này lại có ngoại lệ với những trường hợp là con ông cháu cha. Trở lại trường hợp của ông Nguyễn Xuân Anh thử so sánh với nhà báo kỳ cựu, là giảng viên báo chí, là lãnh đạo báo Thanh Niên là ông Nguyễn Thế Thịnh (chủ nhân Blog Thinh’s Babel) cùng một địa phương là thành phố Đà Nẵng. Chúng ta thấy bước tiến thân của ông ủy viên TW đảng Nguyễn Xuân Anh bỏ xa đàn anh là Nguyễn Thế Thịnh với gia tốc kinh khủng.

Tuổi đời, tuổi nghề và tuổi đảng của ông Nguyễn Xuân Anh kém xa ông Nguyễn Thế Thịnh vậy mà sự nghiệp của ông UVTW đảng ở tuốt trên cao. Ông Thịnh thì dù lập trang blog ca ngợi đảng, chê trách đồng nghiệp Trương Duy Nhất hay ca ngợi cả dòng họ hai tân UVTW đảng đi nữa thì cũng giỏi lắm là đủ tiền mua nhà đẹp và mới đây là mua vé loại sang đi du lịch bằng trực thăng rồi lên Blog để khoe thôi. Nghề báo có nhiều hạng người nên sự nghiệp mỗi hạng có khác nhau là tất yếu.

Nghề báo + tuyên truyền giả dối = lá cải

Khi nhà báo là thành viên của bất cứ tổ chức nào thì cách đưa tin của anh ta / chị ta thể hiện rõ quan điểm là bảo vệ quyền lợi của tổ chức mà họ là thành viên. Như vậy tính sự thật khách quan lại gặp thử thách lớn lao. Nhà báo là đảng viên đảng CSVN thì yêu cầu bắt buộc trước hết là TÍNH ĐẢNG lên hàng ưu tiên thượng hạng. Những sự thật khách quan hay tin nhanh là không cần thiết so với quyền lợi sống còn của đảng CSVN. Các phóng viên dù là vào đảng hay chưa vào đảng thì cũng học cách đưa tin theo kiểu “Một La Mã đầu tiên: Tính Đảng”.

Việc này trong nội bộ các tòa báo thì không nói gì nhưng trong một ấn bản có tên là: “Đạo đức báo chí” xuất bản năm 2008 hợp tác giữa bộ 4T và Đại Sứ Quán Thụy Điển cũng dạy cho phóng viên là Tính đảng trước hết. Sách dạy về đạo đức nghề báo mà còn vậy thì các chỉ đạo, lệnh miệng trong các họp giao ban giữa cán bộ tuyên giáo và các Tổng biên tập chắc còn gắt gao hơn nhiều lần. Báo chí không còn là tiếng nói độc lập, một kênh đối thoại riêng nữa mà trở thành một công cụ tuyên truyền một chiều. Trên cái chiều được đảng định hướng đó sự thật khách quan được dồn sang phía khác mà dư luận thường gọi là Lề Trái.

Một trong những ví dụ về việc tuyên truyền sai sự thật gây bất bình gần đây là các bài báo: “Chuyện không bình thường” trên báo Tuổi Trẻ năm 2008 và bài: “Một nhân viên đại sứ Mỹ gây rối trật tự” trên báo Thanh Niên vào ngày 6.1.2011. Đọc xong hai bài báo này là biết chuyện gì ở đằng sau nó liền. Ngày nay từ anh xe ôm đến bà bán rau ngòai chợ hay các công nhân ở các phân xưởng và cả người nông dân họ cũng biết nhìn sự vật cách khách quan chứ không chịu nhìn theo quan điểm của anh phóng viên A hay chị nhà báo B đã được lập trình, cài đặt và định hướng rồi. Báo chí và nghề báo bị coi thường vì những lý do này đây. Và câu ”nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm” được phổ biến trong dân chúng cũng có cái lý của nó.

Nghề báo + lương tâm nghề nghiệp = tử nghiệp

Trở lại cái chết đau lòng của anh Hoàng Hùng, một phóng viên chuyên viết mảng nội chính ở Báo Người Lao Động. Anh Hoàng Hùng cũng vào đảng CSVN vào tháng 7/1998. Lúc đó thì ông UVTW đảng Nguyễn Xuân Anh mới du học Canada về đang tập tễnh làm báo ở báo Thanh Niên. Ngày 19.1.2011 là ngày ngất ngây của cựu nhà báo Nguyễn Xuân Anh khi hân hạnh vào top 200 người quyền lực nhất Việt Nam thì cũng là ngày mà anh Hoàng Hùng bị thiêu tại nhà riêng. Cũng là nhà báo đảng viên nhưng ba của anh Hoàng Hùng là liệt sĩ không còn sống để nâng bước cho anh lên đỉnh cao quyền lực.

Khi anh đảng viên nhà báo con ông cháu cha ung dung bên cô vợ đẹp là hoa hậu Bùi Thị Diễm thì anh Hoàng Hùng xông xáo vào các chuyện tiêu cực của hải quan, của công an, của các quan chức Long An, Tiền Giang, Bến Tre. Với nhiều người thì anh Hoàng Hùng là anh hùng thì với một ít người cho anh Hoàng Hùng là… kẻ dở hơi. Đã mang tiếng là “dở hơi” lại còn “không biết bơi” nữa nên anh Hoàng Hùng bị sát hại. Do hiện nay phía PC 45 công an tỉnh Long An chưa công bố kết luận điều tra nên người nhà chúng tôi đi đám tang để đưa anh Hoàng Hùng về nơi an nghĩ cuối về buồn bã chép miệng: “sanh nghề, tử nghiệp”.

Báo Người Lao Động không phải là báo chống tiêu cực, cũng không là diện “mạnh mồm, dám ăn dám nói” như Sài Gòn tiếp Thị hay Tuổi Trẻ (trước đây nhé). Nhưng gần đây phóng viên của Người Lao Động bị tấn công rất nhiều. Việc tấn công nhà báo nếu không có chỉ đạo thì cũng chìm xuồng mà có chỉ đạo phải tấn công thì càng làm cho nó chìm xuồng nhanh. Cái bất ngờ của những bản án tử bằng lệnh miệng là người ra lệnh không lường trước phản ứng bất bình của người dân và giới phóng viên cầm bút dù là có định hướng hay không ai ai cũng phẫn nộ về cái chết thương tâm của anh Hoàng Hùng.

Thêm vào đó ngọn lửa từ cái chết của anh cử nhân Ali tại xứ sở Hồi Giáo Tussnia đang thổi bùng nên nhiều cuộc cách mạng trên thế giới bên ngòai thì đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay chắc đứng ngồi không yên. Trong thời buổi mà thế bưng bít thông tin đang thất bại thì sự thật khách quan cần lên tiếng mạnh mẽ. Có mùa xuân thực sự nào cho dân tộc chúng ta không? Câu hỏi đang chờ sự trả lời từ nhiều giới và trước tiên là các nhà báo với cái nghề của mình các anh chị đang làm gì? Yêu tổ quốc là tình yêu thiêng liêng có sẵn trong tâm hồn của mỗi người Việt, tình yêu đó đâu có cần định hướng hay bị ràng buộc trong tổ chức nào. Xin mượn lời của Thi hào Nguyễn Du để khép lại bài viết này.

“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mời bằng ba chữ TÀI”

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Vũ Nhật Khuê – Dân Làm Báo

Theo Dân Làm Báo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn