BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tôi tin họ và họ tin tôi

23 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 4023)
Tôi tin họ và họ tin tôi
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54

(Viết theo hồi ký MY WAR...VIETNAM của Col Thomas E. Campbell USMC retired)


Đôi dòng giới thiệu về Đại Tá TQLC Mỹ Thomas E. Campbell:


Năm 1966, Đại úy Campbell là cố vấn TĐ2/TQLCVN cho T/T Lê Hằng Minh, từng tham dự trận đánh An Quí vào ngày 21 -2-1966. Trong trận phản phục kích Phò Trạch, Quảng Trị, ngày 29/6/1966. Đại Úy Campbell tỏ ra là một sĩ quan rất can đảm và bình tĩnh, mặc dù bị thương nhưng vẫn cố gắng liên lạc được với các nơi để xin can thiệp yểm trợ hỏa lực kịp thời cho TĐ2 đang bị địch phục kích, đã tạo cơ hội cho các đơn vị QLVNCH và TQLC Hoa Kỳ mở trận phản phục kích và truy kích tiểu đoàn chủ lực việt cộng 802 tăng cường; đạt được chiến thắng lớn về ta...


Đại úy Campbell tiếp tục làm cố vấn cho Đại Úy Ngô Văn Định, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 sau trận Phò Trạch. Ông tình nguyện ở lại phục vụ chiến trường VN nhiệm kỳ thứ nhì, 1967. Ông về hưu năm 1988 với cấp bậc Đại tá Trung đoàn trưởng TQLC. Ông và Nancy, hai người đã lập gia đình với nhau từ 36 năm nay và có hai người con: Kristen và Bill. Cả hai đều đã trưởng thành và lập gia đình riêng. Ông là giảng sư về môn lãnh đạo chỉ huy và quản trị tại trường đại học Austin, Texas. Ông đã viết nhiều sách nói về cuộc chiến Việt Nam.


Ông đã được ân thưởng huy chương chiến công Mỹ và Việt nam trong trận Phò Trạch, đã được Trung Tướng Lê Nguyên Khang Tư lệnh TQLCVN trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao bạc, cùng với Trung úy Cố Vấn phó Carlson và vài sĩ quan cố vấn khác..trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại sân cờ BTL/TQLCVN. 15 Lê Thánh Tôn, Sài Gòn vào cuối năm 1966. sau trận Phò Trạch, ông được bạn bè tặng cho biệt danh là "Capt. Cool", và được tạp chí Hoa Kỳ đăng một bài về "Capt Cool", đề cao sự can đảm và bình tĩnh của ông trong trận phản phục kích Phò Trạch của TĐ2 Trâu Điên, TQLCVN ngày 29-6-1966, Quảng Trị Việt Nam.


Đại tá Thomas Campbell USMC Retired, đã từ trần sau cơn bạo bệnh đầu năm 2008 tại New Mexico, USA. Tang lễ được cử hành trọng thể theo lễ nghi quân cách với đông đảo bà con, gia đình và cựu chiến hữu tham dự. Bài tôi viết sau đây là dựa theo hồi ký của Campbell.



***


Vào cuối năm 1966, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam (TĐ2/TQLCVN) chúng tôi từ khu vực Cùa, nằm khoảng giữa Khe Sanh và Đông Hà trên quốc lộ 9, được lệnh di chuyển về Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Nơi đây, TĐ2/TQLCVN bố trí quân dọc bờ Bắc sông Bố Diêu. Thiếu tá Định (Ngô Văn Định) Tiểu đoàn trưởng (TĐT) có dịp gặp lại người bạn cũ mà năm 1955 cùng chung đơn vị TĐ1/TQLCVN ở Nha Trang đó là Đại úy Đức còn có biệt danh "Đức già", để khỏi nhầm lẫn với các sĩ quan khác trùng tên trong đơn vị. Nhà Đ/úy Đức ở sát ngay cầu Đông Hà, nơi mà Đ/Úy USMC John Ripley, cố vấnTĐ3/TQLCVN cho Thiếu tá Lê bá Bình, TĐT, đã đặt mìn giật sập cầu khi lực lượng Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) có chiến xa tùng thiết tràn qua vùng phi quân sự vĩ tuyến 17 để tấn công xuống miền Nam VN trong mùa Phục Sinh năm 1972. Trong thời gian TĐ2/TQLCVN bố trí dọc theo sông Bố Diêu, tình hình yên tĩnh.


Sông Bố Diêu chảy ra Cửa Việt để ra biển Đông. Sau này Sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ (SĐ3/TQLCHK) khai thông thủy lộ này để tiếp tế quân dụng nặng cho các đơn vị TQLCHK trong các cuộc hành quân về hướng Bắc và hướng Tây..




Cửa Việt

Tiếp sau đó, TĐ2/TQLCVN được đặt thuộc quyền chỉ huy hành quân của Chiến đoàn B/TQLCVN (CĐ-B/TQLCVN) do Trung tá Tôn Thất Soạn làm Chiến đoàn trưởng (CĐT) và cố vấn chiến đoàn B là Thiếu tá Larry Gaboury. Larry tính tình bình tĩnh trong mọi hành động và phối hợp nhịp nhàng các kế hoạch hành quân, giống như Al Doublet, sĩ quan hành quân xuất sắc, mọi việc đều trôi chảy êm đẹp khi Larry làm cố vấn CĐ-B.


Lần đầu tiên tôi (Capt Campbell) được đi trên chiếc trực thăng CH-46 của TQLCHK, sau cuộc di chuyển hành quân bộ dài ngày dưới cơn mưa tầm tã, dọc theo thung lũng Cà Lu, Trung tá Soạn chỉ định TĐ2/TQLCVN di chuyển lục soát trên các triền núi cao theo thung lũng ở phía Bắc, còn TĐ3/TQLC của Thiếu tá Nguyễn năng Bảo TĐT, di chuyển ở phía Nam...


Trời bắt đầu mưa, mưa tầm tã suốt ngày lẫn đêm, liên miên trong khoảng 10 ngày lạnh và ướt. Qua ngày thứ năm, chúng tôi cạn lương thực, chỉ còn lại gạo sấy khô. Thời tiết rất xấu, rừng lá cây rậm rạp, các đơn vị không thể nhận tái tiếp tế được. Lần đầu tiên, mâm cơm của Th/t Định không có thức ăn đầy đủ như mọi khi, chúng tôi ăn cơm với thịt hộp. Tôi cũng chẳng biết là loại thịt gì! và ăn được hai buổi như thế. Cả tuần lể sau đó là ăn cơm với dưa leo chấm muối ớt.


Các đơn vị TQLCVN đi hành quân quanh năm suốt tháng, cho nên họ là những người lính trận có nhiều kinh nghiệm trong việc mưu sinh, họ biết cách cải thiện cuộc sống gian khổ ngoài chiến trường để có điều kiện tiện nghi hơn, có những cái mà từ trước tôi chưa hề thấy!.


Trong ngày chúng tôi từ đường đỉnh tụt xuống thung lũng, chúng tôi đều bị ướt sủng, nhưng cảm thấy ấm áp nhờ chúng tôi lội bộ liên tục. Đêm đến "cao bồi" (cận vệ, gọi thân mật) của tôi căng võng giữa hai thân cây và phủ 'poncho" lên trên ở hai đầu dây, anh ta cột thêm một "nơ dây" ở mỗi đầu dây để chận nước mưa, không chảy vào võng. Mỗi chúng tôi (cố vấn) đều có bộ áo quần bên trong có lớp "plastic" chống ướt để mặc ngủ ban đêm. Điều khó chịu là chúng tôi phải mặc lại bộ áo quần ướt và giày bố lạnh ngắt vào buổi sáng hôm sau.


Chúng tôi không chạm địch, và đó cũng là điều tốt. Cuộc hành quân này chúng tôi có nhiều loại hỏa lực yểm trợ, nếu có chạm địch. Khi chúng tôi bắt đầu rời thung lũng thì nghe một loạt súng tiểu liên nổ vang đàng trước. Khi nào có chuyện gì xảy ra như thế này tôi không bao giờ hỏi ngay. Tôi chờ, vì tôi biết rằng Định (Th/t Định TĐT) sẽ cho tôi biết khi được các đại đội báo cáo lên. Định trao ống nói liên hợp máy PRC-25 cho nhân viên mang máy sau khi hỏi xong, Định cười và nói với tôi “chuối..nhiều lắm"..lát sau một buồng chuối chín cây, loại nhỏ trái nhưng mập và có hột đen trong ruột, được chuyển ra sau cho Bộ chỉ huy tiểu đoàn.


Loạt đạn mà chúng tôi nghe như pháo nổ hồi nãy là các Cọp Biển đã dùng súng để bắn rớt quày chuối từ trên ngọn cây chuối cao! Larry Gaboury (Th/T CV/CĐB) gọi máy để hỏi tôi (Campbell):"Tiếng súng nổ gì vậy?". Tôi giải thích cho Larry hiểu và mời Larry quá bộ sanh ăn chuối chín cây.
Tôi biết rằng Larry bị lạnh, ướt và cũng cạn hết lương thực, lẽ dĩ nhiên là Larry không thể nào sang được, vì Larry phải lội bộ nửa dặm khi tuột xuống sườn núi và nửa dặm khác leo núi mới đến chỗ đứng của chúng tôi. Kể từ hôm đó tôi không ăn dưa leo nữa, và vẫn nhớ cái ngày mà tôi ăn chuối chín cây ngọt lịm.


Giữa tháng 10 năm 1966, Tiểu đoàn 2 TQLCVN chúng tôi được luân chuyển trở về Sài Gòn, hậu cứ Thủ Đức để nghỉ ngơi.


Tôi (Campbell) nạp đơn xin gia hạn nhiệm kỳ phục vụ ở Việt Nam thêm 6 tháng nữa, như thế tôi sẽ được thưởng 30 ngày nghỉ phép ở Mỹ. Tôi xin gia hạn vì tôi muốn mình có mặt trong buổi diễn hành mừng chiến thắng. Người Mỹ dính líu nhiều vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhì, từ 1965 cho đến 1972. Quân đội Mỹ đã tham chiến trong 7 năm qua. Nhiệm kỳ thời gian một năm cho mỗi người. Có một số tình nguyện trở lại phục vụ lần thứ nhì. Những quân nhân mới tham chiến lần đầu không có kinh nghiệm chiến trường. Họ rời khỏi máy bay ở môt phi trường nào đó ở Việt Nam, sau 12 tháng kinh nghiệm chiến đấu, họ trở về Mỹ.


Đây là một trong những điều sai lầm căn bản của chúng ta. Lính Việt Cộng hay chính qui Bắc Việt, chúng tiếp tục chiến đấu từ năm 1959 cho đến 1975 với những quân nhân còn sống sót và những thành phần quân số bổ sung. Họ không có chính sách luân phiên thay quân. Trong Đệ Nhị thế chiến, chúng ta cũng làm như họ, quân sĩ ở lại đó cho đến hết chiến tranh, cho đến khi chúng ta thắng. Trong mặt trận Thái Bình Dương cũng như ở Châu Âu, đoàn cố vấn chúng tôi luôn nghĩ rằng chúng ta hãy làm xong nhiệm vụ để rồi về nước (Mỹ). Phải chăng đó là động cơ thúc đẩy? Vì những động cơ đó, thiệt hại về nhân mạng của đoàn cố vấn TQLC Hoa Kỳ tại Việt Nam đã gần đến 50%...Tôi đã nói câu chuyện về George Cadwaller, về Paul Van Riper bị thương ra sao, và về J.P. Williams, Đại úy cố vấn Pháo BinhTQLCVN đã bị tử thương ra sao?


Vào đầu tháng 6 năm 1966, Chad Dennis cố vấn phó cho Đại úy Tom Kennedy, cố vấn trưởng TĐ5/TQLCVN. Chad bị đau kiết lỵ thổ tả nặng, nằm không nhúc nhích nổi, Carlos Mc. Afee (1) Đại úy cố vấn pháo binh TQLCVN tạm thời thay thế Chad trong cuộc hành quân thời gian một ngày ở tỉnh Quảng Ngãi, VN. Biến cố đã xảy ra. Đó là ngày 12 tháng 6 năm 1966 tại quân Mộ Đức, sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi, sau 3 tháng tăng phái cho Sư Đoàn 2 Bộ Binh (SĐ2BB) tại Quảng Ngãi, thay vì chuẩn bị về Sài Gòn nghỉ ngơi, thì chiếu theo nhu cầu hành quân của Tiểu khu Quảng Ngải (TKQN); Bộ Tổng Tham Mưu quyết định gia hạn thời gian tăng phái TĐ5/TQLCVN cho TKQN thêm một ngày nữa...


Ngày N, 12/6/66, giờ G lúc 10 giờ sáng, TĐ5 TQLCVN được trực thăng vận (TTV) xuống bãi đã chọn sẵn. TĐ5 chia thành 2 cánh quân: Cánh A TĐ5(-) gồm đại đội 4 của Trung úy Dương Bủu Long làm Đại đội trưởng (ĐĐT) và ĐĐ2 do Trung úy Nguyễn văn Phán (ĐĐT) đi cánh phải sát ruộng lúa. Cánh B Tiểu đoàn phó là Đại úy Phạm Nhã với ĐĐ1 của Đ/úy Võ Trí Huê và ĐĐ3 do Tr/úy Nguyễn Đình Thủy đi cánh trái sát bờ sông.


Đến chiều cùng ngày, lúc di chuyển lục soát và chạm địch lẻ tẻ, được phân nửa đoạn đường thì cánh A (TĐ5 (-)) bị lọt vào tuyến phục kích hình chữ L của Viêt Cộng . Một quả đạn 75 ly không giật (KZ) của địch đã bất ngờ bắn trúng vào bộ chỉ huy (BCH) TĐ5 gây tử thương cho Thiếu tá Dương Hạnh Phước TĐT, Y sĩ Trung úy Lê Hữu sanh, Đ/úy USMC cố vấn trưởng TĐ5,Tom Kennedy, Thượng sĩ USMC nhân viên truyền tin và một số quân nhân khác...TĐ5/TQLCVN đã bị thiệt hại đáng kể. Carlos, cố vấn phó tạm thời thay mặt BCH/TĐ5/TQLCVN đảm nhiệm việc liên lạc truyền tin và xin yểm trợ các loại hỏa lực kể cả hải pháo. Carlos và các đại đội còn lại vẫn anh dũng chiến đấu suốt đêm và giữ vững TĐ khỏi bị thiệt hại nặng.. đồng thời đã gây thiệt đáng kể về phía địch quân. Andy Anderson (2), thiếu tá cố vấn USMC được trực thăng thả xuống ngay giữa chiến trận, để trợ giúp cho Carlos, vẫn bình tỉnh điều động phi pháo yểm trợ...Sau này Carlos được ân thưởng Hải Quân Hoa Kỳ (HQHK) US Navy Cross và huy chương Việt Nam về cộng trạng trong trận Mộ Đức này...


Vào một đêm trong "Bar Five Oceans" tại Sài Gòn, Big John Hopkins, Thiếu tá USMC cố vấn trưởng TĐ2/TQLCVN, nói:


_"Này anh Carlos! sau khi được ân thưởng US Navy Cross về công trạng chiến đấu ở đơn vị bộ binh, anh hãy xin về phục vụ như một sĩ quan chỉ huy bộ binh, trở thành ám số chuyên nghiệp 0302, chỉ huy bộ binh của USMC, hứa hẹn nhiều hứng thú như bọn chúng tôi vậy".


_ “Thôi đi đừng có hại tôi! Big John! Tôi luôn luôn vẫn là pháo thủ. Nếu anh tưởng rằng tôi sẽ trở lại nhiệm sở tác chiến bộ binh "tệ hại" đó thì anh thật sai lầm kinh khủng! Đạn bay tứ phía và người ta sẽ chết! Âm thoại viên mang máy truyền tin của tôi bị bắn chết, trong lúc tôi đang cầm ống liên hợp nói chuyện. Điều "tệ hại" đó thật là nguy hiểm!.Tôi đã nộp đơn rồi, 24 tiếng đồng hồ trong trận Mộ Đức (của TĐ5/TQLCVN ngày 12/6/1966) là quá đủ cho một pháo thủ thâm niên như tôi. Tôi nhường những hứng thú lại cho các anh đó!"


Tôi (Campbell) luôn nghĩ rằng Carlos là một người khôn ngoan.


Ngoài một số cố vấn Mỹ bị chết và bị thương vừa qua thì có thêm tôi (Campbell) bị thương trong trận bị phục kích Phò Trạch, tỉnh Quảng Trị VN của TĐ2/TQLCVN ngày 29/6/1966, Corky Ram bị thương vào tay, nhưng cả hai đều không tải thương về nước (Mỹ). Tháng 6 năm 1966, Bill Marcantel (3) cố vấn USMC, đang hướng dẫn trực thăng xuống tản thương ở bải bốc ngoài ruộng trống, khi đợt tản thương chót vừa cất cánh, Bill bị trúng một phát đạn 12 ly 7 bắn bể ống quyển chân. Bill nhìn quanh thì các cọp biển đã trở về vị trí chiến đấu của tiểu đoàn, lúc này chỉ con một mình Bill ngoài bải trống. Đau khủng khiếp! máu chảy ra nhiều! Bill bắt đầu la lớn, gọi Corky Ram (4). Ram nghe tiếng gọi và kịp chạy đến cứu sống Bill thoát cơn hiểm nghèo. Về sau cố vấn USMC Mac Dube, Murph Mc. Coy và Jim Brandon đều bị thương ngoài chiến trường.


Tôi (Campbell) về nghỉ phép ở Dallas, Texas, USA. Ba mươi ngày phép thật là vui vẻ..


Tôi thật sự muốn xin triển hạn khi gần mãn nhiệm kỳ phục vụ ở Việt Nam, không phải vì muốn có mặt trong ngày diễn hành mừng lể chiến thắng hay là vì chuyến du lịch nghỉ phép về thăm nhà ở Dallas. Tôi xin triển hạn chỉ vì Tiểu đoàn 2 TQLCVN là tiểu đoàn của tôi. Những quân nhân TQLCVN này là những chiến hữu của tôi. Tôi (campbell) tin tưởng các bạn cua tôi.


"TÔI TIN HỌ VÀ HỌ TIN TÔI". Họ là những Cọp Biển Việt Nam. Tôi muốn ở lại với họ, có sự việc tin tưởng lẫn nhau:


Tôi biết rằng Định (Th/T Định, TĐT) đang nghĩ và hiểu những gì tôi suy nghĩ. Khi đụng trận, tôi nắm được tình hình rất nhanh, và biết rằng đơn vị đang cần xin yểm trợ hỏa lực gì? Tôi xin ngay: pháo binh, không quân hay hải pháo, nếu sẳn có. Tôi xin yểm trợ và điều chỉnh hỏa lực


"HỌ TIN TÔI" vì tôi đọc bản đồ rất chính xác, và chỉ một lần bị pháo binh bạn PB-TQLCVN bắn lầm ở Bồng Sơn trong trận An Quí ngày 21 tháng 2 năm 1966, gây cho 2 Cọp Biển bị thương nhẹ do chính tôi xin trực tiếp yểm trợ pháo binh qua J. P. Williams.


Có một điều tôi biết về Định, là từ trước đến giờ chưa lần nào ông ta yêu cầu tôi gọi xin tản thương ngay lúc đơn vị có thiệt hại nhân mạng, vì ông ta hiểu rằng đơn vị có nhiệm vụ tập trung những người bị thương và chết vào một bãi bốc an toàn, xong xuôi ông ta mới yêu cầu tôi phối hợp xin tản thương.


Về phần tôi, tôi hiểu rõ rằng, nếu tôi bị thương hay chết, thì họ sẽ không bỏ tôi. Tôi biết như thế, vì TĐ2/TQLCVN không bao giờ bỏ rơi những chiến hữu bị thương hay chết, và tôi là môt thành viên của Tiểu đoàn "tuyệt vời" này.


Trong thời gian chúng tôi đi hành quân ờ Vùng I Chiến thuật, có một sự kiện xảy ra nói lên sự "tin cậy" lẫn nhau giữa chúng tôi: Vào một buổi chiều tối, Định bước đến chỗ tôi đang ngồi trên khúc cây khô, đang liên lạc máy truyền tin. Có Đại úy Phúc (Nguyễn Xuân Phúc) ĐĐT kiêm Tiểu đoàn phó đi cùng. Khi Định tiến gần sát tôi, tôi thấy Định bơ phờ có vẻ đau yếu, có hai "cao bồi" dìu nách hai bên. Định nói:


_ "Đại Úy ..Captain Campbell, (với giọng "chùng" xuống), tôi bị sốt rét nặng, tôi cần phải nằm nghỉ. Tôi trông cậy anh và Đại úy Phúc chăm lo tiểu đoàn giùm tôi!"


Tôi trả lời:


_ "Yes Sir! Lẽ tất nhiên!"


Và Định không nói thêm lời nào, quay gót trở về chỗ nằm. Tôi kịp thấy áo Định đẫm ướt toát mồ hôi vì cơn sốt. Định thừa biết Phúc và tôi có thể điều hành Tiểu đoàn 2/TQLCVN nếu có việc gì xảy ra cho đơn vị...TÔI TIN HỌ VÀ HỌ TIN TÔI


MX Tôn Thất Soạn


Phụ chú: Cho bài "TÔI TIN HỌ VÀ HỌ TIN TÔI"
(1) Carlos Mc. Afee:
Carlos Mc. Afee, đại úy USMC cố vấn pháo binh TQLCVN, tạm thời làm cố vấn phó cho đại úy USMC Cố vấn trưởng Tom Kennedy trong trận Mộ Đức 12/6/1966. Carlos về hưu trí ở Laguna Beach, California. hai vợ chồng tham gia vào việc sản xuất phim ảnh..
(2) Andy Anderson:
Thiếu tá USMC Andy Anderson, năm 1966 là cố vấn Chiến Đoàn B/TQLCVN cho Trung tá Tôn Thất Soạn, Chiến Đoàn Trưởng. Andy là một TQLC Hoa Kỳ rất can đảm. Andy đã được trực thăng thả khẩn cấp xuống ngay trận địa đang nóng bỏng tại Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 12/6/1966, để phụ giúp Carlos Mc. Fee thay mặt Bộ chỉ huy TĐ5/TQLCVN liên lạc các nơi và xin yểm trợ các loại hỏa lực cho TĐ5/TQLCVN...Nhiều câu chuyện về Andy được truyền tụng trong cố vấn đoàn ngày càng nhiều khi Andy hoạt động ngoài chiến trường.
Năm 1972 Andy trở lại chiến trường VN lúc lực lượng cộng sản Bắc Việt mở cuộc tấn công vào miền Nam trong mùa lể Phục Sinh, Andy đã tổ chức và phối hợp cuộc cứu nạn một phi công Không Quân Hoa Kỳ bị địch bắn rớt. Cuộc cứu nạn đã thành công. Phi công an toàn thoát nạn. hành động tuyệt với này đã được ghi trong tài liệu "The rescue of BAT 21" của Darrel Whitecomb viết. Andy Anderson đã từ trần vào nhiều năm trước.
(3) Bill Marcantel:
Đại úy Bill Marcantel USMC, năm 1966 là cố vấn cấp tiểu đoàn TQLCVN. Bill giải ngủ ở cấp bậc đại tá, và từng giữ nhiều chức vụ trợ tá có lương bỗng hậu. Trong chiến tranh vùng Vịnh, Bill điều khiển đoàn nhân viên General Dynamic, bảo trì và sửa chửa các loại xe xích ở Saudi Arabia. Bill hiện nay điều hành văn phòng cố vấn thương mại ở St Louis, Missouri. Năm 2004, có con trai là sĩ quan TQLCHK tham chiến ở Iraq.
(4) Corky Ram:
Năm 1996, Đại úy USMC Corky Ram là cố vấn cấp tiểu đoàn TQLCVN, vì bị thương và thuyên chuyển khỏi đơn vị tác chiến nên Corky có lần làm cố vấn cấp chiến đoàn. Sau khi trở về Mỹ, Corky được chỉ định làm huấn luyện viên TQLCHK về quân sự học đường của trường đại học. Mùa hè 1970, Corky và Campbell trải qua khóa hướng dẫn sĩ quan cấp úy sang tham chiến tại VN. Trong khóa học đôi khi họ nói lên nhữngý tưởng "ngây ngô" như là:"Chúng ta không được giết hại đàn bà và trẻ con..."
Sau này Corky là Trung đoàn phó Trung đoàn 5/TQLCHK. Trong cuộc hành quân vùng Quế Sơn, tỉnh Quảng Tín, VN, Corky bị tử thương khi bị vướng mìn bẩy của địch. Corky bước ra khỏi trực thăng chỉ huy để nhường chỗ cho việc tải thương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn