Một sự kiện vừa xảy ra tại Việt Nam, tuy không ầm ĩ nhưng đã đánh dấu một cột mốc rất quan trọng trong việc thay đổi tư duy của một tầng lớp vốn được xem là trí thức nhất Việt Nam, đó là việc Hội Nhà văn Việt Nam quyết định gạch tên những nhà văn đã tham gia vào ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam cách đây một năm.
Tin cho biết là đã có hai mươi (20) nhà văn quyết định rút khỏi Hội nhà văn Việt Nam. Số người rời bỏ hội có thể sẽ tiếp tục gia tăng. Chúng ta thấy gì qua sự kiện này? Về phía Hội Nhà văn Việt Nam và ông Hữu Thỉnh thì đây là một hành động tất yếu và cần thiết vì rằng một người không thể ngồi một lúc hai ghế, một cầu thủ không thể tham gia cùng lúc hai đội bóng. Nhất là khi hai tổ chức là Hội nhà văn Việt Nam và Hội Văn đoàn Độc lập không cùng một chính kiến và cũng không cùng một mục đích. Hội nhà văn Việt Nam là một tổ chức ngoại vi, là cánh tay nối dài của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Hội ăn lương của ĐCSVN và vì vậy hội là công cụ của ĐCSVN. Mọi hoạt động của hội đều do đảng chỉ đạo và mục đích tối thượng của hội là giữ vững sự ổn định của đảng. Chuyện tự do sáng tác hay “khai dân trí” chỉ là chuyện thứ yếu. Trong khi đó Hội Văn đoàn Độc lập, nếu được khai sinh thì mục đích của hội sẽ là tự do sáng tác và mục đích chính là phục vụ người dân Việt Nam thông qua các tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống. Nếu Hội Văn Đoàn Độc Lập không “độc lập” với chính quyền thì chúng tôi cũng đồng ý với nhà văn Phạm Thị Hoài rằng Văn đoàn Độc lập sẽ là một hội …thừa.
Nếu chúng ta đồng ý rằng “trí thức là những người có hiểu biết và quan tâm sâu sắc đến con người và đất nước Việt Nam” thì bất cứ nhà văn nào cũng phải là trí thức. Trong con mắt người dân Việt Nam thì các nhà văn, cùng với giới nhà báo, nhà giáo, luật sư và bác sĩ luôn được mặc định và nhìn nhận như là những trí thức hàng đầu. Một trí thức bắt buộc phải là người có suy nghĩ độc lập và hành động vì quyền lợi của số đông. Thậm chí có ý kiến cho rằng đặc điểm để nhận ra một trí thức thực thụ là người trí thức đó phải “đối lập” với chính quyền trong một chừng mực nhất định nào đó. Một người mà chỉ biết tung hô chính quyền suốt đời thì chắc chắn không phải là một trí thức.
Di sản văn hóa của Việt Nam từ ngàn đời nay để lại cho chúng ta một lớp trí thức chỉ biết vâng phục. Thói quen và sự cả nể cũng là một gánh nặng mà trí thức Việt Nam không dễ gì cởi bỏ được. Có rất nhiều trí thức đã nhận ra được sự vô lý và nhạt nhẽo của những tổ chức mà mình đang tham gia nhưng vì quán tính và sức ỳ của văn hóa và tâm lý nên họ không nỡ rút ra khỏi tổ chức đó. Cũng có thể họ cảm thấy nuối tiếc, hụt hẫng như mất đi một cái gì đó mà họ đã gắn bó quá lâu. Đấy là tâm lý chung của người Việt chúng ta. Không riêng gì trí thức mà người dân Việt Nam cũng vậy. Ai cũng có sự quyến luyến với những thứ mà mình đã gắn bó quá lâu. Chế Lan Viên đã từng viết:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn…
Quyết định gạch tên những nhà văn tham gia Văn đoàn Độc lập của Hội nhà văn Việt Nam là một cơ hội tuyệt vời cho những nhà văn chân chính, những người từ lâu đã muốn rời bỏ cái hội “hữu danh vô thực” để trở về với nhân dân, về với không gian bao la và tự do. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự vui mừng, sung sướng đến vô hạn của những nhà văn, nhà thơ vừa bị khai trừ đó trên FB của họ. Họ đã chờ đợi quá lâu và thời gian đã làm xong phần việc của mình. Một cuộc chia tay và đoạn tuyệt cần thiết đã đến. Đã đến lúc “ngô ra ngô, khoai ra khoai”. Không thể vàng thau lẫn lộn mãi được.
Một sự khởi đầu rất ấn tượng và tốt đẹp. Chúng tôi, những người hoạt động chính trị dân chủ đối lập, suốt bao năm qua vẫn mong chờ cái ngày này sẽ đến và sự thực là nó đã đến. Khi trí thức Việt Nam nhận ra và quyết định làm những việc mà mình thấy đúng và cần thiết thì ngày đấy dân chủ đã đến gần hơn với người Việt Nam chúng ta.
Suốt hơn 30 năm qua, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN) vẫn kiên trì và bao dung theo đuổi một cuộc vận động tư tưởng lớn để làm tiền đề cho một cuộc cách mạng dân chủ tại Việt Nam và kết quả là có nhiều thay đổi đã đến nhanh hơn là chúng tôi mong đợi. Trong Chương 7: Đấu tranh thiết lập dân chủ đa nguyên (Dự Án Chính Trị 2015 (DACT 2015)-Khai sáng Kỷ nguyên Thứ hai) chúng tôi có đưa ra nhận định về “Bốn điều kiện cần và đủ của cuộc cách mạng dân chủ”:
“Điều kiện thứ nhất là mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi.
Điều kiện thứ hai là đảng hay giai cấp cầm quyền, vì mất đồng thuận trên lý tưởng chung hay vì bị ung thối, đã chia rẽ, phân hóa và đã mất bản năng tự tồn của một đoàn thể.
Điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới.
Điều kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới”.
Hai điều kiện đầu xem như đã có, đa số người dân đều thấy rõ là chế độ này quá tệ hại và đã đến lúc cần thay đổi. Nội bộ đảng cộng sản mâu thuẫn gay gắt và các nhóm lợi ích trong đảng ngày càng ra mặt, một cách lộ liễu và thách thức. Một ví dụ là dự án xây dựng sân bay Long Thành đã trở thành một nội dung quan trọng trong Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCSVN lần thứ 11 vừa qua. Điều kiện thứ ba cũng đạt được hơn một nửa. Người dân đã công khai nói về một chế độ mới với những chính sách mới. Những đồng thuận về một chế độ dân chủ đa nguyên với chỗ đứng dành cho mọi người ngang nhau trong một nền kinh tế thị trường do tư nhân làm chủ… đang ngày càng được chấp nhận và chia sẻ rộng rãi. Chúng ta cũng đạt được sự đồng thuận cao rằng cuộc vận động dân chủ này sẽ là cuộc cách mạng ôn hòa, bất bạo động trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Như vậy chúng ta chỉ còn thiếu mỗi một điều kiện thứ tư đó là “có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới”. Tổ chức đó bắt buộc phải có một Dự Án Chính Trị trong sáng, khả thi và rõ ràng nhằm trình bày trước quốc dân đồng bào một kế hoạch hành động cho mọi khả năng có thể xảy ra trong từng trường hợp cụ thể.
Đúng là hiện nay vẫn chưa có một tổ chức chính trị dân chủ nào đạt được tầm vóc đó nhưng sự thay đổi thì đã rõ nét. Người dân Việt Nam tuy chưa ra mặt ủng hộ các tổ chức chính trị dân chủ đối lập nhưng cái nhìn thiện cảm thì đã có. Các tổ chức chính trị và những người hoạt động chính trị dân chủ không còn bị “ném đá”, dè bĩu, chê bai, nghi ngờ, hoạnh họe như trước nữa. Những câu hỏi vô lối như “Ông/bà có thành tích gì mà đòi tham chính?”, “Các ông là ai? Tuổi gì? Liệu các ông có làm được gì không hay lại như ĐCSVN, nói thì hay mà làm thì như mèo mửa?...” ngày càng ít đi.
Thật lòng mà nói thì những người làm chính trị như chúng tôi cũng không tài giỏi gì hơn so với mọi người. Chúng tôi chỉ có sự đam mê, lòng yêu nước và khát vọng thay đổi số phận cho con người và đất nước Việt Nam. Xuất phát từ khát vọng đó, chúng tôi đã tìm đến với nhau, cùng đầu tư thời gian, trí tuệ cho việc học hỏi về chính trị. Bất cứ một vấn đề gì, nếu chưa hiểu thì chúng tôi lập tức thảo luận, tìm tòi nghiên cứu để tìm ra câu trả lời đúng nhất và hợp lý nhất. Chúng tôi cho rằng làm chính trị cũng giống như bao nhiêu công việc khác, phải chịu khó học hỏi và đầu tư thời gian một cách nghiêm túc. Quả thật là sau nhiều năm tham gia và học hỏi về chính trị trong môi trường của một tổ chức chính trị dân chủ thì kiến thức về chính trị của chúng tôi đã tiến bộ hơn rất nhiều. Chúng tôi vững tin vào còn đường tất thắng của dân chủ đa nguyên.
Chính trị là một môn khoa học-xã hội nhưng với đa số mọi người Việt Nam thì đây là môn tâm lý-xã hội. Yêu ghét và đánh giá về các ý kiến đối lập hay các hoạt động chính trị hoàn toàn bằng cảm tính nhất thời. Ai cũng có quyền cho mình là đúng nhất và có hiểu biết nhất về chính trị. Có lần bản thân tôi tranh luận với một người bạn (kinh doanh) về chủ đề “dân chủ và phát triển, cái nào cần phải đi trước?” Tôi thì cho rằng dân chủ phải đi trước, phải có dân chủ thì mới có sự phát triển kinh tế lành mạnh và bền vững. Có dân chủ thì mới có một nền giáo dục khai phóng và đúng đắn. Có dân chủ mới có một nền y tế và bộ máy hành chính công hiệu quả, hoạt động và làm việc vì con người… Người bạn tôi thì cho rằng, nghèo thì không thể có dân chủ, phải giàu như Mỹ hay Nhật mới có thể có dân chủ…
Chúng tôi cảm nhận một điều đơn giản rằng “dân chủ là một phương pháp quản trị đất nước văn minh và hợp lý nhất” chứ dân chủ không phải là “cơm áo gạo tiền” hay là một thứ hàng xa xỉ phẩm để đem ban phát cho mọi người. Một đất nước nghèo không có nghĩa là đất nước đó không cần hay không thể thực thi nền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do thành lập các hội đoàn hay các đảng phái đối lập. Nghèo không có nghĩa là không thể có “tam quyền phân lập”, nghèo cũng không ngăn cản các cơ quan pháp luật độc lập trong việc điều tra và xét xử… nghèo cũng không có nghĩa là quan có tội thì xử lấy lệ còn dân phạm tội là tù mọt gông…
Sau khi tranh luận chán chê bạn tôi chốt lại rằng “mày chỉ biết chém gió chứ không hiểu gì về chính trị”?! (tất nhiên bạn tôi không biết là tôi đã tham gia vào THDCĐN từ rất lâu J).
Như chúng tôi đã nhiều lần xác quyết, THDCĐN là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập. Chúng tôi có tham vọng tham chính để nhằm thực thi những chính sách mà chúng tôi đã đề nghị trong DACT 2015. Chúng tôi không phải là một tổ chức Xã hội dân sự. Chúng tôi không lấn sân và làm thay công việc của các tổ chức Xã hội dân sự. Chúng tôi đang làm công việc khó nhất và quan trọng nhất, đó là xây dựng một tổ chức chính trị dân chủ đối lập hùng mạnh và có uy tín để làm giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản. Các tổ chức Xã hội dân sự là những đồng minh quan trọng của các tổ chức chính trị dân chủ. Chúng tôi xin bày tỏ sự liên đới và chia sẻ với anh Nguyễn Chí Tuyến và blogger Gió Lang Thang-Trịnh Anh Tuấn vừa bị côn đồ (công an?) tấn công gây thương tích nặng nề.
Chúng tôi tin rằng sẽ đến lúc giới trí thức Việt Nam hiểu ra một điều quan trọng là cần phải ủng hộ bằng cách tham gia hay cổ vũ cho một tổ chức chính trị đối lập dân chủ của Việt Nam như THDCĐN. Không có cạnh tranh chính trị thì sẽ mãi mãi không có một chính quyền tử tế và một xã hội công bằng. Nên nhớ là đừng bao giờ so sánh một tổ chức chính trị dân chủ với ĐCSVN vì ĐCSVN chỉ là một tổ chức khủng bố còn một tổ chức chính trị là phải do người dân lựa chọn và nếu được cầm quyền thì phải luôn chịu sự giám sát của người dân thông qua hệ thống “tam quyền phân lập” và hệ thống báo chí tự do.
Chúng tôi hy vọng rằng trí thức Việt Nam nên đoạn tuyệt với suy nghĩ là có thể thay đổi được ĐCSVN từ bên trong bằng cách hợp tác với nó.
Chúng tôi cũng mong rằng đây là thời điểm thích hợp để giới trí thức Việt Nam quyết định cho mình một sự lựa chọn dứt khoát: Hoặc là tiếp tục ủng hộ ĐCSVN hoặc là đứng về phía 90 triệu người dân Việt Nam.
Tương lai của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào sự dấn thân của tầng lớp trí thức tinh hoa Việt Nam như giới nhà văn, nhà báo, nhà giáo, luật sư, bác sĩ, doanh nhân, sinh viên…
Cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam bắt buộc phải đi theo lộ trình từ trên xuống dưới, trí thức Việt Nam phải ủng hộ và đón nhận dân chủ trước, sau đó dân chủ mới có thể lan tỏa ra toàn xã hội.
Sứ mệnh lớn nhất và cao cả nhất của người trí thức là “hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng” chứ không phải chạy theo quần chúng, và nhất là chạy theo một thể chế chính trị đã lỗi thời và mục ruỗng như ĐCSVN.
Việt Hoàng
Nguồn Thông Luận
Tin cho biết là đã có hai mươi (20) nhà văn quyết định rút khỏi Hội nhà văn Việt Nam. Số người rời bỏ hội có thể sẽ tiếp tục gia tăng. Chúng ta thấy gì qua sự kiện này? Về phía Hội Nhà văn Việt Nam và ông Hữu Thỉnh thì đây là một hành động tất yếu và cần thiết vì rằng một người không thể ngồi một lúc hai ghế, một cầu thủ không thể tham gia cùng lúc hai đội bóng. Nhất là khi hai tổ chức là Hội nhà văn Việt Nam và Hội Văn đoàn Độc lập không cùng một chính kiến và cũng không cùng một mục đích. Hội nhà văn Việt Nam là một tổ chức ngoại vi, là cánh tay nối dài của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Hội ăn lương của ĐCSVN và vì vậy hội là công cụ của ĐCSVN. Mọi hoạt động của hội đều do đảng chỉ đạo và mục đích tối thượng của hội là giữ vững sự ổn định của đảng. Chuyện tự do sáng tác hay “khai dân trí” chỉ là chuyện thứ yếu. Trong khi đó Hội Văn đoàn Độc lập, nếu được khai sinh thì mục đích của hội sẽ là tự do sáng tác và mục đích chính là phục vụ người dân Việt Nam thông qua các tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống. Nếu Hội Văn Đoàn Độc Lập không “độc lập” với chính quyền thì chúng tôi cũng đồng ý với nhà văn Phạm Thị Hoài rằng Văn đoàn Độc lập sẽ là một hội …thừa.
Nếu chúng ta đồng ý rằng “trí thức là những người có hiểu biết và quan tâm sâu sắc đến con người và đất nước Việt Nam” thì bất cứ nhà văn nào cũng phải là trí thức. Trong con mắt người dân Việt Nam thì các nhà văn, cùng với giới nhà báo, nhà giáo, luật sư và bác sĩ luôn được mặc định và nhìn nhận như là những trí thức hàng đầu. Một trí thức bắt buộc phải là người có suy nghĩ độc lập và hành động vì quyền lợi của số đông. Thậm chí có ý kiến cho rằng đặc điểm để nhận ra một trí thức thực thụ là người trí thức đó phải “đối lập” với chính quyền trong một chừng mực nhất định nào đó. Một người mà chỉ biết tung hô chính quyền suốt đời thì chắc chắn không phải là một trí thức.
Di sản văn hóa của Việt Nam từ ngàn đời nay để lại cho chúng ta một lớp trí thức chỉ biết vâng phục. Thói quen và sự cả nể cũng là một gánh nặng mà trí thức Việt Nam không dễ gì cởi bỏ được. Có rất nhiều trí thức đã nhận ra được sự vô lý và nhạt nhẽo của những tổ chức mà mình đang tham gia nhưng vì quán tính và sức ỳ của văn hóa và tâm lý nên họ không nỡ rút ra khỏi tổ chức đó. Cũng có thể họ cảm thấy nuối tiếc, hụt hẫng như mất đi một cái gì đó mà họ đã gắn bó quá lâu. Đấy là tâm lý chung của người Việt chúng ta. Không riêng gì trí thức mà người dân Việt Nam cũng vậy. Ai cũng có sự quyến luyến với những thứ mà mình đã gắn bó quá lâu. Chế Lan Viên đã từng viết:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn…
Quyết định gạch tên những nhà văn tham gia Văn đoàn Độc lập của Hội nhà văn Việt Nam là một cơ hội tuyệt vời cho những nhà văn chân chính, những người từ lâu đã muốn rời bỏ cái hội “hữu danh vô thực” để trở về với nhân dân, về với không gian bao la và tự do. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự vui mừng, sung sướng đến vô hạn của những nhà văn, nhà thơ vừa bị khai trừ đó trên FB của họ. Họ đã chờ đợi quá lâu và thời gian đã làm xong phần việc của mình. Một cuộc chia tay và đoạn tuyệt cần thiết đã đến. Đã đến lúc “ngô ra ngô, khoai ra khoai”. Không thể vàng thau lẫn lộn mãi được.
Một sự khởi đầu rất ấn tượng và tốt đẹp. Chúng tôi, những người hoạt động chính trị dân chủ đối lập, suốt bao năm qua vẫn mong chờ cái ngày này sẽ đến và sự thực là nó đã đến. Khi trí thức Việt Nam nhận ra và quyết định làm những việc mà mình thấy đúng và cần thiết thì ngày đấy dân chủ đã đến gần hơn với người Việt Nam chúng ta.
Suốt hơn 30 năm qua, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN) vẫn kiên trì và bao dung theo đuổi một cuộc vận động tư tưởng lớn để làm tiền đề cho một cuộc cách mạng dân chủ tại Việt Nam và kết quả là có nhiều thay đổi đã đến nhanh hơn là chúng tôi mong đợi. Trong Chương 7: Đấu tranh thiết lập dân chủ đa nguyên (Dự Án Chính Trị 2015 (DACT 2015)-Khai sáng Kỷ nguyên Thứ hai) chúng tôi có đưa ra nhận định về “Bốn điều kiện cần và đủ của cuộc cách mạng dân chủ”:
“Điều kiện thứ nhất là mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi.
Điều kiện thứ hai là đảng hay giai cấp cầm quyền, vì mất đồng thuận trên lý tưởng chung hay vì bị ung thối, đã chia rẽ, phân hóa và đã mất bản năng tự tồn của một đoàn thể.
Điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới.
Điều kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới”.
Hai điều kiện đầu xem như đã có, đa số người dân đều thấy rõ là chế độ này quá tệ hại và đã đến lúc cần thay đổi. Nội bộ đảng cộng sản mâu thuẫn gay gắt và các nhóm lợi ích trong đảng ngày càng ra mặt, một cách lộ liễu và thách thức. Một ví dụ là dự án xây dựng sân bay Long Thành đã trở thành một nội dung quan trọng trong Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCSVN lần thứ 11 vừa qua. Điều kiện thứ ba cũng đạt được hơn một nửa. Người dân đã công khai nói về một chế độ mới với những chính sách mới. Những đồng thuận về một chế độ dân chủ đa nguyên với chỗ đứng dành cho mọi người ngang nhau trong một nền kinh tế thị trường do tư nhân làm chủ… đang ngày càng được chấp nhận và chia sẻ rộng rãi. Chúng ta cũng đạt được sự đồng thuận cao rằng cuộc vận động dân chủ này sẽ là cuộc cách mạng ôn hòa, bất bạo động trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Như vậy chúng ta chỉ còn thiếu mỗi một điều kiện thứ tư đó là “có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới”. Tổ chức đó bắt buộc phải có một Dự Án Chính Trị trong sáng, khả thi và rõ ràng nhằm trình bày trước quốc dân đồng bào một kế hoạch hành động cho mọi khả năng có thể xảy ra trong từng trường hợp cụ thể.
Đúng là hiện nay vẫn chưa có một tổ chức chính trị dân chủ nào đạt được tầm vóc đó nhưng sự thay đổi thì đã rõ nét. Người dân Việt Nam tuy chưa ra mặt ủng hộ các tổ chức chính trị dân chủ đối lập nhưng cái nhìn thiện cảm thì đã có. Các tổ chức chính trị và những người hoạt động chính trị dân chủ không còn bị “ném đá”, dè bĩu, chê bai, nghi ngờ, hoạnh họe như trước nữa. Những câu hỏi vô lối như “Ông/bà có thành tích gì mà đòi tham chính?”, “Các ông là ai? Tuổi gì? Liệu các ông có làm được gì không hay lại như ĐCSVN, nói thì hay mà làm thì như mèo mửa?...” ngày càng ít đi.
Thật lòng mà nói thì những người làm chính trị như chúng tôi cũng không tài giỏi gì hơn so với mọi người. Chúng tôi chỉ có sự đam mê, lòng yêu nước và khát vọng thay đổi số phận cho con người và đất nước Việt Nam. Xuất phát từ khát vọng đó, chúng tôi đã tìm đến với nhau, cùng đầu tư thời gian, trí tuệ cho việc học hỏi về chính trị. Bất cứ một vấn đề gì, nếu chưa hiểu thì chúng tôi lập tức thảo luận, tìm tòi nghiên cứu để tìm ra câu trả lời đúng nhất và hợp lý nhất. Chúng tôi cho rằng làm chính trị cũng giống như bao nhiêu công việc khác, phải chịu khó học hỏi và đầu tư thời gian một cách nghiêm túc. Quả thật là sau nhiều năm tham gia và học hỏi về chính trị trong môi trường của một tổ chức chính trị dân chủ thì kiến thức về chính trị của chúng tôi đã tiến bộ hơn rất nhiều. Chúng tôi vững tin vào còn đường tất thắng của dân chủ đa nguyên.
Chính trị là một môn khoa học-xã hội nhưng với đa số mọi người Việt Nam thì đây là môn tâm lý-xã hội. Yêu ghét và đánh giá về các ý kiến đối lập hay các hoạt động chính trị hoàn toàn bằng cảm tính nhất thời. Ai cũng có quyền cho mình là đúng nhất và có hiểu biết nhất về chính trị. Có lần bản thân tôi tranh luận với một người bạn (kinh doanh) về chủ đề “dân chủ và phát triển, cái nào cần phải đi trước?” Tôi thì cho rằng dân chủ phải đi trước, phải có dân chủ thì mới có sự phát triển kinh tế lành mạnh và bền vững. Có dân chủ thì mới có một nền giáo dục khai phóng và đúng đắn. Có dân chủ mới có một nền y tế và bộ máy hành chính công hiệu quả, hoạt động và làm việc vì con người… Người bạn tôi thì cho rằng, nghèo thì không thể có dân chủ, phải giàu như Mỹ hay Nhật mới có thể có dân chủ…
Chúng tôi cảm nhận một điều đơn giản rằng “dân chủ là một phương pháp quản trị đất nước văn minh và hợp lý nhất” chứ dân chủ không phải là “cơm áo gạo tiền” hay là một thứ hàng xa xỉ phẩm để đem ban phát cho mọi người. Một đất nước nghèo không có nghĩa là đất nước đó không cần hay không thể thực thi nền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do thành lập các hội đoàn hay các đảng phái đối lập. Nghèo không có nghĩa là không thể có “tam quyền phân lập”, nghèo cũng không ngăn cản các cơ quan pháp luật độc lập trong việc điều tra và xét xử… nghèo cũng không có nghĩa là quan có tội thì xử lấy lệ còn dân phạm tội là tù mọt gông…
Sau khi tranh luận chán chê bạn tôi chốt lại rằng “mày chỉ biết chém gió chứ không hiểu gì về chính trị”?! (tất nhiên bạn tôi không biết là tôi đã tham gia vào THDCĐN từ rất lâu J).
Như chúng tôi đã nhiều lần xác quyết, THDCĐN là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập. Chúng tôi có tham vọng tham chính để nhằm thực thi những chính sách mà chúng tôi đã đề nghị trong DACT 2015. Chúng tôi không phải là một tổ chức Xã hội dân sự. Chúng tôi không lấn sân và làm thay công việc của các tổ chức Xã hội dân sự. Chúng tôi đang làm công việc khó nhất và quan trọng nhất, đó là xây dựng một tổ chức chính trị dân chủ đối lập hùng mạnh và có uy tín để làm giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản. Các tổ chức Xã hội dân sự là những đồng minh quan trọng của các tổ chức chính trị dân chủ. Chúng tôi xin bày tỏ sự liên đới và chia sẻ với anh Nguyễn Chí Tuyến và blogger Gió Lang Thang-Trịnh Anh Tuấn vừa bị côn đồ (công an?) tấn công gây thương tích nặng nề.
Chúng tôi tin rằng sẽ đến lúc giới trí thức Việt Nam hiểu ra một điều quan trọng là cần phải ủng hộ bằng cách tham gia hay cổ vũ cho một tổ chức chính trị đối lập dân chủ của Việt Nam như THDCĐN. Không có cạnh tranh chính trị thì sẽ mãi mãi không có một chính quyền tử tế và một xã hội công bằng. Nên nhớ là đừng bao giờ so sánh một tổ chức chính trị dân chủ với ĐCSVN vì ĐCSVN chỉ là một tổ chức khủng bố còn một tổ chức chính trị là phải do người dân lựa chọn và nếu được cầm quyền thì phải luôn chịu sự giám sát của người dân thông qua hệ thống “tam quyền phân lập” và hệ thống báo chí tự do.
Chúng tôi hy vọng rằng trí thức Việt Nam nên đoạn tuyệt với suy nghĩ là có thể thay đổi được ĐCSVN từ bên trong bằng cách hợp tác với nó.
Chúng tôi cũng mong rằng đây là thời điểm thích hợp để giới trí thức Việt Nam quyết định cho mình một sự lựa chọn dứt khoát: Hoặc là tiếp tục ủng hộ ĐCSVN hoặc là đứng về phía 90 triệu người dân Việt Nam.
Tương lai của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào sự dấn thân của tầng lớp trí thức tinh hoa Việt Nam như giới nhà văn, nhà báo, nhà giáo, luật sư, bác sĩ, doanh nhân, sinh viên…
Cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam bắt buộc phải đi theo lộ trình từ trên xuống dưới, trí thức Việt Nam phải ủng hộ và đón nhận dân chủ trước, sau đó dân chủ mới có thể lan tỏa ra toàn xã hội.
Sứ mệnh lớn nhất và cao cả nhất của người trí thức là “hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng” chứ không phải chạy theo quần chúng, và nhất là chạy theo một thể chế chính trị đã lỗi thời và mục ruỗng như ĐCSVN.
Việt Hoàng
Nguồn Thông Luận
Gửi ý kiến của bạn