BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73496)
(Xem: 62249)
(Xem: 39441)
(Xem: 31184)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nỗi Buồn Nhân Quyền VN

10 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 1038)
Nỗi Buồn Nhân Quyền VN
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Thời gian ASEAN họp diễn đàn và họp thượng đỉnh tại Hà nội là thời gian của nỗi buồn Nhân Quyền VN.

Buồn là phải vì từ tháng Bảy trở lại đây ASEAN tổ chức mấy cuộc họp quốc tế. Cả mười mấy bộ trưởng ngoại giao, mười mấy bộ trưởng quốc phòng họp ở Hà nội và mười mấy lãnh đạo quốc gia kéo qua Nữu ước họp thượng đĩnh với TT Obama, rồi trở về Hà nội họp thượng đỉnh Đông Á nữa. Thế mà trong mấy kỳ họp lớn đó, không có kỳ họp nào, không có thượng đỉnh, bộ trướng bộ ngoại giao hay quốc phòng nào của nước nào nhắc đến Nhân Quyền VN. Trớ trêu nhứt là Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc Phòng, nước thường lên lớp Nhân Quyền cho thế giới, cũng tránh né. Trừ Ngoại Trưởng Mỹ Hillary có nhắc nhở sơ qua trong cuộc gặp riêng Thủ Tướng CSVN bền lề hội nghi Đông Á thôi.

Buồn vì hầu như trước và trong thời gian các hội nghị tiến hành ở Hà nội nhà cầm quyền CS Hà nội mở cả một chiến dịch trấn áp những nhà vận động, tranh đấu cho nhân quyền VN một cách ôn hoà. Cả thế giới đều biết thì không lý do gì những viên chức đại diện cả mười mấy nước dự hội nghị ở Hà nội lại không biết. Nào là 6 giáo dân ở Cồn Dầu bị đem ra xét xử ngày 27/10 đã gây nhiều phản ứng của quốc tế. Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ yêu cầu Hà nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện và yêu cầu phải điều tra về những lời tố cáo công an tra tấn tù nhân, dẫn đến cái chết của một người dân Cồn Dầu. Một số dân biểu Mỹ đã yêu cấu Ngoại Trướng Mỹ đặt vấn đề nhân quyền với CS Hà Nội và viết thư kêu gọi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng can thiệp trong vụ Cồn Dầu để tránh gây khó khăn cho quan hệ Mỹ-Việt. Và Toà Đại sứ Mỹ ở Hà nội ra thông cáo cho rằng vụ xử là “trái ngược với những cam kết của Việt Nam tôn trọng các chuẩn mực được quốc tế công nhân về nhân quyền”, cũng giống như các vụ tuyên án các nhà hoạt động bảo vệ người lao động và vụ bắt giữ các blogger.

Nào là Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh, ba nhà hoạt động nghiệp đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi công nhân đã bị tuyên án từ 7 đến 9 năm tù.



Nào là blogger Điếu Cày mãn hạn tù ngày 19/10, nhưng công an không thả mà còn bị giam tiếp qui chụp cho cái tội tuyên truyền chống phá nhà nước dù suốt 2 năm qua Anh bị nhốt trong tù.

Rồi công an CS bắt nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà, tức blogger Cô Gái Đồ Long, với tội danh “vu khống” cán bộ, chỉ vì Cô đã viết blog đề cập đến Nguyễn Khánh Trọng, con trai Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Việt Nam.

Rồi blogger khác là Anh Ba Sài Gòn, tức Phan Thanh Hải, công an cũng bắt giam ngày 18/10. Rồi nhà hoạt động dân chủ, ông Vi Đức Hồi công an ở Lạng sơn cũng bắt với tội danh tuyên truyền chống Nhà nước.

Không lý do gì “những phương diện quốc gia” quốc tế họp ở Hà nội không biết khi mà một loạt các tổ chức nhân quyền từ Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ nhà báo, cho đến Ân xá Quốc tế và Phóng viên không biên giới đã đồng loạt ra thông cáo lên án VNCS và yêu cầu thả những người đã bị bắt hoặc bị kết án. Riêng tổ chức Human Rights Watch còn trực tiếp yêu cầu lãnh đạo các nước ASEAN và các nước đối tác, nhân hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, bày tỏ quan ngại về việc đàn áp những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

Thế mà hầu hết những đại diện quốc gia chẳng ai hở môi về nhân quyền VN. Có người nói không đề cập vì Nhân quyền VN là ngoài đề. Nhưng tại sao Hội nghị lại có nói, có tố vấn để nhân quyền ở Miến điện. Hạt bụi trong mắt người khác, Nguyễn minh Triết Chủ Tịch Nước VNCS cũng thấy, còn cây cột nhà trong mắt nhà cầm quyền CS Hà nội Ông không thấy. Ông Triết với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN đã cùng TT Philippines Benigno Aquino III của Phi Luật Tân đưa ra lời kêu gọi chung yêu cầu tập đoàn quân sự Miến Điện trả tự do cho nhà dân chủ đối lập Aung San Suu Kyi trước ngày bầu cử 7/11. Có lẽ người cầm đẩu nhà nước CS làm như thế để mà con mắt thiên hạ rằng ASEAN có đề cập đến nhân quyền, và làm lệch hướng nhìn tình trạng tồi tệ về nhân quyền VN mà nhà cầm quyền Đảng Nhà Nước CS Hà nội là những người vi phạm có hệ thống và liên tục.

Có người cho rằng vì giữ lễ độ với nhà cầm quyền CS Hà nội đang làm chủ tịch luân phiên, đang là nước chủ nhà chăng. Nếu như thế thì cái đạo lý nhân quyền mà hẩu hết những nước có mặt trong mấy hội nghị đã ký chấp nhận, nhẹ hơn cái thứ xã giao phù phiếm ngoài mặt sao.

Bết nhứt là Ông Tổng Thơ ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, đi một vòng Đông Nam Á xem xét về đề nhân quyền trong vùng, ghé VN, cũng tránh né không trả lời tình hình nhân quyền VN khi được hỏi.

Chỉ có Mỹ là đã lên tiếng về nhân quyền VN – lên tiếng nhỏ xíu và bên lề hội nghị mà thôi. Ngoại Trường đề cập nhân quyền VN khi viếng thăm Thử Tướng VC Nguyễn tấn Dũng. Bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố: Cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền là vấn đề cốt lõi nếu Việt nam muốn phát triển tiềm năng của mình». Và sau cuộc gặp riêng ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm và TT Nguyễn Tấn Dũng, Bà Hillary Clinton cho biết đã nói với hai ông này «Hoa Kỳ quan ngại về những vụ bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn hòa, các vụ trấn áp nhằm vào những nhóm tôn giáo và hạn chế tự do trên internet».

Thái độ tránh né, bất động không phản ứng của các cuôc họp thượng đỉnh của ASEAN làm cho CS Hà nội “yên trí lớn” trong công cuộc đàn áp những nhà dấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN.Và người ta có thể tiên đoán, CS Hà nội và công an CS sẽ thừa thắng xông lên. Họ sẽ càn quét mạnh hơn nữa để phục vụ Đại Hội Đảng diễn ra trong tháng 1 năm tới. Vụ sách nhiều Ls Lê thị công Nhân theo “ bài bản” cũ và vụ chụp mũ tội “tình dục” để bất động hoá Ls Cù huy Hà Vũ, một luật sư từng giành lại quyền ứng cử của công dân, kiện thủ tướng là một hai thí dụ điển hình./.

 Vi Anh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn