BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73512)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hoàng Quý, tâm hồn tươi sáng ấy...

09 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 1604)
Hoàng Quý, tâm hồn tươi sáng ấy...
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
 

 

Làm sao quên được hình ảnh cậu bé 8 tuổi ba mươi hai năm cũ lách tấm lều trại nhìn ra vùng trời đầy sương sớm, mở tròn đôi mắt nai, lắng nghe những bước chân dậm bình bịch của đàn anh, từ đàng xa, và tiếng hát muốn bắt mặt trời thức dậy hong khô sương ướt: "Thanh niên ơi đi lên trên con đường đầy tia nắng sớm…". Cậu bé bước ra khỏi lều, đứng thẳng, vươn vai, rồi khe khẽ học hát bài Tiếng Gọi Lên Đàng. Thuộc rồi, sau đó cậu được dạy hát những bài Bóng Cờ Lau, Chiều Quê… Và nhiều nữa, ở những hôm nghỉ học thầy dẫn đi cắm trại chung với Hướng Đạo. Ai sáng tác những bài hát tươi sáng, nồng nàn, thiết tha ấy, cậu bé không cần biết. Biết làm gì nhỉ? Hãy cứ hát, sung sướng mà hát: "Ta cùng nhau đi thăm nơi hùng xưa…". Cậu bé lớn dần, vẫn thích ngân nga: "Quê nhà tôi chiều khi nắng…". Nhưng thuộc thêm vô số bài mới. Đến nay, cậu bé đã 40 tuổi, quá nửa cuộc đời luân lạc, hát hàng nghìn bài nhạc yêu đời, yêu người, yêu nước. Hát xong thì rửng rưng, quên lãng. Chỉ rưng rưng nhớ, man mác buồn vì bài Chiều Quê. Vì bài Chiều Quê của Hoàng Quý. Vì bài Chiều Quê hát thủa lên tám. Vì Hoàng Quý có một chiều quê thật "chiều quê", một chiều quê hương vĩnh cửu. Không một nhạc sĩ nào, kể cả Phạm Duy (Tình Hoài Hương), Việt Lang (Tình Quê Hương), Chung Quân (Làng Tôi)… diễn tả nổi một chiều quê mộc mạc, thơ mộng và đằm thắm và thần tiên như Hoàng Quý. Hoàng Quý trong âm nhạc tiền chiến là Nguyễn Nhược Pháp trong thi ca. Cả hai đều tươi sáng. Cả hai đều thoát khỏi cơn dịch ủy mị của một thời đại gọi là lãng mạn và ngủ vùi. Hai tâm hồn đó thật hiếm hoi ở xứ sở bất hạnh này. Cả hai đều chết non. Chúng ta tưởng tiếc họ mãi mãi. Bởi cho đến nay, thi ca và âm nhạc của chúng ta vẫn thiếu một Nguyễn Nhược Pháp, một Hoàng Quý, cho "con đường đầy tia nắng sớm" của tuổi trẻ.

Có lẽ tôi là người yêu mến Hoàng Quý nhất. Trong nhiều cuốn truyện viết về tuổi thơ của tôi, tiếng kèn ác mô ni ca của thằng Vũ khơi dậy những dòng nhạc kỷ niệm, tiếng hát của thằng Vọng đưa tôi trở lại chiều quê "có bao người ra ngồi hay đứng bên thềm…". Tình quê nói hết đời mình không hết nhưng cất giọng hát Chiều Quê của Hoàng Quý tưởng đã được vỗ về, an ủi. Chiều Quê của Hoàng Quý là chiều quê ước mơ của chúng ta. Ru ngủ êm ái, nhìn lúa vàng nhấp nhô reo vui hạnh phúc. Ở đây chúng ta không than khóc quê hương cháy, không sầu hận quê hương chết chóc. Ở đây chúng ta không thấy dấu giày đinh giặc xâm lăng, không hầm hố chiến lược, không lo bồng bế nhau rời bỏ làng thôn. Ôi cái chiều quê ngày xưa, cái chiều quê "mọi người chuyện trò vui với nhau đời sống thần tiên" có là nỗi ám ảnh cho những ai luôn luôn hò hét "diệt thù cứu quê, dựng lại quê hương" không? Riêng tôi, dù đã cạn nước mắt, mỗi khi hát Chiều Quê của Hoàng Quý, tôi vẫn rơm rớm lệ. Chỉ có hai bản nhạc khiến tôi xúc động năm này qua năm khác (chắc chắn xúc động suốt đời) là bản Trường Cũ (hình như của Tô Hải)và Chiều Quê. Lạ thay đó không phải là những bản nhạc thất tình rên rỉ sướt mướt. Tôi nói, có lẽ tôi là người yêu mến Hoàng Quý nhất. Tôi muốn nói lại, chắc chắn tôi là người yêu mến Hoàng Quý nhất. Âm nhạc Hoàng Quý có sức truyền cảm mãnh liệt, với tôi, dĩ nhiên. Nhiều người không biết Hoàng Quý. Nhiều người đã biết Hoàng Quý và đã quên Hoàng Quý. Tôi thì không bao giờ quên Hoàng Quý. Yêu mến Hoàng Quý, tôi thấy có bổn phận phải nói cho những ai chưa biết Hoàng Quý nên biết về một nhạc sĩ tài hoa, trong sạch và lý tưởng. Một nhạc sĩ tâm hồn Hướng Đạo. Một nhạc sĩ mà tuổi trẻ Việt Nam phải làm sống dậy, tôn vinh, và nhạc sử phải đặt ông ở một địa vị xứng đáng. Tôi không muốn chỉ có riêng tôi nhắc nhở Hoàng Quý trong những cuốn truyện của tôi, tôi muốn…

Người em dâu của nhạc sĩ Hoàng Quý từ Đà Lạt về, mang những lời giới thiệu của Phạm Duy, nhờ tôi viết một bài mở đầu của tập nhạc Hoàng Quý. Người sống giới thiệu người chết là hỗn láo. Tôi đã từ chối. Vả nữa, cái tài năng vẩn đục của tôi khó mà nói nổi một trong hằng hà niềm tươi sáng của một thiên tài. Anh Phạm Duy đã hiểu tại sao tôi không viết bài tựa cho tập nhạc Hoan Ca của anh mà còn nỡ dìu tôi vào công việc khó khăn. Là viết tựa cho một tác phẩm của thiên tài quá cố Hoàng Quý. Biết mình không thể từ chối trước sự mong đợi chân thành của thân nhân nhạc sĩ Hoàng Quý, tôi đành liều lĩnh viết bài này. Nhất định bài này chẳng phải là bài tựa hay bài giới thiệu. Xin cho tôi được coi nó như là một nén hương tưởng niệm người nghệ sĩ mà suốt đời tôi yêu mến.

Duyên Anh Vũ Mộng Long

(Sài Gòn, 12-3-1974)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn