Trong khi tuyệt đại đa số dân tộc đã xem Hồ như kẻ đại phản quốc thì các đảng viên cộng sản vẫn tuyên truyền, vẫn coi y là nhà ái quốc để kéo dài sự tồn tại của chế độ.
Có thể nói, mà không sợ lầm lẫn rằng, nếu nhận định rõ rệt về con người và hành động của Hồ Chí Minh thì phải nói rằng cuộc đời của hắn chỉ là một huyền thoại láo khoét và một chuỗi những lường gạt bỉ ổi để leo lên vị thế cầm quyền.
Cho nên đối với dân tộc Việt Nam, việc giãi tỏa huyền thoại và công lao cùa Hồ Chí Minh phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và phải được xếp vào ưu tiên hàng đầu trong mọi đấu tranh dân chủ. Xin mời qúy vị độc giả đọc tiếp những đoạn viết sau đây.
Huyền thoại Hồ Chí Minh
Huyền thoại là lời nói có tác dụng mê hoặc. Trong các xã hội nguyên thủy, khi chưa có tranh chấp giữa người và người thì huyền thoại là sự giải thích những hiện tượng thiên nhiên nhằm hòa hợp con người với Trời Đất. Nhưng khi xã hội loài người phân hóa thành giai cấp thì huyền thoại chủ yếu nhằm biện chính và bảo vệ lớp người cai trị trong cuộc cạnh tranh với lớp người bị trị. Do đó, tầng lớp thống trị trong các chế độ độc tài, đế quốc, thiết yếu phài tạo ra huyền thoại như một nhu cầu gắn liền với bản chất của họ.
Tác dụng của huyền thoại xuất phát từ giai cấp thống trị là tạo niềm tin. Niềm tin là mộr sự quy hàng của lý trí. Niềm tin đưa đến sự sùng bái và coi những thái độ không tôn trọng là xúc phạm. Khi một người khám phá ra một lời nói chỉ là huyền thoại thì người đó không còn tin huyền thoại đó nữa. Trạng thái này gọi lả “giác ngộ”. Không bao giờ con người thoát khỏi được huyền thoại nhưng mỗi “giác ngộ” phải được kể như một nỗ lực để mở rộng phạm vi chân lý.
Ở Nga, khi Lenin chết năm 1924, Stalin đã làm đám ma hết sức trọng thể, với các thủ tục ướp xác xây lăng tại Quảng Trường Đỏ, và tôn sùng Lenin như một vị thánh. Stalin làm như thế với dụng ý bắt dân Nga tôn sùng mình như một á thánh. Ngoài ra Stalin còn viết sách để tự tô vẽ cho mình hình ảnh một lãnh tụ tài ba còn hơn cả Lenin.
Ở Việt Nam, các đàn em cộng sản cũng xây lăng đúc tượng khi Hồ Chí Minh chết. Phạm văn Đồng, Trường Chinh thì viết sách vinh danh tán tụng. Riêng Hồ cũng viết hai cuốn để tự tâng bốc mình dưới bút hiệu Trần Dân Tiên và T. Lan. Sau khi cuốn sách của Trần Dân Tiên được viết xong cuối năm 1947, thì tài liệu đó được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh và được phổ biến khắp thế giới.
Với cuốn sách nói trên và với kỹ thuật tuyên truyền lợi hại, hoạt động trong một môi trường dân trí chưa cao, CSVN đã dễ dàng biến Hồ Chí Minh thành một vị “thánh sống” với cặp mắt có hai con ngươi và với một cuộc đời hy sinh trọn vẹn mọi lạc thú của bản thân để dồn hết tâm lực cho đất nước.
Ngày nay thì những sự thật phũ phàng về cuộc đời nham nhở của Hồ về mặt thú vui xác thịt, và độc ác về mặt chính trị đã được lôi ra ánh sáng và ai cũng đã có cơ hội nhận biết. Đối với những huyền thoại như thế, mọi người trong cũng như ngoài nước cần “giác ngộ”. Giác ngộ để trả lại sự thật cho lịch sử và nới rộng phạm vi chân lý.
Hồ Chí Minh và vụ sang đoạt thứ nhất
Hồ Chí Minh tên thật là Nguyền Sinh Cung. Hồ sinh vào năm nào cũng không ai biết nhưng có tài liệu ghi là ngày 19/5/1890. Thiếu phương tiện sinh sống, năm 1911, lúc 21 tuổi, Hồ vận động xin làm lao công phụ bếp dưới tàu Latouche Tréville của Pháp và nhờ đó được xuất ngoại đi nhiều nước trên thế giới.
Đến Pháp, Hồ xin vào học Trường Hành Chánh Bảo Hộ nhưng không được chấp nhận. Năm 1912, Hồ sang Mỹ (New York) làm phụ bếp ở khách sạn Park House. Năm 1913 Hồ tới Luân Đôn (Anh) làm phụ bếp ở khách sạn Carlton cho đến năm 1917 .
Năm 1917, Hồ trở lại Paris (Pháp) và được cụ Phan Chu Trinh, bạn học cũ của bố, cho ở cùng nhà và làm nghề thợ ảnh để sinh sống. Lúc đó, các cụ Phan Chu Trinh , Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền, ở cùng địa chỉ. Hai cụ Phan thường sai Hồ mang những bài viết đấu tranh ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc đến các toà báo và tới các nhà đấu tranh khác.
Cái tên Nguyễn Ái Quốc bị Hồ sang đoạt ngay từ buổi ban đầu đó. Và nhờ môi trường sinh hoạt này Hồ đã quen biết một số nhà xã hội Pháp như Léon Blum, Marcel Cachin, Paul Vaillant Couturier, Marius Moutet…Do sự giới thiệu của những người này, Hồ xin tham gia và được chấp nhận vào Đảng Xã Hội Pháp.
Năm 1920 Hồ dự Hội Nghị Tours. Lúc đó Đảng Xã Hội Pháp chia làm hai phe. Hồ theo phe ủng hộ Quốc Tế 3 của Liên Xô và trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng Sản Pháp. Nhờ Hội Nghị Tours, Hồ quen với Manuilsky , đại biểu Đảng Cộng Sản Nga. Cuối năm 1923 vị đại biểu này vận động cho Hồ sang Nga và ở đó Hồ được huấn luyện thành cán bộ chuyên nghiệp của Quốc Tế Cộng Sản
Hồ Chí Minh và vụ sang đoạt thứ hai
Quốc Tế Cộng Sản kết nạp Hồ Chí Minh với dụng ý đưa về Đông Nam Á truyền bá tư tưởng cộng sản và thành lập các đảng chư hầu tại địa phương. Ngày 29/9/1924 Hồ nhận quyết định của Ban Chấp Hàng Quốc Tế Cộng Sản đi Quảng Châu (Trung Quốc) để lập quan hệ giữa Đông Dương và Quốc Tế Cộng Sản (QTCS).
Đến Quảng Châu, Hồ được Cục Viễn Đông QTCS trao cho danh sách một số người Việt, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo. Sau đó Hồ cũng được giới thiệu với Lâm Đức Thụ (mật thám chìm của Pháp) rồi qua Thụ, Hồ làm quen với nhóm Tâm Tâm Xã. Nhóm này được Hồ tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản và hướng dẫn làm cách mạng vô sản. Hồ còn có nhiệm vụ cung cấp tin tức đều đặn cho Moscow về phong trào nông dân Trung Quốc.
Ba tháng sau khi đến Quảng Châu, Hồ được Borodin (cán bộ cộng sản Nga) cho biết địa chỉ của cụ Phan ở Hàng Châu. Hồ mời cụ Phan tham dự lễ giỗ đầu của liệt sĩ Phạm Hồng Thái rồi từ đó hai người quen nhau. Hồ sang đoạt Tâm Tâm Xã và Việt Nam Quốc Dân Đảng của cụ Phan Bội Châu một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng vì được QTCS và đảng Cộng Sản Trung Quốc yềm trợ tài chính. Các đảng phái quốc gia lúc đó đều lâm vào cảnh túng thiếu nên nhìn tổ chức cộng sản như một môi trường có nhiều phương tiện hơn để hoạt động.
Sau khi thâu tóm trong tay Tâm Tâm Xã và VNQDĐ, vấn đề còn lại là loại cụ Phan Bội Châu ra khỏi tổ chức. Hồ và Lâm Đức Thụ, mật thám chìm của Pháp, bèn lên phương án bán cụ Phan cho Pháp lấy tiền thành lập Đảng. Họ nói lý do để làm việc này là vì cụ Phan đã gần đất xa trời. Loại xong cụ Phan, Hồ tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Tổ chức này cốt lõi là cộng sản và tuyệt đối tuân theo cương lĩnh của QTCS.
Hồ Chí Minh và vụ sang đoạt thứ ba
Năm 1938 khi Thế Chiến II sắp bung nổ, Hồ được QTCS cho lệnh sang Hoa Nam hoạt động. Lúc này, đảng Cộng Sản Đông Dương, tuy tan tác sau vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh nhưng vẫn giữ được Ban Hải Ngoại gồm Hoàng Văn Hoan, Vũ Anh, Phùng Chí Kiên. Ban này tuy lập ra nhưng tê liệt vì không có viện trợ. Giữa lúc đó, Phùng Chí Kiên liên lạc được với Hồ và Ban Hải Ngoại sống lại bằng viện trợ của QTCS.
Sau năm 1939 Ban Hải Ngoại Đảng Cộng Sản Đông Dương đã được tăng cường thêm Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng. Ngoài ra còn có Lê Quảng Ba, Lê Thiết Hùng, Cao Hông lĩnh và trên 20 người khác . Hồ ra lệnh cho những người này xuống Quế Lâm chờ đợi. Trong thời gian hoạt động tại Quế Lâm, Hồ sang đoạt một tổ chức đã có sẵn mang tên Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, của cụ Hồ Học Lãm.
Hồ Học Lãm là một nhà cách mạng Việt Nam tại Nam Kinh, đoàn viên cũ trong tổ chức của cụ Phan Bội Châu, và bạn học cùng khóa với tướng Lý Tế Thâm của quân đội Tưởng Giới Thạch. Năm 1936 vì muốn giúp đỡ các nhà cách mạ̣ng Việt Nam tại Nam Kinh được hoạt động một cách hợp pháp, cụ Lãm đã chỉ cho họ thành lập tổ chức này.
Hồ sang đoạt Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội nhưng mời Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để dựa vào đó mà hoạt động. Khi đệ trình tướng Lý Tế Thâm lý lịch tóm tắt của Việt Minh do Hồ Học Lãm làm chủ nhiệm, Hồ thay tên Lâm Bá Kiệt tức Phạm Văn Đồng vào chỗ phó chủ nhiệm, trước kia thuộc Nguyễn Hải Thần. Cụ Nguyễn Hải Thần không ngớt bị Hồ nói xấu kể từ khi cụ phản đối việc Hồ xâm nhập Tâm Tân Xã của cụ Phan Bội Châu hơn 10 năm về trước.
Hồ Chí Minh và vụ sang đoạt thứ tư
Tác gả Trần Đĩnh, trong cuốn sách Đèn Cù tập 2 của ông, đã thuật lại vụ Hồ Chí Minh sang đoạt công lao tổng khởi nghĩa tại Hà Nội năm 1945 của Lê Trọng Nghĩa (người lãnh đạo Đảng Dân Chủ) như sau (Đèn Cù, tập 2, trang 536-543).
Lê Trọng Nghĩa là một trong ba nhân vật chủ chốt làm tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Hai người kia là Nguyễn Khang và Trần Tử Bình. Nghĩa lãnh đạo Đảng Dân Chủ và đồng thời cũng là người lãnh đạo Ủy Ban Khởi Nghĩa của Việt Minh.
Tối 17/8/1945 Ủy Ban Khởi Nghĩa họp ở nhà Trần Đĩnh. Dưới sự lãnh đạo của mấy người đã nói ờ trên, ngày 19/8/1945 tổng khởi nghĩa đã thành công, không cần Trung Ương thông qua và duyệt xét. Khi nhận được báo Đông Phát loan tin tổng khởi nghĩa thành công ở Hà Nội, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp còn bán tín bán nghi nhưng Lê Trọng Nghĩa đã xác nhận trong lời nói đầu của cuốn hồi ký về Tổng Khởi Nghĩa là : tổng khởi nghĩa tại Hà Nội ngày 19/8/1945 là một sự kiện nằm ngoài dự kiến của Trung Ương.
Tổng khởi nghĩa đã thành công ở Hà Nội một hai ngày rồi mà trên căn cứ địa Hồ Chí Minh vẫn chưa biết. Lúc được tin này trên tờ báo Đông Phát, Trường Chinh mới về Hà Nội. Nói chuyện với Nghĩa, Trường Chinh mới được biết rằng, “đám cách mạng” ở Hà Nội không làm theo Quân Lệnh Số 1 của Trung Ương. Chính vì vậy mà súng đã không nổ , và cuộc đảo chính đã thành công chớp nhoáng. Sau khi đi kiểm tra thực tế, Trường Chinh lúc đó mới chịu ra lệnh cho cả nước ngừng đánh Nhật và phế bỏ Quân Lệnh 1.
Như vậy, Việt Minh chẳng có đuổi Nhật gì hết. Mãi đến ngày 23/8/1945 Hồ Chí Minh mới vào đến Hà nội, và ra ngay chỉ thị hoà hoãn với quân đội Nhật. Tổng khởi nghĩa được 11 ngày thì Nghĩa bị điều về Đảng Dân Chủ cùng với Hoàng Minh Chính.
Như vậy, Hô chí Minh đã sang đoạt công lao của Nghĩa. Nếu ”đám cách mạng” Hà Nội nổ súng theo Quân Lệnh Số 1, thì chắc chắn Việt Minh đã bị quân đội Nhật đàn áp và đánh tan tành không còn mảnh giáp. Trong trường hợp này, chính phủ Trần trọng Kim vẫn đại diện cho Việt Nam tiếp xúc với quân Anh và quân Tưởng khi họ kéo vào tước khí giới quân Nhật. Chiến tranh đã không xảy ra như nó đã xảy ra quá lâu và quá tàn nhẫn.
***
Cho đến ngày nay, những người cộng sản Vịệt Nam vẫn tiếp tục dùng luận điểm bịp bợm là có công đánh đưổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để biện minh cho vị thế cầm quyền. Tuy nhiên diễn biến lịch sử trong những thập kỷ vừa qua đã phơi bày tội trạng của họ một cách rõ rệt không thể chối cãi.
Có hai ý nghĩa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu vì dân tộc độc lập thì nó là một cuộc chiến tranh chống thực dân, còn nếu vì mốn xây dựng chế độ cộng sản thì nó là một cuộc chiến tranh chống lại tự do. Theo ý nghĩa thứ hai này, chiến tranh Việt Nam phải được hiểu và nhìn nhận là một cuộc nội chiến giữa những người cộng sản và những người chống cộng. Chống cộng để bảo vệ tự do, bảo vệ biên cương của nhân quyền và dân chủ.
Vì là nhân viên thừa hành của QTCS nên giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường thứ hai. Con đường thứ hai này đã được thực tế kiểm nghiệm và chứng nghiệm như là một thảm họa của nhân loại. Đem thảm họa về cho dân tộc Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam đã có tội rất lớn đối với tổ quốc.
Cộng sản Việt Nam thường dùng mánh lới đánh đồng ngôn ngữ để gian lận, chẳng hạn như : yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa hoặc con đường xã hội chủ nghĩa là con đường mà bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã chọn. Mánh lới này nằm trong ý đồ che giấu những tội ác và những phản bội của họ đối với đất nước.
Cần phải minh định rõ rệt là con đường xã hội chủ nghĩa theo mẫu hình Stalinít mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản đã dùng để cai trị, chưa bao giờ là con đường mà nhân dân Việt Nam đã chọn. Con đường mà nhân dân ta chọn là con đường dân chủ và độc lập dân tộc, hoàn toàn khác biệt với con đường XHCN đầy ác tính và hoang tưởng mà Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã chọn.
Đi theo con đường hoang tưởng đó, Liên Xô đã phá sản và sụp đổ. Trung Quốc cũng đang chia tay với nó để bước sang giai đoạn phát triển mới với chủ nghĩa “dân chủ xã hội”. Tiếc thay, tất cả những tấm gương đó vẫn chưa làm cho những người cộng sản Việt Nam mở mắt.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 8 năm 2015
Nguồn Việt Thức
Gửi ý kiến của bạn