BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77130)
(Xem: 63214)
(Xem: 40615)
(Xem: 32254)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Việt Nam giả vờ cải cách

10 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 1356)
Việt Nam giả vờ cải cách
52Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
43
PARIS, ngày 9.10.2013 (QUÊ MẸ) - Nhân dịp Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) khai mạc tại Nam Dương và những cuộc đàn áp cùng biến động xẩy ra tại Việt Nam gần đây, nhật báo nổi tiếng Hoa Kỳ, Wall Street Journal, số ra sáng thứ ba 8.10.2013 đăng bài xã luận của ông Võ Văn Ái dưới tựa đề “Việt Nam giả vở cải cách”.

 

Chúng tôi xin dịch bản Việt ngữ dưới đây công hiến Bạn đọc, và bản Anh ngữ đăng tiếp sau đấy :

 


 

 

 

 

VIỆT NAM GIẢ VỜ CẢI CÁCH


Những nỗ lực ngoại giao gần đây của Hà Nội trùng với cuộc trấn áp thô bạo tự do ngôn luận trong nước


Võ Văn Ái


Chỉ trong vòng bốn tháng qua, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã mở cuộc tấn công ngoại giao chưa hề thấy. Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bôn ba qua mười nước, từ Nga, Trung quốc, Hoa Kỳ, Liên Âu và các nước khác, để thắt chặt đối tác chiến lược, tạo liên minh và tìm mọi cơ hội thiết lập giao thương và đầu tư nhằm tăng cường nền kinh tế ốm yếu của một quốc gia độc đảng.

 

Tuy nhiên cùng lúc với cơn lốc ngoại giao cấp cao, một cuộc tấn kích khác lại diễn ra tại Việt Nam. Một trong những cuộc trấn áp bạo hành nhất từ suốt thế hệ qua nhắm vào tự do ngôn luận, các bloggers hoạt động cho dân chủ và các nhà báo trực tuyến bị hành hung, sách nhiễu, đưa vào bệnh viện tâm thần, bắt giam và kết án tù nặng nề cho tới chung thân vì họ dám biểu tỏ lời phê phán chế độ.

 

Từ đầu năm 2013, đã có 51 nhà bất đồng chính kiến bị bắt và danh sách còn tăng cao. Tháng tám vừa qua, ông Võ Thanh Tùng, nhà báo đoạt giải thưởng nhà nước đã viết bài tố cáo cán bộ tham những, nhưng lại bị bắt và bị tố điêu ông ăn hối lộ. Đây là điều nhất quán trong con đường chiến lược của Hà Nội, kết tội những ai phê phán chính quyền bằng những điều luật phi chính trị như tham nhũng, nhằm che giấu bản chất chính trị của những bản án. Ông Lê Quốc Quân, một luật gia nhân quyền và blogger nổi tiếng khác, bị kết án 30 tháng tù giam hôm 2 tháng 10 vì tội trốn thuế. Công an mật vụ thường xuyên sách nhiễu các bloggers và gia đình họ.

 

Ngày 1 tháng 9, Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực, áp đặt những kiểm soát khắc nghiệt về tự do ngôn luận. Nghị định mới này cấm hàng loạt các hoạt động trực tuyến được định nghĩa khá mơ hồ, bó buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet ngoại quốc phải thông tin về khách hàng của họ cho chính quyền, và cấm các bloggers đề cập tin tức thời sự trên blogs tư nhân hay mạng xã hội.

 

Cuộc đàn áp trong nước cho thấy mối mâu thuẫn với những thông điệp tích cực mà Hà Nội tung ra trên trường quốc tế. Nhưng các bloggers tại Việt Nam lại cho rằng hai cách hành xử này nối kết trong cùng một chủ trương mà thôi. Giới lãnh đạo Hà Nội thừa hiểu họ cần thiết minh chứng sự cởi mở ở quốc nội nhằm đạt các lợi thế quốc tế, như làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (một nỗ lực vận động cho cuộc đầu phiếu tháng 11 này tại New York). Họ cũng mong chờ Liên Âu phê chuẩn Hiệp ước đối tác ký kết năm ngoái.

 

Với những cuộc đàn áp tiếp diễn như thế, nhà cầm quyền lại vô liêm sỉ trình diễn trò “cải cách” chính trị, vốn chẳng gây nguy hại gì cho sự thống trị của đảng. Hãy nghe lời bình luận của Chủ tịch Sang trong chuyến viếng thăm Đan Mạch gần đây, là một trong những nước viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Tại đây, lần đầu tiên chủ tịch Sang công nhận những khuyết điểm của chế độ và hứa sẽ cải tổ chính trị.

 

Hà Nội tìm cách tránh các “sai lầm” gần đây. Chẳng hạn, chiến dịch được quảng cáo rầm rộ về việc sửa đồi Hiến Pháp thời gian vừa qua, mà Đảng muốn chiếu luồng sáng mới, đã gây kết quả trái với sự mong đợi, khi có hàng nghìn công dân lập kiến nghị trực tuyến kêu gọi bỏ Điều 4 trên Hiến Pháp, là điều cho phép Đảng độc quyền chính trị. Hà Nội chỉ muốn thực hiện “cải cách” chính trị theo yêu sách của các nước phương Tây, với điều kiện lãnh đạo Đảng cầm chắc quyền kiểm soát tiến trình cải cách.

 

Dường như Đảng có lý do lo ngại chuyện xẩy ra cho quyền hành của họ, một khi việc bàn thảo tự do được cho phép. Mặc dù những ngăn cấm đó đây, đã có trên 10 triệu người Việt sử dụng Facebook, và số lượng người thủ đắc điện thoại cầm tay lớn gần hai lần hơn dân số. Đặc biệt giới trẻ dùng blogs và tiểu blogs để lẩn tránh nạn kiểm duyệt truyền thông của nhà nước. Giới này nêu bật những vấn nạn khẩn cấp như việc cải cách luật đất đai, nạn tham những, đàn áp tôn giáo, môi sinh thoái hóa, tranh chấp đường biên giới với Trung quốc, dân chủ và nhân quyền, tất cả những vấn nạn Việt Nam phải xử trí nếu muốn đất nước được phồn thịnh. Và quyền lực đảng thì dính líu vào tất cả những vấn nạn nầy.

 

Gièm pha mọi phê phán để gọi là bọn “đấy tớ của thế lực xấu”, là cung cách của Hà Nội, nhưng sự gièm pha này chẳng làm giảm đi giá trị các lời phê phán. Đưa tới tình trạng Hà Nội trấn áp khủng khiếp nhưng mong rằng giới lãnh đạo Tây phương hoặc không để ý, hoặc chấp nhận những hứa hẹn cải cách suông của Hà Nội nên chẳng bận tâm tìm hiểu.

 

Một chiến thuật khác nhằm cho phép sự ra đời của những đảng chính trị “sử dụng nhất thời” hầu tạo ra thứ dân chủ đa đảng để trang trí. Hà Nội đã sử dụng chiến lược này năm 2006 thời Việt Nam trông chờ làm thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là nước chủ nhà tổ chức Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội. Ba đảng chính trị không cộng sản đã ra đời trước Thượng đỉnh APEC. Nhưng liền tức khắc bị dẹp bỏ, các vị lãnh đạo đảng bị bắt giam trọn gói vào tháng Hai năm 2007 sau khi Hà Nội đạt các mục tiêu. Đảng Dân chủ Xã hội được ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên ly khai có tuổi đảng cao, cho ra đời trong mùa hè vừa qua biết đâu không lâm cùng cảnh ngộ.

 

Đây là những điều cực kỳ trầm trọng mà giới lãnh đạo thế giới chớ bị đánh lừa. Có nhiều dấu hiệu khích lệ, chẳng hạn như sự kiên trì của các Dân biểu Hoa Kỳ phê phán chế độ thông qua sự ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến như ông Quân hay blogger Điếu Cày. Chế độ Hà Nội rất cần thế giới bên ngoài về mặt kinh tế cũng như chính trị để nâng cao buôn bán, đầu tư và tăng cường sự hậu thuẫn vào lúc Biển Đông trở thành điểm nóng chiến lược. Nhân dân Việt Nam thì cần thế giới bên ngoài đặt điều kiện hậu thuẫn nếu Việt Nam chịu cải cách thật sự.

 

Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

 

 

Vietnam's Semblance of Reform


Hanoi's recent diplomatic efforts coincide with a brutal crackdown on free speech at home.


By VO VAN AI

 

Over the past four months, Vietnam's communist leaders have launched an unprecedented diplomatic offensive. President Truong Tan Sang and Prime Minister Nguyen Tan Dung have travelled to 10 countries including Russia, China, the U.S., the EU and beyond, to strengthen strategic partnerships, forge alliances and seek every opportunity to increase trade and investment to bolster the ailing economy of its one-party state.

 

Yet alongside this top-level diplomatic whirlwind, a very different offensive is taking place within Vietnam. In one of the most brutal crackdowns in a generation on freedom of expression, pro-democracy bloggers and online journalists have been beaten, harassed, interned in psychiatric institutions, arrested and condemned to sentences of up to life in prison for expressing critical views of the regime.

 

Since the beginning of 2013, 51 dissidents have been arrested and the list keeps growing. In August, Vo Thanh Tung, a prize-winning journalist from the state-controlled press who made his name exposing official corruption was jailed on suspicion of taking bribes. This is consistent with Hanoi's current strategy of charging critics with non-political crimes such as corruption to obscure the political nature of their offenses. Le Quoc Quan, another prominent human rights lawyer and blogger, was sentenced to 30 months in prison and a fine on October 2 for tax-evasion charges. Secret police frequently harass bloggers and their families.

 

On September 1, Decree 72 came into force, imposing draconian controls on freedom of expression. The new law bans a range of vaguely defined online activities, obliges foreign service providers to share information about their users with the government, and bans bloggers from reproducing news items on personal blogs and social networks.

 

Repression at home may at first appear inconsistent with the more positive message Hanoi is trying to project abroad. But bloggers inside Vietnam have suggested the two are linked. Leaders understand that they will need to show more domestic openness if they want to secure goodies such as membership on the U.N. Human Rights Council (a bid that will be voted on in November in New York). They also hope the EU will approve a Cooperation and Partnership Agreement signed last year.

 

With its crackdown, the government is cynically trying to create conditions in which it can make a show of political "reform" without endangering party rule in practice. Consider recent comments by Mr. Truong on his trip to Denmark, one of Vietnam's largest foreign aid donors. For the first time, the president admitted that Vietnam's system has "defects," and pledged to make political reforms.

 

Hanoi will be keen to avoid recent "mistakes." For instance, the highly publicized campaign to reform the constitution over the past year, which was supposed to show the party in a modernizing light, backfired when thousands of citizens organized online petitions calling for the abolition of Article 4, which gives the party a monopoly on power. Hanoi will be willing to deliver the political "reforms" demanded by foreigners only if party leaders feel they can exercise greater control on the reform process.

 

The party would be right to worry about what would happen to its authority if a free discussion were allowed. Despite sporadic bans, more than 10 million Vietnamese use Facebook, and the number of mobile phones is nearly double the size of the population. Young people especially are using blogs and microblogs to bypass the censorship of the state-controlled media. They raise urgent issues such as the need for land reform, corruption, religious persecution, environmental degradation, border issues with China, democracy and human rights, all of which Vietnam must eventually address if it wants to be prosperous. And party rule is implicated in the problems on all these fronts.

 

Decrying its critics as "lackeys of hostile forces," as Hanoi is wont to do, doesn't dent their appeal. That leaves blunt repression coupled with the hope that foreign leaders won't notice, or will find it convenient to take Hanoi's broad assurances of reform at face value instead of probing deeper.

 

Another tactic is to tolerate the emergence of "disposable" political parties to create a veneer of multi-party democracy. Hanoi used this strategy in 2006 when Vietnam was bidding for membership of the World Trade Organization and hosting the Asia-Pacific Economic Cooperation summit in Hanoi. Three political parties were created in the run-up to APEC– and were immediately disbanded and their leaders arrested in February 2007 after Hanoi obtained its goals. The creation of a Social Democratic Party this summer by communist veteran turned dissident Le Hieu Dang may well suffer the same fate.

 

That makes it particularly important for foreign leaders not to be snookered. There are encouraging signs, such as the persistence with which U.S. lawmakers have criticized the regime for its treatment of dissidents such as Mr. Le or blogger Dieu Cay.

 

The regime needs the outside world economically and politically, both to boost trade and investment and to lend support as the South China Sea becomes a strategic flashpoint. The people of Vietnam need the outside world to condition that support on substantive reforms.

 

Mr. Vo is president of Quê Me : Action for Democracy in Vietnam.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn