BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73512)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

10 vấn đề năm 2007: Cha ông ăn ốc, Con cháu đổ vỏ !

28 Tháng Giêng 200812:00 SA(Xem: 878)
10 vấn đề năm 2007: Cha ông ăn ốc, Con cháu đổ vỏ !
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53


VietNamNet lược thuật cuộc bàn tròn trực tuyến 26/12. Các chuyên gia Phạm Chi Lan, người rất tâm huyết với phát triển DN Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long, giảng viên môn Lịch sử, ĐH Maine, Mỹ đã cùng nhà báo Nguyễn Anh Tuấn xới lên 10 vấn đề năm 2007. (tôi xin trích 1 số ý chính)

1. Lạm phát: Đánh trực tiếp vào người thu nhập thấp.

Rất nhiều câu hỏi của độc giả gửi về nêu lên băn khoăn về chất lượng tăng trưởng kinh tế khi giá cả tăng cao, đời sống người dân thường gặp nhiều khó khăn. Trong đó tăng 20% về giá thực phẩm, 15% về lương thực. Đó là những con số đánh trực tiếp vào người thu nhập thấp. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cảnh báo: Lạm phát có thể làm tiêu tan sự phát triển trong 20 năm qua chỉ trong 1-2 năm thậm chí trong 6 tháng.

2. Công bằng DN: Có ai đó bật đèn xanh làm ngược lại.

Không chỉ đầu tư của nhà nước mà cả các khoản vay của Chính phủ đều dồn cho DNNN. Hơn 20 năm qua, nhà nước mệt mỏi trong việc giải quyết nợ của DNNN với hàng chục nghìn tỷ đồng. TS. Nguyễn Quang A cho rằng, thay đổi tư duy phải bằng thực tế, sờ mó được, chứ không chỉ nói mà thực tế làm ngược lại. Ví dụ với phân bổ quyền lực, từ chuyện 1 tập đoàn theo quy định của NHNN, cho một khách hàng không được vay quá 15% dư nợ tín dụng của họ, nhưng lại có ai đó bật đèn xanh được làm.

3. Doanh nghiệp nhà nước: Vài con số đã đủ gây giật mình.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng, yêu cầu đầu tiên, tối thiểu cần đạt được là tính công khai minh bạch, 2 lần Kiểm toán Nhà nước công bố, tuy không đầy đủ nhưng vài con số đã đủ gây giật mình. Các con số chứng minh phần lớn DNNN lỗ lớn, được hưởng tỉ suất rất thấp so với DN tư nhân.

4. Cải cách giáo dục: Giáo viên chưa đủ chất lượng?

Giáo dục Việt Nam cần cải tổ như thế nào trong khi bản thân giáo viên chưa đủ chất lượng? Bà Phạm Chi Lan lại cho rằng, đây là chuyện bức xúc của toàn xã hội, được quan tâm không chỉ của người lớn mà cả trẻ em. "Xã hội không thể đợi quá lâu như vậy"

5. Nguồn nhân lực: Nói nhiều nhưng làm chưa nhiều

Bà Phạm Chi Lan cho rằng, Thiếu hụt nguồn nhân lực của 2007 cho thấy rõ những năm qua chúng ta nói nhiều nhưng chưa có những việc làm cần thiết cụ thể để giải quyết. Cái chốt không chỉ là giáo dục đào tạo mà là tuyển dụng và sử dụng hiện còn nhiều bất cập, đặc biệt là chưa minh bạch về chuẩn mực. Trong cải cách hành chính, bộ máy nhà nước cần cải thiện nhiều nhất. Đối với DN tư nhân, họ buộc cạnh tranh, họ chọn người thực sự có năng lực.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong khu vực nhà nước, người ta vẫn nói nhân lực là quan trọng nhưng không làm như vậy. Tiêu chí để chọn không phải chọn người có năng lực, người tài mà chọn theo tiêu chí gì, không cần nói ra nhưng ai cũng biết.

Với hơn 80 triệu dân, 40 triệu lao động, số người giỏi không thiếu, vấn đề là nhà nước có tuyển dụng, sử dụng thích đáng hay không. Còn văn bằng thì ở Việt Nam có nghịch lý là không thiếu văn bằng gì nhưng không biết sâu chuyên môn. Giáo sư Ngô Vĩnh Long lại cho rằng, tìm người có kỹ năng đã khó nhưng quan trọng là cho những người này cơ hội để thể hiện mình.

6. Tham gia HĐBA: Thế giới chờ xem Việt Nam đối nội thế nào?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói: nhiều nước trên thế giới, nhất là nước lớn đang chờ xem các hành động của Việt Nam như thế nào hiện nay. Vấn đề đặt ra với Việt Nam không chỉ đối ngoại mà cả đối nội, vì đối nội hỗ trợ đối ngoại. Cư xử không tốt, không thức thời về một vấn đề nào đó, nước ngoài có thể đánh giá bản lĩnh của ta.

Làm không tốt, không chỉ làm mất cơ hội của hiện nay mà làm mất cơ hội cho mai sau. Cái giá phải trả sẽ rất đắt.

7. Năm đột phá về cải cách hành chính nhưng: Thực tế vẫn chưa có đột phá gì trong bản thân nó!

Năm 2007 được xem là năm đột phá về cải cách hành chính của Việt Nam, tuy nhiên, theo bà Phạm Chi Lan, năm qua, nền hành chính Việt Nam vẫn chưa có đột phá đáng kể. "Không thể để ghi nhận mãi là khâu đột phá nhưng thực tế vẫn chưa có đột phá gì trong bản thân nó".
"Không ai tự đập niêu cơm của mình".

Thực tế vẫn chủ yếu dừng ở lời kêu gọi của người đứng đầu Chính phủ. Nhiều bộ đưa ra hỏi ý kiến chung ở toàn cơ quan, quần chúng tín nhiệm người này nhưng cuối cùng phân công lại là người khác. Dù kêu gọi sự đóng góp của dân nhưng đóng góp không được tôn trọng, người ta không tin và không tham gia nữa.

8. Quy hoạch đô thị: “Thế hệ sau sẽ phải dọn dẹp những gì hôm nay để lại!”

Một khi làm mà quy hoạch sai thì nhiều thế hệ gánh chịu. Ví dụ, chuyện úng lụt của TP.HCM, Hà Nội hay kẹt xe là chuyện đau đầu, hoàn toàn do lỗi quy hoạch. Dòng chảy tự nhiên nghiêng về phía biển, nếu xây dựng nhiều khu dân cư gần biển, cản trở dòng chảy tự nhiên, tất nhiên thành phố sẽ úng khi mưa.

Theo bà Lan, chiến lược biển 10 năm, nhưng thực tế Việt Nam chỉ có có chuỗi cảng biển lít nhít nhưng không có một cảng đủ lớn.

Chỉ dựa vào những người đang ngồi trên các ghế, được giao làm hiện nay mà không đủ trình độ, thế hệ sau sẽ phải dọn dẹp những gì hôm nay để lại. Hiện nay, bản thân thế hệ chúng ta cũng đang phải dọn dẹp.

Hiện nay, dù Chính phủ nói lấy ý kiến nhân dân nhưng thực tế đã quyết định trước đó 5-7 tháng. "Quyết định rồi mới đưa ra hỏi ý kiến thì...”
Theo bà Phạm Chi Lan, tại Hà Nội và TP. HCM, nhiều dự án dư luận đang bức xúc, Ví dụ dự án biến Hồ Gươm thành một cái ao... sẽ là có tội với lịch sử vì một quyết định sai lầm.

9. Chiến lược công nghệ quốc gia: “Ngồi dưới đất mà mơ tới trời”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, chiến lược công nghệ quốc gia rất mông lung. Việt Nam dân số cao, nhưng GDP thì hiện vẫn là nền kinh tế nhỏ trên thế giới. Việt Nam không thể ngồi dưới đất mà mơ lên tới trời được.

Theo GS. Ngô Vĩnh Long, hiện nay chưa thấy Việt Nam có công nghệ gì mà nước ngoài thấy đặc trưng của Việt Nam. Trước mắt chưa ứng dụng nổi cái thế giới đã làm, làm sao có đột phá công nghệ riêng để nước ngoài học hỏi.

10. Nhân cách dân tộc: Đang băng hoại nền đạo đức!

Trước những băn khoăn của độc giả Nguyễn Phú Vinh, Hoàng Văn Hải về tình trạng xói mòn đạo lý, nhân cách dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các chuyên gia đều quay trở lại với câu chuyện cơ chế.
Người ta kêu nhiều về sự băng hoại đạo đức nhưng nhiều cái do chính cơ chế gây ra. Chuyện phong bì… không phải lỗi của người A, B, C cụ thể, mà phải ngó lại thể chế, cơ chế, tìm cách sửa đổi những vấn đề đó.
Nhiều cái đổ lỗi do cơ chế thị trường nhưng đó là cơ chế tự mình. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí là vấn đề trong nước, xuất phát từ những người trong bộ máy.

Việt Nam có câu, "nhà dột từ trên nóc dột xuống", "trên bất chính, dưới tất loạn".

Tại sao có bằng giả, học giả có bằng thật…? Chính vì những quy định của Nhà nước khuyến khích người ta làm chuyện đó.

Nếu cái gì cũng phải bôi trơn sẽ làm băng hoại nền đạo đức. Tác hại vô cùng với dân tộc.

Thể chế không thay đổi thì khó giải quyết vấn đề khác.

Lời Bình: Việt Nam đối nội thế nào?

"Thế hệ sau sẽ phải dọn dẹp những gì hôm nay để lại!”
“Ngồi dưới đất mà mơ tới trời”
"nhà dột từ trên nóc dột xuống"
"trên bất chính, dưới tất loạn"
Cái gì cũng phải bôi trơn sẽ làm băng hoại nền đạo đức, tác hại vô cùng với dân tộc.
Thể chế không thay đổi thì khó giải quyết vấn đề khác!

TRUNG NGÔN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn