BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73486)
(Xem: 62248)
(Xem: 39439)
(Xem: 31183)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nỗi đau dân chủ

01 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 1025)
Nỗi đau dân chủ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
1. NỀN DÂN CHỦ NON TRẺ BỊ CHẾT YỂU

Ngồi ở bậc thềm đền vua Hùng đất Tổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với những người lính đại đoàn Quân Tiên phong trên đường về nhận lại Thủ đô Hà Nội từ tay quân Pháp xâm lược: Các vua Hùng đa có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!

Nước của các Vua Hùng là nước Văn Lang. Suốt chiều dài lịch sử, nước Văn Lang nhiều lần mất đi, nhiều lần phải dựng lại. Đến thời chúng ta, Hồ Chí Minh là người sau cùng dựng lại nước Văn Lang của các Vua Hùng thành nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ. Chính thể Cộng hoà chỉ là chính thể xoá bỏ chế độ quân chủ. Dân chủ là tiêu chí duy nhất và trên hết của nhà nước do Hồ Chí Minh dựng lên.

Suốt tuổi thanh niên học hỏi, tích luy nhận thức, khám phá thế giới ở Mĩ, Anh, Pháp, Hồ Chí Minh thấm thía sâu sắc giá trị nền dân chủ tu sản ở các nước đó. Linh hồn của nền dân chủ đó chính là bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp và Hồ Chí Minh đã dẫn ra trọn vẹn hai câu văn của hai bản Tuyên ngôn thấm đẫm tinh thần dân chủ của nước Mĩ và nước Pháp ngay trong lời mở đầu Tuyên ngôn dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ngay từ năm 1941, Hồ Chí Minh đa đi bộ đến sung chân trong đôi dép bện bằng rom từ Pắc Bó, Việt Nam đến Côn Minh, Trung Hoa để gặp thiếu tá Mĩ L. A. Patti trong phái bộ đồng Minh bàn chuyện hợp tác chống phát xít Nhật. Bốn năm sau, việc hợp tác đó mới được thực hiện nhung đa diễn ra tốt đẹp không ngờ: Ngày 16. 7. 1945, một đon vị quân Mĩ nhảy dù xuống đất cách mạng Tân Trào. Hồ Chí Minh liền thành lập đại đội Việt - Mĩ chống phát xít. Hồ Chí Minh giao cho đội viên đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Đam Quang Trung làm đại đội trưởng và thiếu tá Thomas chỉ huy đon vị quân Mĩ làm tham mưu trưởng đại đội. Chỉ ba ngày sau khi cách mạng Việt Nam giành được chính quyền ở Hà Nội, ngày 22. 8. 1945 một viên tướng Mĩ dẫn đầu phái bộ trong đó có cả thiếu tá Patti có mặt ở Hà Nội. Ngày 30. 8. 1945, bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh viết đã được Thường vụ đảng Cộng sản thông qua, Hồ Chí Minh liền mời thư kí và thiếu tá Patti đến 48 Hàng Ngang, Hà Nội và chính Hồ Chí Minh đã dịch ra tiếng Anh và đọc bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho người bạn Mĩ, thiếu tá Patti nghe. Patti đã giật mình khi nghe câu đầu tiên của bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay tối hôm đó, Patti điện về Mĩ: Ngày 2. 9. 1945 sắp tới Việt Nam sẽ tuyên bố độc lập. Câu mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc sẽ là câu mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ.

Vừa trở thành người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh liền viết thu cho Tổng thống Mĩ bộc lộ mong muốn tạo dựng quan hệ thân thiết Việt - Mĩ.

Những việc làm đó cho thấy ngay từ buổi đầu dựng lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã hướng nhà nước non trẻ tới những giá trị dân chủ.

Bằng chứng của một nền dân chủ chính là ở sự hình thành và hoạt động của Quốc hội. Đến nay nhà nước Cộng hoà Việt Nam định đô ở Hà Nội đa có mười hai khoá Quốc hội nhưng chỉ có duy nhất cuộc bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên năm 1946 thật sự tự do dân chủ. Nhà nước non trẻ. Thù trong giặc ngoài ngổn ngang. Người dân vẫn được hưởng đầy đủ quyền công dân của nước độc lập. Ai đủ điều kiện theo những quy định của luật bầu cử đều có thể ra ứng cử. Mỗi đon vị bầu cử, trong danh sách ứng cử có vài chục người để bầu chọn lấy vài người. Tỉ lệ: Vài chục người / vài người, mười / một. Mười người chọn lấy một người thì người được chọn ấy phải thật sự là người xuất sắc, nổi bật. Bảy mươi người ứng cử ở Hà Nội để chọn lấy sáu người và Hồ Chí Minh là người cao phiếu nhất. Người dân tự nguyện, nô nức đi bầu cử và ngày 6. 1. 1946 đã đi vào lịch sử Việt Nam như ngày hội Công dân, ngày hội Dân chủ.

Cuộc bầu cử Quốc hội năm 1946 diễn ta khi quân Pháp xâm lược đã trở lại đánh chiếm Nam Bộ. Nhiều thùng phiếu bầu cử phải đặt trong vùng quân Pháp chiếm đóng. Người dân đi bầu cử dưới họng súng quân Pháp, trong sự chống phá của quân Pháp. Có người tay cầm lá phiếu đi đến thùng phiếu đã bị quân Pháp bắn chết. Nhung ngay cả ở những nơi đó vẫn có trên tám mươi phần trăm cử tri đi bỏ phiếu. Dù có 50 đại biểu Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Tường Tam, Vu Hồng Khanh và 20 đại biểu Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội của Nguyễn Hải Thần được các lực lượng chính trị thoả thuận chấp nhận trở thành đại biểu Quốc hội không qua bầu cử, nhưng 333 đại biểu Quốc hội được bầu chọn bằng những lá phiếu thấm đẫm khát vọng dân chủ và bằng cả những lá phiếu thấm đẫm máu hi sinh vì độc lập tự do, Quốc hội khoá Một năm 1946 được hình thành qua cuộc bầu cử thật sự tự do dân chủ đã thực sự là Quốc hội của dân.

Bản Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo và được Quốc hội năm 1946 thông qua mang tinh thần dân chủ rất sâu sắc mà tất cả những bản Hiến pháp về sau đều không thể so sánh được. So với bản Hiến pháp năm 1946, tất cả những bản Hiến pháp sau này của nhà nước Việt Nam đều là sự thụt lùi, là sự tủi hổ về dân chủ! Nhờ bản Hiến pháp dân chủ đó cùng với chính sách kháng chiến kiến quốc đầy tinh thần dân chủ của Hồ Chí Minh mà cuộc kháng chiến giữ nước do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tập hợp được mọi thành phần xã hội, mọi người Việt Nam yêu nước, từ những quan đại thần của triều đinh Huế, từ những nhà tư sản, điền chủ cả nước đến những trí thức thành đạt ở xa Tổ quốc đều vào rừng, ra cứ tham gia kháng chiến chống Pháp.

Nhưng dân chủ luôn đi liền với xã hội công nghiệp. Xã hội trước công nghiệp, công cụ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp kém, vai trò người lao động vì thế cung thấp kém, thân phận mong manh, nhỏ bé. Trước thiên nhiên dữ dội, trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, khó khăn, trong xã hội đầy bất trắc, những thân phận nhỏ bé ấy muốn tồn tại được phải dựa vào số đông. Họ có mặt trong cuộc đời là những đám đông. Cá nhân nhỏ bé không được nhìn nhận, không được tính đến, không có giá trị gì, chỉ là con số không! Trong quan hệ xã hội, số đông tay trắng ấy phụ thuộc vào chủ nô, lãnh chúa, phụ thuộc vào số ít người có của. Đó là mối quan hệ của vài cá nhân có quyền và có của với một đám đông lao xao chỉ là công cụ, không có cá thể, không tên tuổi, không diện mạo, không cá tính! Chưa có cá nhân, chưa có ý thức cá nhân, khát khao của đám đông ấy chỉ là khát khao cơm áo!

Máy hơi nước, máy phát điện xuất hiện kéo theo sự ra đời của hàng loạt máy móc co khí, điện khí, đưa con người nhảy một bước dài trên tiến trình lịch sử bước vào xã hội công nghiệp. Máy móc ngày càng hoàn thiện. Năng suất lao động ngày càng cao. Năng lực người lao động ngày càng lớn. Vị trí người lao động ngày càng được khẳng định. Máy móc đã thay thế vị trí công cụ mà người lao động trước đó phải đảm nhiệm. Người lao động không còn là công cụ như trong những xã hội trước nữa mà trở thành chủ thể trong xã hội công nghiệp. Mỗi cá nhân thấy được vai trò và vị trí của mình, ý thức được sự có mặt của mình trong xã hội và đòi hỏi xã hội phải nhìn nhận mình như những cá thể tự thân, độc lập. Đó là sự thức tỉnh lịch sử, là thành quả vi đại của xã hội công nghiệp gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và được cụ Các Mác nhận định rằng: Ý thức về cá nhân là đóng góp vi đại của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử. Những thiết chế của xã hội để nhìn nhận và khẳng định sự có mặt của cá nhân, bảo đảm những quyền co bản của cá nhân, bảo đảm những quyền co bản của con người được ghi thành văn bản trong luật pháp nhà nước tư bản. Đó chính là nền tảng, là thiết chế của xã hội dân chủ. Những thiết chế ấy chỉ có được từ xã hội tư sản công nghiệp. Vì thế có thuật ngữ Dân chủ Tư sản.

Những xã hội nguyên thuỷ, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, cá nhân bị đánh mất trong bầy đan. Con người chưa có ý thức về cá nhân thì chưa thể có dân chủ! Con có khóc, mẹ mới cho bú! Cái tôi của mỗi con người, quyền con người đòi hỏi phải được nhìn nhận, xã hội mới có luật pháp đòi hỏi hành pháp phải bảo đảm sự nhìn nhận đó. Xã hội dân chủ ra đời từ đó. Cái tôi của cá nhân được nhìn nhận, được tôn trọng và xã hội dân chủ hình thành là thành quả vi đại, là giá trị nhân đạo cao cả của cuộc cách mạng đưa giai cấp tư sản công nghiệp lên địa vị thống trị xã hội thay giai cấp lãnh chúa phong kiến.

Hồ Chí Minh dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khi Việt Nam còn ở “Phương thức sản xuất châu Á”, phương thức sản xuất nông nghiệp thủ công cổ lỗ, trong xã hội còn mang nặng tư tưởng phong kiến lâu đời, vẫn là xã hội trước công nghiệp, chưa có cá nhân. Bám sau đội quân xâm lược, những ông chủ tư sản Pháp đến Việt Nam khai thác thuộc địa, khai mỏ, dựng nhà máy mới tạo ra được vài đô thị nghèo nàn và một lớp thị dân nhỏ bé. Đòi hỏi của cái tôi, đòi hỏi của cá nhân của lớp thị dân này đã để lại dấu ấn trong văn chương Tự Lực Văn Đoàn nhưng đó chỉ là đòi hỏi yếu ớt của lớp thị dân sơ khai, thị dân phố huyện. Khát khao của chín mươi chín phần trăm dân số là nông dân chân lấm tay bùn vẫn chỉ là khát khao cơm áo! Xã hội ấy lại trong vòng chi phối của những tín điều Cộng sản nông dân! Cộng sản nông dân vì chủ nghĩa Cộng sản của cụ Mác mà hồi học ở trường Sĩ quan Thông tin rồi sau này tôi lại phải học ra rả ở trường đại học đều khẳng định rằng chủ nghĩa Tư bản phát triển phải tranh giành nguyên liệu, tranh giành thị trường tất dẫn đến chiến tranh đế quốc và tiêu vong. Chủ nghĩa Tư bản phát triển cũng tạo ra giai cấp công nhân công nghiệp đao mồ chôn chủ nghĩa Tư bản, mở ra buổi bình Minh huy hoàng của chủ nghĩa Cộng sản, thiên đường có thật trên mặt đất của loài người! Nhưng chủ nghĩa Cộng sản lại đẻ non ra chính quyền Xô Viết ở nước Nga Sa Hoàng và mu-dích, phong kiến và nông dân! Chủ nghĩa Cộng sản lại đẻ non ra chính quyền nông dân Mao Trạch Đông! Những nhà nước Cộng sản phong kiến và nông dân ấy lại là khuôn mẫu cho nhà nước công nông của Hồ Chí Minh!

Hồ Chí Minh muốn đem giá trị dân chủ của xã hội công nghiệp về cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng những giá trị dân chủ ấy chỉ chợt đến ở buổi ban đầu của nhà nước dân chủ non trẻ rồi nhanh chóng tiêu tan vì ba lực triệt tiêu:

Một. Xã hội công nghiệp giải phóng cá nhân. Cá nhân được hình thành đòi hỏi quyền cá nhân, quyền con người. Quyền cá nhân, quyền con người được luật pháp hoá tạo thành thể chế dân chủ của xã hội. Nhưng xã hội Việt Nam vẫn là xã hội nông nghiệp, ý thức cá nhân chưa thức dậy với số đông người dân. Quyền cá nhân, quyền con người không những chưa thành đòi hỏi bức thiết của cả xã hội mà những biểu hiện của cái tôi, của ý thức cá nhân còn bị gán cho tội tiểu tư sản, bị phê phán, đấu tranh quyết liệt để loại bỏ! Trong hồi tưởng của nhiều nhà văn, nghệ sĩ thời kháng chiến chống Pháp đều nhắc đến cuộc đấu tranh gay gắt trong các tổ chức xã hội và trong mỗi con người để cắt bỏ cái đuôi tiểu tư sản của những thị dân đi kháng chiến!

Hai. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa ra đời phải bước ngay vào cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược kéo dài suốt chín năm. Trong cuộc chiến tranh giữ nước, số phận đất nước được đặt lên trên hết. Mọi cái tôi riêng tư phải gạt ra một bên. Mọi lợi ích cá nhân phải hi sinh vì mục tiêu lớn lao, cao cả là đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

Tiếng súng kháng chiến chống Pháp vang rền cả nước. Một số đại biểu Quốc hội ở các tỉnh khu Ba, khu Bốn theo Chính phủ kháng chiến vào căn cứ trong rừng Việt Bắc. Các đại biểu Quốc hội ở các tỉnh khu Bảy, khu Tám, khu Chín Nam Bộ xa ngái, của các tỉnh ở khu Năm, khu Sáu Nam Trung Bộ mịt mù lửa đạn không thể cuốc bộ vượt Trường Son dằng dặc ra Việt Bắc họp Quốc hội! Trong rừng Việt Bắc, bộ máy chính quyền kháng chiến vẫn là Chính phủ nhưng Quốc hội của dân chỉ còn là Ban, Ban Thường trực Quốc hội. Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố hi sinh khi Pháp bất ngờ tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 liền có ngay Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn lên thay nhưng Quốc hội khoá Một chỉ còn là hình thức, là cái bóng mờ nhạt bên cạnh bộ máy đảng đang phình to trùm lên tất cả và bộ máy nhà nước đã quân sự hoá. Bộ máy đảng trùm lên tất cả và bộ máy nhà nước quân sự hoá thì chỉ còn mệnh lệnh và phục tùng và mối quan hệ Đảng - Chính phủ - Quốc hội là mối quan hệ trên – dưới. Đảng là tối cao. Hội đồng Chính phủ là cơ quan cấp hai của đảng. Ban Thường trực Quốc hội đương nhiên phải đứng sau co quan tác chiến là Bộ Tổng tư lệnh, đứng sau cả những tổ chức tin cậy của đảng do đảng tổ chức ra và sử dụng như những công cụ là Hội Liên Việt (sau đổi tên là Mặt trận Tổ Quốc), Tổng Liên đoàn Lao động, đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ..., vì thế Ban Thường trực Quốc hội chỉ còn là co quan cấp bảy, cấp tám của đảng! Đảng cần tiến hành cải cách ruộng đất, Ban Thường trực Quốc hội liền ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất là một biến cố khủng khiếp của nông thôn Việt Nam đã phá tung cả cơ cấu xã hội từ ngàn đời của một cộng đồng mà nông nghiệp là nền tảng bền vững đã tạo ra cả nền văn minh sông Hồng rực rỡ, tạo ra văn hoá làng xã là đặc trưng, là sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam trước mọi thử thách dữ dội của lịch sử. Thế mà sắc lệnh về biến cố lớn lao, trọng đại ấy được ban hành mau lẹ, tức thì, đơn giản như ban hành thông báo một cuộc họp xóm! Quốc hội đã là hình thức thì sắc lệnh hay sắc luật của Quốc hội cũng chỉ là hình thức mà thôi!

Ba. Theo đuổi lí tưởng Cộng sản thì phải chấp nhận khuôn mẫu tổ chức xã hội, luật pháp xã hội, phải chấp nhận cả những áp đặt nghiệt ngã của những nước Cộng sản đàn anh. Đó là hình mẫu chuyên chính vô sản của chế độ độc tài Stalin và chế độ lãnh chúa bạo liệt Mao Trạch Đông!

Theo lí thuyết sách vở Cộng sản, chuyên chính vô sản mang bộ mặt rất hiền từ, nhân hậu, cao cả, theo đó chuyên chính vô sản là dùng chính quyền vô sản tiêu diệt giai cấp bóc lột, liên minh với quần chúng lao động bị bóc lột trên cơ sở bảo đảm cho giai cấp vô sản nắm chính quyền để tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa không còn giai cấp và liên minh với vô sản các nước đưa cách mạng vô sản đi tới thắng lợi trên toàn thế giới. Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lí, văn hoá và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Chuyên chính vô sản đã dùng toàn bộ sức mạnh chính trị, sức mạnh kinh tế, đặc biệt là sức mạnh bạo lực của nhà nước để bảo đảm sự thống trị xã hội của đảng Cộng sản. Chuyên chính vô sản coi đảng Cộng sản là tối cao, là chủ thể duy nhất trong xã hội. Chính phủ, Quốc hội, quân đội, công an, toà án, nhà tù, văn học, nghệ thuật, báo chí... đều là của đảng, đều là công cụ bảo đảm sự độc tôn thống trị xã hội của đảng! Đã là công cụ thì làm gì còn cá nhân! Dù là Trưởng ban Thường trực Quốc hội, tức là Chủ tịch Quốc hội, nhưng không phải là uỷ viên Bộ Chính trị, không phải là uỷ viên Trung ương đảng, đến đảng viên cũng không thì vẫn chưa tách khỏi đám đông quần chúng lao xao để thành cá nhân!

Trong xã hội chỉ có những cá nhân là những người đứng đầu tổ chức đảng các địa phương, tức là những lãnh chúa vùng miền và những người có vai vế trong tổ chức đảng ở trung ương. Người đứng đầu tổ chức đảng ở các địa phương là ông chủ các vùng miền, là những cá nhân quyền uy ở những nơi đó. Uỷ viên trung ương đảng là ông chủ các lĩnh vực mà họ trị nhậm, là những cá nhân quyền uy ở những lĩnh vực đó. Uỷ viên Bộ Chính trị thì cá nhân còn lớn hơn! Tổng bí thư thì tới tột đỉnh quyền lực, là hoàng đế, là Thiên tử, con Trời! Trời thì xa lắm nhưng đảng thì ngay trên đầu trên cổ nên nhất đảng nhì Trời! Xã hội chuyên chính vô sản là xã hội chỉ biết có đảng, chỉ có những người có vai vế trong đảng như nêu trên mới thật sự có vai trò cá nhân, còn lại tất cả đều là bầy đan, là đám đông lao xao, là công cụ, chưa được nhìn nhận là những cá nhân!

Trong tùy bút chính trị Đi tìm cái tôi đã mất, nhà văn Nguyễn Khải ngậm ngùi: “Năm đất nước mới thống nhất, vào Sài Gòn được gặp các nhà văn, nhà báo, các nghệ sĩ của chế độ cu mà thèm! Họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt như chưa từng biết sợ ai, còn mình thì sợ đủ thứ. . .” Những người ở chế độ Sài Gòn cũ sống thoải mái, hoạt bát, khoáng đạt, chưa từng biết sợ ai là vì họ là những cá nhân được nhìn nhận, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ cái tôi, cái cá nhân, cái quyền con người của họ. Họ được sống thật với bản thể của họ. Họ được thể hiện cá tính, được bộc lộ chính kiến. Cá nhân trong nghệ thuật là cá tính sáng tạo. Nghệ thuật vô cùng cần thiết cá tính sáng tạo của cá nhân. Không có cá tính là không còn nghệ thuật. Cá nhân trong xã hội là chính kiến. Chính kiến cá nhân là những góc nhìn khác nhau về một vấn đề xã hội, là phản biện xã hội không thể thiếu để xã hội phát triển. Nguyễn Khải phải sợ đủ thứ vì dù là nhà văn mang hàm đại tá quân đội nhưng ông vẫn chưa có cá nhân, cái tôi, cái cá nhân của ông không được nhà nước chuyên chính vô sản nhìn nhận! Đến tận cuối đời ông vẫn phải loay hoay, day dứt khổ sở đi tìm cái tôi của ông! Không có cái tôi, không có cá nhân, là công dân, Nguyễn Khải chỉ là một cái đầu nhấp nhô trong đám đông người chen chúc chờ nhận tem phiếu tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm! Là nhà văn, đại tá, Nguyễn Khải chỉ là công cụ trên mặt trận tuyên truyền của đảng, phải nghi, phải nói, phải viết theo ý đảng! Nói thuận, viết ngoan thì lên cấp, tăng tiêu chuẩn tem phiếu! Viết không thuận, nói trái tai thì ăn đon! Trận đon dằn mặt Nhân văn Giai phẩm làm cho nhiều tài năng thân bại danh liệt luôn là nỗi ám ảnh rùng mình sởn gáy đối với mọi trí thức!

Mĩ đánh ta tàn khốc như thế cũng không đưa được Miền Bắc Việt Nam trở lại thời đồ đá như Mĩ tuyên bố. Nhưng trận đòn Nhân Văn-Giai Phẩm, ta đánh ta, văn chương Việt Nam lại trở về thời khuyết danh, trở về thời văn học dân gian truyền miệng. Những tác phẩm có tên tác giả chỉ là những diễn nôm minh hoạ đường lối chính sách của đảng, sách in ra rơi ngay vào quên lãng! Nhưng những tiếu lâm dân gian truyền miệng về những con người và sự việc của một thời nghiệt ngã thì còn mãi! Lại vẫn nhà văn lớn Nguyễn Khải xót xa: “Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả ai nhắc đến mình nữa! Tôi là nhà văn của một thời! Thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân!”

Trận đòn Nhân Văn-Giai Phẩm không phải chỉ có văn nghệ sĩ, nhà khoa học hàng đầu bị khắc chữ “chống đối” vào trán, bị gạt ra bên lề cuộc sống, sống như chết! Hậu quả nặng nề của trận đòn Nhân Văn-Giai Phẩm là làm tê liệt sự sáng tạo cả đội ngũ trí thức. Văn nghệ sĩ, trí thức không cần tìm tòi sáng tạo, chỉ cần viết kịp thời phục vụ các phong trào quần chúng! Mà các phong trào của quần chúng cách mạng thì dồn dập như sóng biển, hết phong trào nọ đến phong trào kia! Chỉ cần viết vừa lòng lãnh đạo vốn xuất thân nông dân, năng lực thẩm mĩ hạn chế, lại luôn nghi kị, đề phòng với đám trí thức không thể tin cậy! Nghĩ chân thành, viết tròn trịa, thiện chí nhưng cơ quan tuyên huấn, cơ quan an ninh văn hoá bóp méo ra thành ác ý cũng không thể cãi! Trong đầu người cầm bút lúc nào cũng lảng vảng bóng mấy ông công an văn hoá và mấy ông tuyên giáo thủ cựu nên lúc nào cũng sợ!

Đến nhà văn lớn như Nguyễn Khải còn chưa có cá nhân, còn rúm ró sợ đòn như đứa trẻ con thì tám mươi triệu dân Việt Nam làm gì có hình hài, làm gì có diện mạo:
Tám mươi triệu cái mặt không nhìn thấy mặt
Tám mươi triệu cái mồm tự nguyện bịt mồm . . .
Trí thức cụp tai
Ngòi bút trượt dài sợ hãi
. . .Trí thức cụp tai xin phiếu bé ngoan <

(thơ Nguyễn Đình Chính)

Trí thức cũng chỉ là một lũ trẻ trong lớp mẫu giáo, cố xin đảng tấm phiếu bé ngoan để được yên phận, không bị liệt vào đám trẻ cá biệt để bị đe nẹt, bị cô lập, có tác phẩm, có công trình cũng không nơi nào cho công bố!

Các nước Tây Âu nhờ có thời kì đề cao con người kéo dài suốt ba thế kỉ, từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI, đó là thời kì Phục Hưng, thời kì đứa trẻ trong bóng tối trung cổ vươn vai đứng dậy thành người lớn bước ra ánh sáng. Tiếp liền thời kì Phục Hưng là thời kì Ánh Sáng kéo dài đến thế kỉ XVII giải phóng tư tưởng con người khỏi sự trói buộc của phong kiến và nhà thờ. Trí tuệ được giải phóng. Tài năng được đánh thức. Con người trưởng thành bước ra ánh sáng, mở to mắt nhìn vào thế giới, tìm tòi, khám phá. Những phát minh khoa học ra đời. Những nhà máy mọc lên. Tây Âu từ phong kiến, nông nghiệp thủ công bước vào kỉ nguyên công nghiệp, khai sinh ra xã hội tư bản công nghiệp và cũng khai sinh ra nền dân chủ tư sản, đưa Tây Âu phát triển rực rỡ đến hôm nay.

Nhìn thấy các nước phương Tây phát triển là nhờ công nghiệp, chúng ta cũng hăm hở, vội vã và ồn ào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng chúng ta lại không thấy rằng phải có những thế kỉ Phục Hưng đề cao con người, phải có những thế kỉ Ánh Sáng giải phóng tư tưởng con người, phải có nền dân chủ thực sự, cá nhân được nhìn nhận, giá trị Con Người được tôn trọng bằng việc Quyền Con Người được thực thi, phương Tây mới có được sự phát triển như hôm nay. Chúng ta sẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá như thế nào khi chuyên chính vô sản đã đưa xã hội trở về thời trước công nghiệp ? Chúng ta sẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá như thế nào khi cá nhân chưa được nhìn nhận, tư tưởng chưa được giải phóng, khi trong xã hội chỉ có người cầm quyền mới được có tư tưởng, chỉ người cầm quyền mới được có chính kiến và tư tưởng, chính kiến người cầm quyền trở thành tư tưởng, chính kiến xã hội? Người dân có chính kiến khác với chính kiến người có quyền thì trở thành tội phạm, bị trấn áp, tù tội! Chỉ người có quyền mới được coi là người lớn, luôn dạy bảo, ban phát lời vàng cho xã hội, còn lại tất cả chỉ là đám đông quần chúng vô danh! Người dân dù là trí thức, văn nghệ sĩ, nhà khoa học cũng chưa được nhìn nhận như những người trưởng thành, vẫn chỉ là lũ trẻ trong nhà trẻ dưới sự dạy bảo, răn đe của người cầm quyền, vẫn phải ấp úng học chia động từ “mày phải...”! Mày phải nghĩ theo chính thống, nói theo chính thống, không được có ý kiến khác biệt! Mày phải học nghị quyết của đảng để làm theo nghị quyết, viết theo nghị quyết của đảng!

Chúng ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá khi con người, khi ý thức xã hội, khi mối quan hệ xã hội còn ở thời trước công nghiệp nên bao điều tệ hại đã xảy ra! Xã hội công nghiệp tạo ra văn minh đô thị nhưng đô thị của ta vẫn là đô thị trước công nghiệp nên từ việc nhỏ như đánh số nhà đến việc lớn như quy hoạch đô thị, giao thông đô thị đều hỗn mang, rối loạn, vô chính phủ! Trong xã hội công nghiệp, nền hành chính nhà nước là nền hành chính phục vụ, người dân đòi hỏi và cả hệ thống hành chính đáp ứng, thoả mãn. Nhưng nền hành chính của ta vẫn là hành chính cửa quan, công đường, ban phát của thời phong kiến xa xưa, người dân khẩn khoản kính xin, cửa quan đủng đỉnh “ngâm cứu”, vặn vẹo tra xét, thích thì ban phát, không thích thì cứ để đấy hoặc đẩy dân đi lòng vòng! Xã hội thiếu dân chủ là mảnh đất màu mỡ để quyền lực nhũng nhiễu và tham nhũng lộng hành! Đó chính là xã hội Việt Nam hiện nay!

Tâm nguyện hướng tới một xã hội dân chủ của Hồ Chí Minh là có thật. Những lời nói về dân chủ của Hồ Chí Minh là chân thành: Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do . . . Đối với mọi vấn đề, mọi người được bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lí. (Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Sự Thật. Hà Nội 1987. Tập VII. Trang 482). Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm (Sách dẫn trên, tập X, trang 508). Nhưng xã hội mà Hồ Chí Minh thực thi với nhân dân ruột thịt của ông lại là xã hội chuyên chính vô sản hoàn toàn đối lập với xã hội dân chủ! Mâu thuẫn giữa mong muốn tốt đẹp của Hồ Chí Minh với thực tế xã hội mà Hồ Chí Minh thiết lập cũng chính là mâu thuẫn giữa lí thuyết của lí tưởng Cộng sản với thực tế của xã hội Cộng sản! Đó là một bi kịch mà dân tộc Việt Nam đã phải nhận!
Xã hội dân chủ coi con người là trung tâm và quyền con người là cơ sở của mọi luật pháp xã hội. Xã hội chuyên chính vô sản coi đảng Cộng sản là trung tâm và coi việc bảo đảm sự thống trị xã hội của đảng Cộng sản là cơ sở của luật pháp xã hội! Và chuyên chính vô sản đã thủ tiêu dân chủ từ pháp luật đến thực tế!

2. NHỮNG THẢM HOẠ DÂN CHỦ

Thắng lợi vang dội của lực lượng kháng chiến trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, quân Pháp bị đánh tan tác phải rút chạy khỏi đường số Bốn, một dải biên giới Việt – Trung được giải phóng, mở toang cánh cửa thông sang nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vừa ra đời. Lập tức từ hai nước, tấp nập những đoàn người qua lại biên giới. Những đoàn học sinh, thiếu sinh quân Việt Nam sang Trung Hoa mượn đất mở trường. Những đoàn cán bộ Việt Nam mượn đường Trung Hoa đi ra thế giới. Những đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam sang Trung Hoa huấn luyện rồi mang súng đạn của Trung Hoa viện trợ trở về. Những đoàn cố vấn Trung Hoa từ Hoa Nam mang tư tưởng Mao Trạch Đông dập dìu kéo sang Việt Bắc . . . Trưởng đoàn cố vấn về tư tưởng, đường lối, chính sách là Ngải Tu Kỳ. Trưởng đoàn cố vấn quân sự là Vi Quốc Thanh. Biên giới Việt – Trung mở ra thông thoáng nhưng từ đây, những người cách mạng Việt Nam đã phải nhận lấy cái đai kim cô tư tưởng Mao Trạch Đông thít lên đầu. Hai đai kim cô thắt chặt nhất là đai kim cô quân sự và đai kim cô tư tưởng, đường lối chính sách. Lĩnh vực nào thoát được đai kim cô tư tưởng Mao Trạch Đông thì sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Lĩnh vực nào không thoát được thì sẽ đi từ thảm hoạ này đến thảm hoạ khác!

Quân đội cách mạng thời kháng chiến chống Pháp được gọi là những người nông dân mặc áo lính. Những người lính ấy phần lớn đều không có quãng đời đi học. Một số người thoát mù chữ nhờ phong trào bình dân học vụ ở địa phương và phong trào xoá mù chữ ở ngay trong các đon vị quân đội. Trên mặt bằng văn hoá và hiểu biết xã hội đó thì số ít thanh niên ở tầng lớp trên được học hành đầy đủ và số ít người từng là chỉ huy đội quân bản địa của Pháp, được Pháp huấn luyện, đao tạo nhưng trái tim yêu nước đã đưa họ đến với cách mạng. Với kiến thức văn hoá và kiến thức quân sự quí hiếm đó, họ đã có đóng góp rất to lớn trong việc xây dựng quân đội cách mạng từ buổi đầu, từ số không, trở thành đội quân tinh nhuệ, càng đánh càng lớn mạnh, đã làm nên những chiến thắng đi vào sử sách và họ đã trở thành những cán bộ chủ chốt, trở thành những tài sản quí hiếm của quân đội, của cách mạng.

Cố vấn quân sự Tàu đến đưa ra chuẩn mực đầu tiên và quyết định việc đề bạt, sử dụng cán bộ phải có thành phần xuất thân công nông. Một loạt xáo trộn từ cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh tới các đơn vị. Những trí thức và nhà quân sự chuyên nghiệp đã trở thành những người cầm quân tài năng của quân đội nhân dân Việt Nam tất nhiên đều không có thành phần xuất thân công nông, đều bị gạt ra một bên, nhường chỗ cho những cán bộ công nông. Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái xuất thân từ đội quân bản địa của Pháp phải nhường chức cho Văn Tiến Dũng, sư đoàn trưởng sư đoàn 320, xuất thân từ nông dân!

Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt chỉ huy trung đoàn đánh tan đạo quân do những trung tá, đại tá Pháp chỉ huy trên đường số Bốn từ giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1950. Nhưng người cầm quân tài năng được sử sách quân sự cách mạng gọi là Hùm Xám Đường Số Bốn lại là con quan thượng thư triều đình Huế và ông quan đại thần của chế độ phong kiến ấy đã bị đấu tố, giam cầm đến chết trong cải cách ruộng đất, và bản thân Đặng Văn Việt cũng là trí thức, là sinh viên trường Đại học Y khoa Hà Nội xếp bút nghiên tham gia đánh giặc. Thành phần gia đinh và bản thân đều không thể tin cậy, nên Đặng Văn Việt mãi mãi dừng lại ở đường số Bốn dù ông đã rong ruổi trên mọi nẻo đường chiến trận trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Là trung đoàn trưởng từ năm 1950 nên khi có chế độ phong quân hàm, năm 1958, người ta phải phong cho ông quân hàm cấp tá nhưng ông chỉ là cái bóng, là phụ tá của người chỉ huy công nông, không ai cho ông đứng đầu đơn vị! Không ai cho ông cầm quân chỉ huy! Không ai cho ông có quyền quyết định! Trong khi những người lính bình thường của Đặng Văn Việt có thành phần xuất thân công nông, nhiều người lên cấp tướng! Trong khi những cán bộ cùng lứa với Đặng Văn Việt và ở cấp thấp hơn lên đến thượng tướng, đại tướng thì Đặng Văn Việt mãi mãi dừng lại với quân hàm cấp tá!

Cám cảnh hơn là cuộc đời trong quân ngũ của một trí thức đã xây dựng cho quân đội cách mạng cả ngành bản đồ quân sự. Tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Đông Dương, chuyên khoa bản đồ, Nguyễn Bá Đạm đã đi khắp ba nước Đông Dương lập bản đồ bán đảo Đông Dương. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra, người công chức bản đồ ấy hăng hái gia nhập quân đội cách mạng và mang toàn bộ vốn liếng kiến thức về bản đồ xây dựng lên ngành bản đồ của quân đội cách mạng. Xuất thân là công chức của Pháp, ông phải dừng lại ở quân hàm đại uý gần hai mươi năm! Cho đến lúc về hưu, ngoài sáu mươi tuổi, hơn ba mươi năm trong quân ngũ, ông chỉ có quân hàm thiếu tá! Trong khi những người lính công nông được ông đao tạo trở thành người phụ trách ông và đều có quân hàm đại tá!

Điều canh cánh lớn nhất của người trí thức là được đóng góp, được làm việc hết mình. Người trí thức cần được đóng góp hơn là cần được đãi ngộ. Để được đóng góp, được làm việc hết mình thì phải có vị trí tương xứng với năng lực. Có năng lực mà không được tin cậy sử dụng, không được làm việc hết mình, đó là bi kịch của trí thức! Đặng Văn Việt, Nguyễn Bá Đạm đều mang bi kịch ấy! Buồn tình, Nguyễn Bá Đạm mang kiến thức văn hoá và vốn sống những năm tháng rong ruổi của mình gửi vào văn chương. Khi viết văn ông mang tên vợ là Lê Khánh và nhà văn Lê Khánh, hội viên hội Nhà Văn Việt Nam, đã ba lần giành giải nhất cuộc thi truyện ngắn của báo Văn Nghệ và tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, tự học tiếng Nga, ông đã dịch nhiều sách văn học Xô Viết ra tiếng Việt. Tôi có may mắn được quen biết ông từ khi ông còn mang quân hàm đại uý. Ông là đại uý cục Bản đồ, bộ Tống Tham mưu còn tôi là hạ sĩ báo vụ ở tổng trạm thông tin vô tuyến điện của Bộ Tổng Tư lệnh. Trước ngày 29. 6.1966, ngày Mĩ cho máy bay vào đánh phá kho xăng Đức Giang ở Gia Lâm, Hà Nội còn bình yên, chiều chiều tôi và ông thường gặp nhau chia quân đá bóng trên sân vận động Cột Cờ. Trước năm 1975, ở cơ quan Bộ Tổng Tu lệnh có rất nhiều sĩ quan mang một quân hàm lưu cữu hàng chục năm. Ngôn ngữ lính tráng gọi những quân hàm lâu năm không thay đổi ấy là quân hàm i nốc! Đại uý Nguyễn Bá Đạm là “đại uý i nốc”! Còn nhà văn Lê Khánh là nhà văn tài hoa!

Thực hiện chính sách cán bộ của cố vấn Tàu, chấp nhận bi kịch với cá nhân, những người cầm quân tài năng, những người có năng lực chuyên môn không được đặt đúng vị trí, không được thi thố, đóng góp hết tài năng, không được nhìn nhận xứng đáng, thôi, cũng đanh chấp nhận! Nhưng khi cố vấn quân sự Tàu đưa ra cách đánh đòi hỏi hi sinh nhiều xương máu không đáng phải hi sinh, không phù hợp với một dân tộc dân số không đông, dẫn đến bi kịch cho cả dân tộc thì người đứng đầu quân đội cách mạng Việt Nam đã không thể nhắm mắt chấp nhận.

Chúng ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ, cố vấn quân sự Tàu bảo phải tập trung quân số lớn, đánh nhanh thắng nhanh! Hoả lực pháo binh từ trên cao dập xuống! Quân đông từ núi cao tràn xuống, lấy số nhiều áp đảo số ít sẽ nhanh chóng nghiền nát quân Pháp cố thủ dưới lòng chảo Điện Biên Phủ! Như quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa vừa ầm ầm vượt sông Áp Lục đuổi quân Mĩ xuống tận vi tuyến 38 ở Triều Tiên. Cố vấn Tàu kè bên và ý đồ của cố vấn Tàu được triển khai. Những đại đoàn bộ binh đã dồn quân quanh Điện Biên Phủ. Những trung đoàn pháo binh, tay kéo, vai đẩy, chân ghì đã kéo pháo vượt qua những dãy núi cheo leo vào trận địa. Chỉ còn đợi giờ G nổ súng! Nhưng lấy ý chí chọi lửa đạn, lấy thân người bịt hoả điểm có phải là cách đánh phù hợp với Việt Nam? Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm dày đặc hoả điểm thì phải tốn bao nhiêu mạng người cho đủ? Người Pháp tập trung quân tinh nhuệ xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm kiên cố làm chỗ dựa cho chính quyền châu bản nguỵ ở Tây Bắc, làm điểm xuất phát cho những đơn vị biệt kích Pháp và lính nguỵ Thái đánh phá sự bình yên của núi rừng Tây Bắc, là nỗi đe doạ kề sát cơ quan đầu não kháng chiến Việt Bắc, buộc chính phủ kháng chiến phải tập trung quân thanh toán nỗi đe doạ đó. Đó là ý đồ, là tính toán của Pháp. Pháp đã giăng cái bẫy Điện Biên Phủ ra chờ lực lượng kháng chiến. Hùng hổ lấy số đông cố giải quyết cho xong Điện Biên Phủ là sập cái bẫy đó! Điện Biên Phủ sẽ là cối xay thịt với lực lượng kháng chiến, là điểm quyết chiến quyết định số phận lực lượng kháng chiến và cũng là canh bạc cuối cùng của người Pháp! Không thể lấy ý chí thắng bom đạn! Không thể lấy thân xác bộ đội lấp đầy thung lũng Điện Biên Phủ! Đánh nhanh chỉ thương vong lớn, thất bại nhanh chứ không thể thắng nhanh! Dân tộc ta nhỏ đâu có nhiều người để thực hiện chiến thuật biển người! Phải có cách đánh tiết kiệm xương máu, đánh chắc, tiến chắc, ít thương vong mới chắc thắng! Một chiến thuật quân sự Việt Nam hiện đại ra đời từ Điện Biên Phủ: Đánh vây lấn! Bao vây không cho giặc chạy thoát! Đào hào lấn vào diệt dần từng cứ điểm, gỡ dần từng mảnh giáp, bóc dần từng lớp vỏ cứng của tập đoàn cứ điểm hùng mạnh Điện Biên Phủ!

Tiếp nhận vũ khí viện trợ của Trung Hoa nhưng đủ bản lĩnh và tỉnh táo không chấp nhận cách đánh không phù hợp của cố vấn quân sự Trung Hoa, chúng ta mới có chiến thắng Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ là bài học quí giá về tính độc lập dân tộc, là lời gióng giả cảnh báo phải rũ bỏ vòng kim cô tư tưởng Mao Trạch Đông thít trên đầu, cách mạng Việt Nam mới tránh được những thảm hoạ xương máu, mới tránh được những lỗi lầm đau xót với nhân dân, với lịch sử, đất nước mới thực sự độc lập và phát triển. Nhưng bài học ấy không phải ai cũng nhận ra, lời cảnh báo gióng giả ấy không phải ai cũng nghe thấy! Không thoát khỏi vòng kim cô tu tưởng Mao Trạch Đông, đánh mất tư thế làm chủ, giao vai trò chủ thể cho cố vấn Trung Hoa, răm rắp phục tùng tư tưởng chỉ đạo của nước lớn Trung Hoa, nhắm mắt làm theo bài bản cách mạng vô sản Trung Hoa, lập tức những thảm hoạ liên tiếp giáng xuống nhân dân ta, giáng xuống đất nước ta và thảm hoạ đầu tiên là thảm hoạ cải cách ruộng đất!

Ở nước Trung Hoa phong kiến rất điển hình, ruộng đất tích tụ rất lớn trong tay chủ đất. Thiên nhiên lại khắc nghiệt, hết hạn hán lại lũ lụt. Mất mùa thường xuyên xảy ra. Lịch sử Trung Hoa là lịch sử của những cuộc nội chiến triền miên. Tiếng ngựa hí, tiếng gươm đao loảng xoảng không lúc nào dứt trong lịch sử. Đất nước mênh mông bị những ông vua cát cứ chia cắt, ông vua nào cũng đầy tham vọng bá quyền. Những cuộc chinh phạt thôn tính nhau để thâu tóm thiên hạ kéo dài từ thời cổ đại đến tận thời Cộng sản – Quốc dân đảng hiện đại. Tất cả những tai hoạ của trời đất, của cường quyền, của chiến tranh đều trút xuống đầu người nông dân Trung Hoa khốn khổ. Số đông nông dân nghèo đói, cùng quẫn, cách biệt giai cấp nông dân – địa chủ rất sâu sắc. Dòng người nông dân Trung Hoa đói khổ phải tứ tán khắp thế giới kiếm sống kéo dài trong lịch sử từ xa xưa đến tận hôm nay!

Cách biệt giai cấp ở nông thôn Việt Nam không quá lớn và không quá nặng nề, có khi không rõ ràng. Thời cải cách ruộng đất dân số nước ta mới trên hai mươi nhăm triệu người, chưa đến một phần ba hiện nay. Người ít. Đất đai màu mỡ. Thời tiết nhiệt đới hai mùa mưa nắng rất thuận với nghề nông và đặc biệt rất phù hợp với cây lúa nước. Nông dân Việt Nam, người chủ nền văn minh lúa nước với kho kinh nghiệm trồng trọt cấy hái rất chủ động trên đồng ruộng. Người làm ruộng chăm chỉ, có đầu óc, có ki năng đều là trung nông, có cuộc sống no đủ: Bởi anh chăm việc canh nông / Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài / Ngày mùa tưới ruộng, trồng khoai / Ngày ba tháng tám nằm dài mà ăn (Ca dao). Thóc “bồ trong bịch ngoài” để “ngày ba tháng tám năm dài mà ăn”, đó là mức sống của số đông người làm ruộng biết làm ăn ở những vùng đồng bằng trù phú. Tự tạo ra cuộc sống đủ ăn, không bóc lột ai, họ là trung nông. Nhưng với ruộng đất của họ, với cuộc sống thong dong của họ, nếu khắt khe có thể đưa họ lên hàng địa chủ cũng được. Ở Việt Nam giữa số đông nông dân là trung nông với số ít địa chủ thực sự, khoảng cách rất mong manh. Chính khoảng cách mong manh đó là khoảng cách tai hoạ, là không gian quyền uy của đội cải cách ruộng đất, thương thì để ở thành phần trung nông, đố kị, thù ghét thì đôn lên địa chủ, lôi ra đấu tố cho biết mặt!

Trung nông là số đông, là thành phần ưu tú tiêu biểu của nông dân Việt Nam. Toàn bộ kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam đều nói về đời sống lao động và đời sống tâm hồn của tầng lớp trung nông này và chính tầng lớp trung nông là những người sáng tạo ra kho tàng quí giá, đồ sộ đó. Bằng ca dao, tục ngữ, chính tầng lớp trung nông biết làm ăn đã đúc kết, rút ra bài học cho mọi công việc đồng áng: Mạ chiêm đao sâu chôn chặt / Mạ mùa vừa đặt vừa đi. Hoặc: Bao giờ đom đóm bay ra / Hoa gạo rụng xuống thì ta tra vừng... Rồi dự báo mưa nắng để chủ động công việc đồng áng: Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. Dự báo cả bất thường của thời tiết để chủ động phòng tránh thiệt hại: Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão... Những người giỏi giang ấy làm sao có thể nghèo khổ! Chính tầng lớp trung nông Việt Nam đã tạo nên sự bình yên, bền vững của làng quê Việt Nam qua mọi bão táp lịch sử. Chính tầng lớp trung nông Việt Nam đã tạo nên vẻ đẹp văn hoá làng quê Việt Nam, tạo ra kho tàng văn hoá dân gian, tạo ra cốt cách, phẩm chất, bản lĩnh con người Việt Nam. Chỉ có số ít người không biết làm ăn, hoặc gặp biến cố, tai hoạ bất thường, hoặc sa vào tệ nạn xã hội, rượu chè, cờ bạc, điếm đang thành tay trắng, phải đi làm thuê, ở đợ, bị phụ thuộc, bị bóc lột, bị gạt ra bên lề, không có vai trò gì trong cuộc sống. Những người này thường mù chữ hoặc chỉ đủ chữ kí được cái tên của mình! Đó là những người không bình thường, những thân phận thất bại thê thảm trong cuộc sống, trong lòng luôn chứa chất nỗi hằn học, đố kị với cuộc đời!

Như vậy, dù cùng phương thức sản xuất châu Á, cùng chế độ phong kiến và cùng nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nhung sự phân biệt giai cấp ở nông thôn Việt Nam có nhiều khác biệt với nông thôn Trung Hoa. Đối kháng giai cấp ở nông thôn Việt Nam cũng không dữ dội, quyết liệt nhu đối kháng giai cấp ở nông thôn Trung Hoa. Đến con người nông dân Việt Nam lại càng khác con người nông dân Trung Hoa. Lịch sử Trung Hoa là lịch sử nội chiến. Những cuộc chiến tranh tương tàn chém giết lẫn nhau giữa những người cùng nòi giống kéo dài trong lịch sử! Đất rộng sông dài chỗ nào cũng là bãi chiến trường của những cuộc chinh phạt giữa những quốc gia cát cứ Ngô, Sở, Hán, Tần, Tề, Lỗ...! Noi nào cũng đầu roi, máu chảy! Thời nào thân phận con người cũng nhỏ bé nhu con giun, con dế! Con người muốn tồn tại, muốn khẳng định phải sát phạt đồng loại. Lịch sử ấy hun đúc nên con người sắt máu, hận thù! Người đan bà trong lịch sử Trung Hoa cũng là Đát Kỉ, là Từ Hi Thái Hậu ôm mộng bá quyền, khuấy đảo cung đinh, ra uy bằng chém giết để thâu tóm quyền lực! Hoàn toàn khác với những người đàn bà trong lịch sử Việt Nam là những người anh hùng đánh giặc cứu nước như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân... Những người đan bà Việt Nam trong nội trướng cũng một lòng vì dân vì nước như nguyên phi Ỷ Lan, vua đi đánh giặc xa, thay vua giữ yên triều chính, như công chúa Huyền Trân, đổi thân mình lấy đất đai, mở rộng bờ cõi Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử giữ nước trước sự thôn tính của những đế quốc khổng lồ. Một dân tộc bé nhỏ muốn tồn tại và giữ được nước phải đoàn kết dân tộc, gắn kết lại với nhau bằng tình thương yêu đùm bọc. Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con. Năm mươi con theo Mẹ lên núi thành người Thái, người Tày... Năm mươi con theo Cha xuống đồng bằng, tiến ra biển thành người Kinh. Truyền thuyết đó là lời lí giải về cội rễ sâu xa của tình thương yêu đùm bọc của người Việt, là lời nhắc nhở tha thiết về sự cần thiết đoàn kết dân tộc. Lịch sử Việt Nam là lịch sử đoàn kết dân tộc. Con người Việt Nam là con người yêu thương, đùm bọc. Lá lành đùm lá rách. Người khá giả đùm bọc, chia sẻ với người nghèo khổ, túng thiếu. Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhung chung một giàn. Người Việt dù là người Kinh, người Thượng, dù là người Việt gốc Chăm hay người Việt gốc Khơ Me, dù khác tộc, khác tông, khác giống nhung cùng sinh sống trên dải đất Việt Nam đều phải hết lòng thương yêu đùm bọc nhau giữ gìn độc lập của Tổ quốc Việt Nam, giữ gìn sự bình yên của đất nước Việt Nam.

Xã hội và con người nông dân Việt Nam và Trung Hoa khác biệt như vậy, khác biệt từ hoàn cảnh lịch sử đến bản chất mối quan hệ xã hội, khác biệt từ đời sống tâm hồn con người đến thế ứng xử xã hội! Nhưng cải cách ruộng đất ở Việt Nam đã rập khuôn theo bài bản cuộc thổ cải của Trung Hoa, răm rắp làm theo sự chỉ đạo của cố vấn Trung Hoa. Đưa cuộc đấu tranh giai cấp bạo liệt một mất một còn vào trong lòng một dân tộc chỉ có thể tồn tại bằng thương yêu đùm bọc nhau! Vạch chiến tuyến đấu tranh giai cấp sắt máu giữa làng quê đã xơ xác vì chiến tranh bom đạn, đã dốc kiệt sức người sức của vào cuộc kháng chiến giữ nước! Đẩy một bộ phận nông dân lương thiện làm ăn chân chính đã có đóng góp to lớn cho đất nước, cho cách mạng trở thành kẻ thù của cách mạng, kẻ thù của cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt! Đưa những người thất bại trong cuộc sống, những người nuôi bản thân không nổi trở thành người điều hành cuộc sống của cả làng quê!

Trung nông, thành phần ưu tú, tiêu biểu của nông dân Việt Nam, những người tạo nên sự bền vững, bình yên của làng quê Việt Nam, những người tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nên sức sống bền bỉ Việt Nam thì không được tin cậy! Càng nghèo khổ, càng thất bại trong cuộc sống càng được tin cậy! Đội cải cách về làng cố tìm cho ra những người nghèo khổ nhất, thất cơ lỡ vận nhất, hèn kém nhất để bắt rễ, xâu chuỗi, đưa lên làm cốt cán. Đội cải cách cùng cốt cán nắm quyền sinh quyền sát ở làng xã: Điều hành cuộc sống làm ăn. Xác định thành phần giai cấp từng gia đinh. Phải xác định đủ số lượng địa chủ theo tỉ lệ dân số mà cố vấn Tàu đã quy định. Phân chia tài sản, ruộng đất tịch thu của địa chủ. Đội cải cách cùng cốt cán lại có vai trò định đoạt những bản án cho những phiên toà xét xử địa chủ. Những phiên toà đó không bị chi phối bởi luật pháp vì chưa có luật và cũng không cần đến luật! Chỉ bị chi phối bởi không khí hừng hực của cuộc thanh toán giai cấp do đội cải cách phát động và bị chi phối bởi cảm tính của những người định đoạt bản án. Đội cải cách ruộng đất là người ở noi khác đến, phần cảm tính không lớn nhung cốt cán là người tại chỗ, vốn là người thất bại trong cuộc sống, đang chứa chất hằn học với cuộc đời, đang dồn nén sự đố kị với người khá giả thì đây là cơ hội để trút nỗi hằn học, để xả sự đố kị bằng việc nống những người có chút của cải lên thành địa chủ và ra những bản án nặng nề nhất cho những người bị đố kị, bị hằn học nhất! Thảm hoạ đến từ đó! Làng quê đang bình lặng bỗng nháo nhác như có dịch bệnh! Người nông dân hiền lành đến nhút nhát bỗng chồm chồm nhảy dựng lên như nhập đồng trong những cuộc đấu tố địa chủ để lập công với đội cải cách. Cuộc sống đang yên ổn bỗng tai ương ập xuống nhiều gia đinh. Hôm trước còn là người nông dân đầu tắt mặt tối, lao động cần cù, lương thiện, tạo được cuộc sống ổn định, được làng xóm nể trọng, lại có con trai đi bộ đội đánh quân Pháp xâm lược, là gia đinh vẻ vang có công với nước. Hôm sau bỗng thành địa chủ bị điệu ra đứng trước cuộc đấu tố của dân làng! Hôm trước còn là gia đinh yên ấm, con dâu sống hoà thuận với bố mẹ chồng. Hôm sau, trong cuộc đấu tố địa chủ, con dâu bỗng nhảy thách lên tố bố chồng cưỡng hiếp!

Bạn tôi, nhà tho LĐC là con rể vị chính uỷ nổi tiếng của quân chủng lừng lẫy chiến công trong cuộc chiến đấu đánh trả cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc của không quân Mĩ. Vợ chồng anh ở chung nhà với bố mẹ vợ trong khu gia đinh quân đội, cạnh nhà vị tướng tư lệnh quân chủng. Có lần vui chuyện anh nói với chúng tôi về nỗi cô đơn của vị tướng tư lệnh khi ông phải sống âm thầm suốt cuộc đời bên người vợ già không con cái vì bà chính là người con dâu trong cải cách ruộng đất đã vu cho bố chồng tội cưỡng hiếp bà! Ông bố địa chủ của anh bộ đội đi kháng chiến chống Pháp may mắn không bị xử bắn, song tình cảm vợ chồng của anh đã bị xử bắn rồi! Tình cảm vợ chồng không còn nữa nhưng người vợ có tinh thần cách mạng triệt để, có giác ngộ giai cấp và tinh thần đấu tranh giai cấp cao như thế thì anh bộ đội cách mạng không thể li hôn được. Và họ cứ phải âm thầm sống bên nhau suốt đời!

Sau những cuộc đấu tố địa chủ như những màn kịch cương dưới bàn tay đạo diễn của đội cải cách ruộng đất là những phiên toà chóng vánh, đơn giản và những trường bắn thi hành án được dựng lên ngay trên cánh đồng làng. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ quang cảnh cánh đồng làng Đông Khê ngoại thành Hải Phòng trong cuộc đấu tố địa chủ Trần Đức Đai. Lũ học trò lít nhít tiểu học chúng tôi trong thành phố ở ngõ Cấm gần Đông Khê cũng được huy động đi dự làm áp lực của số đông quần chúng cách mạng. Những người nông dân quần nâu áo vá và những người dân thành thị quần áo xanh lam lũ ngồi thành từng khối trên cánh đồng mùa khô sau vụ gặt cuối năm. Từng đợt, từng đợt biển người ầm ầm chuyển động trong tiếng hô Đảng Lao động Việt Nam muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Đả đảo giai cấp địa chủ áp bức bóc lột nông dân! . . . Đối mặt với những đợt sóng sôi sục căm thù đó, địa chủ Trần Đức Đai đứng gục mặt cơ rúm lại. Một bà mặc váy đen, áo nâu vá chằng vá đụp xăm xăm đến trước mặt địa chủ Trần Đức Đai, quát: Đai! Mày có biết tao là ai không? Địa chủ Đai khoanh tay trước ngực chỉ hơi nghiêng mặt ngước lên rồi lại cúi gục xuống, Mĩệng mấp máy chưa thành tiếng thì một thanh niên quần áo nâu ở hàng trên cùng khối quần chúng cách mạng liền bật đứng lên thét: Đả đảo địa chủ cường hào gian ác Trần Đức Đai! Biển người gầm theo: Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo! Mỗi lần bắt đầu kể một tội, bà mặc váy đen lại nhảy chồm lên, tay xỉa xói trước mặt địa chủ Đai, hỏi: Đai, mày có nhớ tội . . . Người thanh niên giữ nhịp làn sóng quần chúng cách mạng lại thét: Đả đảo địa chủ cường hào gian ác Trần Đức Đai! Con sóng quần chúng cách mạng lại gầm lên: Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo! Cuộc đấu tố rất bài bản! Khí thế rất sôi sục! Sức mạnh cách mạng đầy áp đảo! Địa chủ dù không có tội cũng không thể cãi! Hôm xử bắn địa chủ Đai lũ trẻ con chúng tôi không được đi dự. Tôi chỉ được nghe người ta nói với nhau rằng bức tường đất trường bắn được đắp lên ngay trên cánh đồng làng Đông Khê.

Bài bản đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất sau này còn được áp dụng rất thành công trong cuộc đấu tố Nhân Văn-Giai Phẩm, trong cuộc đấu tố, truy bức những đảng viên trung kiên, mẫn cảm trong vụ việc được gọi là vụ Xét lại chống đảng, trong cuộc đấu tố loại bỏ những tiếng nói trung thực vạch ra những việc làm sai trái của người có chức có quyền trong các cơ quan nhà nước và cả trong cuộc đấu tố những người có chính kiến khác với chính thống hiện nay!

Năm 1976, cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa kết thúc, những người lính cầm bút chúng tôi từ khắp các quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng được Tổng cục Chính trị tập trung về Hà Nội. Trung uý Hữu Thỉnh, Thiếu uý Chu Lai. Chuẩn uý Nguyễn Khắc Trường. Thiếu uý Phạm Đinh Trọng. Hạ sĩ Trần Đăng Khoa . . . Hơn hai mươi nhà văn quân đội, mỗi người ở nửa gian trong dãy nhà dài ở Vân Hồ do Tổng cục Chính trị mới xây để đón chúng tôi. Cùng với những chiến thắng đã đi vào sử sách thì thành quả cuộc chiến tranh chống Mĩ còn là tạo nên lớp nhà văn chiến sĩ chúng tôi, cũng nhu cuộc kháng chiến chống Pháp tạo nên lứa nhà văn Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc . . . vì thế hồi đó chúng tôi rất được quan tâm. Tìm đến Vân Hồ thăm nom chúng tôi có từ vị tướng, thượng tướng Đàm Quang Trung đến các nhà văn lứa đầu của cách mạng Nguyễn Đinh Thi, Nguyễn Xuân Sanh, Kim Lân . . .Còn những nhà văn dân sự cùng lứa chống Mĩ thì coi Vân Hồ như chốn đi về thường xuyên của họ. Trong một lần la cà với chúng tôi, một nhà văn từng trải, biết nhiều và hay chuyện đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về bà Nguyễn Thị Năm, một chủ đồn điền ở Thái Nguyên. Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Chính phủ kháng chiến chỉ có ít vàng có được từ sự quyên góp của dân trong tuần lễ vàng nhưng không có một hạt gạo nuôi quân. Bà Nguyễn Thị Năm đã bỏ tiền riêng ra đong gạo nuôi hàng trung đoàn Vệ quốc quân ròng rã hàng năm trời, rồi mua cả vải may quần áo cho cán bộ chiến sĩ. Người chiến sĩ Vệ quốc quân đi về trang trại của bà Nguyễn Thị Năm như đi về nhà mẹ ruột của mình. Bà Nguyễn Thị Năm thực sự là người Mẹ chiến sĩ đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một người Mẹ có công lao to lớn đối với cách mạng. Đất căn cứ cách mạng Thái Nguyên lại là nơi thực hiện cải cách ruộng đất đầu tiên, từ đầu năm 1954. Bà Nguyễn Thị Năm lại là người đầu tiên bị quy là địa chủ lớn và cũng là người đầu tiên bị tuyên án tử hình trong cải cách ruộng đất! Nghe tin, nhà văn Ngô Tất Tố, người viết tiểu thuyết Tắt đèn, kí sự Việc làng, người có hiểu biết rất cặn kẽ về nông thôn và có sự đồng cảm sâu sắc với nông dân liền viết thư can gián Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng không nên mở đầu sự nghiệp vĩ đại cải cách ruộng đất bằng việc xử bắn một người đàn bà! Hồ Chí Minh vốn là con người tình cảm cũng thấy không thể nhẫn tâm với một người có công như bà Nguyễn Thị Năm, liền có ý kiến với cố vấn Tàu. Nhưng cố vấn Tàu không chấp nhận thay đổi bản án và bà Nguyễn Thị Năm vẫn bị xử bắn! Sách báo chính thống không khi nào ghi lại chuyện đau lòng đáng xấu hổ này nên không thể kiểm chứng sự xác thực của câu chuyện xuất bản. Miệng của mấy ông nhà văn đã hay thọc mạch lại quan hệ rộng, chuyện gì cũng vanh vách. Không xác minh được nên câu chuyện trên chỉ như một giai thoại, một câu chuyện dã sử. Nhưng bà chủ đồn điền Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên đã nuôi hàng trung đoàn Vệ quốc quân là có thật! Bà chủ đồn điền Nguyễn Thị Năm bị xứ bắn trong cải cách ruộng đất là có thật! Và quyền quyết định cao nhất của cố vấn Tàu trong cải cách ruộng đất là có thật!

Làm giầu bằng mọi thủ đoạn độc ác xấu xa là người coi của cải tiền bạc cao hơn mọi giá trị khác, cao hơn cả mạng sống của chính họ. Vô tư dốc của cải trong nhà ra nuôi quân đánh giặc giữ nước thì con người ấy phải có một đời sống văn hoá tinh thần cao cả, đẹp đẽ. Con người ấy không thể làm giầu bằng gian ác, bóc lột. Tội của bà Nguyễn Thị Năm là tội rất mơ hồ, áp đặt. Công của bà Nguyễn Thị Năm rất cụ thể, to lớn, có đầy đủ chứng cứ lịch sử. Phát súng oan nghiệt của cuộc đấu tranh giai cấp vay mượn, ngoại lai đã kết liễu cuộc đời người đàn bà có công lớn với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng là phát súng oan nghiệt kết liễu nền Dân chủ non trẻ mà Hồ Chí Minh đã cố gắng thực hiện trong những năm đầu mới lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sau hiệp định Genève, Chính phủ kháng chiến trở về Hà Nội, dù Chủ tịch Hồ Chí Minh có đứng trước Quốc hội nhận thiếu sót, sai lầm của cải cách ruộng đất nhưng sai lầm ấy không phải do yếu kém, sơ suất nhất thời, chỉ xảy ra một lần. Nghề này thì lấy ông này tiên sư, khi chúng ta còn lầm rầm câu kinh của ông thánh K. Mác: Đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy xã hội phát triển! Khi chúng ta còn lấy học thuyết Chuyên chính vô sản cực kì phản dân chủ làm cứu cánh duy trì một nhà nước độc đảng, duy trì một thể chế đảng trị thì chúng ta còn phải lấy cuộc cách mạng vô sản bạo liệt ở nước lớn Trung Hoa làm hình mẫu, thì chúng ta còn phải tôn những người đang tiến hành cuộc cách mạng vô sản sắt máu ở nước lớn Trung Hoa lên làm thầy! Khi ấy cái vòng kim cô tư tưởng Mao Trạch Đông còn đánh đai trên đầu những người lãnh đạo ở nước ta, thì cách hành xử của nhà nước ta mãi mãi là cách hành xử của cải cách ruộng đất, cách hành xử không cần biết đến pháp luật, không cần biết đến đạo lí, ý muốn của người có quyền, ý muốn của tổ chức nắm quyền trở thành pháp luật nhà nước, thì thảm hoạ cải cách ruộng đất còn lặp đi lặp lại trong suốt quá trình tồn tại của nhà nước chuyên chính vô sản và những thảm hoạ ấy đã diễn ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội!

Trong văn nghệ sĩ, trí thức là thảm hoạ Nhân Văn-Giai Phẩm đã giết chết sự sáng tạo, giết cả một nền văn học nghệ thuật suốt gần nửa thế kỉ qua!

Trong sản xuất kinh doanh là thảm hoạ cải tạo tư sản đã huỷ hoại phần lớn tài sản, tư liệu sản xuất của xã hội, đưa xã hội đến chỗ kiệt quệ!

Trong hàng ngũ những người chiến đấu giành độc lập cho đất nước là thảm hoạ của vụ Xét lại, một vụ án được tạo dựng không cần xét xử, một vụ án chính trị trong đó những người còn bị vòng kim cô tư tưởng Mao Trạch Đông thít trên đầu u mê cuồng tín thẳng tay trừng trị, loại bỏ những người tỉnh táo muốn phá bỏ vòng kim cô đó! Hàng loạt những người có công lớn với nước, thông tuệ, mẫn cảm, trung thực bị giam cầm, đày đoạ cho đến chết!

Những thảm hoạ đó là những tội ác lớn với lịch sử, với dân tộc, gây đau thương cho bao số phận con người đều là những tinh hoa, những người tài năng, ưu tú, kiệt xuất của dân tộc, gây phân rã, li tán cả một dân tộc vốn tồn tại bằng thương yêu, đùm bọc, gây đổ vỡ, tan nát cả một nền tảng đạo đức xã hội! Những tội ác của chuyên chính vô sản với nhân dân, với đất nước quá to lớn và quá rõ ràng thế mà đến nay nhà nước sử dụng bạo lực gây ra những tội ác đó vẫn bình thản bỏ qua, vẫn vô tâm im lặng, không thẳng thắn dũng cảm nhìn nhận để có lời xin lỗi nhân dân, xin lỗi những người bị nạn để vinh viễn chấm dứt một thời mông muội, sử dụng bạo lực chuyên chính vô sản chà đạp lên pháp luật! Không nhìn nhận, không thức tỉnh, vẫn say sưa dùng bạo lực chuyên chính vô sản đàn áp tiếng nói dân chủ, gây ra những tội lỗi mới!

3. XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY LÀ DI HOẠ CỦA CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, LÀ HẬU QUẢ CỦA THỂ CHẾ MẤT DÂN CHỦ

Trong những thảm hoạ trên thì cải cách ruộng đất là thảm hoạ lớn nhất, để lại hậu quả nặng nề nhất, tàn phá xã hội dữ dội nhất, lâu bền nhất. Tàn phá từ tài sản, của cải vật chất của xã hội đến giá trị tình cảm trong gia đinh, giá trị đạo đức trong mỗi con người. Tàn phá từ đời sống văn hoá tinh thần đến đạo lí, lối sống. Tàn phá tan tành cả đức tin thiêng liêng và bền vững trong đời sống tâm linh sâu thẳm của cả cộng đồng. Tàn phá cả sự phát triển xã hội, cả tương lai đất nước.

Từ cải cách ruộng đất, con người được đóng dấu thành phần giai cấp vào số phận nhu đóng dấu phân loại chất lượng sản phẩm trong sản xuất công nghiệp và xã hội được quy hoạch phát triển theo thành phần giai cấp. Thành phần ưu tú nhất, tài năng nhất, tiên tiến nhất và quí hiếm nhất là trí thức bị đóng dấu sản phẩm loại bốn theo thứ tự công, nông, binh, trí! Trí thức bị nghi ngờ là không vững vàng, không trung thành, trở thành kẻ sai bảo, sai khiến việc gì làm việc ấy! Buổi đầu giành được chính quyền, mục tiêu cao nhất của nhà nước cách mạng do Hồ Chí Minh lãnh đạo là mục tiêu dân tộc. Với mục tiêu dân tộc, vì sự sống còn của dân tộc, vì sự rạng rỡ của dân tộc thì dân tộc luôn đi liền với dân chủ. Độc lập dân tộc. Thực hành dân chủ. Kiến thiết đất nước. Với ba tiêu chí đó, Hồ Chí Minh đã tập hợp được trong Chính phủ đầu tiên những trí thức hàng đầu của đất nước, những người thực sự có tài năng, có trí tuệ, có đóng góp công lao to lớn cho nhân dân, có uy tín rộng rãi trong xã hội. Nhiều bộ trưởng trong Chính phủ đó là những trí thức lớn không Cộng sản. Lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và nhân dân Việt Nam mãi mãi biết on những trí thức trong Chính phủ Hồ Chí Minh ở buổi đầu gian nan đó. Tiến sĩ nho học Hùynh Thúc Kháng. Tiến sĩ tây học Nguyễn Văn Huyên. Nhân sĩ Nguyễn Văn Tố. Luật sư Vu Trọng Khánh. Ki sư Đặng Phúc Thông . . . Họ thực sự có vai trò, có đóng góp tích cực trong Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh. Nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp cũng kết thúc luôn mục tiêu dân tộc của Hồ Chí Minh và cũng kết thúc luôn vai trò của người trí thức. Ngay sau chiến thắng Điên Biên Phủ là cuộc cải cách ruộng đất đưa mục tiêu giai cấp thay mục tiêu dân tộc, lấy bạo lực chuyên chính vô sản làm phương thức thực hiện mục tiêu giai cấp thay cho phương thức dân chủ của mục tiêu dân tộc!

Từ đây những trí thức có vai trò trong xã hội dần dần bị vô hiệu hoá, chỉ còn là những hình nhân, chỉ có chức danh mà không có thực quyền. Một hình nhân rất tiêu biểu là Phó thủ tướng Phan Kế Toại! Thành phần công nông trở thành tiêu chí, thành niềm tin, thành rường cột xã hội. Từ đây bắt đầu một xã hội không dùng trí tuệ mà dùng cơ bắp! Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Phải là trí thức mới có thể là hiền tài, mới được là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí quốc gia không được dùng thì đó là quốc gia ở thời tiền sử!

Nói là công nông nhưng xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XX vẫn là xã hội nông nghiệp lạc hậu, chỉ có người nông dân truyền thống từ ngàn xưa chứ chưa có nhiều công nhân. Một số rất ít công nhân khai mỏ, công nhân làm đường, công nhân quai búa trong vài xưởng máy nhỏ bé, những người vừa rời đồng ruộng chuyển sang làm công việc đơn giản của cơ bắp trên các công trường công nghiệp. Công nhân kĩ thuật trong các dây chuyền công nghiệp rất ít ỏi. Chín mươi chín phần trăm dân số Việt Nam vẫn là nông dân với phương thức sản xuất từ ngàn xưa: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu / Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa. Trong đội ngũ những người nông dân mặc áo lính, những người nông dân mặc áo cán bộ thì thành phần trung nông ưu tú nhất, có đầu óc nhạy bén, thông minh nhất, biết tổ chức làm ăn giỏi nhất lại bị coi là không đáng tin cậy vì thành phần ấy chỉ bước thêm nửa bước chân nữa là thành địa chủ bóc lột, đó là thành phần còn có của cải tu hữu, dễ dao động, không trung thành với lí tưởng cách mạng vô sản! Chỉ có bần cố nông, những người nghèo khổ cùng kiệt trong xã hội cũng là những người thất bại trong cuộc sống, những người làm ăn kém nhất, chỉ có cơ bắp đi làm thuê, chịu sự sai khiến của người khác mới là những ngưới vô sản thực sự, mới có thể tin cậy đưa lên làm cán bộ nòng cốt quản lí và xây dựng xã hội mới! Nghèo khổ trở thành một phẩm chất đáng quí trong nhìn nhận con người! Nghèo khổ trở thành mốt thời thượng một thời kì dài.

Từ đây nhân dân Việt Nam phải nhận một bi kịch là những người tổ chức cuộc sống cho bản thân họ chưa nổi, nuôi bản thân họ chưa xong, bây giờ họ nhân danh “Nhà nước” tổ chức cuộc sống cho cả xã hội, nuôi cả xã hội! Bi kịch diễn ra ở mọi mặt đời sống xã hội! “Nhà nước” tổ chức giao thông công cộng cho xã hội không nổi, người dân phải tự lo việc đi lại của mình. Mỗi người phải cố tự sắm một chiếc xe máy. Xe máy cuồn cuộn như nước sông mùa lũ gây tắc đường, gây tai nạn thương tâm thì “Nhà nước” lại ngồi nghĩ quẩn đẻ ra nhiều hình thức cấm đoán xe máy, tước đi những quyền chính đáng và hợp pháp của người dân mà “Nhà nước” không thấy rằng cứ tổ chức tốt giao thông công cộng đi thì xe máy sẽ tự loại bỏ! “Nhà nước” không dạy nổi công chức của mình sống cho tử tế vì chính “Nhà nước” cũng sống không tử tế. Không phải tất cả nhưng không ít người có được chiếc ghế quan chức nhà nước bằng chạy chọt, mua bán thì làm sao họ có thể sống tử tế! “Nhà nước” không nuôi nổi công chức của mình cho đàng hoàng nên những chức phận nhân văn, cao cả, thiêng liêng cũng thành tầm thường, ô trọc, giá áo túi cơm: Thầy thuốc làm tiền người bệnh! Nhà giáo làm tiền học trò! Quan thuế làm tiền người đóng thuế! Cả một hệ thống pháp luật quyền uy, tôn nghiêm, công an, kiểm sát, quan toà xúm lại làm tiền người bị vướng vào vòng lao lí, tạo ra những bản án méo mó, lươn lẹo, gây ra những tiếng kêu oan dậy đất!...

Những bi kịch đau lòng, nhục nhã trên, không lĩnh vực nào không có! Những cán bộ công nông rường cột ấy khi còn ở tuổi cắp sách đến trường phần nhiều không được đi học hoặc chỉ được học rất ít. Để san bằng cách biệt về nhận thức xã hội và kiến thức văn hoá giữa hai thành phần trí thức và công nông, liền có chủ trương hoán đổi vị thế hai thành phần đó: Công nông hoá trí thức và Trí thức hoá công nông! Công nông hoá trí thức là đưa trí thức về đồng ruộng, hầm mỏ, xưởng máy tham gia công việc sản xuất của người nông dân, công nhân. Trong tập truyện hồi tưởng Chiều chiều, nhà văn Tô Hoài kể: Tô Hoài và nhà văn Phùng Quán được đưa về làm nông dân ở Thái Bình. Ngoài làm công việc đồng áng hàng ngày cùng chủ nhà, mỗi nhà văn còn được giao định mức làm phân xanh. Cắt cây cỏ hoang dại ủ làm phân, sáng nào nhà văn Phùng Quán cũng phải dậy sớm chạy dọc đường làng, mắt trước mắt sau tìm những bãi phân trâu vừa ỉa vãi trên đường ra đồng, cắm que nhận phần để trẻ con khỏi hót tranh mất. Ra đến tận đồng mới quay lại hót phân đổ vào hố ủ cho đủ định mức và đạt chất lượng phân! Công nông hoá trí thức là thế đó! Còn trí thức hoá công nông là đưa cán bộ công nông về các trường bổ túc văn hoá của tỉnh, trường văn hoá công nông của trung ương, gấp rút học văn hoá, hai ba tháng học xong một lớp! Một cán bộ công nông văn hoá lớp hai, lớp ba, chỉ sau hơn một năm học bổ túc văn hoá công nông liền có bằng tốt nghiệp trung học để vào các trường đại học, học đại học chuyên tu, đại học tại chức, ra nước ngoài học tiếp lấy bằng phó tiến sĩ, về nước quy đổi thành tiến sĩ!

Nhưng sự học thuộc tư chất từng người, ngoài ý muốn chủ quan của con người. Học để biết đọc biết viết tiếng mẹ đẻ (cấp tiểu học) thì ai học cũng được. Nhưng học để biết quy luật tự nhiên, quy luật xã hội (cấp trung học) thì không phải ai cũng học được. Với những người đi học quá trễ, hết tuổi phát triển vóc dáng, phát triển nhận thức mới đi học chương trình trung học cơ sở, đến việc phải ngồi đối mặt với trang sách cũng tù túng, bứt rứt không quen, lại càng không quen động não thì những công thức, những định luật đều lo mo, trừu tượng, đều mông lung, xa vời! Học để tiếp tục khám phá quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, học để ứng dụng những quy luật đó vào cuộc sống và vào những công việc cụ thể (cấp đại học) thì những người có thể học được càng ít! Nhưng cán bộ được đảng cử đi học thì sự học hoàn toàn theo ý múôn chủ quan của tổ chức đảng! Từ cải cách ruộng đất đến tận hôm nay việc sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ theo một quy trình ngược là: Đề bạt cán bộ rồi cán bộ mới đi học lấy bằng cấp tương xứng với vị trí được đề bạt. Việc đi học chỉ để lấy bằng cấp hợp thức hoá cương vị công chức, tạo thế, tạo uy chính trường chứ không phải đi học để lấy kiến thức nên học đâu tốt nghiệp đó, thi đâu đỗ đó, cần lấy bằng gì thì có bằng đó! Vì thế phần lớn những người có học hàm, học vị cao, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, đều là quan chức lãnh đạo trong hệ thống quyền lực nhà nước, rất ít người làm nghiên cứu khoa học! Với cách học như trên đã nêu, làm sao họ có thể làm nghiên cứu! Học hàm học vị cao ở nước ta nhiều không thua kém thế giới nhưng những bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học thế giới thì thua xa thế giới!

Một tiểu đội nữ du kích gan dạ, dũng cảm vác đạn băng qua lửa đạn hết trận này đến trận khác phục vụ trận địa pháo cao xạ bắn hạ nhiều máy bay Mĩ. Tiểu đội được về thủ đô dự đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua. Cô tiểu đội trưởng có thành tích đặc biệt xuất sắc được tuyên dương Anh hùng. Nhưng vì xấu gái, bé nhỏ, gầy guộc, đen đúa, cô tiểu đội trưởng Anh hùng lại về với đồng ruộng, về với quần chúng nhân dân vô danh, lam lũ! Còn cô đội viên thành tích bình thường nhưng trắng trẻo, đầy đặn, xinh gái thì được giữ lại thủ đô, trở thành cán bộ trung ương. Làm quan tắt và học tắt, cô du kích xinh gái cũng có bằng đại học như ai và làm tới bộ trưởng, trở thành chính khách quốc gia!

Nước thịnh suy, việc thành bại đều do đội ngũ cán bộ quyết định. Tình trạng yếu kém, bê bối của xã hội ta hiện nay, làm đâu tiêu cực đấy, đổ vỡ đấy! Công quỹ thất thoát. Tham nhũng tràn lan. Bạo lực lộng hành. Xã hội hỗn loạn. Oan khiên chồng chất. Dân oan kêu than vô vọng . . . là hệ quả của cách dùng người không căn cứ vào năng lực mà chỉ căn cứ vào thành phần giai cấp và cách dùng người tùy tiện theo quyền uy, bằng đặc cách cá nhân!

Quan chức nào, xã hội đó. Người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong xã hội chính là khuôn mẫu của xã hội. Ngôn ngữ, hành vi, tác phong, lối sống của họ cũng là ngôn ngữ, hành vi, tác phong, lối sống của xã hội! Từ năm 1955, các đô thị ở miền bắc và từ năm 1975, các đô thị ở miền nam đều có bộ mặt nửa phố, nửa làng. Năm 1976, Sài Gòn vừa được giải phóng, thác người di tản đã làm rỗng cả thành phố. Mới chín giờ tối, đường phố đã vắng hoe. Thưa thớt vài chiếc xe đạp, xích lô vội vã. Đến ngã tư, đèn đỏ, đường vắng lại không có bóng công an nhưng xe đạp, xích lô vẫn tự giác dừng lại đợi đèn xanh. Nay giữa ban ngày, nhiều xe máy vẫn thản nhiên ào ào vượt đèn đỏ!

Trường viết văn Nguyễn Du đặt trên đất trường đại học Văn hoá Hà Nội. Khoá đầu tiên năm 1978 – 1981 chúng tôi học, hai trường còn cùng chung một ban giám hiệu. Sinh viên viết văn đều đã đi qua cụôc chiến tranh chống Mĩ, đều đã có tác phẩm và tuổi đã chững chạc nên nhân viên trường Văn hoá đối với chúng tôi rất thân tình. Một lần có việc lên văn phòng trường đại học Văn hoá, tôi đang ngồi nói chuyện với cô kế toán chờ người tôi cần gặp thì ông hiệu phó kiêm bí thư đảng uỷ trường đại học Văn hoá bước vào văn phòng, nhìn cô kế toán, nói: Sao mày lại ngồi đây để tao tìm hết hơi! Cô kế toán đỏ mặt đứng lên, lặng lẽ bỏ đi. Lát sau, gặp lại tôi, cô than thở: Hiệu phó trường đại học Văn hoá mà nói với bọn con gái chúng em cứ mày, tao, nghe đến ngượng. Ông ấy gọi em là mày, không bao giờ em trả lời!

Đã mấy kì đại hội đảng nêu mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng tiết tấu cuộc sống vẫn ì ạch, chậm chạp của nền sản xuất nông nghiệp thô sơ và cảm hứng say sưa bí tỉ đánh chén của những ông trương tuần, lí trưởng ở làng xã xa xưa vẫn đang ngự trị bền vững, rộng khắp trong xã hội hôm nay. Công chức sáng sớm vội vã đến công sở tưởng chăm chỉ, mẫn cán lắm. Nhưng đặt chiếc cặp ở bàn làm việc rồi tà tà đi ăn sáng, ăn xong lại ngồi nhâm nhi li cà phê, thanh thản đọc vài bài báo nóng mới đủng đỉnh về lại nhiệm sở. Vài cuốc điện thoại tán tỉnh dông dài là đã đến giờ hẹn hò đi ăn trưa. Hồi bao cấp nghèo khổ, công chức buổi sáng đi làm còn mang theo suất cơm trưa đạm bạc, ngồi ăn ngay tại bàn làm việc. Nay chẳng ai còn phải mang cơm đi làm nữa. Công chức ở những cơ quan hành chính chay tịnh thì rủ nhau ra quán “Cơm trưa văn phòng”. Công chức ở những cơ quan nắm quyền ban phát thì người này hẹn, người kia đón đi nhà hàng máy lạnh.

Bữa trưa rượu thịt còn có mức độ. Bữa tối mới thật ê hề. Những bữa ăn mang theo cả nỗi thèm khát truyền kiếp, mang theo cả nỗi ẩn ức giai cấp! Bao kiếp người đói khổ, thèm khát, nay mới được hả hê! Những chức sắc làng xã vừa thèm khát xôi thịt, vừa thèm khát góc chiếu trên giữa làng để vênh váo với đời! Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp mà! Những ông nhiêu, ông lí chốn việc làng ngày nào nay hiện nguyên hình trong những bộ mặt say sưa đầy cảm hứng bên bàn nhậu! Tôi quen biết một gia đinh công chức bậc cao, chồng là lãnh đạo cấp vụ một bộ lớn, vợ là phó giám đốc một công ty nhà nước. Gia đình ấy chỉ hai ngày nghỉ cuối tuần mới có bữa cơm gia đình đông đủ. Những ngày làm việc, ông công chức cấp vụ đều không ăn cơm nhà. Ngoài tiền lương đưa đủ cho vợ, tối khuya về nhà, thường ông còn có phong bì đưa thêm! Những cuộc nhậu của công chức còn như những phiên chợ Trời. Làm quen cầu thân. Xin – cho. Ngã giá. Móc ngoặc. Đi đêm. Toan tính mưu đồ. Chạy chức. Chạy quyền. Chạy công. Chạy tội... đều dùng những bữa nhậu làm cây cầu dẫn dắt. Vì thế mà đặc sản, sơn hào hải vị ngập trên mặt bàn, bia rượu ngoại lênh láng dưới gầm bàn! Mức sống dân ta còn vào loại nghèo nhất thế giới nhưng quan chức lại sống xa hoa, lãng phí nhất thế giới! Nhà hàng quán nhậu giăng giăng từ phố này sang phố khác. Bàn nhậu san sát từ trên sân thượng nhà hàng cao tầng tràn ra cả hè phố. Công chức nhà nước dập dìu có mặt suốt ngày đem ở những nơi ấy! Đại biểu đảng bộ tỉnh xa về thủ đô họp đại hội đảng toàn quốc. Quen cữ ở tỉnh, chiều tối đi bia ôm, về thủ đô dự đại hội đảng, đại biểu này cũng lẻn đi nhà hàng bia ôm, bị phát hiện và được xử lí kín đáo nên ít người biết! Nhưng tỉnh uỷ viên, phó ban tổ chức tỉnh uỷ, giờ làm việc cặp kè với gái trẻ tiếp viên nhà hàng bị vợ là chánh án toà án tỉnh đến đánh ghen ầm ĩ cả trên mặt báo thì nhiều người đều biết! Cả nước đều biết Tổng giám đốc PMU18, Tổng giám đốc của những dự án cầu đường lớn đã rút ruột các công trình để cầm trong tay cả triệu đô la đi đánh bạc! Rường cột của đất nước đó! Những quan chức ấy, những vụ việc ấy không phải là cá biệt! Những vụ việc trên chỉ như vài bức ảnh cận cảnh chân dung vài niềm tin, vài rường cột của đất nước hôm nay.

Công nghiệp hoá cần đầu tu lớn đòi hỏi vốn liếng, công sức và cả tiết tấu lao động công nghiệp khẩn trương. Tiết tấu lao động của người dân là tất bật, hối hả, cuộc sống của họ là kham khổ chịu đựng của thời thắt lung buộc bụng làm công nghiệp hoá mà nước nào cũng phải trải qua. Nhưng tiết tấu hành chính nhà nước thì cứ đủng đỉnh, nhẩn nha của nền sản xuất nông nghiệp thô so và cuộc sống của khá đông quan chức nhà nước là cuộc sống của những ông quan hu đốn ở thời phong kiến, bóp nặn dân, rút ruột ngân sách và trụy lạc hưởng thụ! Đội ngũ quan chức nhà nước ấy hình thành do cách dùng người có từ cải cách ruộng đất! Đội ngũ quan chức nhà nước ấy cho thấy mặt bằng quan chức nhà nước thấp hơn mặt bằng xã hội và càng quá thấp so với đòi hỏi của vị trí quan chức, so với yêu cầu của lịch sử! Vì thế đội ngũ quan chức nhà nước ấy làm đâu bê bối đấy, làm đâu tiêu cực đấy!

Tôi đã có mười năm làm điện ảnh ở xưởng Phim Quân đội, làm biên kịch. Lại có năm năm làm báo Điện ảnh của bộ Văn hoá Thông tin. Thêm vài năm làm điện ảnh tự do, là biên kịch và đạo diễn năm phim tài liệu video cho các tỉnh, huyện. Hơn mười năm làm điện ảnh cho tôi cái nhìn buồn về điện ảnh Việt Nam. Điện ảnh là chỗ gặp của kĩ thuật và nghệ thuật, là nghệ thuật tổng hợp của tất cả các ngành nghệ thuật, nó đòi hỏi rất khắt khe người làm nghệ thuật điện ảnh phải có năng khiếu nghệ thuật, biết cảm thụ văn học, biết rung động, cảm hứng nghệ thuật. Kĩ thuật có thể học được nhưng cảm thụ văn học, cảm hứng nghệ thuật thì không thể học được, đó là năng khiếu trời cho. Không lựa chọn năng khiếu, chỉ căn cứ theo thành phần giai cấp, căn cứ theo thành tích tham gia kháng chiến, sau cuộc kháng chiến chống Pháp nhà nước ta đã cử một loạt cán bộ chiến sĩ trẻ sang Liên Xô học trường đại học Nghệ thuật Điện ảnh Moskva, trường VGIK, để rồi sau đấy chúng ta có một đội ngu đông đảo công chức cao cấp điện ảnh, nhiều giáo sư, tiến sĩ điện ảnh, nhưng có rất ít tác phẩm điện ảnh có giá trị! Chưa hết! Còn một hệ quả lớn khác! Những công chức cao cấp giữ những vị trí then chốt trong ngành điện ảnh đã mở rộng cánh cửa đưa con cháu họ vào ngành nghệ thuật danh giá, cao sang này, tạo cho điện ảnh Việt Nam một tính đặc thù rất riêng biệt không điện ảnh nước nào có là tính gia tộc! Điện ảnh Việt Nam đang ì ạch ngoi ngóp trong tính gia tộc đó!

Lí luận tư tưởng bao giờ cũng có vai trò mở đường cho sự phát triển. Từ mấy chục năm nay, lí luận tư tưởng điện ảnh Việt Nam là thứ lí luận dông dài vô bổ! Mù mịt trong thứ lí luận viển vông, huyễn hoặc đó, điện ảnh Việt Nam càng ngoi ngóp vô định! Trứng rồng lại nở ra rồng / Liu điu lại đẻ ra giòng liu điu, trong số đông đảo những người làm điện ảnh cũng có những người đến với điện ảnh bằng năng khiếu tự thân, cũng có những tài năng hiếm hoi. Rồng Phạm Văn Khoa lại nở ra rồng Phạm Nhuệ Giang. Rồng Trà Giang - Bích Ngọc lại sinh ra rồng Bích Trà nhưng rồng Bích Trà không làm điện ảnh mà là pianist, nghệ sĩ của nghệ thuật kinh viện. Trong lứa kháng chiến chống Pháp làm điện ảnh, có thể còn một vài rồng cha, rồng con nữa, nhưng ít lắm! Còn lại đều là liu điu cả! Tình trạng con người của điện ảnh Việt Nam cũng là tình trạng quan chức của xã hội Việt Nam!

Từ cải cách ruộng đất, xã hội Việt Nam dưới chính quyền cách mạng vô sản thực sự không còn dân chủ! Trong những mất mát nguy hại của xã hội thiếu dân chủ thì mất dân chủ trong dùng người là nguy hại nhất. Mất dân chủ, việc cất nhắc, đề bạt diễn ra trong hậu trường, trong quyền uy cá nhân! Đó là cơ hội cho những người thiếu tài năng nhưng thừa tham vọng chạy chọt, đổi chác, mua bán. Người có tài bao giờ cũng có lòng tự tin và lòng tự trọng rất cao, họ không bao giờ chạy chọt, bon chen. Họ biết rằng không có cơ hội dành cho họ ở chốn hậu trường kia! Họ lặng lẽ chìm khuất trong dân gian hoặc dù rất đau lòng, họ cũng đanh ra nước ngoài, mang tài năng ra thi thố với thiên hạ và đóng góp cho thiện hạ! Mất dân chủ, người nắm quyền tổ chức cán bộ trở thành Lã Bất Vi xã hội chủ nghĩa! Suốt mấy nghìn năm, chế độ phong kiến Trung Hoa cũng chỉ sản sinh ra một Lã Bất Vi! Mới mấy chục năm, chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều Lã Bất Vi! Những cá nhân Lã Bất Vi! Những tổ chức Lã Bất Vi! Đưa một cô đội viên du kích chưa làm tới tiểu đội trưởng, học hành chưa đến noi đến chốn lên làm tới Bộ trưởng, những Lã Bất Vi trong bóng tối còn làm cả việc thấp hèn, tiểu nhân là diễu cợt, bôi bác một vị đại tướng lừng lẫy chiến công bằng cách đưa ông sang làm chủ nhiệm Uỷ ban Sinh đẻ có kế hoạch để dân gian có câu ca dao vừa ngậm ngùi chia sẻ với vị tướng khả kính, vừa mỉa mai những Lã Bất Vi: Bao năm đánh giặc công đồn / Bây giờ ôm súng gác l. chị em!

Từ đại biểu Quốc hội đến những người lãnh đạo cao cấp nhà nước đều do những cá nhân Lã Bất Vi và những tổ chức Lã Bất Vi quyết định. Người dân cầm lá phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội cầm lá phiếu bầu những người lãnh đạo nhà nước chỉ là trò đua, là thủ tục, lễ nghi mà thôi! Trước ngày khai mạc đại hội đảng, người dân đã biết chính xác ai vào ban chấp hành trung ương, ai vào bộ Chính trị, ai là Tổng bí thư! Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá mới bầu các vị trí lãnh đạo nhà nước chưa diễn ra, người dân đã biết tường tận những người sẽ trúng cử các vị trí đó! Vì thế, xem truyền hình đưa hình ảnh bầu cử ở Quốc hội, người dân đều hiểu rằng họ đang xem một vở diễn! Bao nhiêu thế hệ chiến đấu hi sinh, bao nhiêu xương máu đổ ra cho độc lập tự do. Đất nước hoàn toàn độc lập gần nửa thế kỉ rồi mà đến nay người dân Việt Nam vẫn phải cầm lá phiếu bầu hộ người khác, cầm lá phiếu bầu theo ý người khác! Và người được bầu ra bằng lá phiếu bầu hộ, bầu theo ý người khác ấy lại là đại biểu của mình! Cho đến nay nhân dân Việt Nam vẫn chưa được cầm lá phiếu trực tiếp bầu ra người lãnh đạo cao nhất của mình! Dân tộc Việt Nam đâu có đến nỗi ngu dốt hơn các dân tộc khác để đến nỗi không đáng được cầm lá phiếu bầu trực tiếp người lãnh đạo cao nhất của mình nhö các dân tộc khác! Sao số phận độc ác, nghiệt ngã với dân tộc Việt Nam đến vậy!



Nền dân chủ non trẻ đã bị giết chết từ cải cách ruộng đất năm 1954 -1955! Nhưng vẫn còn đấy khát vọng dân chủ của Hồ Chí Minh. Khát vọng ấy hiển hiện trong tên gọi nhà nước do Hồ Chí Minh khai sinh từ năm 1945, nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ. Nhưng từ năm 1976, tên đảng Lao động Việt Nam đã đổi thành đảng Cộng sản Việt Nam và tên nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ đã đổi thành nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam rồi! Khát vọng Dân chủ thiết thực, cụ thể như không khí, như nắng trời bị vất bỏ để thay bằng khái niệm xã hội chủ nghĩa mơ hồ, không có thật và mô hình cuả khái niệm ấy đã thất bại thê thảm, đã bị loại bỏ trên phạm vi thế giới! Khát vọng của Hồ Chí Minh còn bị loại bỏ thì khát vọng của nhân dân nào có nghĩa lí gì!

Phạm Đình Trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn