BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76660)
(Xem: 63106)
(Xem: 40502)
(Xem: 32124)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

DCVOnline phỏng vấn nhà báo Phan Thế Hải : Chưa có báo chí tư nhân là bước lùi của lịch sử

26 Tháng Mười Hai 200612:00 SA(Xem: 1444)
DCVOnline phỏng vấn nhà báo Phan Thế Hải : Chưa có báo chí tư nhân là bước lùi của lịch sử
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Việt Hồng (VH): Thưa anh, vừa rồi thủ tướng chính phủ Việt Nam (VN) ban hành chỉ thị số 37 nhằm siết lại, tăng cường quản lý báo chí và một lần nữa khẳng định VN kiên quyết không tư nhân hóa báo chí, báo giới tại VN đón nhận điều này ra sao?

Phan Thế Hải: Chỉ thị đó tôi có xem qua nhưng tôi nghĩ hiểu như vậy cũng chưa đúng lắm đâu. Trong chỉ thị đó có điều số 2 hay số 3 gì đó nói rằng chưa cho tư nhân hóa báo chí. Mình phải hiểu như thế này, hiện nay ở VN rất nhiều những tờ báo của nhà nước nhưng phát hành qua các đầu nậu, thông qua các cá nhân. Trên danh nghĩa là của cơ quan nọ, cơ quan kia nhưng do tư nhân thao túng. Chuyện đó là không tốt, giống như nhãn mác hàng hóa phải phản ảnh đúng bản chất của hàng hóa. Còn chuyện báo chí tư nhân núp dưới bóng quốc doanh hay quốc doanh núp bóng tư nhân là một chuyện không minh bạch và cần phải chấn chỉnh thôi ...

Về báo chí thì mình cũng phải nghiêm khắc nhìn nhận thế này: Báo chí là một cơ quan quyền lực nên đôi lúc cũng lạm quyền và nói không chính xác, điều đó là không tốt, với tư cách là quản lý nhà nước cần phải chấn chỉnh, nhắc nhở. Quan hệ giữa nhà nước với nhân dân hay báo chí là quan hệ hai chiều, nếu nhà nước sai thì dân có quyền phê phán mà dân sai hay báo chí sai thì nhà nước cũng phải có chế tài. Báo chí cũng vậy thôi, không phải anh cứ phê phán người ta mà có khi lại phê phán không đúng, hoặc đưa thông tin không chính xác. Quan điểm của tôi là cần phải chấn chỉnh. Theo tôi thì xã hội VN cũng tiến bộ khá nhiều, tính minh bạch cũng khá rõ.

VH: Ở Việt Nam muốn ra một tờ báo tư nhân thì phải làm cách nào, thưa anh?

PTH: (Cười) Đây là chuyện chưa thể có được ở VN nhưng theo tôi nghĩ thì mình phải kiên nhẫn một chút, có những việc không thể đòi hỏi ngay được, sốt ruột cũng không thể được.

VH: Đa số các nước đều có báo tư nhân, tại sao VN lại không thể có thưa anh?

PTH: Chị là người VN thì chị cũng biết đấy, VN mình luôn lạc hậu, ậm à ậm ạch không bằng người ta đâu (cười). Thôi thì chuyện này chuyện nọ không được bằng người ta thì đôi lúc cũng phải ráng mà chịu. Cái gì đến thì tất nhiên nó phải đến thôi chứ cũng không thể ngăn cản được.

VH: Thưa anh, nhìn lại lịch sử báo chí VN, trước năm 1945, trong thời kỳ Pháp thuộc, VN khi đó cũng là nước lạc hậu nhưng đã có báo chí tư nhân rồi. Vậy tại sao bây giờ VN lại không có, không lẽ VN còn lạc hậu hơn xưa?

PTH: Ồ, đây là một bước lùi của lịch sử! Tôi cũng không tán thành chuyện đó. Tôi thấy nhiều người cũng nói về chuyện này, tôi cho rằng nếu có báo chí tư nhân thì cũng tốt hơn nhưng mình không có quyền phán xét hay đòi hỏi. Cuộc sống còn có nhiều thứ phải đòi hỏi, mình phải theo thứ tự ưu tiên xem cái gì cần đòi hỏi trước. Theo tôi nghĩ mình cứ làm tốt những tờ baó đã có thì cũng là tốt rồi.

VH: Anh mong muốn VN có báo chí tư nhân?

PHT: (cười) Tôi mong quá đi chứ! Tôi rất mong. Tôi cũng thích những món ăn tinh thần đa dạng, không hay ho gì đọc mãi những thứ na ná như nhau, vuốt ve nhau. Nhưng để cởi mở, thẳng thắn thì báo chí VN cũng có rất nhiều vấn đề trong đó có vấn đề do lịch sử để lại.

VH: Thưa anh, ở những nước dân chủ, nhà báo có quyền rất lớn, người ta không bị kiểm duyệt chặt chẽ như ở VN, không ai có quyền can thiệp vào chuyện viết lách của họ. Chẳng hạn như ở Ba Lan, cách đây vài năm, cựu tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski đã từng bị báo chí kết tội làm gián điệp hay cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, người hiện nay đang ở thăm Hà Nội từng bị báo chí phanh phui không thương tiếc chuyện tình của ông với Monica Lewinska, nhưng ở VN báo chí có những vùng cấm nhất định. Vậy những vùng cấm này có cản trở anh trong hoạt động nghề nghiệp không?

Tôi nghĩ rằng đó là những nước dân chủ pháp quyền, VN chưa đạt được những điều đó và còn phải phấn đấu. Nếu đòi hỏi ngay như vậy thì hơi khó. Theo tôi thì xã hội cũng đang tốt lên đó, không biết tôi có lạc quan quá hay không. Cũng rất nhiều người đang đòi hỏi điều này và đáp ứng của nhà cầm quyền cũng chỉ từng bước thôi. Lịch sử VN nó hơi phức tạp, trải qua nhiều năm chiến tranh, rồi phe phái, các thành phần, định kiến Nam – Bắc cũng chưa thể xóa bỏ được. Như báo của chị đó, thỉnh thoảng tôi cũng có đọc, cũng có nhiều cái hay nhưng phần ý kiến bạn đọc nhiều khi chửi nhau văng mạng. Đó không phải là một dấu hiệu tốt. Khi người ta tranh luận để làm rõ vấn đề thì phải tôn trọng nhau, giống như một sân bóng đá, phải có luật lệ của nó. Lăng mạ nhau là một điều không tốt mà không phải chỉ có người Việt trong nước đâu mà cả người Việt nước ngoài cũng vậy. Chúng ta hô hào hội nhập, hô hào dân chủ, tôn trọng sự khác biệt… nhưng nhiều khi chính những người hô hào đó lại bới móc lại quá khứ…Tập quán người VN nó vậy, không phải chỉ có người Việt trong nước mà ngay cả những người việt ở châu Âu, Mỹ nhiều khi cũng mang đầy định kiến!



 PTH: Phải chăng đó là dấu ấn của nền văn hóa VN mà chúng ta chưa nhìn nhận được. Tôi là người cũng hay chỉ trích, phê phán nhưng nếu người khác bới móc, phê phán mình thì có khi tôi cũng không thấy dễ chịu gì.

Quá cởi mở và không kiểm soát nổi cũng là không tốt, như tình hình Iraq hiện nay ấy. VN mình cũng vậy, nhiều phe phái, xung đột, ân oán…Tôi cũng không thích bình yên đâu nhưng cởi mở mà chửi nhau văng mạng cũng không hay.

VH: Thưa anh, có ý kiến cho rằng, báo chí trong nước là báo chí một chiều – tô hồng, đánh bóng chế độ, báo chí hải ngọai cũng một chiều – chửi bới chế độ…Ý kiến của anh về nhận định này như thế nào?

PTH: Tôi nghĩ là đây là một nhận xét siêu hình và phiến diện. Tôi có đọc một số bài viết trên RFA hay một số trang web tiếng Việt mà ở VN người ta không có cảm tình lắm, tôi thấy rằng người ta viết cũng đúng đấy chứ, họ cũng nhận xét về tình hình trong nước rất khách quan .

Còn báo chí trong nước thì chị thấy đấy, những vụ án như PMU18 hay Năm Cam rồi một số vụ tham nhũng của các quan chức... đều do báo chí họ phanh phui ra đấy chứ. Ngay cả tôi cũng viết những bài về hệ thống luật pháp, rồi những chất vấn trong Quốc Hội…như vậy tôi đâu có tô hồng, mà những bài viết như vậy, đôi lúc cũng được biểu dương.

Tôi nghĩ rằng mình nên có một thái độ bình tĩnh, quan điểm của báo chí là độc lập và khách quan. Nếu mình không độc lập và khách quan thì chưa hoàn thành được sứ mệnh nhà báo của mình.

VH: Thưa anh, câu hỏi cuối cùng, xin anh cho biết anh có mong muốn gì cho nền báo chí Việt Nam hiện nay?

PTH: Báo chí có một sứ mệnh cực kỳ quan trọng. Như tôi vừa nói báo chí phải độc lập và khách quan để làm được việc đó báo chí phải thực sự có tự do. Tự do báo chí là một giấc mơ! Tôi mong muốn rằng người VN cũng học hỏi cách thức tổ chức tự do. Đây không phải chỉ là vai trò của nhà nước đâu, ngay cả các nhà báo cũng phải tự biết mình. Ngay như tôi vừa mới đọc một số tin tức do đồng nghiệp viết thôi nhưng cũng không khách quan, như vậy không được. Tự do không có nghĩa là mình muốn viết gì thì viết, muốn nói gì thì nói. Nói sai sự thật thì đâu phải là tự do. Tự do vẫn phải nói đúng sự thật. Nếu tôi nhớ không nhầm thì trước đây, một hãng truyền thông nước ngoài, hình như là BBC, người ta đưa tin không đúng và đã phải chịu phạt. Cỏn ở VN hiện nay, đôi lúc báo chí nói không đúng nhưng cũng không chịu hình phạt. Tôi nghĩ điều này phải áp dụng với mọi tầng lớp, kể cả quan chức và báo chí. Báo chí tự do là một giấc mơ nhưng con đường đi đến còn nhiều vấn đề không chỉ với các nhà chức trách, các nhà báo mà còn với cả người đọc nữa. Người đọc mà khai thác ngưồn thông tin theo sự hiểu biết sai lệch, suy diễn cũng là một vấn đề. Ở VN cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề đó, trình độ báo chí và cả trình độ dân trí nữa.

VH: Xin cám ơn anh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn