BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76368)
(Xem: 63031)
(Xem: 40421)
(Xem: 32017)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Văn hóa là cội rễ của nhân quyền

02 Tháng Tư 20206:18 SA(Xem: 1499)
Văn hóa là cội rễ của nhân quyền
50Vote
40Vote
31Vote
20Vote
11Vote
22
Văn hóa là sản phẩm của loài người
 
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa đều thống nhất rằng: Văn hóa là sản phẩm của con người trong suốt quá trình sống, lao động, ứng phó với thiên nhiên, với con người lẫn nhau trong xã hội.
 
Thật vậy, kể từ thuở hồng hoang, lúc con người còn ở thời kỳ "ăn lông ở lỗ", văn hóa theo đó đã dần xuất hiện, dù lúc đó loài người chưa biết gọi tên.
 
Biết tạo ra lửa và dùng trong nhiều loại hình sinh hoạt đời sống, kể cả bảo vệ bản thân trước thú dữ, đó là biểu hiện đầu tiên của văn hóa.
 
Lửa được loài người phát minh từ cách đây khoảng 500.000 năm trước Công Nguyên, xuất phát từ thực tế trong cuộc sống khi con người quan sát và nhận biết qua hiện tượng sấm sét. Các loài động vật khác không có khả năng này.
 
Loài vật nói chung, có thể rất thông minh nhưng chúng không có và không hiểu văn hóa. Ví dụ rõ nhất là trong duy trì bản năng truyền giống. Loài vật không có cảm giác hổ thẹn. Đó là đặc tính văn hóa quan trọng nhất mà chỉ có loài người được "đặc ân".
 
Tiếng nói và chữ viết -  đặc tính văn hóa thứ hai và đó là đặc tính phong phú nhất của văn hóa - cũng do loài người phát minh ra.
 
Tín ngưỡng nói chung và tôn giáo nói riêng là một phần của văn hóa. Phạm trù này cũng xuất phát từ đời sống hàng ngày. Con người thuở xưa cần một niềm tin đi liền với sự chở che, bảo bọc từ siêu nhiên, cần sự an ủi, ân cần chia sẻ, giúp đỡ khi đối diện trước những đau khổ trong đời sống, trong những lúc tuyệt vọng nhất mà ngay chính con người cũng không thể là điểm tựa cho nhau.
 
Theo dòng tiến hóa nhân loại, loài người đã tạo ra văn hóa để phục vụ cho chính mình.
 
Ngay cả trong lãnh vực giải trí, phục vụ cho chính con người sau một ngày làm lụng cực nhọc, những lời ca tiếng hát, câu hò cho đến các lễ hội v.v...  hoặc trong ẩm thực, các môn thể thao v.v... tất thảy đều là văn hóa, do con người tạo ra.
 
Văn hóa ( từ chữ La tinh là "Cultus") có nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người" (Wikipedia).
 
Kể từ đó, dần dần các khái niệm: lương tri, lương tâm, nhân cách, đạo đức v.v... bắt đầu được con người nghĩ đến, nghiên cứu và đúc kết đưa vào các môn học và ứng dụng trong thực tế (dân tộc học, nhân loại học, tâm lý học v.v...)
 
Văn hóa là cội rễ của giáo dục.
 
Cũng theo sự phát triển ngày càng văn minh hơn, loài người ngày càng tinh tế và sâu sắc để nghĩ đến việc bảo tồn các nét văn hóa cho nhân loại nói chung và cho từng quốc gia, từng địa phương nói riêng.
 
Ví dụ rõ nhất về việc bảo tồn, người ta chia ra văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
 
Văn hóa vật thể, ví dụ Việt Nam đã được UNESCO công nhận: Cố Đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Phố Cổ Hội An v.v...
 
Văn hóa phi vật thể, ví dụ Việt Nam đã được UNESCO công nhận : Ca Trù, Hát Xoan, Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ, Nhã Nhạc Cung Đình v.v...
 
duongkachmenh-hochiminhVăn hóa không phải hoàn toàn là những sản phẩm tốt đẹp. Bởi có những loại văn hóa đã mai một theo thời gian (ví dụ: văn hóa ăn trầu của người Việt Nam, vừa ngậm cây tăm vừa nói chuyện sau khi ăn v.v...) hoặc bị xóa bỏ (ví dụ: văn hóa kỳ thị chủng tộc hay văn hóa kỳ thị người thuộc LGBTQ+).
 
Ngay tại Việt Nam có những nét văn hóa địa phương gây ra tranh cãi về mê tín và đạo đức, như: Lễ hội Khai Ấn Đền Trần hay Chém Lợn, Chọi Trâu...
 
Văn hóa không thể bị chính trị hóa theo cách coi "Đường Kách Mệnh" là "bảo vật quốc gia" [1] như nhà cầm quyền CSVN đã làm. Bởi khái niệm được quốc tế công nhận chỉ là "văn hóa vật thể" và "văn hóa phi vật thể". Thật vậy, ngay cả chỉ trong phạm vi nước Việt Nam, một sản phẩm viết sai chánh tả ngay từ tên tác phẩm là biểu hiện phản văn hóa.
 
Văn hóa là cội rễ của nhân quyền
 
Vì không phải hoàn toàn là tốt đẹp, cũng như đứng trước ứng xử văn hóa không phải lúc nào cũng đủ lương tri và lương tâm giữa con người với nhau trong đời sống, trong thiên tai, trong chiến tranh và nhất là trong cách "ăn nói & đối đãi & ứng xử" lẫn nhau, khái niệm Quyền Con Người ra đời.
 
Hiến Pháp Hoa Kỳ ra đời vào năm 1787. Quyền Con Người được Hoa Kỳ gọi tên chính thức vào năm 1791, sau khi tu chính án Hiến Pháp.
 
Cho đến lúc bấy giờ, dù Nhân Quyền đã "có tên" nhưng người Mỹ vẫn không coi trọng cho lắm, bằng chứng là tình trạng "nô lệ da đen" là một trong các nguyên nhân gây ra nội chiến Bắc - Nam, kéo dài 4 năm, kể từ tháng Tư năm 1861 đến tháng Năm năm 1865. Và cuộc nội chiến chấm dứt cũng chính thức kết liễu luôn "chế độ nô lệ da đen".
 
Con người vẫn đối đãi với nhau phản văn hóa và vô văn hóa. Đó là hậu quả dẫn đến Đệ Nhất Thế Chiến và Đệ Nhị Thế Chiến.
 
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế được biết ra đời vào ngày 10 tháng Mười Hai năm 1948.
 
Bối cảnh Tuyên Ngôn Nhân Quyền ra đời là sau Đệ Nhị Thế Chiến. Điều này có nghĩa, loài người nhận ra một thực tế kinh hoàng về văn hóa. Nó đang trở nên thê thảm sau chiến tranh mà cả thế giới lao vào cuộc sinh tử với những điêu tàn và tan hoang xác xơ phủ trùm trên địa cầu.
 
Loài người nhận ra, chính mình đã gây ra sự xác xơ về văn hóa và cần phải tìm cách cứu vãn cách cư xử giữa con người với con người, sao cho nhân bản hơn - bởi nếu không như vậy, loài người còn thua cả loài vật.
 
Và kể từ đó, Nhân Quyền được đề cập đến, được phổ biến hơn 375 ngôn ngữ, với tinh thần là truyền đạt và giáo dục rộng khắp cho nhân loại hiểu và thực hành Quyền Con Người - sống nhân bản (tức là bản chất tốt đẹp của loài người).
 
Không còn gì hoài nghi khi kết luận văn hóa là cội rễ giúp cho nhân quyền nảy sinh và phát triển.
 
Vô văn hóa tất phi nhân quyền.
 
Không thể đấu tranh cho nhân quyền bằng những việc làm và phát ngôn phản văn hóa.
 
Không thể đòi hỏi quyền tự do ngôn luận mà không dám nhận trách nhiệm. Bởi tính trách nhiệm là biểu hiện rõ nét nhất của văn hóa loài người.
__________________
 
Nguyễn Ngọc Già
Blog Nguyễn Ngọc Già
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn