BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73410)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đã đến lúc cần lên tiếng về Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào dân chủ Việt Nam (1)

27 Tháng Mười Hai 200612:00 SA(Xem: 1053)
Đã đến lúc cần lên tiếng về Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào dân chủ Việt Nam (1)
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Không ai có thể phủ nhận những thành quả phong trào dân chủ Việt Nam đạt được trong những năm qua, đặc biệt là năm 2006. Phong trào đề cập trong bài viết này được hiểu là nổ lực chung của anh em dân chủ trong nước cũng như hải ngoại, không dành riêng cho tổ chức cùng tên mà GS Hoàng Minh Chính đã tuyên bố thành lập vào cuối năm 2004 tại Hoa Kỳ.

Năm 2006 ghi nhận sự nỗ lực bền bỉ của anh chị em Khối 8406 trong việc vận động, kêu gọi các tầng lớp nhân dân vượt qua sợ hãi, đến với tổ chức mình ngày càng nhiều. Từ trong nỗ lực bền bỉ đó, Khối 8406 đã lần lượt cho ra đời Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Liên minh dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Cùng với Khối 8406, Đảng Dân chủ Việt Nam (XXI) trong năm qua đã đến với “dân oan”, bước đầu tạo ra được hình ảnh của đảng trong một bộ phận quần chúng, làm cho CSVN phải suy nghĩ, tìm cách đối phó. Vượt qua những trở ngại từ phía chính quyền, cuối cùng Công đoàn độc lập cũng đã ra đời, tạo ra được tiếng nói nhất định trong những nổ lực bảo vệ quyền lợi cho công nhân của những nhà dân chủ trẻ tuổi Nguyễn Khắc Toàn, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Trí Tuệ, Nguyễn Phương Anh, Bạch Ngọc Dương... Cuối năm 2006, chính quyền cảm thấy lo ngại bị tố cáo vi phạm dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo trước dư luận trong nước và quốc tế bởi ủy ban nhân quyền Việt Nam đã chính thức công bố thành lập từ sáng kiến của các anh chị dân chủ trẻ tuổi Hà Nội. Như vậy, từ nay “dân oan”, công nhân bị chủ ức hiếp, công dân bị tước đoạt các quyền tự do cá nhân đã có chỗ dựa, gửi gắm, đó là phong trào dân chủ Việt Nam - một lực lượng chính trị mới tại Việt Nam đang “ló hiện xa xa”.

Về vấn đề này, nhà báo lão thành Bùi Tín, lão thành dân chủ Nguyễn Minh Cần đã đề cập sâu qua các bài viết “Mười hai sự kiện làm phấn chấn các chiến sĩ dân chủ trong và ngoài nước”“Mùa xuân dân tộc ló hiện xa xa”. Có thể nói, trong 12 sự kiện mà nhà báo Bùi Tín nêu ra, sự kiện 1 & 2 gây được sự chú ý nhiều nhất bởi nó được minh chứng bằng số báo dân chủ điện tử, số tổ chức chính trị lần lượt “xé rào” ra đời trong năm 2006. Đó là bề nổi của phong trào, trong đó điều quan trọng nhất là sự im lặng của dân chúng đang dần được phá vỡ, đúng như ông Nguyễn Minh Cần nhận định “những người cùng khổ đã đứng lên”.

Từ những kết quả đáng khích lệ của phong trào dân chủ trong năm qua, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng về một “mùa xuân Dân tộc” đang dần được ló dạng. Là người làm công tác dân vận lâu năm đã nghỉ hưu, Trung Hiếu rất tâm đắc với cách dùng từ của lão thành dân chủ Nguyễn Minh Cần “ló hiện xa xa” khi tiên liệu về “Mùa xuân Dân tộc ”. Điều này có sự khác biệt nhất định so với ý kiến nhà báo Bùi Tín. Khi phân tích “12 sự kiện” mà phong trào đạt được trong năm 2006, nhà báo Bùi Tín đã rất “phấn chấn” làm cho người đọc cứ ngỡ là Dân chủ đích thực sẽ đến với dân tộc ta trong nay mai. Sở dĩ có sự khác biệt này là do nhà báo Bùi Tín đưa ra quá nhiều sự kiện, 02 sự kiện đầu thì hợp lý, số còn lại nặng về suy diễn chủ quan nhà báo. Bằng sự so sánh này, Trung Hiếu nhìn nhận ý kiến của nhà lão thành dân chủ Nguyễn Minh Cần hợp lý hơn.

Dĩ nhiên có nhiều tổ chức chính trị xuất hiện và nhiều báo điện tử ra đời là tín hiệu đáng mừng. Vấn đề đặt ra ở đây là danh xưng nhiều hơn thủ lĩnh liệu có ổn không? Có không hiệu ứng kinh tế gió mùa? Và điều gì xãy ra nếu có tổ chức “cuội” trong đó?

Trước hết nói về thủ lĩnh. Tất cả chúng ta đều vui mừng khi Kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải vừa là thủ lĩnh của Khối 8406, vừa là thủ lĩnh của Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam. Tương tự, linh mục Nguyễn Văn Lý đồng thủ lĩnh của Khối 8406 và Đảng Thăng Tiến Việt Nam; cựu chiến binh Trần Anh Kim vừa là thủ lĩnh của Khối 8406, vừa thủ lĩnh của Hội Dân oan, là ủy viên TW Đảng Dân chủ Việt Nam (XXI); LS Nguyễn Văn Đài đồng lãnh đạo Khối 8406, Liên minh dân chủ nhân quyền và UB Nhân quyền Việt Nam. Về lâu dài, chúng ta thấy nếu tình trạng này tiếp tục duy trì, dân chúng sẽ nảy sinh tâm lý lo sợ một khi CSVN chấp nhận cho đa đảng thì họ không biết lựa chọn phe nào vì nhiều phe quá, xã hội sẽ hỗn loạn. Do vậy, dân chúng tiếp tục giữ nếp suy nghĩ như cũ: bàng quan, cầu mong được yên ổn để làm ăn, nhiều đảng làm gì cho rách việc! Một bộ phận đảng viên, công chức tiến bộ muốn đến với phong trào, tiếp tục thất vọng khi tiếp cận tài liệu hoặc là hời hợt, hoặc trùng lắp quan điểm do vội vàng công bố lên mạng bởi một người vô danh nào đó đứng tên “đại diện”. Đây là lực lượng quan trọng, phong trào cần chú ý vận động một cách bài bản, có tri thức.

Về hiệu ứng “kinh tế gió mùa”. Chỉ trong một thời gian ngắn, kể từ tháng 4 năm 2006 khi kỹ sư Đỗ Nam Hải và linh mục Nguyễn Văn Lý công bố Tuyên ngôn dân chủ 118, sau này là Khối 8406 đến thời điểm diễn ra Hội nghị APEC 14, tháng 11 năm 2006, chúng ta chứng kiến nhiều tổ chức như Nhóm thanh niên dân chủ Sơn Hà, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Đảng Dân chủ nhân dân, Đảng Dân chủ Bách Việt, Liên minh dân chủ tại Hà Nội, Liên minh dân chủ tại phía Nam, Công đoàn Độc lập, Hội dân oan, Tương lai Việt,... lần lượt được công bố thành lập. Phân tích hiện tượng này, ta dễ dàng nhìn thấy nó như là liều thuốc kích thích những người hoạt động dân chủ, lợi dụng dân chủ từ một quan niệm dễ dãi: người nào đứng ra công bố đều gây được chú ý từ hải ngoại, việc công bố không mấy khó khăn, tài liệu chẳng đòi hỏi cao siêu, chỉ cần đối lập với chính quyền CSVN là được tung hô, cổ súy. Dễ dàng, lại không bị bắt, đó là những yếu tố tạo ra hiệu ứng giống như là “kinh tế gió mùa”, thấy kiếm lợi nhanh nên đua nhau làm, giống như dân tình Sài gòn hiện nay đang đua nhau tham gia thị trường chứng khoán vậy. Hệ quả của nó là nhiều phần tử cơ hội lập tổ chức chỉ để kiếm tiền, hoặc lập ra để lấy danh, vụ lợi (?).

Phong trào dân chủ sẽ bị hướng lái theo kịch bản của Công an, nếu như họ có được một tỷ lệ “cuội” cần thiết trong các tổ chức ra đời trong năm 2006. Không có cơ sở để xác định được điều này, nhưng với hiệu ứng kinh tế gió mùa nêu trên chúng ta thấy việc khuyến cáo của ông Nguyễn Minh Cần là xác đáng. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính làm chia rẽ phong trào, nó chỉ là nguyên nhân bên ngoài tác động vào, hầu hết những người đấu tranh cho dân chủ đều là những người có bản lĩnh, có tri thức. Vậy đâu là nguyên nhân bên trong? Phải chăng chủ nghĩa cơ hội đã len lỏi vào phong trào? Làm thế nào để nhận diện?

TheoTừ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản khoa học xã hội ấn hành năm 1977, thì “chủ nghĩa cơ hội” được định nghĩa: 1) Chủ trương chính trị lìa bỏ con đường chân chính, lánh xa quần chúng để tùy cơ thỏa hiệp với quân thù. 2) Chủ nghĩa của những người không có chính kiến hẳn hoi, hễ có lợi là bám chặt lấy.

Như đã trình bày ở trên, có không ít trường hợp sáng lập, đồng sáng lập, lãnh đạo một lúc nhiều tổ chức, liệu có chính kiến hẳn hoi? Về mục tiêu, lý tưởng thì có thể đồng nhất, nhưng cương lĩnh hành động của từng tổ chức cã khác nhau. Vậy cái gì đã thôi thúc họ lập nhiều tổ chức? Phải chăng họ không có khả năng làm lính, chỉ làm được thủ lĩnh? Lẽ thường, thủ lĩnh bao giờ cũng được nhiều quyền lợi hơn cấp dưới, bà con hải ngoại sẽ cung cấp cho họ nhiều tiền làm chi phí hoạt động. Rốt cuộc, họ chỉ là “Sĩ quan không quân”, quần chúng quay lưng với “quan” dân chủ. Phá vỡ được sự im lặng của quần chúng như thời gian gần đây là chuyện không đơn giản chút nào, anh em dân chủ đã phải nổ lực rất nhiều. Tuy nhiên, muốn được quần chúng đến mình ngày càng nhiều, gắn bó với phong trào, anh em dân chủ phải nhận diện ra căn bệnh này để lên án, loại bỏ nó. Dành nhiều thời gian để nghiên cứu viết tài liệu công bố lập hết tổ chức này tổ chức khác, không chú trọng đến quần chúng, liệu các anh có là thủ lĩnh thực sự hay chỉ là con rối trước con mắt mọi người?

Tôi có cảm nhận chủ nghĩa cơ hội đã len lỏi trong phong trào dân chủ Việt Nam từ nhiều năm nay, cái mốc bùng phát của nó có thể từ sau khi GS Hoàng Minh Chính qua Mỹ chữa bệnh trở về. Sự “xé rào” cho ra đời nhiều tổ chức, đã gây ra nhiều hiệu ứng trong dân chúng: số bị phẫn uất (“dân oan”, công nhân đình công, công dân bị chiếm đoạt các quyền tự do cá nhân,...) truyền tai nhau về một ngọn cờ nào đó xuất hiện mà họ nghe được thì hướng theo, càng nhiều cờ xuất hiện, quần chúng càng bị xé lẻ. Bà con ở hải ngoại cũng bị rối tung, tổ chức này ủng hộ Đỗ Nam Hải, người kia thì ủng hộ Trần Khuê,... chẳng biết đâu mà lần. Về thủ lĩnh cũng vậy, có nhiều loại: có người dân chủ chân chính nhưng quá nóng vội trong việc công bố tổ chức; có người công bố để được chú ý, và nguy hiểm nhất là Công an có đất để cho người len lỏi vào phá phách phong trào. Rõ ràng, chủ nghĩa cơ hội đã làm tổn thương niềm tin, gieo rắc sự nghi kỵ, ganh đua, tạo ra sự liên kết dối trá trong phong trào. Nếu tình trạng này không được nhìn nhận một cách nghiêm túc, có thiện chí của từng cá nhân, phong trào dân chủ mãi là “Mùa xuân Dân tộc ló hiện xa xa”, ngày càng xa vời quần chúng. Hẳn rằng việc nhận diện nó chẳng dễ dàng chút nào, nhưng đã đến lúc phải lên tiếng. Theo tôi, để nhận diện được chúng, ta nên bắt đầu từ con người, không cần quan tâm nhiều đến tuyên ngôn, tuyên bố thành lập bởi nhiều lúc “Cuội” tuyên bố hay hơn thật. Chúng ta cần có cái nhìn thấu đáo về người đứng ra thành lập tổ chức, xem họ là ai, đáng tin ậy hay không, họ có thế lực nào phía sau hay không,...

Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần lên tiếng vạch trần, loại bỏ chủ nghĩa cơ hội trong phong trào dân chủ để cho Dân chủ như là “Mùa xuân Dân tộc” sớm đơm hoa kết trái trên đất nước chúng ta.

Đôi điều trăn trở về phong trào dân chủ nước nhà, mạo muội gửi đến các bạn, mong được chia sẻ.

Sài Gòn những ngày cuối năm 2006
Trung Hiếu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn