BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73511)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sao lại là “giải phóng Thủ Đô”?

10 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 1158)
Sao lại là “giải phóng Thủ Đô”?
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Kỷ niệm ngày 10/10 năm nay, hệ thống tuyên truyền Việt Nam (đảng, nhà nước, truyền thông nhà nước) nhất loạt gọi sự kiện này là ngày “giải phóng Thủ đô”.

Tên gọi sự kiện đó được chỉ đạo từ những văn kiện của đảng về những ngày lễ lớn trong năm 2014, 2015.

Dụng ý tuyên truyền trong cách gọi đó được công khai, và do vậy nó trở thành mục đích chính của việc tổ chức kỷ niệm. Bằng cách ấy, đảng muốn tiếp tục khẳng định công ơn, truyền thống bách chiến bách thắng; mong làm nhoè được chút ít những hèn nhược trong việc xử lý mối quan hệ hiện nay với ông anh phương bắc. Song về lịch sử, cách gọi đó lại có tác dụng xuyên tạc lộ liễu, trở nên phản tác dụng giáo dục về tính khách quan, trung thực.

Đó là chuyện của năm nay, kỷ niệm 60 năm. Trong quá khứ, cả ở kênh văn kiện chính trị, tài liệu nghiên cứu, giáo dục lịch sử và những cách dùng thông thường khác, sự kiện này được gọi là tiếp quản Thủ Đô, cùng với sự tiếp quản tất cả những vùng khác trong thời hiệu 300 ngày tính từ 20/7/1954 của Hiệp Định Genève (với Hà Nội là 80 ngày). Từ “tiếp quản” là từ được dùng trong văn bản Hiệp Định, cùng với những từ khác như “tập kết” (thường dùng cho số cán bộ Việt Minh chuyển từ miền Nam ra phía bắc vĩ tuyến 17), “tiếp thu” (dùng cho cán bộ của Quốc Gia Việt Nam theo chiều ngược lại), “rút lui”, “chuyển giao”...Đây là ngôn ngữ chính thức được dùng trong đàm phán Genève, trong Hiệp Định cùng các phụ lục và trong toàn bộ hồ sơ của Hội nghị quân sự Trung Giã (4/7 – 27/7/1954).

Về thực tế lịch sử, trước khi văn bản Hiệp định được các bên đồng ý ký vào rạng sáng ngày 21/7/1954, tất cả nội dung thoả thuận đều cơ bản đã được thông qua trước đó với sự đổi chác, đi đêm giữa các cường quốc mà VNDCCH chỉ là một công cụ hợp lý hoá cho quá trình đó, trực tiếp là sức ép của Trung Quốc. Do vậy, mọi vấn đề kỹ thuật về giải quyết thế cài răng lược, đình chiến, rút lui, chuyển giao, tiếp quản giữa ba bên (Pháp, VNDCCH, Quốc gia Việt Nam) đã được giải quyết tại Hội nghị quân sự Trung Giã 14 ngày trước thời hạn ký. Theo thoả thuận này, 80 ngày sau khi Hiệp định có hiệu lực, người Pháp phải rút khỏi Hà Nội, chuyển giao (Anh: transfer; Pháp: transfert) cho phía VNDCCH; lực lượng tiếp quản quân sự là Sư đoàn 308 và Trung đoàn Thủ Đô. 17 giờ ngày 9/10/1954, phía Pháp đã thực hiện đúng hiệu lực này.



Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội trong đoàn quân tiếp quản Thủ Đô. (Ảnh chụp tại phố Hàng Đào).


 Tất cả tài liệu từ trước đến nay đều ghi như thế. Nhiều cách diễn đạt khác gọi ngày này là “ngày trở về” (bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận). Ngay trong dịp 60 năm này, diễn văn của ông Phạm Quang Nghị tại lễ kỷ niệm cũng viết “Bốn mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui sướng tột độ đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về”. Thông thường thì gọi là “tiếp quản”. Báo Tiền Phong điện tử ngày 10/10/2014 với tiêu đề “Tiếp quản Thủ Đô: Biểu tượng khải hoàn của Hà Nội” cũng ghi ý kiến của ông Dương Trung Quốc “Sự kiện 10/10/1954 nói cho đúng là ngày tiếp quản thủ đô, diễn ra thanh bình, không hề có tiếng súng”. Vậy thì gọi “giải phóng Thủ đô” làm gì cho nó nặng nề, lại giả dối?

Một chi tiết nhỏ, song rất có ý nghĩa nữa là danh xưng Thủ đô Hà Nội, xét ở thời điểm 1954. Ai cũng biết trước 1945, kinh đô của Việt Nam là Phú Xuân. Hiến pháp VNDCCH 1946 quyết định Hà Nội là Thủ Đô. Song đây là bản Hiến Pháp không có hiệu lực pháp lý, toàn bộ. Vậy chỉ hiệu lực hoá một điều duy nhất về qui định Thủ Đô, liệu có giá trị không?

Ngày 10/10/2014

Xích Tử

Nguồn Dân Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn